Thực Trạng Quản Lí Việc Bồi Dưỡng Nhận Thức, Động Cơ Và Thái Độ Tự Học Của Học Sinh

pháp dạy học của GV, cơ sở vật chất thiết bị cho dạy và học,…

Việc giáo viên hướng dẫn các phương pháp tự học cho học sinh, chỉ có 12% CBQL và GV đánh giá ở mức độ tốt, 25% đánh giá ở mức độ khá và có tới 28% đánh giá ở mức độ yếu. Như vậy cho thấy CBQL và GV chưa quan tâm đến việc hướng dẫn HS các phương pháp tự học.

Thực tế cũng cho thấy, đa số giáo viên đã tích cực trong đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới việc soạn giảng. Tuy nhiên, việc đổi mới phương pháp dạy học trong giáo viên chưa thường xuyên, mới chỉ được chú trọng trong các giờ hội giảng, còn trong các giờ dạy hàng ngày giáo viên mới chỉ chú ý đến việc truyền thụ nội dung kiến thức của tiết học. Cho nên chất lượng dạy và học chưa thật sự đồng đều giữa các bộ môn cũng như giữa các lớp. Từ đó đặt ra vấn đề là nhà trường cần tăng cường và nâng cao hơn nữa công tác quản lý, bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh.

2.4.4. Thực trạng quản lí việc bồi dưỡng nhận thức, động cơ và thái độ tự học của học sinh

Ngay từ đầu năm học, các nhà trường đã xây dựng kế hoạch hoạt động, nội dung chương trình có thể là: giáo dục truyền thống nhà trường, các nội quy, quy đinh quản lý giáo dục học sinh… Triển khai chương trình kế hoạch hoạt động đến các tổ chức đoàn thể và toàn thể giáo viên và học sinh trong nhà trường.

Nói chung công tác quản lý xây dựng và bồi dưỡng động cơ tự học cho học sinh trong những năm qua các nhà trường thực hiện tương đối tốt, đã đi vào nề nếp. Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế đó là việc bồi dưỡng động cơ tự học cho học sinh chưa được thực hiện thường xuyên, hiệu quả mang lại chưa cao, còn nặng tính hình thức.

Khảo sát về thực trạng quản lý xây dựng và bồi dưỡng động cơ tự học cho học sinh. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên được thể hiện trong

bảng 2.9.

Bảng 2.9. Quản lý xây dựng và bồi dưỡng động cơ tự học cho học sinh



STT


Nội dung

Mức độ thực hiện (%)

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu


1

Xây dựng môi trường học tập thân thiện, bầu không khí thi đua, tích cực tạo sự

hứng thú cho học sinh


58


30


10


2


2

Tạo động cơ tự học cho học sinh qua sự động viên, chia sẻ của thầy cô giáo và gia đình; qua việc đánh giá khách quan, công

bằng của thầy, cô


45


37


15


3


3

Hướng dẫn các em cách làm việc với

SGK; nghe và ghi khi nghe giảng theo tinh thần tự học…


52


42


5


1

4

Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhằm tạo

điều kiện tự học cho học sinh

16

17

60

7


5

Tạo hứng thú, động cơ tự học cho học sinh qua việc gắn với truyền thống của nhà trường, với các hoạt động ngoại khóa, văn

nghệ TDTT, chương trình lồng ghép,..


62


30


6


2


6

Tạo nhu cầu, tính tự giác, ý chí vượt khó

và sự nỗ lực của bản thân học sinh trong hoạt động tự học


23


27


37


13

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên - 8


Kết quả bảng 2.9 cho thấy, ở mức độ tốt thì động cơ tự học được cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá cao nhất với 62%, đó là: Tạo hứng thú, động cơ tự học cho học sinh qua việc gắn với truyền thống của nhà trường, với các hoạt

động ngoại khóa, văn nghệ TDTT, chương trình lồng ghép.

Xếp ở vị trí thứ hai là: Tạo động cơ tự học cho học sinh qua xây dựng môi trường học tập thân thiện, bầu không khí thi đua, tích cực tạo hứng thú cho học sinh với 58 % CBQL và GV đánh giá ở mức độ tốt.

Xếp ở vị trí thứ ba là: Tạo động cơ tự học cho học sinh thông qua hướng dẫn các em cách làm việc với SGK; nghe và ghi khi nghe giảng theo tinh thần tự học được 52 % CBQL và GV đánh giá ở mức độ tốt. Xếp ở vị trí thứ tư là Tạo động cơ tự học cho học sinh qua sự động viên, chia sẻ của thầy cô giáo và gia đình; qua việc đánh giá khách quan, công bằng của thầy, cô được 45 % CBQL và GV đánh giá ở mức độ tốt

Ở mức độ tốt, hai động cơ tự học còn lại là: Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhằm tạo động cơ tự học cho học sinh và tạo nhu cầu, tính tự giác, ý chí vượt khó, sự nỗ lực của bản thân học sinh trong tự học; không được CBQL và GV đánh giá cao, tỷ lệ lần lượt chỉ là 16 % và 23%

2.4.5. Thực trạng quản lí việc kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của học sinh

Công tác kiểm tra đánh giá hoạt động tự học của học sinh là một nhiệm vụ quan trọng vì thông qua đó, nhà trường sẽ nắm bắt được tình hình và kết quả học tập cũng như hoạt động tự giác của học sinh.

Khảo sát thực trạng quản lí các nội dung kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động tự học của học sinh được thể hiện trong bảng 2.10.

Bảng 2.10. Thực trạng quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động tự học của học sinh‌


STT


Nội dung

Mức độ thực hiện (%)

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

1

Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch tự học

32

45

23

0


2

Kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ học

tập (Nội dung bài cũ, chuẩn bị bài mới, bài tập đã giao…)


45


51


4


0

3

Kiểm tra việc chấp hành thời gian tự học

33

46

10

1



của học sinh





Kết quả khảo sát cho thấy, ở mức độ tốt, nội dung kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ học tập (Nội dung bài cũ,chuẩn bị bài mới, bài tập đã giao…), được cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá cao nhất song với chỉ đạt với 45%. Chỉ có 32 % cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá ở mức độ tốt đối với nội dung kiểm tra việc xây dựng kế hoạch tự học và 33 % cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá mức độ tốt ở nội dung kiểm tra việc chấp hành thời gian tự học của học sinh. Điều nay chứng tỏ CBQL và GV mới chỉ tập chung chú trọng đến việc kiểm tra bài cũ, bài tập đã giao và việc chuẩn bị bài mới ở nhà trước khi đến lớp mà chưa thực sự quan tâm tới việc chấp hành thời gian tự học cũng như đi sâu vào việc xây dựng kế hoạch tự học của các em.

Ngoài giờ lên lớp theo quy định, nhà trường lập kế hoạch phân công giáo viên và quy định nhiệm vụ cụ thể đối với GVCN, giáo viên bộ môn, cán bộ QLHS, cán bộ lớp, đội cờ đỏ và các đoàn thể kiểm tra các giờ tự học của học sinh. Nội dung kiểm tra bao gồm kiểm tra sĩ số, nền nếp học tập và nội dung học tập. Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học của nhà trường được sự phối hợp giữa nhiều lực lượng, được tiến hành hàng ngày vào các buổi tự học của học sinh. Vì vậy, kết quả đánh giá hoạt động tự học mang tính khách quan, chính xác.

Tuy nhiên, công tác kiểm tra đánh giá chất lượng hoạt động tự học của nhà trường còn hạn chế. Việc kiểm tra chưa đi sâu vào kiểm tra nội dung học tập, chưa đánh giá được nội dung tự học và mức độ hoàn thành các nội dung tự học. mà chủ yếu là kiểm tra sĩ số, kiểm tra việc chấp hành thời gian tự học. Đội ngũ cán bộ lớp chưa phát huy hết vai trò trong công tác quản lý điều hành lớp tự học.

Trong giờ lên lớp, giáo viên bộ môn đã tiến hành kiểm tra các nội dung tự học của học sinh qua kiểm tra việc học bài cũ, chuẩn bị bài mới. Tuy nhiên, việc kiểm tra các nội dung tự học của học sinh trong giờ lên lớp chính khóa ở một số GV, một số bộ môn chưa được tiến hành thường xuyên nên phần nào ảnh hưởng

đến chất lượng của giờ tự học.

2.4.6. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, đảm bảo trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tự học

Một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu được để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tự học đó là cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường. Việc quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tự học chính là để đảm bảo cho hoạt động tự học diễn ra theo đúng mục tiêu đã định. Khảo sát thực trạng công tác quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có của các trường được thể hiện trong bảng 2.11.

Bảng 2.11. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, đảm bảo trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tự học‌


STT


Nội dung quản lí

Mức độ thực hiện (%)

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu


1

Sách giáo khoa, sách nâng cao, tài liệu tham khảo trong thư viện phục vụ hoạt

động tự học


55


32


13


0

2

Đồ dùng học tập sử dụng trong hoạt

động tự học của học sinh

53

36

5

6

3

Phòng thí nghiệm, phòng đa năng;

thiết bị đồ dùng dạy học

51

24

20

5


Kết quả bảng 2.11 cho thấy: nội dung quản lý sách giáo khoa, sách nâng cao, tài liệu tham khảo trong thư viện phục vụ hoạt động tự học, được cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá cao nhất với 55%. Tiếp theo đến nội dung quản lý đồ dùng học tập sử dụng trong hoạt động tự học của học sinh (53%), ở nội dung này vẫn còn 11 % cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá ở

mức trung bình và yếu.

Riêng nội dung quản lý phòng thí nghiệm, phòng đa năng; thiết bị đồ dùng dạy học, được cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá thấp nhất ở mức độ tốt với 51%. Ở nội dung này còn 25 % cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá ở mức trung bình và yếu.

Điều này phản ánh đúng tình trạng cơ sở vật chất của nhà trường hiện nay, nhất là đối với các phòng thí nghiệm, phòng đa năng; thiết bị đồ dùng dạy học hiện tại còn hạn chế, nhiều trường còn thiếu các phòng chức năng.

Trong những năm qua, các nhà trường luôn cố gắng trong công tác đầu tư mua sắm, bổ sung SGK, tài liệu tham khảo, thiết bị đồ dùng học tập. Tuy nhiên, CSVC của các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ vẫn còn thiếu thốn, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Cụ thể các trường còn thiếu: phòng học, phòng thí nghiệm, thực hành, phòng chức năng... nhiều đơn vị trường phòng chức năng, phòng thư viện còn trật trội, không đúng tiêu chuẩn quy định...Điều này đã gây không ít khó khăn cho công tác quản lý của các nhà trường.

2.4.7. Đánh giá về kết quả quản lý hoạt động tự học

Khảo sát về kết quả quản lý hoạt động tự học của các nhà trường được thể hiện trong bảng 2.12.

Bảng 2.12. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về kết quả quản lí hoạt động tự học‌

T T


Nội dung đánh giá

Mức độ thực hiện (%)

CBQL

GV

Tốt

Khá

TB

Yếu

Tốt

Khá

TB

Yếu

1

Nền nếp tự học

20,8

29,2

37,5

12,5

26,3

27,6

28,9

17,2

2

Phương pháp tự học

0

25

33,3

41,7

13,2

23,7

23,7

39,4

3

Kết quả kiến thức qua

kiểm tra thường xuyên

0

29,1

37,5

33,4

19,7

21,1

28,9

17,3

4

Năng lực thực hành,

0

8,3

33,3

58,4

6,6

22,4

26,3

44,7



vận dụng









Từ kết quả của bảng 2.12 trên cho thấy, đối với nền nếp tự học: Chỉ có 20,8% cán bộ quản lý đánh giá ở mức độ tốt, 29,2% cán bộ quản lý đánh giá ở mức độ khá, 37,5% cán bộ quản lý đánh giá ở mức trung bình và còn 12,5% cán bộ quản lý đánh giá ở mức độ yếu. Trong khi đó 26,3% GV đánh giá ở mức độ tốt, 27,6% GV đánh giá ở mức độ khá, 28,9% GV đánh giá ở mức độ trung bình. Các thực trạng về phương pháp tự học; năng lực thực hành, vận dụng; phương pháp tự học không được cán bộ quản lý đánh giá ở mức độ tốt, mà còn trên 30% CBQL đánh giá ở mức độ yếu. Tương tự như vậy, giáo viên đánh giá thực trạng về phương pháp tự học; năng lực thực hành, vận dụng; phương pháp tự học ở mức độ tốt cũng rất thấp hoặc không đánh giá ở mức độ này, còn ở mức độ yếu giáo viên đánh giá với một tỷ lệ khá cao (30% trở lên). Điều này cho thấy kết quả quản lý hoạt động tự học mới chỉ tác động làm thay đổi đáng kể ở việc duy trì nề nếp tự học, chưa hình thành và phát huy được năng lực thực hành, vận dụng của các em. Điều này cho thấy thực trạng công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ mới chỉ tập trung vào quản lý thời gian, hình thành nề nếp chứ chưa đi vào chiều sâu.

Khảo sát về đánh giá kết quả công tác quản lý hoạt động tự học của các nhà trường được thể hiện trong bảng 2.13.

Từ phân tích trên có thể thấy, kết quả công tác quản lý hoạt động tự học ở các trường được học sinh đánh giá không đồng đều. Đa số HS đánh giá cao công tác quản lý thời gian tự học (65%). Điều này cho thấy các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ mới chỉ tập trung vào công tác quản lý thời gian tự học.

Tuy nhiên công tác: hướng dẫn học sinh lập kế hoạch hoạt động tự học, quản lý các nội dung và hướng dẫn phương pháp tự học cho học sinh hay tạo điều kiện các cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động tự học của học sinh còn được học sinh đánh giá thấp. Đặc biệt công tác kiểm tra đánh giá hoạt động tự học của GV còn được 55% học sinh đánh giá chưa tốt. Điều đó chứng tỏ CBQL, GV các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ chưa quan tâm đúng mức tới

công tác kiểm tra đánh giá hoạt động tự học.

Bảng 2.13. Đánh giá của học sinh về kết quả công tác quản lí hoạt động tự học



TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

Tốt

Tương

đối tốt

Chưa

tốt

1

Tạo phong trào tự học, rèn luyện trong học sinh

25

65

10

2

Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch hoạt động tự học

34

36

30

3

Tổ chức các lực lượng kiểm tra

45

54

1

4

Hình thành tổ chức tự quản tự kiểm tra

43

45

12

5

Tiến hành kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ

22

70

8

6

Quản lý các nội dung và hướng dẫn phương pháp

tự học cho học sinh

25

58

17

7

Quản lý thời gian tự học của HS

65

30

5

8

Tạo điều kiện các cơ sở vật chất, trang thiết bị cho

hoạt động tự học của học sinh

34

40

26

9

Kiểm tra đánh giá hoạt động tự học của học sinh

29

16

55


Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với tình hình chung của học sinh ở các trường vùng sâu vùng xa nói chung và học sinh ở các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ nói riêng. Do vậy, đòi hỏi trong công tác quản lý CBQL và GV cần phải quan tâm, chú trọng đến tất cả các phương pháp chứ không chỉ chú trọng vào một phương pháp nào.

2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý hoạt động tự học của học sinh, chúng tôi thu được kết quả bảng 2.14 như sau:

Từ kết quả khảo sát ở trên cho thấy, yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả quản lý hoạt động tự học đó là phương pháp giảng dạy, thứ hai là sự quan tâm,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/05/2022