DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ | |
CBQL | Cán bộ quản lý |
CMHS | Cha mẹ học sinh |
CSVC | Cơ sở vật chất |
DH | Dạy học |
HĐ | Hoạt động |
HĐDH | Hoạt động dạy học |
HĐGDNGLL | Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp |
HS | Học sinh |
HT | Hiệu trưởng |
GD&ĐT | Giáo dục và đào tạo |
GV | Giáo viên |
PPDH | Phương pháp dạy học |
QL | Quản lý |
QLHĐDH | Quản lý hoạt động dạy học |
SGK | Sách giáo khoa |
THCS | |
THPT | Trung học phổ thông |
UBND | Ủy ban nhân dân |
VNEN | Viet Nam Escuela Nueva |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý trường trung học cơ sở thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh theo mô hình VNEN - 1
- Quản Lý Nhà Trường Và Quản Lý Hoạt Động Dạy Học
- Hoạt Động Dạy Học Theo Mô Hình Vnen Ở Trường Trung Học Cơ Sở
- Quản Lý Các Điều Kiện Hỗ Trợ Cho Hoạt Động Dạy Học
Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Quy mô mạng lưới trường, lớp, HS cấp THCS 32
Bảng 2.2: Kết quả 2 mặt giáo dục 5 năm qua 33
Bảng 2.3: Chất lượng học sinh giỏi THCS 5 năm qua 33
Bảng 2.4: Đội ngũ cán bộ quản lí THCS 5 năm qua 34
Bảng 2.5: Đội ngũ giáo viên THCS 5 năm qua 35
Bảng 2.6: Thực trạng HĐ dạy của GV các trường THCS thành phố Uông Bí... 38 Bảng 2.7: Thực trạng HĐ học của HS các trường THCS thành phố Uông Bí 40
Bảng 2.8: Kết quả nhận thức của CBQL trường THCS về biện pháp QL
HĐ dạy ở trường THCS 42
Bảng 2.9: Kết quả nhận thức của CBQL trường THCS về biện pháp QL
HĐ học của hiệu trưởng đối với HS 45
Bảng 2.10: Chất lượng thực hiện công tác QL việc xây dựng kế hoạch DH ... 48 Bảng 2.11: QL GV đảm bảo kiến thức môn học 49
Bảng 2.12: Chất lượng thực hiện công tác QL GV đảm bảo chương trình môn học 50
Bảng 2.13: QL GV vận dụng các phương pháp DH 51
Bảng 2.14: QL GV sử dụng phương tiện DH 52
Bảng 2.15: QL GV xây dựng môi trường học tập 54
Bảng 2.16: Chỉ đạo GV QL hồ sơ DH 55
Bảng 2.17: QL việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS 56
Bảng 2.18: Kết quả nhận thức và chất lượng thực hiện các biện pháp QL HĐ
dạy của HT đối với GV các trường THCS thành phố Uông Bí 58
Bảng 2.19: Kết quả đánh giá của CBGV các trường THCS về chất lượng
thực hiện các biện pháp QL HĐ học 60
Bảng 2.20: Kết quả đánh giá của CBGV các trường THCS về số lượng
thực hiện các biện pháp QL các HĐ hỗ trợ HĐ DH 62
Bảng 2.21: Kết quả đánh giá của CBGV các trường THCS về chất lượng
thực hiện các biện pháp QL các HĐ hỗ trợ HĐ dạy và học 64
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp QL HĐ DH theo mô hình VNEN của HT trường THCS thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh 92
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ:
Biểu đồ 2.1: Kết quả nhận thức về các biện pháp QL HĐ dạy của hiệu trưởng các trường THCS 44
Biểu đồ 2.2: Kết quả nhận thức về các biện pháp QL HĐ học của hiệu trưởng đối với HS 46
Biểu đồ 2.3: Chất lượng thực hiện các biện pháp QL HĐ dạy HT đối
với GV các trường THCS thành phố Uông 57
Biểu đồ 2.4: So sánh mức độ nhận thức và chất lượng thực hiện các biện pháp QL HĐ dạy của HT đối với GV các trường
THCS thành phố Uông Bí 59
Biểu đồ 3.1: Sự tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp QL HĐ DH theo mô hình VNEN của HT
trường THCS thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh 94
Sơ đồ:
Sơ đồ 1.1: Các chức năng QL trong chu trình QL 12
Sơ đồ 1.2: Quản lý các thành tố của quá trình DH 14
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục và đào tạo giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của mỗi người nói riêng và cả xã hội nói chung. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Trên cơ sở khẳng định tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo, Đảng và Nhà nước ta luôn coi “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển” [9, tr.94].
