Quản Lý Nhà Trường Và Quản Lý Hoạt Động Dạy Học

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH VNEN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề

Ngay từ thời cổ đại, hoạt động dạy học (HĐDH), và quản lý HĐDH đã được các nhà triết học cả phương Đông và phương Tây nghiên cứu và tổng kết.

Khổng Tử (551- 475 TCN) - nhà tư tưởng, nhà giáo dục lớn Trung Hoa cổ đại đã cho rằng đất nước muốn phồn vinh, vững mạnh thì phải chú trọng đến ba yếu tố: Thứ (đông dân); Phú (dân giàu); Giáo (dân được giáo dục). Như vậy giáo dục là yếu tố không thể thiếu được trong một xã hội. Trong DH, ông đề cao việc tự học, tự tu dưỡng, phát huy tính tích cực sáng tạo, phát huy năng lực nội sinh, DH sát đối tượng, cá biệt hoá đối tượng, kết hợp học với hành, lý thuyết gắn với thực tiễn, phát triển động cơ, hứng thú, ý chí của người học. Đến nay phương pháp giáo dục của Khổng Tử vẫn là những bài học lớn cho CBQL và GV chúng ta.

Nhà sư phạm J.A Cômenxki (1592 - 1670) khi đặt nền móng cho hệ thống các nhà trường cũng đề cập đến vấn đề QL HĐ DH của người GV Ông đã đưa ra quan điểm giáo dục phải thích ứng với tự nhiên. Theo ông quá trình DH để truyền thụ và tiếp nhận tri thức là phải dựa vào sự vật, hiện tượng do HS tự quan sát, tự suy nghĩ mà hiểu biết, không nên dùng uy quyền bắt buộc, gò ép người ta chấp nhận bất kỳ điều gì. Ông cũng đã nêu ra một số nguyên tắc DH có giá trị lớn như: nguyên tắc trực quan; nguyên tắc phát huy tính tích cực, tự giác của HS; nguyên tắc hệ thống và liên tục; nguyên tắc củng cố kiến thức; nguyên tắc dạy theo khả năng tiếp thu của HS; DH phải thiết thực; DH theo nguyên tắc cá biệt…

Tiếp thu và phát triển những tư tưởng đó, các nhà nghiên cứu giáo dục thời hiện đại đã cho ra đời nhiều những công trình nghiên cứu về HĐ DH, QL

HĐ DH và ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội loài người QL giáo dục đã trở thành một khoa học và ngày càng phát triển toàn diện.

Ở nước ta sau Cách mạng tháng Tám nhiều nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu về khoa học QL giáo dục như công trình của tác giả Nguyễn Minh Đạo “Cơ sở khoa học quản lý giáo dục”, “Quản lý, quản lý giáo dục tiếp cận từ những mô hình” của tác giả Đặng Quốc Bảo.“Cơ sở khoa học quản lý” của tác giả Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc các nhà nghiên cứu như Nguyễn Cảnh Toàn, Trần Kiểm, Hồ Ngọc Đại, Nguyễn Gia Quý, Trần Kiều, Phạm Viết Vượng,… trong các công trình nghiên cứu của mình đã bàn về công tác QL HĐ DH và những vấn đề có liên quan đến QL HĐ DH.

Gần đây một số luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục chuyên ngành QL giáo dục bước đầu cũng đã đề cập đến các biện pháp QL HĐ DH trong các nhà trường phổ thông dưới nhiều góc độ khác nhau. Đó là các đề tài như:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

“Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường trung học phổ thông Hải An - Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Bùi Thanh Bình, năm 2008.

“Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học cấp Trung học cơ sở ở huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Phùng Văn Hà, năm 2008.

Quản lý trường trung học cơ sở thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh theo mô hình VNEN - 3

“Biện pháp quản lý hoạt động dạy học bộ môn Toán ở các trường Trung học cơ sở huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định trong bối cảnh hiện nay” của tác giả Hoàng Hải Toàn, năm 2010.

Các đề tài nghiên cứu trên đã tiến hành nghiên cứu thực trạng các biện pháp QL HĐ DH của Phòng GD&ĐT hoặc của hiệu trưởng đối với GV các trường THCS, THPT bằng những cách tiếp cận khác nhau và đã đề xuất được một số biện pháp cần thiết, khả thi để nâng cao hiệu quả QL. Tuy nhiên việc nghiên cứu vấn đề quản lý HĐ DH theo mô hình VNEN, còn ít được đề cập tới

bởi mô hình dạy học này mới được ngành giáo dục triển khai rộng rãi trong bậc học tiểu học và đang bước đầu được triển khai ở bậc học THCS. Đặc trưng của phương pháp dạy học theo mô hình VNEN đó là cách dạy hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Mô hình VNEN đòi hỏi phát huy tính tích cực của cả người dạy và người học. Thực chất phương pháp này đòi hỏi người dạy phải phát huy tính tích cực, chủ động của người học. Vì vậy với vai trò là CBQL trường THCS, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Quản lý trường THCS theo mô hình VNEN ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninhvới hy vọng sẽ góp phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả công tác QL HĐ DH của các trường THCS thành phố Uông Bí. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng DH ở cấp THCS trong thành phố.

1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1. Quản lý

QL là một hiện tượng xã hội, là HĐ nảy sinh từ nhu cầu cuộc sống của con người từ khi có sự hợp tác và phân công lao động, để đạt được mục tiêu của mình thì con người phải dự kiến kế hoạch, sắp xếp trình tự tiến hành và tác động đến đối tượng bằng cách nào đó theo khả năng của mình. HĐ của con người càng phong phú, đa dạng, trình độ càng cao thì đòi hỏi trình độ QL, điều hành càng cao hơn. QL là một phạm trù tồn tại khách quan, là một nhu cầu tất yếu của lịch sử. Có nhiều quan điểm khác nhau về QL:

Theo C.Mác: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những HĐ cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ vận động của toàn bộ cơ thể khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [7, tr.480]. Như vậy Mác cho rằng bản chất

QL là một HĐ lao động, một HĐ tất yếu vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của loài người.

Frederik Winslon Taylor - người được coi là “Cha đẻ của thuyết QL khoa học”, là một trong những người mở ra “Kỷ nguyên vàng” trong QL đã thể hiện tư tưởng cốt lõi của mình trong QL là: “Mỗi loại công việc dù nhỏ nhất đều phải chuyên môn hoá và đều phải QL chặt chẽ”. Ông cho rằng: “QL là nghệ thuật biết rõ ràng chính xác cái gì cần làm và làm cái đó như thế nào bằng phương pháp tốt nhất, rẻ nhất” [31].

Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí, tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “QL là các tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể QL (người QL) đến khách thể QL (người bị QL) - trong một tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [8].

Phân tích các định nghĩa trên cho chúng ta thấy tuy có các cách tiếp cận khác nhau nhưng chúng đều có bản chất chung là:

- QL là HĐ thiết yếu của một tổ chức, một nhóm xã hội.

- QL là những tác động có hướng đích, có mục tiêu cụ thể và phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể QL đến đối tượng QL.

- QL là HĐ đưa tổ chức tiến đến mục tiêu dự kiến thông qua sự nỗ lực cố gắng của các cá nhân trong tổ chức.

- QL là các HĐ lựa chọn, tổ chức, khai thác tối ưu các nguồn lực (nhân lực và vật lực) và các tác động nhằm phát huy, phối hợp mọi nỗ lực của cá nhân trong việc đưa tổ chức tiến đến mục tiêu chung.

Như vậy, từ các định nghĩa trên chúng ta có thể hiểu: QL là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức, phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể QL đến đối tượng QL nhằm đạt mục tiêu đã đề ra.

Theo cách hiểu như vậy thì QL là một hệ thống gồm 4 thành tố cơ bản:

+ Chủ thể QL: (người QL, tổ chức QL) đề ra mục tiêu dẫn dắt điều khiển các đối tượng QL để đạt tới mục tiêu định sẵn.

+ Khách thể QL (đối tượng QL): Con người (được tổ chức thành một tập thể, một xã hội ...), quá trình thực hiện nhiệm vụ của tổ chức , CSVC, điều kiêṇ để vận hành tổ chức (các trang thiết bị kỹ thuật...).

+ Cơ chế QL: Những phương thức mà nhờ đó HĐ QL được thực hiện và quan hệ tương tác qua lại giữa chủ thể QL và khách thể QL được vận hành điều chỉnh.

+ Mục tiêu chung: Cho cả đối tượng QL và chủ thể QL, đây là căn cứ để chủ thể QL ra các hoạt động QL.

Các thành tố trên của QL có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, không tuân theo những quy định cứng nhắc mà phải mềm dẻo linh hoạt.

* Chức năng QL:

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang “Chức năng QL là một dạng HĐ QL, thông qua đó chủ thể QL tác động vào khách thể QL nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định” [30, tr.17].

Tác giả Nguyễn Quốc Chí và tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: “Bàn về hoạt động QL và người QL, chúng ta cần tìm hiểu người QL phải làm gì? cũng chính là tìm hiểu các chức năng QL và họ làm công việc ấy như thế nào? nói một cách khác cần xem xét họ phải sắm những vai trò QL nào” [8, tr.12].

Như vậy QL gồm 4 chức năng cơ bản:

- Chức năng kế hoạch hoá: Là xác định mục tiêu, mục đích của tổ chức trong từng thời kỳ, từng giai đoạn, từ đó tìm ra con đường, biện pháp, cách thức đưa tổ chức đạt mục tiêu, mục đích đó.

- Chức năng tổ chức: Chức năng tổ chức gồm 2 nhiệm vụ: Nhiệm vụ thứ nhất: Tổ chức bộ máy

Tổ chức bộ máy phải phù hợp về cấu trúc, cơ chế HĐ, phải đủ khả năng để đạt mục tiêu. Công việc tổ chức bộ máy là phân chia tổ chức thành các bộ phận thực hiện các chức năng cụ thể và xây dựng cơ chế phối hợp, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các bộ phận nhằm đạt được sự đồng bộ trong HĐ.

Nhiệm vụ thứ hai: Tổ chức công việc.

Sắp xếp công việc hợp lý, phân công nhiệm vụ rõ ràng để mọi người

hướng vào mục tiêu chung.

- Chức năng lãnh đạo (chỉ đạo): Là quá trình tác động của chủ thể QL bằng các mệnh lệnh, giao nhiệm vụ, khuyến khích động viên làm cho người được QL tự giác, tích cực làm việc đúng kế hoạch và nhiệm vụ được phân công, qua đó đảm bảo các HĐ của tổ chức diễn ra trật tự, kỷ cương nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.

- Chức năng kiểm tra: Là những HĐ của chủ thể QL tác động đến khách thể QL nhằm thu thập thông tin, đánh giá và xử lý các kết quả vận hành của tổ chức. Kiểm tra là quá trình xác định kết quả đã đạt được trên thực tế, so sánh, đối chiếu với mục tiêu đề ra, thu thập các thông tin phản hồi nhằm phát hiện các sai lệch và tiến hành những HĐ sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết.

Các chức năng QL tạo thành một chu trình QL, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng qua lại, làm tiền đề cho nhau. Tuy nhiên các chức năng QL trên thực tiễn không chỉ được thực hiện một cách tuần tự mà nhiều khi đan xen lẫn nhau khi thực hiện HĐ QL. Trong quá trình QL thì yếu tố thông tin luôn có mặt trong tất cả các giai đoạn với vai trò vừa là điều kiện, vừa là phương tiện để tạo điều kiện cho chủ thể QL thực hiện các chức năng QL và đưa ra được các quyết định QL, chỉ có thông tin chính xác về đối tượng, nhà QL mới thực hiện tốt 4 chức năng QL.

Mối quan hệ giữa các chức năng QL và hệ thống thông tin được biểu diễn bằng sơ đồ chu trình QL như sau:

Kế hoạch


Kiểm tra

Tổ chức

Thông tin


Học liệ11u – ĐHT

Chỉ đạo

Số hóa bởi Trung tâm N http://www.ltc.tnu.edu.vn


Sơ đồ 1.1: Các chức năng QL trong chu trình QL

1.2.2. Quản lý giáo dục

QL giáo dục là một dạng của QL xã hội với mục tiêu là đưa hệ thống giáo dục hay một bộ phận của nó tiến đến mục tiêu đã xây dựng. Trên cơ sở khái niệm QL nói chung, các tác giả cũng có những định nghĩa khác nhau về QL giáo dục.

Theo quan điểm của tác giả Đặng Quốc Bảo: “QL giáo dục theo nghĩa tổng quát là HĐ điều hành, phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội” [2, tr.34].

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang, thì “QL giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể QL, nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình DH, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [30, tr.12].

Trên cơ sở định nghĩa QL nói chung và phân tích các định nghĩa trên, chúng tôi cho rằng: Quản lý giáo dục chính là quá trình tác động có tổ chức, có định hướng, hợp quy luật khách quan của bộ má y QL giáo dục đến đối tượng QL (HĐ giáo dục) nhằm đưa HĐ giáo dục của hệ thống giáo dục được QL đạt

tới mục tiêu của hệ thống giáo dục và nhà trường.

1.2.3. Quản lý nhà trường và quản lý hoạt động dạy học

1.2.3.1. Quản lý nhà trường

Có nhiều các khái niệm về QL nhà trường:

Theo tác giả Phạm Minh Hạc thì “QL nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường

vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng HS” [17, tr.55].

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang “QL nhà trường là QL HĐ dạy và học tức là làm sao đưa HĐ đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục” [30, tr.67].

Qua các khái niệm trên cho thấy, mục tiêu của QL nhà trường là vận hành quá trình giáo dục trong nhà trường theo quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng để đáp ứng tốt nhất nhu cầu học tập của nhân dân , phát triển nhân cách

toàn diện cho người học và thưc

hiên

́ maṇ g của nhà trường đó .

Như vậy, QL nhà trường thực chất là tác động có định hướng , có kế hoạch của bô ̣máy QL giáo dục lên tất cả các mặt hoạt động của nhà theo nguyên lý giáo dục và tiến tới mục tiêu giáo dục , mà trọng tâm của nó là đưa HĐ dạy và

học đat

đươc

muc

đíc h giáo dục và muc

tiêu DH của nhà trường .

1.2.3.2. Quản lý hoạt động dạy học

HĐ trọng tâm trong một nhà trường là HĐ DH vì vậy QL HĐ DH đóng vai trò trọng yếu trong QL nhà trường.

Yêu cầu của QL HĐ DH là phải QL các thành tố tạo nên cấu trúc của quá trình DH vì vậy nội dung QL DH bao gồm QL mục tiêu, chương trình, nội dung DH, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức DH, GV, HS, kết quả DH.

Tác giả Đặng Quốc Bảo đã phân tích HĐ DH của nhà trường như một hệ thống gồm các thành tố và được biểu diễn bằng sơ đồ sau: [2]

N

P

QL

Th

Tr

M

M: Mục tiêu dạy học N: Nội dung dạy học

P: Phương pháp dạy học Th: Thầy

Tr: Trò

ĐK: Điều kiện

ĐK QL: Quản lý

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 20/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí