Lý Luận Về Phương Tiện, Thiết Bị Dạy Học

phương diện: Đánh giá mức độ thực hiện nội dung quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học của hiệu trưởng theo chức năng quản lý; công tác lập kế hoạch việc sử dụng thiết bị dạy học, công tác tổ chức quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học. Thực trạng quản lý việc bảo quản,về thực hiện nội dung quản lý việc bảo quản, quản lý việc xây dựng, trang bị và tái trang bị thiết bị dạy học. Thực trạng việc xây dựng phòng bộ môn chưa có phòng thiết bị riêng nhưng có phòng thiết bị chung song chưa nhiều, phòng cho nhóm bộ môn còn khá thiếu và phòng thiết bị dùng cho từng môn học chưa có. Tình hình trang bị, chủ yếu từ nguồn ngân sách theo Thông tư 30-TT/LB do Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.Việc tái trang bị thiết bị cũng gặp khó khăn do thiết bị lạc hậu, bị hỏng không thể sửa chữa phải thanh lý. Khắc phục những hạn chế trên, tác giả đề xuất các nhóm biện pháp: Tổ chức bộ máy và nâng cao nhận thức về vai trò của thiết bị dạy học và quản lý thiết bị dạy học trường trung học phổ thông; quản lý sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả; quản lý việc xây dựng, mua sắm, trang bị thiết bị dạy học; quản lý việc bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị dạy học; quản lý việc tổ chức các điều kiện hỗ trợ khác và nhóm biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

Qua nghiên cứu “Biện pháp quản lý phương tiện dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam” [13], tác giả Võ Đăng Chín có những đánh giá về thực trạng phương tiện dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Nam Trà My cho thấy chất lượng phương tiện dạy học không đảm bảo, gây khó khăn cho giáo viên trong quá trình lên lớp; tính đồng bộ chưa cao; việc trang bị phương tiện dạy học của các trường trung học cơ sở chủ yếu dựa vào nguồn Ngân sách Nhà nước cấp phát.Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy hiện nay còn hạn chế, thiết bị còn nghèo nàn. Hiệu quả sử dụng phương tiện dạy học chưa đạt hiệu quả cao. Thực trạng quản lý phương tiện dạy học: việc trang bị phương tiện dạy học; việc khai thác, sử dụng; việc bảo quản, sửa chữa; việc tự tạo; huy động các nguồn lực tài chính và việc khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin đều khá hạn chế. Khắc phục những hạn chế này, tác giả đưa ra các biện pháp: nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về ý nghĩa, tầm quan trọng của phương tiện dạy học đối với quá trình dạy học; quản lý việc trang bị và hoàn thiện phương tiện

dạy học; quản lý việc khai thác, sử dụng phương tiện dạy học; quản lý công tác bảo quản, bảo dư ng và sửa chữa phương tiện dạy học và tổ chức các điều kiện hỗ trợ phương tiện dạy học.

Cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc xây dựng, sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy - học ở trường phổ thông Việt Nam” của tác giả Trần Quốc Đắc [15] chỉ ra rằngphương tiện, thiết bị trường học có vai trò quan trọng trong các điều kiện vật chất của nhà trường, là công cụ lao động của giáo viên, là phương tiện giúp học sinh dễ hiểu khái niệm, dễ lĩnh hội kiến thức, giúp học sinh hình thành những kĩ năng cần thiết. Tác giả còn đưa ra những thống kê về hiệu quả của việc sử dụng các loại phương tiện tương ứng với các phương pháp dạy học như 10% với những gì đọc được, nghe 20%, 30% nhìn, 50% nhìn và nghe, 80% với những gì nói được và 90% với những gì nói và làm được. Do vậy, trong các nhà trường cần có thiết bị giáo dục đầy đủ để học sinh thí nghiệm, thực hành. Khẳng định tính quan trọng của phương tiện, cơ sở vật chất các trường cần quản lý lập kế hoạch mua sắm, trang bị, tiếp nhận, phân phối thiết bị giáo dục theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước, phù hợp với chương trình giáo dục; quản lý công tác tổ chức qua việc bố trí người phụ trách thiết bị trường học; quản lý công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng trang thiết bị, phương tiện dạy học.

Nghiên cứu “Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa” [5] của tác giả Lương khắc Bình năm 2014. Tác giả đánh giá thực trạng giáo dục huyện Nông Cống về quy mô học sinh và mạng lưới trường lớp cấp trung học cơ sở; về cơ sở vật chất, trang thiết bị, các nguồn tài lực, vật lực cho phát triển giáo dục trung học cơ sở; công tác quản lý thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở; việc bổ sung mua sắm thiết bị dạy học; công tác bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa và thực trạng khai thác, sử dụng thiết bị dạy học phục vụ dạy học và học tập, từ đó chỉ ra những ưu điểm và hạn chế. Để khắc phục những hạn chế của việc quản lý trang thiết bị, phương tiện dạy học tác giả đã đưa ra tám biện pháp đề xuất gồm nâng cao nhận thức cho cán bộ nhan viên, giáo viên và học sinh trong việc sử dụng và bảo quản trang thiết bị; nâng cao năng lực quản lý thiết bị dạy học cho cán bộ quản lý, các bộ phận chức năng; kế hoạch hóa việc xây dựng, bổ sung, mua sắm thiết bị dạy học; tăng cường công tác bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa;

nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng; tăng cường xã hội hóa trong quản lý xây dựng thiết bị dạy học; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng, bảo quản và làm tốt công tác thi đua, khen thưởng trong quản lý, sử dụng trang thiết bị dạy học.

Nghiên cứu về quản lý thiết bị dạy học ở trường phổ thông có thể đề cập đến hai tác giả Tạ Xuân Chính với công trình “Quản lý thiết bị dạy học ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Điện Biên trong giai đoạn hiện nay” [18] và tác giả Lê Thị Thu Hằng “Quản lý thiết bị dạy học tại các trường trung học cơ sở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay” [26]. Cả hai tác giả chủ yếu tập trung vào phân tích, đánh giá thực trạng quản lý việc trang bị thiết bị dạy học, quản lý bảo quản thiết bị dạy học và quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học, chưa làm rõ việc lập kế hoạch quản lý, tổ chức thực hiện kế hoạch.

Có thể khái quát về những nghiên cứu trong nước và ngoài nước và những vấn đề luận văn sẽ tập trung nghiên cứu:

- Khái quát kết quả các công trình nghiên cứu có liên quan

Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài được nêu ra ở trên liên quan đến việc khai thác và sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học cũng như việc quản lý khai thác và sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học. Những kết quả nghiên cứu đó có ý nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết những nhiệm vụ trọng tâm của luận văn. Có thể rút ra một số nhận xét chung như:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

+ Các nghiên cứu đi sâu khai thác việc ứng dụng công nghệ thông tin như một trong những phương tiện dạy học hiện đại, do vậy cần chú trọng đào tạo giáo viên giỏi về công nghệ thông tin.

+ Chất lượng dạy của giáo viên và chất lượng học của học sinh gắn liền với tương quan về tính hiệu quả của việc đầu tư cơ sở vật chất và hiệu quả khai thác các cơ sở vật chất.

Quản lý sử dụng phương tiện thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương - 4

+ Đề cao vai trò của phương tiện, thiết bị dạy học và đội ngũ quản lý, phụ trách phương tiện, thiết bị dạy học cần được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ.

+ Đi liền với việc quản lý khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học cần quản lý việc bảo dưỡng, sửa chữa.

- Những vấn đề luận văn sẽ tập trung nghiên cứu

Đã có những nghiên cứu, phân tích và làm rõ vai trò của phương tiện, thiết bị dạy học, nhưng vấn đề đang đặt ra là làm thế nào để quản lý các trang thiết bị,

phương tiện dạy học đạt hiệu quả cao hơn. Đây chính là vấn đề mà luận văn cần làm rõ. Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:

Một là, nghiên cứu những vấn đề lý luận về thực trạng khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học và quản lý các hoạt động này, từ đó có những phân tích, đánh giá về quản lý khai thác, sử dụng các trang thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở.

Hai là, khảo sát, đánh giá thực trạng khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học và quản lý khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở, xác định nguyên nhân và những vấn đề đặt ra từ thực trạng đó.

Ba là, đề xuất các biện pháp và khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng quản lý khai thác, sử dụng trang thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở.

1.2. Lý luận về phương tiện, thiết bị dạy học

1.2.1. Khái niệm phương tiện, thiết bị dạy học

Theo Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, phương tiện là cái dùng để làm một việc gì, để đạt mục đích nào đó [31, tr.793]. Theo Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên, mục từ thiết bị:Thiết bị là tổng thể nói chung những máy móc, dụng cụ, phụ tùng cần thiết cho một hoạt động nào đó [33, tr.942].

Quan điểm của tác giả Vũ Trọng Rỹ (1997): Thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học là thuật ngữ chỉ một đối tượng vật chất hoặc một nhóm đối tượng vật chất mà giáo viên sử dụng với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của của học sinh, còn đối với học sinh thì đó là nguồn tri thức, là phương tiện giúp học sinh lĩnh hội các khái niệm, định luật, thuyết khoa học, hình thành ở họ các kỹ năng, kỹ xảo đảm bảo việc thực hiện mục tiêu dạy học [29].

Tác giả Đỗ Tiến Đạt quan niệm: Phương tiện, thiết bị dạy học (hay còn gọi là đồ dùng dạy học) là các phương tiện vật chất, sự vật, hiện tượng chứa đựng hoặc chuyển tải những thông tin về nội dụng dạy học hỗ trợ giáo viên, học sinh tổ chức và tiến hành hợp lý, có hiệu quả quá trình dạy học [23].

Theo quan điểm của tác giả Nguyễn Văn Hộ (2002): Phương tiện dạy học là đối tượng vật chất giúp cho giáo viên và học sinh tổ chức có hiệu quả quá trình dạy học nhằm đạt dược mục đích dạy học. Nhờ những đối tượng vật chất này, giáo viên

tiến hành tổ chức, điều khiển quá trình dạy học giúp học sinh tự tổ chức hoạt động nhận thức của mình một cách có hiệu quả [19, tr.102].

Theo tác giả Trần Quốc Đắc (2013): Phương tiện, thiết bị dạy học là những đối tượng vật chất được giáo viên sử dụng với tư cách là những phương tiện tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của người học nhằm đạt mục tiêu dạy học [15, tr.1].

Kế thừa các quan điểm nói trên, chúng tôi cho rằng: Phương tiện, thiết bị dạy học là hệ thống các trang thiết bị, các công cụ hỗ trợ cho hoạt động dạy và học, nhằm mục đích nâng cao chất lượng hoạt động dạy của giáo viên và nâng cao chất lượng tiếp thu bài học của học sinh.

Như vậy:

- Phương tiện, thiết bị dạy học là hệ thống các trang thiết bị được giáo viên sử dụng như là công cụ hỗ trợ trong việc nâng cao hiệu quả của bài dạy và góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh, là nhân tố quan trọng trong việc truyền tải kiến thức từ người dạy đến người học.

- Phương tiện dạy học là những phương tiện mang tin, truyền tin và phương tiện tương tác trong hỗ trợ và điều khiển quá trình dạy học.

- Phương tiện, thiết bị dạy học rất linh hoạt và đa dạng, tùy theo bộ môn, bài học để giáo viên lựa chọn, sử dụng thích hợp với nội dung bài dạy.

1.2.2. Các loại phương tiện, thiết bị dạy học

a) Phân loại theo tính chất của phương tiện dạy học

Các nhà giáo dục phân loại các phương tiện dạy học thành hai thành phần: phần cứng (hardware) và phần mềm (software).

Phần cứng là cơ sở để thực hiện các nguyên lý thiết kế, phát triển các loại thiết bị cơ, điện, điện tử…theo các yêu cầu biểu diễn nội dung bài giảng. Các phương tiện chiếu radio, cassette, máy thu hình, máy dạy học, máy tính…được gọi là phần cứng. Phần cứng là kết quả tác động của sự phát triển khoa học kỹ thuật trong nhiều thế kỷ. Phần cứng đã cơ giới hoá, điện tử hoá quá trình dạy học, nhờ đó thầy giáo có thể dạy cho nhiều học sinh, truyền đạt nội dung nhiều và nhanh hơn mà không tiêu hao nhiều sức lực.

Phần mềm sử dụng các nguyên lý sư phạm, tâm lý, khoa học kỹ thuật để cung cấp cho học sinh một khối lượng kiến thức hay cải thiện cách ứng xử cho học sinh.

Chương trình môn học, báo chí, sách vở, tạp chí, tài liệu giáo khoa…được gọi là phần mềm. Phần mềm được đặc trưng bằng sự phân tích, mô tả chính xác đối tượng, sự lựa chọn mục tiêu, sự đánh giá củng cố kiến thức.

Sự phân loại trên mang tính chất tổng quát. Ngoài ra đi sâu vào các loại phương tiện dạy học cụ thể, chúng ta có thể chia ra làm nhiều loại tuỳ theo tính chất, cấu tạo, mức độ phức tạp…

Phân loại theo tính chất, các phương tiện dạy học được chia thành hai nhóm:

* Nhóm truyền tin cung cấp cho các giác quan của học sinh dưới dạng tiếng hoặc hình ảnh hoặc cả hai cùng một lúc. Những phương tiện truyền tin trong giáo dục phần lớn là các thiết bị dùng trong sinh hoạt gồm có:

Máy chiếu phản xạ Máy chiếu qua đầu Máy chiếu slide Máy chiếu phim

Máy chiếu phim dương bản Máy ghi âm

Máy quay đĩa Máy thu thanh Máy thu hình Máy dạy học Máy tính Camera

Máy truyền ảnh Phòng dạy tiếng

Các phương tiện ghi chép

* Nhóm mang tin là nhóm mà bản thân mỗi phương tiện đều chứa đựng một khối lượng tin nhất định. Những tin này được bố trí trên những vật liệu khác nhau và dưới các dạng riêng biệt. Các phương tiện mang tin được nghiên cứu, thiết kế theo các nguyên tắc sư phạm và khoa học kĩ thuật nhằm chuyển tải các thông điệp đến người học một cách thuận lợi và chính xác.

