Sơ đồ 1.2: Quản lý các thành tố của quá trình DH
QL HĐ DH phải đồng thời QL HĐ dạy của thầy và HĐ học của trò, trong đó: Người dạy vừa chịu tác động của chủ thể QL DH, vừa tự kế hoạch hoá HĐ
DH, tự tổ chức việc dạy và tổ chức việc học cho người học, tự chỉ đạo HĐ dạy của mình và chỉ đạo HĐ học của người học, đồng thời tự kiểm tra đánh giá kết quả dạy của mình và kiểm tra đánh giá kết quả học của người học.
Người học tự xây dựng kế hoạch, tự tổ chức, tự chỉ đạo và kiểm tra HĐ học của mình theo kế hoạch, cách tổ chức, chỉ đạo và phương thức kiểm tra đánh giá của người dạy.
1.3. Hoạt động dạy học theo mô hình VNEN ở trường trung học cơ sở
1.3.1. Hoạt động dạy học theo mô hình VNEN
Hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học (theo mô hình VNEN) là hoạt động dạy học nhằm khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương tiện tiên tiến và các phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh. Nội dung hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tăng cường bồi dưỡng cho thế hệ trẻ lòng yêu nước, yêu quê hương và gia đình; tinh thần tự tôn dân tộc, lý tưởng xã hội chủ nghĩa; lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật; tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập thân, lập nghiệp [25].
1.3.2. Hoạt động dạy học theo mô hình VNEN ở trường trung học cơ sở
Hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS được thể hiện trong Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam: Đổi mới phương pháp giáo dục - đào tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều, hoạt động dạy học nhằm khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của học sinh. Từng bước áp dụng
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý trường trung học cơ sở thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh theo mô hình VNEN - 1
- Quản lý trường trung học cơ sở thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh theo mô hình VNEN - 2
- Quản Lý Nhà Trường Và Quản Lý Hoạt Động Dạy Học
- Quản Lý Các Điều Kiện Hỗ Trợ Cho Hoạt Động Dạy Học
- Khái Quát Đặc Điểm Tình Hình Giáo Dục, Kinh Tế-Xã Hội Thành Phố Uông Bí
- Thực Trạng Hđ Dạy Của Gv Các Trường Thcs Thành Phố Uông Bí
Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.
các phương tiện tiên tiến và các phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học cho học sinh.
Nội dung hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS.
- Đổi mới PPDH theo hướng phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức.
- Đổi mới PPDH theo hướng kết hợp một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo phương pháp dạy học khác nhau (truyền thống và hiện đại) sao cho vừa đạt được mục tiêu dạy học, vừa phù hợp với đối tượng thực tiễn ở cơ sở.
- Đổi mới PPDH theo hướng phát triển khả năng tự học của học sinh.
- Đổi mới PPDH theo hướng kết hợp hoạt động cá nhân với hoạt động nhóm và phát huy khả năng của cá nhân.
- Đổi mới PPDH theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành.
- Đổi mới PPDH theo hướng sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại vào DH.
- Đổi mới PPDH theo hướng đổi mới phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Đổi mới PPDH theo hướng đổi mới cách soạn giáo án, lập kế hoạch bài học và xây dựng mục tiêu bài học.
1.3.3. Những yêu cầu khi đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình VNEN ở trường THCS
Để hoàn thành mục tiêu giáo dục của cấp học đề ra, khi thực hiện đổi mới PPDH theo mô hình VNEN ở trường THCS cần:
- Bám sát mục tiêu giáo dục phổ thông.
- Phù hợp với nội dung DH cụ thể.
- Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS.
- Phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện DH của nhà trường.
- Phù hợp với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy - học.
- Kết hợp giữa việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc, có hiệu quả các PPDH tiên tiến, hiện đại với việc khai thác những yếu tố tích cực của các PPDH truyền thống.
- Tăng cường sử dụng các phương tiện DH và đặc biệt lưu ý đến những ứng dụng của công nghệ thông tin.
Đối với giáo viên cần:
- Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ HS, với điều kiện cụ thể của lớp, trường và địa phương.
- Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho HS được tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá và lĩnh hội nội dung bài học; chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có của HS; bồi dưỡng hứng thú, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho HS; giúp các em phát triển tối đa tiềm năng của bản thân.
- Thiết kế và hướng dẫn HS thực hiện các dạng bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng; hướng dẫn sử dụng các thiết bị, đồ dùng học tập; tổ chức có hiệu quả các giờ thực hành; hướng dẫn HS có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn;...
- Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức DH một cách hợp lí, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của cấp học, môn học; nội dung, tính chất của bài học; đặc điểm và trình độ HS; thời lượng DH và các điều kiện DH cụ thể của trường, địa phương.
1.3.4. Phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình VNEN
1.3.4.1. Phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học là hệ thống những cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh nhằm thực hiện tốt mục đích và nhiệm vụ dạy học xác định. Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học.
- Phương pháp dạy: là cách thức tổ chức hoạt động nhận thức, điều khiển các hoạt động trí tuệ và thực hành, giáo dục ý thức và thái độ đúng đắn cho học sinh. Của người giáo viên trong quá trình dạy học.
- Phương pháp học: Phương pháp nhận thức và rèn luyện để hình thành hệ thống tri thức và kĩ năng thực hành, hình thành nhân cách người học.
Hai phương pháp này không tồn tại độc lập, tách rời nhau mà nó liên quan và phụ thuộc nhau, chúng vừa là mục đích vừa là nguyên nhân tồn tại của nhau trong quá trình dạy học.
1.3.4.2. Đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình VNEN
Cùng với việc đổi mới của mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục THCS và cách đánh giá kết quả học tập của học sinh, phương pháp dạy học cũng buộc phải thay đổi theo. Đổi mới phương pháp dạy học là nội dung hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề then chốt của chính sách đổi mới giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học sẽ làm thay đổi tận gốc nếp nghĩ, nếp làm của các thế hệ học trò - chủ nhân tương lai của đất nước. Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học sẽ tác động vào mọi thành tố của quá trình giáo dục và đào tạo. Nó tạo ra sự hiện đại hóa của quá trình này.
Đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình VNEN thực chất không phải là sự thay thế các phương pháp dạy học cũ bằng một loạt các phương pháp dạy học mới. Về mặt bản chất, đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới cách tiến hành các phương pháp, đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của các phương pháp cũ và vận dụng linh hoạt một số phương pháp mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học. Như vậy, mục đích cuối cùng của đổi mới phương pháp dạy học là làm thế nào để học sinh phải thực sự tích cực, chủ động, tự giác, luôn trăn trở tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình lĩnh hội
tri thức và lĩnh hội cả cách thức để có được tri thức ấy nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách mình.
Những phương pháp dạy học thường được sử dụng trước đây mà ta vẫn gọi là phương pháp dạy học truyền thống, như phương pháp thuyết trình, phương pháp hỏi - đáp, vẫn đang được thực hiện trong tất cả các giờ dạy của giáo viên hiện nay. Nhưng nếu các phương pháp này vẫn được tiến hành theo cách mà ở những thập niên trước sử dụng thì chắc chắn nó trở nên kém hiệu quả. Vì vậy, phương pháp thuyết trình cần phải được “đổi mới”.
Hiện nay, phương tiện công nghệ thông tin phát triển đã không biến người học thành những “cỗ máy ghi chép” và người dạy là “máy đọc”. Máy photocopy, máy chiếu, đèn chiếu… sẽ làm giảm thời gian dành cho sự ghi chép của giáo viên lên bảng và ghi chép của học sinh vào vở. Trên lớp, giáo viên nên tập trung vào việc tổ chức quá trình lĩnh hội kiến thức. Phương pháp thuyết trình sẽ trở nên tích cực khi giáo viên thuyết trình trong một lượng thời gian phù hợp và biết kết hợp một cách nhuần nhuyễn, hợp lí và khoa học với các phương pháp khác để làm sao học sinh thích thú và hào hứng hoạt động. Những phương pháp có thể kết hợp với thuyết trình như: phương pháp minh họa bằng sơ đồ biểu bảng hay vật thật, phương pháp công não với các câu hỏi kích thích được tư duy người học, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp tình huống, phương pháp gợi mở - vấn đáp… Tuy nhiên, nếu những phương pháp dạy học này không được tiến hành theo đúng ý nghĩa và chức năng của nó thì chúng cũng không được gọi là phương pháp dạy học tích cực.
Ví dụ: Phương pháp gợi mở - vấn đáp là phương pháp mà quá trình tương tác giữa GV và HS được thực hiện qua hệ thống câu hỏi và câu trả lời tương ứng về một chủ đề nhất định. GV không trực tiếp đưa ra những kiến thức hoàn chỉnh mà hướng dẫn HS tư duy từng bước để tự tìm ra kiến thức mới. Hoặc phương pháp Trực quan là phương pháp GV treo những đồ dùng trực
quan hoặc giới thiệu về các vật dụng thí nghiệm, các thiết bị kỹ thuật… Nêu yêu cầu định hướng cho sự quan sát của HS.
- GV trình bày các nội dung trong lược đồ, sơ đồ, bản đồ… tiến hành làm thí nghiệm, trình chiếu các thiết bị kỹ thuật, phim đèn chiếu, phim điện ảnh…
- Yêu cầu HS trình bày lại, giải thích nội dung sơ đồ, biểu đồ, trình bày những gì thu nhận được qua thí nghiệm hoặc qua những phương tiện kỹ thuật, phim đèn chiếu, phim điện ảnh.
- Từ những chi tiết, thông tin HS thu được từ phương tiện trực quan, GV nêu câu hỏi yêu cầu HS rút ra kết luận khái quát về vấn đề mà phương tiện trực quan cần chuyển tải.
…
Như vậy có thể hiểu, đổi mới phương pháp dạy học không phải là sự thay thế các phương pháp quen thuộc hiện có bằng những phương pháp mới lạ, hoặc là việc sử dụng những cái tên phương pháp nghe mới lạ như nhóm, tình huống, bể cá vàng… Thực chất là phải hiểu cho đúng cách làm, cách tiến hành các phương pháp dạy học, và linh hoạt sáng tạo trong sử dụng nó ở những hoàn cảnh và tình huống khác nhau để những phương pháp dạy học có tác động tích cực đến người học. Có thể nói, tính tích cực của phương pháp không nằm ở tên gọi mà nằm ở quá trình sử dụng nó.
1.4. Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở theo mô hình VNEN
1.4.1. Hiệu trưởng trường trung học cơ sở
Hiệu trưởng trường THCS là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lí các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. Hiệu trưởng do Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện (hoặc thành phố) bổ nhiệm đối với trường THCS công lập, công nhận đối với trường THCS tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trường THCS
Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;
Phân công, quản lí, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;
Quản lí hành chính; quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường;
Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;
Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí; tham gia giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;
Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục;
Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng [4].
1.4.2. Quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường trung học cơ sở theo mô hình VNEN
Dự án Mô hình trường học mới tại Việt Nam (Dự án GPE-VNEN, Global Partnership for Education - Viet Nam Escuela Nueva) là một Dự án về sư phạm nhằm xây dựng và nhân rộng một kiểu mô hình nhà trường tiên tiến,
hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục Việt Nam.
Quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng ở trường THCS theo mô hình VNEN là những tác động của hiệu trưởng vào quá trình dạy học ở trường THCS (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường.
1.4.2.1. Nội dung quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường THCS theo mô hình VNEN
a) Quản lý việc phân công giảng dạy cho giáo viên
Việc phân công nhiệm vụ cho giáo viên phải căn cứ vào năng lực của giáo viên, điều kiện cụ thể của nhà trường, quyền lợi của học sinh, đặc điểm yêu cầu của mỗi lớp và có tham khảo nguyện vọng của giáo viên. Phân công giáo viên đúng với khả năng sẽ đem lại kết quả tốt. Ngược lại, nếu phân công nặng về cảm tính, tình cảm cá nhân sẽ dẫn tới hậu quả xấu đối với hoạt động giảng dạy của nhà trường. Vì vậy, hiệu trưởng phải lắng nghe nguyện vọng của giáo viên và lựa chọn, cân nhắc kỹ lưỡng từng trường hợp để phát huy tốt nhất khả năng của từng người.
b) Quản lý việc thực hiện chương trình
Thực hiện chương trình dạy học là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo kế hoạch đào tạo theo đúng mục tiêu. Thực hiện chương trình dạy học là pháp lệnh của Nhà nước do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành. Muốn quản lý tốt việc thực hiện chương trình dạy học, hiệu trưởng phải nắm vững chương trình các môn học theo qui định của Bộ giáo dục và đào tạo, quán triệt cho giáo viên phải tuân thủ một cách nghiêm túc, không được tùy tiện thay đổi, làm sai lệch chương trình.
Để điều khiển hoạt động giảng dạy, hiệu trưởng phải dựa vào nội dung chương trình. Vì vậy, việc nắm vững chương trình dạy học là tiền đề đảm bảo hiệu quả quản lý hoạt động giảng dạy. Quản lý việc thực hiện chương trình của giáo viên THCS là quản lý việc dạy đúng, dạy đủ các môn học theo yêu cầu qui