Nghị quyết Đại hội Đảng khóa X tiếp tục chỉ rõ nhiệm vụ cơ bản để phát triển giáo dục là: “Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ GV và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của HS, sinh viên. Coi trọng bồi dưỡng cho HS, sinh viên khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền lập nghiệp bản thân với tương lai của cộng đồng, của dân tộc, trau dồi cho HS, sinh viên bản lĩnh, phẩm chất và lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam hiện đại” [13, tr.207].
Trong những năm qua, chúng ta đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo đông đảo về số lượng, tâm huyết với nghề nghiệp, thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Sự trưởng thành của đội ngũ nhà giáo đã đáp ứng quan trọng yêu cầu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kỳ mới thì giáo dục và đào tạo cần khắc phục những hạn chế và bất cập. Một trong những nguyên nhân của sự yếu kém đó là “QL nhà nước về giáo dục còn bất cập. Xu hướng thương mại hoá và sa sút đạo đức trong giáo dục khắc phục còn chậm hiệu quả thấp” (Văn kiện đại hội Đảng lần thứ XI). Trong văn kiện cũng chỉ rõ:
“Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, đào tạo trên tinh thần tăng cường tính tự chủ tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục, đào tạo. Làm tốt công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển, QL mục tiêu, chất lượng giáo dục, đào tạo” [14, tr.217]. Vì vậy người làm công tác QL giáo dục hiện nay hơn lúc nào hết phải nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ, nghiệp vụ QL, cải tiến biện pháp QL một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị sao cho công tác QL có hiệu quả nhất.
Trong nhà trường, hoạt động dạy học (HĐDH) là hoạt động (HĐ) cơ bản nhất, trọng tâm nhất, là con đường chủ yếu để hình thành và phát triển nhân cách HS. Đồng thời HĐDH cũng chính là HĐ chủ đạo chi phối các HĐ giáo dục khác trong nhà trường. Chính vì vậy quản lý HĐDH ở trường THCS là nhiệm vụ quan trọng của người cán bộ quản lý trong nhà trường. Để nâng cao chất lượng DH của các nhà trường thì cần phải đổi mới, nâng cao chất lượng thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học của GV đối với các trường THCS. Từ những yêu cầu trên của Đảng Nhà nước và trước yêu cầu thực tiễn đặt ra cho ngành giáo dục, trong năm qua Bộ GD&ĐT đã có nhiều các hoạt động, phong trào, các mô hình dạy học, quản lý hoạt động dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu đề ra, đặc biệt trong đó có mô hình quản lý trường THCS theo mô hình VNEN (VietNam Escuela Nueva - mô hình dạy học mới) với mục đích là đổi mới về chương trình học; Cách thức tổ chức lớp học; Cách đánh giá HS; Phương pháp tổ chức dạy học tích cực phát huy tính tích cực của cả người dạy và người học, theo đó học sinh là chủ thể của hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa biết chứ không phải là thụ động tiếp thu những tri thức đã được sắp đặt sẵn.
Như vậy, đổi mới PPDH là một trong các trọng điểm mà công cuộc cải
cách giáo dục hiện nay đặt ra đó cũng chính là yêu cầu khách quan của sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo của đất nước. Một sự thay đổi căn bản
như thế cần có một chiến lược và một phương pháp chỉ đạo đúng đắn, có hiệu quả.
Trong những năm gần đây, Phòng GD&ĐT thành phố Uông Bí nói chung, các trường THCS nói riêng đã có nhiều Hội thảo thảo chuyên đề về đổi mới HĐDH. Nhưng trong thực tế công tác đổi mới HĐDH còn nhiều lúng túng, chưa đưa lại hiệu quả thực tế như mong đợi, trước hết do việc tổ chức và chỉ đạo đổi mới HĐDH ở các trường THCS còn nhiều bất cập.
Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về đề tài biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS, nhưng về biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo mô hình VNEN của hiệu trưởng ở các trường THCS thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh còn chưa được nghiên cứu một cách sâu sắc, do đó chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý trường THCS thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh theo mô hình VNEN” với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng DH ở các trường THCS.
2. Mục đích nghiên cứu
Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo theo mô hình VNEN của hiệu trưởng ở các trường THCS thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh.
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy học theo mô hình VNEN ở các trường THCS.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động dạy học theo mô hình VNEN của hiệu trưởng các trường THCS thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo mô hình VNEN được áp dụng một cách đồng bộ, khoa học và phù hợp với thực tế thì có thể nâng cao chất lượng và hiệu quả HĐDH ở các trường THCS thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về quản lý nói chung, quản lý HĐDH của hiệu trưởng trường THCS theo mô hình VNEN nói riêng.
5.2. Nghiên cứu phát hiện thực trạng quản lý HĐDH của hiệu trưởng trường THCS thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh theo mô hình VNEN.
5.3. Đề xuất được các biện pháp quản lý HĐDH của hiệu trưởng trường THCS thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh theo mô hình VNEN.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
6.1. Về nội dung nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học theo mô hình VNEN ở các trường THCS.
6.2. Về địa bàn nghiên cứu: Do thời gian có hạn trong thực hiện đề tài, tác giả chỉ tiến hành nghiên cứu, khảo sát tại 5 trường THCS thành phố Uông Bí đã áp dụng mô hình VNEN trong quản lý nhà trường.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá và khái quát hoá các vấn đề lý luận từ các văn bản, tài liệu, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT về quản lý HĐDH nói chung và quản lý theo mô hình VNEN nói riêng.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra với mục đích chủ yếu là thu thập các số liệu nhằm xác định thực trạng công tác quản lý HĐDH theo mô hình VNEN hiện có, phân tích những nguyên nhân thành công và hạn chế của thực trạng này.
7.2.2. Phương pháp quan sát
Sử dụng các quan sát để thu thập thông tin về công tác quản lý HĐDH theo mô hình VNEN ở các trường THCS.
7.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Đọc, nghiên cứu hồ sơ chuyên môn (giáo án, kế hoạch giảng dạy bộ môn,…) của GV để nắm bắt các vấn đề của năng lực chuyên môn, đồng thời phát hiện thực trạng quản lý HĐDH của hiệu trưởng các trường THCS trong địa bàn nghiên cứu.
7.2.4. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn các lãnh đạo và chuyên viên Phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, GV các nhà trường,... về thực trạng quản lý HĐDH theo mô hình VNEN làm căn cứ đề xuất những biện pháp quản lý hiệu quả.
7.2.5. Phương pháp chuyên gia
Thông qua lãnh đạo và chuyên viên Phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, GV các nhà trường, để xác định các giải pháp tối ưu cho công tác quản lý HĐDH theo mô hình VNEN.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng một số thuật toán của toán học thống kê áp dụng trong nghiên cứu giáo dục để xử lý kết quả khảo sát, định lượng kết quả nghiên cứu và các nhận xét, đánh giá khoa học.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận văn được cấu trúc trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học theo mô hình VNEN ở trường trung học cơ sở.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo mô hình VNEN ở trường trung học cơ sở thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo mô hình VNEN của hiệu trưởng trường trung học cơ sở thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh.