Phương Pháp Xử Lý Số Liệu Bằng Thống Kê Toán Học Với Sự Trợ Giúp Của Spss (Statistical Package For The Social Sciences)

xây dựng, khai thác các phương tiện, trang thiết bị và đồ dùng dạy học. Kết quả thực hiện mua sắm, sử dụng, bảo quản các phương tiện, trang thiết bị phục vụ dạy và học

Quan sát hoạt động quản lý, khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học qua lập kế hoạch năm học, kế hoạch tổng thể, kế hoạch xây dựng và trang bị phòng học chuyên dùng, kế hoạch kiểm kê, thanh lý.

Quan sát việc tổ chức thực hiện kế hoạch: Xây dựng và thực hiện các quy định về việc khai thác, sử dụng, bảo quản phương tiện, trang thiết bị dạy học; tổ chức kiểm tra, đánh giá công tác quản lý, xây dựng, mua sắm, khai thác, sử dụng, bảo quản, thanh lý, bổ sung trang thiết bị

Quan sát hoạt động kiểm tra, đánh giá công tác thiết bị dạy học: Kiểm tra việc giáo viên, học sinh tham gia xây dựng, sưu tầm, sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học; động viên, khen thưởng, nhắc nhở, uốn nắn cán bộ giáo viên về công tác này và rút kinh nghiệm, hoàn thiện các biện pháp quản lý việc xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học

c) Cách tiến hành

Làm việc với các trường để nắm tình hình khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học. Các quan sát được tiến hành công khai và có báo cáo trước khi tiến hành cách quan sát.

Tiến hành quan sát thử, rút kinh nghiệm, hoàn thiện bản kế hoạch quan sát, quan sát chính thức.

Trong quá trình quan sát chính thức có ghi chép đầy đủ về các nội dung cần quan sát.

Làm sạch các biên bản quan sát và sắp xếp lại nội dung thống nhất, biên tập lại về mặt nội dung và câu chữ. Sau đó xử lý và phân tích một cách sơ bộ, đánh giá về các nội dung quan sát.

7.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

a) Mục tiêu của phương pháp

Xác định những kết quả thực tiễn của việc khác thác, sử dụng và quản lý khai thác, sử dụng các trang thiết bị, phương tiện dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

Quản lý sử dụng phương tiện thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương - 3

b) Nội dung của phương pháp

Đánh giá mức độ thực hiện công việc xây dựng, khai thác phương tiện đồ dùng dạy học và đánh giá các biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở giàu truyền thống trên địa bàn huyện Ninh Giang qua các kết quả cụ thể như việc lập kế hoạch, xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học theo năm học, theo học kỳ hay theo kế hoạch chung của nhà trường.

Đánh giá các kết quả quản lý, khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở có nhiều thành tích qua các năm học về tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm tra, đánh giá công tác thiết bị dạy học trong và ngoài huyện Ninh Giang.

c) Cách tiến hành

Xem xét lại những thành quả của hoạt đông thực tiễn trong quá khứ để rút ra những kết luận bổ ích cho thực tiễn nghiên cứu quản lý khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học.

Chọn điển hình tốt hoặc xấu của thực tiễn giáo dục.

Mô tả việc khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học và quản lý khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học trên cơ sở quan sát, phỏng vấn, nghiên cứu tài liệu, sản phẩm của việc quản lý khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở.

Phân tích từng mặt, phân tích nguyên nhân, bản chất của thực trạng quản lý khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học về lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm tra, đánh giá hiệu quả khai thác, sử dụng thiết bị dạy học.

Hệ thống hóa các sự kiện đó, phân loại những sản phẩm, những nguyên nhân, hệ quả, nguồn gốc, sự diễn biến, qui luật diễn biến.

Viết thành văn bản tổng kết và đánh giá những kết quả, kinh nghiệm, bằng đối chiếu với thực tiễn.

7.2.5. Phương pháp phỏng vấn sâu (Phụ lục 4)

a) Mục tiêu của phương pháp

Thu thập thêm các bằng chứng về mặt thực tiễn để khẳng định việc quản lý khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở,

bổ sung cho các nghiên cứu về định lượng nhằm đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý xây dựng, khai thác trang thiết bị, phương tiện dạy học đem lại kết quả cao hơn.

b) Nội dung của phương pháp

Các câu hỏi phỏng vấn tập trung vào khía cạnh khai thác những thông tin về những thuận lợi, khó khăn trong công tác xây dựng, khai thác, sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở và mức độ thực hiện xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện đồ dùng dạy học.

Về biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học ở trường đồng chí đang công tác, các câu hỏi tập trung vào khai thác thông tin về việc chỉ đạo lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch; kiểm tra, đánh giá việc xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học.

Tìm hiểu nhận thức của các khách thể về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan, chủ quan tới việc xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở.

c) Cách tiến hành

Việc phỏng vấn được tiến hành theo hai cách, với những phỏng vấn công khai với Ban Giám hiệu, giáo viên, cán bộ phụ trách trang thiết bị về mục đích, nội dung, tiến trình quan sát phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

Các kết quả phỏng vấn được sử dụng trong phân tích kết quả thực trạng về mặt định tính tập hợp thành biên bản và xử lý theo định tính.

7.2.6. Phương pháp khảo nghiệm

a) Mục tiêu của phương pháp

Tìm hiểu nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, qua đó có cơ sở để triển khai các biện pháp đề xuất vào thực tiễn nâng cao hiệu quả quản lý khai thác, sử dụng trang thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở.

b) Nội dung của phương pháp

Tăng cường quản lý chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách thiết bị đồ dùng dạy học

Khai thác, sử dựng trang thiết bị dạy học có hiệu quả.

Kiểm tra, đánh giá việc giáo viên, học sinh sử dụng trang thiết bị phương tiện dạy học.

Bảo quản, kiểm kê, thanh lý, bổ sung các phương tiện, trang thiết bị dạy học Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác quản lý trang thiết bị dạy học.

c) Cách tiến hành

Phương pháp này được tiến hành trên các đối tượng là cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ thiết bị trường học để đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Khảo nghiệm được tiến hành đồng thời với khảo sát nhận thức của các khách thể về thực trạng quản lý các trang thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học với sự trợ giúp của SPSS (Statistical Package for the Social Sciences)

a) Mục tiêu của phương pháp

Thu thập các số liệu về mặt định lượng, sau đó các số liệu được phân tích, tổng hợp hóa, so sánh về mặt định tính để rút ra những kết luận cần thiết về thực trạng quản lý trang thiết, bị, phương tiện dạy học.

b) Nội dung của phương pháp

Tính điểm trung bình của thang đo, điểm trung bình của item, độ lệch chuẩn, tương quan giữa các biến. Trong đó sử dụng thống kê mô tả và thống kê suy luận.

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực trạng khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở

Thống kê suy luận nhằm suy ra những đặc điểm cơ bản từ phân tích dữ liệu khảo sát thực trạng quản lý khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở.

c) Cách tiến hành

Sử dụng phần mềm máy tính để xử lý các số liệu nghiên cứu với sự trợ giúp của SPSS 18.0. Những số liệu khảo sát được được xử lý bằng phương pháp thống kê toán học.

8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài mở đầu, kết luận và khuyến nghị,danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về biện pháp khai thác, sử dụng phương tiện thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý khai thác sử dụng thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

Chương 3: Biện pháp quản lý khai thác sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ KHAI THÁC, SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài về việc khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học

Những nghiên cứu về việc khai thác, sử dụng và quản lý việc khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị trường học có thể kể đến các nghiên cứu tiêu biểu sau:

Hội đồng Quốc gia về Đánh giá chương trình giáo dục phổ thông của Ai Len năm 2004 đã có nghiên cứu về “Ứng dụng của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong chương trình giáo dục trung học cơ sở cho giáo viên” [55]. Hội đồng chỉ ra hiệu quả của việc giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin - một phương tiện dạy học góp phần nâng cao đồng thời kết quả dạy học và kết quả học tập của học sinh. Do vậy, giáo viên cần được đào tạo và nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin và các phương tiện dạy học hiện đại khác vào quá trình dạy học.

Cùng hướng nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông như một phương tiện dạy học trong nhà trường phổ thông còn có Eamon Stack. Năm 2008, Eamon Stack đã công bố công trình nghiên cứu “Công nghệ truyền thông và thông tin trong nhà trường” đã nhận định sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông trong xã hội và việc vận dụng những thành tựu này vào trong các nhà trường nói chung và trong nhà trường phổ thông nói trên là cần thiết. Tác giả khẳng định những trường đi đầu trong việc khai thác, ứng dụng thành tựu công nghệ, máy tính vào dạy học kết quả giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh thường cao hơn so với những trường không hoặc ứng dụng không đầy đủ [54].

Các tác giả người Anh Sara Hennessy, Brown Onguko, David Harrison, Enos Kiforo Ang’ondi, Susan Namalefe, Azra Naseem and Leonard Wamakote với công trình nghiên cứu “Phát triển việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để nâng cao khả năng giảng dạy và học tập ở các trường học ở Đông Phi” năm 2010 cho rằng hầu hết các chính phủ ở Đông Phi chưa chú trọng vào việc vận dụng những phương tiện, thiết bị dạy học vào các nhà trường. Nguyên nhân chính được cho là sự khó khăn về kinh tế. Và với sự hỗ trợ của Chính phủ Anh, nhiều trường đã được tài

trợ công nghệ thông tin và các phương tiện, thiết bị hiện đại đã góp phần nâng cao hứng thú học tập của người học và cải thiện chất lượng giảng dạy của giáo viên [56].

Nhóm tác giả Andrea Garavaglia Valentina Garzia, LiviaPetti thuộc Đại học Milano-Bicocca, Italia trong nghiên cứu “Tích hợp máy vi tính vào lớp học như thiết bị trường học: Nghiên cứu điển hình ở trường trung học cơ sở” đăng trên kỷ yếu Hội thảo quốc tế lần thứ 2 về nghiên cứu công nghệ giáo dục đã khẳng định trong những năm gần đây, các trường phổ thông ở Ý ngày càng tăng xu hướng dự án số hoá liên quan đến việc tích hợp các công nghệ mới vào trong lớp học. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng giáo viên cần phải có được kỹ năng số cao để thực hiện các bài học với việc sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại, công nghệ một cách có ý nghĩa và máy tính được xem như là một sản phẩm có mạt trong mọi cấp học, tuy nhiên nó không thể thay thế tất cả các công cụ của lớp học truyền thống [53].

Nghiên cứu “Nguồn lực và trang thiết bị giúp nâng cao hiệu quả dạy và học của toán học và các khoa học khác” [58] của UNESCO do Dự án FEMSA tài trợ ở các nước châu Phi. Cameroon bao gồm 12 trường trung học, trong đó có 7 trường là Tiếng Pháp và 5 Tiếng Anh; và 16 trường tiểu học - 12 Pháp ngữ và 4 tiếng Anh. Ở Ghana, 18 giáo viên và 130 giáo viên từ 12 trường trung học phổ thông (lớp 10-12) và 12 trường trung học cơ sở (lớp 7-9), Tanzania được đại diện bởi 14 trường trung học cơ sở và 12 trường tiểu học và 10 trường tiểu học ở Uganda và 12 trường tiểu học. Tổng thể việc lựa chọn bao gồm một khu vực địa lý và kinh tế xã hội rộng khắp ở mỗi quốc gia,tất cả các trường học được nghiên cứu là các trường công lập. Nghiên cứu chỉ ra những trường nào được đầu tư tốt hệ thống các phương tiện, thiết bị trường học như phòng học, văn phòng, thư viện, phòng thí nghiệm, nhà xưởng, nhà sách, phòng nhân viên, đồ nội thất, máy chiếu, máy chiếu và máy chiếu; máy tính, tivi, bảng hiển thị,... có tác động đáng kể đến chất lượng dạy và học. Ngược lại, những trường không được chính phủ đầu tư chất lượng dạy và học sẽ rất thấp.

Tóm lại, các nghiên cứu trên đã chỉ ra vai trò quan trọng của phương tiện, thiết bị dạy học trong các nhà trường phổ thông. Những trường nào được đầu tư tốt cũng như khả năng khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở tốt sẽ có chất lượng dạy và học đề tốt. Ngược lại, những trường không được đầu tư hoặc giáo viên, học sinh ít sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học kết quả bộc lộ

nhiều hạn chế. Tuy nhiên, điểm hạn chế trong các nghiên cứu trên các tác giả chưa chỉ rõ ở các trường có kết quả tốt trong việc sử dụng phương tiện dạy học thì phương pháp lập kế hoạch, cách tổ chức thực hiện chưa rõ để các trường khác có thể học tập kinh nghiệm.

1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước về việc khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học

Có thể nói những nghiên cứu về việc xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học trong các cấp học ở bậc phổ thông được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau, thể hiện qua một số nghiên cứu sau:

Năm 2002 Viện Khoa học Giáo dục cho ấn bản công trình“Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc xây dựng, sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy - học ở trường phổ thông Việt Nam” [32], nội dung công trình đề cập đến tầm quan trọng của việc sử dụng hệ thống cơ sở vật chất vào hoạt động dạy và học, các điều kiện phương tiện cần thiết trong nhà trường phục vụ dạy và học cần được đảm bảo theo quy chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các trường bên cạnh sự quan tâm của lãnh đạo các cấp cần chủ động tạo sự sáng tạo cho giáo viên trong việc tạo ra đồ dùng, phương tiện dạy học còn cần sáng tạo trong cách sử dụng để nâng cao hiệu quả, tính năng của phương tiện hỗ trợ cho dạy học.

Tác giả Vương Ngọc Lê trong nghiên cứu“Thực trạng quản lý cơ sở vật chất ở các trường trung học cơ sở huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ” [24] chỉ ra thực trạng các trường trung học cơ sở ở huyện Vĩnh Thạnh mặc dù được đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất cả về hệ thống trường lớp, hệ thống trang thiết bị, phương tiện dạy học nhưng thực tế cần được quan tâm đầu tư hơn nữa các trang thiết bị dạy học hiện đại, bản thân đội ngũ giáo viên quản lý trang thiết bị cần được đào tạo, bồi dưỡng hàng năm để đáp ứng yêu cầu thực tế, vừa để tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở vật chất thiết bị trường học. Do đó, cần có biện pháp quản lý hiệu quả hơn nữa của đội ngũ Ban Giám hiệu, nhất là vai trò của một thành viên trong Ban Giám hiệu được giao phụ trách cơ sở vật chất cần sâu sát hơn nữa với việc quản lý và sử dụng cơ sở vật chất trong dạy học.

Nghiên cứu của tác giả Trần Đức Hùng “Biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở trường trung học phổ thông tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay” [20] công bố năm 2012. Từ việc đánh giá thực trạng quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học trên các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/06/2023