Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam - 2


Tuy nhiên cho đến nay chưa có công trình nào khảo sát, nghiên cứu về FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam một cách đầy đủ, hệ thống dưới dạng một luận văn khoa học ở góc độ kinh tế chính trị. Vì thế đề tài: “Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam” cần được nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc và hệ thống hơn.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

* Mục đích nghiên cứu

- Phân tích và đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam những năm qua. Từ đó dự báo triển vọng và đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút hơn dòng vốn FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam trong tình hình mới.

* Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hoá lý luận về FDI

- Chỉ ra vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế xã hội.

- Phân tích thực trạng thu hút FDI của Hoa Kỳ từ 2001 đến nay.

- Làm rõ căn cứ để đề ra các giải pháp nhằm thu hút FDI của Hoa Kỳ trong thời gian tới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng thu hút nguồn FDI đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam chủ yếu trong thời gian từ 2001 đến nay

Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam - 2

5. Phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận của luận văn là các học thuyết kinh tế của các nhà kinh điển Mác - Lênin, các học thuyết kinh tế hiện đại, các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về đầu tư nước ngoài. Một số phương pháp chính được sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn là:

- Phương pháp duy vật biện chứng

- Phương pháp trừu tượng hóa khoa học


- Phương pháp logic lịch sử

- Phương pháp phân tích hệ thống

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

6. Đóng góp mới của luận văn

Thứ nhất: Hệ thống hóa lý luận về FDI và cập nhật về đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam.

Thứ hai: Khẳng định vai trò của FDI đối với sự phát triển kinh tế xã hội của nước nhận đầu tư.

Thứ ba: Phân tích và đánh giá hoạt động đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam trong thời gian qua. Từ đó thấy được những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.

Thứ tư: Luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam trong thời gian tới.

7. Bố cục của luận văn

Đề tài: “Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam” Ngoài phần kết luận, phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương.

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp nước ngoài

Chương 2: Thực trạng thu hút FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam từ năm 2001 đến nay.

Chương 3: Triển vọng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh thu hút FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam trong thời gian tới


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI


Là một trong những hoạt động của kinh tế quốc tế, đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng ngày càng tỏ rõ tầm quan trọng đối với nền kinh tế thế giới.

Trong xu hướng toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển mỗi quốc gia. Quốc gia nào nhận thức đúng và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư trực tiếp nước ngoài, quốc gia đó sẽ thành công và thu hút được nhiều hơn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế đất nước. Đối với các nước đang phát triển, đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong khi nhu cầu vốn của các quốc gia ngày càng tăng thì nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới lại có hạn. Làm thế nào để thu hút và sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn FDI hiện nay đang là vấn đề đặt ra đối với các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển bởi lẽ những nước này đang gặp phải những khó khăn về cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính, trình độ, kiến thức quản lý…

1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm FDI

1.1.1.1 Khái niệm về FDI

Tùy theo khía cạnh tiếp cận mà mỗi tổ chức, mỗi quốc gia có các khái niệm về FDI.

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) năm 1977 đưa ra khái niệm FDI như sau: FDI là việc đầu tư được thực hiện nhằm thu hút những lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp hoạt động ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế thuộc đất


nước của nhà đầu tư. Mục đích của nhà đầu tư là dành được tiếng nói có hiệu quả trong việc quản lý doanh nghiệp đó.

Theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này”.

Tuy nhiên nhiều nước trên thế giới không có những quy định về vốn đăng ký, vốn pháp định, vốn đầu tư, vốn thực hiện như Luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Họ chỉ quan tâm đến vốn thực hiện, bởi đó chính là vốn thực được đưa từ bên nước ngoài vào một nước khác để đầu tư. Các khái niệm về vốn đăng ký, vốn pháp định chỉ nói đến tiềm năng, mà từ tiềm năng đến hiện thực là một khoảng cách.

Ngày 29/11/2005, Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 đã thông qua Luật đầu tư. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006. Trong đó có một số khái niệm liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài: “Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư”; “Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư”. [17, tr6]

FDI là một loại hình đầu tư quốc tế chủ yếu được thực hiện từ khu vực tư nhân và do các công ty xuyên quốc gia (TNCs) thực hiện thông qua việc thiết lập các công ty con để mở rộng phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh. FDI không chỉ có sự lưu chuyển vốn mà còn thường đi kèm theo công nghệ, kiến thức kinh doanh và gắn với mạng lưới phân phối rộng lớn trên phạm vi toàn cầu.


Như vậy, có thể hiểu một cách duy nhất về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn tư bản từ nước đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư để trực tiếp kinh doanh thu lợi nhuận cao.

1.1.1.2 Đặc điểm của FDI

FDI là hình thức đầu tư mà người bỏ vốn đồng thời cũng là người sử dụng vốn, điều đó có nghĩa là nhà đầu tư đồng thời cũng là người quản lý hoạt động đầu tư. Về bản chất, FDI có một số đặc điểm cơ bản sau:

Một là: Đây là hình thức đầu tư bằng vốn của tư nhân do các chủ đầu tư quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Hình thức đầu tư này mang tính khả thi lâu dài và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị, không để lại ghánh nặng cho nền kinh tế.

Hai là: Chủ đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ mọi hoạt động đầu tư nếu là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp liên doanh tùy theo tỷ lệ góp vốn của mình. Đối với nhiều nước trong khu vực, chủ đầu tư chỉ được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong một số lĩnh vực nhất định và chỉ được tham gia liên doanh với số cổ phần của bên nước ngoài nhỏ hơn hoặc bằng 49%; 51% cổ phần còn lại do nước chủ nhà nắm giữ. Trong khi đó Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam cho phép rộng rãi hơn đối với hình thức 100% vốn nước ngoài và quy định bên nước ngoài phải góp vốn tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án.

Ba là: Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý… là những mục tiêu mà các hình thức đầu tư khác không giải quyết được.

Bốn là: Nguồn vốn đầu tư này không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư với hình thức vốn pháp định và trong quá trình hoạt động nó còn bao gồm cả vốn vay của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu được.


1.1.2 Các hình thức FDI

Chúng ta có thể tiếp cận theo hai cách: Mục đích đầu tư và hình thức sở hữu

1.1.2.1 Xét theo mục đích đầu tư

FDI được phân làm hai loại: đầu tư theo chiều ngang và đầu tư theo chiều dọc.

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều ngang (Horizontal FDI): là việc một công ty tiến hành đầu tư trực tiếp nước ngoài vào chính ngành sản xuất mà họ đang có lợi thế cạnh tranh một loại sản phẩm nào đó. Với lợi thế này họ muốn tìm kiếm lợi nhuận cao hơn ở nước ngoài nên đã mở rộng sản xuất là thôn tính thị trường nước ngoài. Hình thức này thường dẫn đến cạnh tranh độc quyền mà Mỹ, Nhật Bản đang dẫn đầu việc đầu tư này ở các nước phát triển.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều dọc (Vertical FDI): khác với hình thức đầu tư theo chiều ngang, đầu tư theo chiều dọc với mục đích khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và các yếu tố đầu vào rẻ như lao động, đất đai của nước nhận đầu tư. Do các nhà đầu tư thường chú ý khai thác các lợi thế cạnh tranh của các yếu tố đầu vào giữa các khâu trong quá trình sản xuất ra một loại sản phẩm trong phân công lao động quốc tế các sản phẩm thường được hoàn thiện qua lắp ráp ở nước nhận đầu tư. Sau đó các sản phẩm này lại được nhập khẩu về nước đầu tư hay xuất khẩu sang nước khác. Đây là hình thức khá phổ biến của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nước đang phát triển.

1.1.2.2 Xét về hình thức sở hữu

Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường có các hình thức sau:

- Hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài: Đây là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài, được hình thành bằng toàn bộ vốn nước ngoài và do tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài


thành lập, tự quản lý điều hành và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Doanh nghiệp này được thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn, là pháp nhân Việt Nam và chịu sự điều chỉnh của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Vốn pháp định cũng như vốn đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài đóng góp, vốn pháp định ít nhất bằng 30% vốn đầu tư của doanh nghiệp.

- Hình thức doanh nghiệp liên doanh: Đây là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, qua đó pháp nhân mới được thành lập gọi là doanh nghiệp liên doanh. Doanh nghiệp mới này do hai hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại nước chủ nhà trên cơ sở hợp đồng liên doanh, hình thức này có các đặc trưng pháp nhân mới được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật của nước chủ nhà. Mỗi bên tham gia vào doanh nghiệp liên doanh một pháp nhân riêng. Nhưng doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân độc lập với các bên tham gia. Khi các bên tham gia đóng góp đủ số vốn đã quy định vào liên doanh thì dù một bên có phá sản, doanh nghiệp liên doanh vẫn tồn tại. Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm với bên kia, với doanh nghiệp liên doanh trong phạm vi phần vốn góp của mình vào vốn pháp định.

Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có quy định: số người tham gia hội đồng quản trị lãnh đạo doanh nghiệp của các bên phụ phuộc vào tỷ lệ vốn góp. Hội đồng quản trị là cơ quan cao nhất lãnh đạo liên doanh. Hội đồng quản trị quyết định theo nguyên tắc nhất trí đối với các vấn đề quan trọng như: Duyệt quyết toán thu chi tài chính hàng năm và quyết toán công trình, sửa đối, bổ sung điều lệ doanh nghiệp, vay vốn đầu tư, bổ nhiệm, miễn nhiệm tổng giám đốc, phó tổng giám đốc thứ nhất và kế toán trưởng…lợi nhuận hay rủi ro của doanh nghiệp liên doanh này được phân chia theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên.


Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam còn quy định thời gian hoạt động của liên doanh thông thường từ 30 năm đến 50 năm, trong trường hợp đặc biệt không quá 70 năm. Doanh nghiệp liên doanh phải giải thể khi hết thời hạn hoạt động trừ khi việc kéo dài thời gian hoạt động đã được cơ quan quản lý nước ngoài về hợp tác đầu tư chuẩn y. Đồng thời doanh nghiệp liên doanh cũng có thể kết thúc hợp đồng sớm hơn trong một số trường hợp đặc biệt như: Gặp bất khả kháng, một hoặc các bên liên doanh không thực hiện nghĩa vụ quy định trong hợp đồng.

- Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh: Đây là hình thức đầu tư trực tiếp trong đó hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký kết giữa hai hay nhiều bên (gọi là các bên hợp tác kinh doanh) để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động hợp tác kinh doanh ở nước nhận đầu tư trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên tham gia mà không cần thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc pháp nhân mới. Hình thức này không làm hình thành một công ty hay một xí nghiệp mới. Mỗi bên vẫn hoạt động với tư cách pháp nhân độc lập của mình và thực hiện các nghĩa vụ của mình trước nhà nước.

Ngoài 3 hình thức trên, theo nhu cầu đầu tư về hạ tầng, các công trình xây dựng còn có hình thức:

- Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT): Là phương thức đầu tư trực tiếp được thực hiện trên cơ sở văn bản được ký kết giữa nhà đầu tư nước ngoài (có thể là tổ chức, cá nhân nước ngoài) với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xây dựng kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định, hết thời hạn nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nước chủ nhà.

Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao thường được thực hiện bằng 100% vốn nước ngoài, cũng có thể được thực hiện bằng vốn nước ngoài

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2023