Những phương tiện mang tin gồm có các loại như sau:

- Các tài liệu in: là các phương tiện mang tin về các sự vật, hiện tượng và các quá trình xảy ra trong tự nhiên được thể hiện dưới dạng viết, vẽ…gồm có:

+ Những tài liệu chép tay, vở viết, các tài liệu in và vẽ;

+ Sổ tay tra cứu, các tài liệu hướng dẫn;

+ Sách giáo khoa, sách chuyên môn;

+ Sách bài tập, chương trình môn học.

- Những phương tiện mang tin thính giác: là các phương tiện mang tin dưới dạng tiếng gồm có:

+ Đĩa âm thanh;

+ Băng âm thanh;

+ Chương trình phát thanh;

- Những phương tiện mang tin thị giác: là các phương tiện được trình bày và lưu trữ tin dưới dạng hình ảnh gồm có:

+ Tranh tường, bản đồ, biểu bảng, đồ thị;

+ ảnh đen trắng và màu;

+ Phim dương bản;

+ Slide;

+ Phim câm;

+ Phim vòng.

- Những phương tiện mang tin nghe nhìn: là nhóm hỗn hợp mang tin cả tiếng lẫn hình. Có một yếu tố tâm lí rõ ràng là nếu như càng nhiều giác quan tham gia vào việc tiếp nhận những “tác nhân kích thích” thì việc hình thành những khái niệm và ghi nhớ kiến thức càng dễ dàng hơn. Phương tiện mang tin nghe nhìn chiếm vị trí quan trọng trong việc truyền và tiếp thụ kiến thức.

- Các phương tiện mang tin nghe nhìn gồm có:

+ Phim có tiếng;

+ Slide có băng âm thanh kèm theo;

+ Các buổi truyền hình;

+ Các buổi ghi hình;

+ Video;

+ Phương tiện đa chức năng (mutilmedia).

- Những phương tiện mang tin dùng cho việc hình thành khái niệm hay tập dượt: Với sự giúp đỡ của những phương tiện này, học sinh có thể làm quen với các thiết bị và công cụ sản xuất trong thực tế. Các quy trình sản xuất và các thao tác làm việc cũng như các hoạt động của máy móc có thể được mô hình hoá và sao chép lại. Các phương tiện này tạo khả năng và thói quen nghề nghiệp, kỹ năng, kỹ xảo và năng lực ứng xử theo yêu cầu đào tạo.

- Các phương tiện thuộc loại này gồm có:

+ Các nguyên vật liệu độc đáo (đồ vật, chế phẩm, bộ sưu tập…);

+ Mô hình (tĩnh và động);

+ Tranh lắp ghép hoặc dán;

+ Phương tiện và vật liệu thí nghiệm;

+ Các thiết bị luyện tập;

+ Các phương tiện sản xuất.

- Tổ hợp mang tin: Nét đặc trưng của nhóm này là sự ảnh hưởng của chúng đã giúp ích rất nhiều cho giáo viên và học sinh trong việc dạy và học để đạt được đúng mục đích của quá trình đào tạo.

Tổ hợp phương tiện dạy học là phương tiện dùng để dạy tập thể dưới sự điều khiển của thầy giáo tạo điều kiện thúc đẩy tính tích cực và các hoạt động học tập của học sinh.

b) Phân loại theo cách sử dụng

Các phương tiện dạy học được chia làm hai nhóm:

* Phương tiện dùng trực tiếp để dạy học

Nhóm này lại chia thành hai nhóm nhỏ:

- Các phương tiện truyền thống là các phương tiện đã được sử dụng từ lâu đời và ngày nay từng lúc, từng nơi vẫn còn được sử dụng.

- Các phương tiện nghe nhìn được hình thành do sự phát triển của các ngành khoa học kĩ thuật, đặc biệt là ngành điện tử. Do có hiệu quả cao trong truyền thông dạy học nên phương tiện nghe nhìn được sử dụng ngày càng nhiều trong quá trình dạy học.

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 08/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí