* Phương tiện dùng để chuẩn bị và điều khiển lớp học
Nhóm này gồm có các phương tiện hỗ trợ, phương tiện ghi chép và các phương tiện khác.
- Phương tiện hỗ trợ: Các loại bảng viết, các giá cố định và lưu động dùng đặt các phương tiện trình diễn, thiết bị thay đổi cường độ ánh sáng trong lớp…nhằm giúp cho thầy giáo sử dụng phương tiện được dễ dàng, có hiệu quả cao và không lam gián đoạn quá trình giảng dạy cảu thầy giáo.
- Phương tiện ghi chép: Các phương tiện giúp cho việc chuẩn bị bài giảng, lưu trữ số liệu và kiểm tra kết quả học tập của học sinh được nhanh chóng và dễ dàng.
Ngày nay máy vi tính được sử dụng nhiều trong các trường học và được coi như một phương tiện được dùng để trực tiếp dạy học, vừa có thể dùng cho việc kiểm tra, lưu trữ tài liệu và chuẩn bị bài giảng. Hình 2-2 trình bày các loại phương tiện theo mỗi nhóm.
c) Phân loại theo mức độ chế tạo phức tạp.
Các loại phương tiện cũng được chia làm hai nhóm:
* Loại chế tạo không phức tạp:
Loại này có các tính chất sau:
- Do thầy giáo tự nghiên cứu, phát triển
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý sử dụng phương tiện thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương - 2
- Phương Pháp Xử Lý Số Liệu Bằng Thống Kê Toán Học Với Sự Trợ Giúp Của Spss (Statistical Package For The Social Sciences)
- Lý Luận Về Phương Tiện, Thiết Bị Dạy Học
- Lý Luận Về Quản Lý Khai Thác, Sử Dụng Phương Tiện, Thiết Bị Dạy Học Ở Trường Học Cơ Sở
- Chỉ Đạo Của Hiệu Trưởng Trong Việc Khai Thác, Sử Dụng Phương Tiện, Thiết Bị Dạy Học Ở Trường Trung Học Cơ Sở
- Tình Hình Giáo Dục Nói Chung Và Giáo Dục Trung Học Cơ Sở Nói Riêng
Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.
- Cần ít thời gian chế tạo
- Sản phẩm của mỗi thầy giáo làm ra chỉ thích hợp riêng với thầy giáo đó khi dạy học.
- Giá thành chế tạo không quá cao
- Có thể dễ dàng cải tiến
- Tuổi thọ sử dụng thường ngắn (không quá hai năm)
* Loại chế tạo phức tạp
Loại này có các tính chất sau:
- Được nghiên cứu và phát triển bởi một nhóm người (gồm kĩ thuật viên và giáo viên)
- Cần nhiều thời gian để chế tạo
- Sản phẩm làm ra được dùng phổ biến cho nhiều thầy giáo và ở nhiều nơi, thường là các phương tiện dùng cho nhóm học sinh có kèm theo các tài liệu hướng dẫn cho thầy và trò
- Giá thành tương đối cao
- Thường là sản phẩm hoàn hảo (được thẩm định cẩn thận)
1.2.3. Các yêu cầu đối với phương tiện, thiết bị dạy học và sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học
- Phù hợp với yêu cầu về đổi mới nội dung và đổi mới phương pháp của chương trình giáo dục .
- Phù hợp đối tượng: an toàn cho người sử dụng, phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, khả năng và đặc điểm tư duy của học sinh.
- Đảm bảo các tính chất sau:
+Tính khoa học: là mức độ chuẩn xác trong việc phản ánh hiện thực.
+Tính sư phạm: là sự phù hợp với các yêu cầu về mặt sư phạm như độ rõ, kích thước, màu sắc, dể sử dụng…
+Tính kinh tế: là giá thành tương xứng với hiệu quả giáo dục và đào tạo.
Sử dụng phương tiện
- Sử dụng phương tiện đúng lúc: giáo viên sử dụng vào thời điểm phù hợp nhất, khi học sinh đang muốn được nghe nhìn, nhớ lại hoặc hình dung, khi các em đang muốn thay đổi trạng thái học tập…
- Sử dụng phương tiện đúng chỗ: giáo viên để phương tiện ở vị trí thích hợp, giúp mọi học sinh đều nhìn thấy, nghe thấy. Phải đảm bảo sự an toàn của giáo viên, học sinh cũng như giữ gìn phương tiện trong quá trình dạy học… Ví dụ: giáo viên không nên treo tranh ảnh ở vị trí mà học sinh khó quan sát, không nên dùng máy chiếu và màn hình mà chiếm hết không gian của lớp học, không nên để học sinh tiếp xúc với nguồn điện…
- Mức độ sử dụng phù hợp: mỗi phương tiện có mức độ sử dụng khác nhau và giáo viên phải sử dụng với mức độ phù hợp, tránh hình thức hoặc tránh lạm dụng. Khi sử dụng phương tiện dạy học không làm hạn chế hiệu quả của các phương pháp dạy học như phát vấn, thuyết trình…
1.2.4. Vai trò của phương tiện, thiết bị dạy học trong quá trình dạy học
Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần 2, khóa VIII: “…Tất cả các trường phổ thông đều có… các trang thiết bị tối thiểu để thực hiện các thí nghiệm trong chương trình. Sớm chấm dứt tình trạng dạy chay” [20] để nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
Phương tiện, thiết bị dạy học giảm nhẹ công việc của giáo viên và giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi. Có được các phương tiện thích hợp, người GV sẽ phát huy hết năng lực sáng tạo của mình trong công tác giảng dạy, làm cho hoạt động nhận thức của học sinh trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn, tạo ra cho học sinh những tình cảm tốt đẹp với môn học, nên khi đưa những phương tiện vào quá trình dạy học, giáo viên có điều kiện để nâng cao tính tích cực, độc lập của học sinh và từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng, kỹ xảo của các em.
Nhược điểm trong phương pháp dạy học truyền thống là nặng về truyền đạt một chiều (nổi bật là thầy đọc trò ghi), lối dạy này trò thụ động tiếp nhận kiến thức, vận dụng nhiều khả năng ghi nhớ, sao chép ít được thực hành, thể hiện sự độc lập trong tư duy. Để thực hiện được việc đổi mới phương pháp dạy học cần áp dụng nhiều yếu tố, một trong yếu tố rất quan trọng đó là ứng dụng các trang thiết bị dạy kỹ thuật hiện đại trong giảng dạy sao cho hiệu quả luôn được sự quan tâm của các cấp quản lý giáo dục và bản thân mỗi người giáo viên. Do đó trong quá trình dạy học, vai trò và chức năng của các phương tiện dạy học thể hiện sự tác động đạt được mục đích dạy - học.
- Phương tiện, thiết bị dạy học giúp học sinh dể hiểu bài, hiểu bài sâu sắc hơn và nhớ bài lâu hơn.
+ Phương tiện dạy học tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự nghiên cứu dạng bề ngoài của đối tượng và các tính chất có thể tri giác trực tiếp của chúng.
+ Phương tiện dạy học giúp cụ thể hóa những cái quá trừu tượng, đơn giản hóa những máy móc và thiết bị quá phức tạp.
+ Phương tiện dạy học giúp làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học tập bộ môn, nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học.
+ Phương tiện dạy học còn giúp học sinh phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là khả năng quan sát, tư duy (phân tích, tổng hợp các hiện tượng, rút ra những kết luận có độ tin cậy,...), giúp học sinh hình thành giá trị thẩm mỹ, tính chính xác của thông tin chứa trong phương tiện.
- Giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mỗi tiết học. Giúp giáo viên điều khiển được hoạt động nhận thức của học sinh, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh được thuận lợi và có hiệu suất cao.
1.3. Lý luận về khai thác và sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở
1.3.1. Khái niệm khai thác và sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở
- Khai thác
Theo nghĩa chung nhất là khai thác là phát hiện và sử dụng những cái có ích còn ẩn giấu hoặc chưa được tận dụng [31, tr.490]. Một cách hiểu khác cho rằng khai thác là tận dụng hết khả năng tiềm tàng, đang ẩn giấu. Tóm lại, có thể hiểu khai thác là phát hiện ra những khả năng, tiềm năng của các sự vật, con người cho những mục đích nhất định.
- Sử dụng
Từ điển Ngôn ngữ học của Viện Ngôn ngữ học định nghĩa sử dụng là đem dùng vào mục đích nào đó [31, tr.876], một số ý kiến quan niệm sử dụng là dùng trong một công việc. Chúng tôi thống nhất sử dụng khái niệm theo định nghĩa của Viện Ngôn ngữ học. Mỗi sự vật, hiện tượng đều có những chức năng, công dụng nhất định và người ta có thể đêm sử dụng vào một mục đích theo yêu cầu của chủ thể.
- Khái niệm biện pháp
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học: Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể [31, tr.64].
Theo Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên: Biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành, giải quyết một vấn đề cụ thể [33, tr.161].
Như vậy, có thể hiểubiện pháp là cách thực hiện hành một vấn đề cụ thể.
- Khái niệm biện pháp khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở
Trên cơ sở tổng hợp các khái niệm trên, chúng tôi quan niệm: Biện pháp khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở là cách thức phát hiện ra những khả năng của các phương tiện, thiết bị dạy học nhằm đem lại hiệu quả của hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.
Như vậy, biện pháp khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở thể hiện qua cách thức giáo viên phát hiện ra những khả năng của các phương tiện, thiết bị trong dạy học ở trường trung học cơ sở.
Việc khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học trong quá trình dạy học phải đem lại hiệu quả cho việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh.
Giáo viên cần phát hiện ra những khả năng của các phương tiện, thiết bị dạy học và có phương pháp hiệu quả để vận dụng các phương tiện này vào các giờ giảng nhằm nâng cao hiệu quả dạy của giáo viên và hiệu quả học của học sinh.
1.3.2. Vai trò của việc khai thác, sử dựng phương tiện, thiết bị dạy học ở trường học cơ sở
Giúp cho việc học đi đôi với hành, khắc sâu và cụ thể hóa kiến thức lý thuyết, rèn luyện kỹ năng thực hành môn học, chống dạy học chay là một trong những khuyến khích cần thiết trong dạy và học thể hiện vai trò quan trọng của các phương tiện, thiết bị trong dạy học ở phổ thông nói chung và ở trường trung học cơ sở nói riêng.
Tạo hứng thú trong dạy học, làm cho việc dạy thêm hấp dẫn, giúp giáo viên, học sinh yêu thích môn học hơn vì một trong những con đường quan trọng nâng cao của học sinh trong nhận thức là việc sử dụng các phương tiện trực quan, giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc truyền tải kiến thức đến học sinh.
Góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh, tạo thuận lợi trong việc gia tăng các mức độ nhận thức từ biết, hiểu đến phân tích và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
Rèn luyện kỹ năng sử dụng phương tiện, trang thiết bị cho giáo viên và học sinh trong các môn học nhất là trong những năm qua, các trường được trang cấp nhiều trang thiết bị dạy học hiện đại, các phương tiện nghe nhìn tiên tiến điều đó đặt ra giáo viên cần chủ động tìm hiểu và nâng cao kỹ năng sử dụng phương tiện hiện đại vào dạy học và giúp học sinh tìm hiểu thực tế qua các phương tiện trực quan.
Khuyến khích giáo viên, học sinh tìm tòi, phát huy sáng kiến tìm kiếm, xây dựng, khai thác phương tiện đồ dùng dạy học. Vì vai trò quan trọng của phương tiện dạy học cũng như tính sáng tạo của giáo viên và học sinh là không giới hạn nên có sự kết hợp của giáo viên và học sinh trong tìm kiếm, khai thác và sử dụng phương tiện dạy học sẽ làm gia tăng chất lượng và hiệu quả học tập cho học sinh.
Góp phần thực hiện một tiêu chí không thể thiếu trong việc phấn đấu nhà trường đạt chuẩn quốc gia đó việc có đầy đủ trang thiết bị, phương tiện dạy học theo
quy định của Bộ Giáo dục, như sách giáo khoa, đồ dùng học tập, hệ thống các phương tiện thí nghiệm, thực hành.
1.3.3. Nội dung khai thác, sử dựng phương tiện, thiết bị dạy học ở trường học cơ sở
Huy động sự tham gia của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh va nhân dân đóng góp xây dựng, khai thác các phương tiện, trang thiết bị và đồ dùng dạy học. Việc xã hội hóa trong giáo dục nói chung và xã hội hóa trong phương tiện, thiết bị dạy học cần được đẩy mạnh hơn nữa trong các nhà trường phổ thông, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả dạy học.
Mua sắm các phương tiện, trang thiết bị phục vụ dạy và học. Cùng với việc xã hội hóa phương tiện, trang thiết bị còn cần đến việc mua sắm, trang cấp từ cấp trên và bản thân các trường cần có sự chủ động mua sắm để đảm bảo đầy đủ trang thiết bị, đáp ứng yêu cầu dạy và học cũng như yêu cầu xây dựng trường chuẩn.
Sử dụng có kết quả các phương tiện, trang thiết bị phục vụ dạy và học thể hiện khả năng vận dụng các phương tiện dạy học của giáo viên một cách linh hoạt, nhằm mô phỏng, minh chứng các nội dung của bài dạy một cách tốt nhất đến học sinh, hình thành ở học sinh nhận thức, thái độ và kỹ năng cần thiết.
Bảo quản các phương tiện, trang thiết bị phục vụ dạy và học.
Đối với Ban giám hiệu nhà trường:
Phân công thành viên chịu trách nhiệm quản lý thiết bị và phương tiện dạy học, phân công và giao trác nhiệm cho cán bộ, giáo viên phụ trách phòng thiết bị. Tổ chức nghiệm thu, tiếp nhận thiết bị - đồ dùng dạy học khi được trang bị mới.
Lập kế hoạch bảo quản và bàn giao thiết bị - đồ dùng dạy học cho các tổ chuyên môn. Tổ chức các đợt vệ sinh, thống kê, phân loại các thiết bị - đồ dùng dạy học định kỳ theo tháng, học kỳ. Đề xuất với cấp trên các việc cấp thêm thiết bị mới hay thanh lý các thiết bị không còn sử dụng được. Lập kế hoạch mua sắm mới khi có nhu cầu cần thiết.
Phê duyệt các kế hoạch thực hành, thí nghiệm, kế hoạch sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học của các của các tổ chuyên môn và giáo viên. Theo dõi, đánh giá tình hình sử dụng thiết bị-đồ dùng dạy học của các tổ chuyên môn, của các giáo viên.
Đối với tổ trưởng chuyên môn:
Cùng với lãnh đạo nhà trường chịu trách nhiệm về việc nghiệm thu, tiếp nhận mới, bảo quản, sử dụng thiết bị- đồ dùng dạy học đối với các thiết bị thuộc lĩnh vực chuyên môn của tổ mình.
Nắm được số lượng và chất lượng các thiết bị - đồ dùng dạy học thuộc tổ chuyên môn của mình.
Hàng tháng kết hợp với cán bộ thiết bị tổ chức kiểm tra đánh giá, phân loại thiết bị có lập biên bản và báo cáo bằng văn bản cho Ban giám hiệu nhà trường vào mỗi cuối tháng. Thường xuyên cập nhật tình hình thiết bị của tổ mình.
Phê duyệt kế hoạch sử dụng thiết bị-đồ dùng dạy học cho từng khối lớp, từng giáo viên trong tổ.
Đối với tổ viên:
Lập kế hoạch sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học chi tiết từng tuần, từng tháng, từng học kỳ nộp cho tổ trưởng phê duyệt.
Khi mượn thiết bị - đồ dùng dạy học phải đăng ký mượn theo quy đinh của nhà trường,mượn phải lên trước một tuần ở sổ đăng ký mượn, sử dụng thiết bị, phòng thực hành để cán bộ thiết bị tổng hợp và chuẩn bị đồ dùng.
Khi sử dụng phòng chức năng (phòng thực hành, phòng có máy chiếu, phòng hội trường, phòng vi tính,...) phải có trách nhiệm bảo quản các thiết bị trong phòng, tuân thủ nội quy của phòng đó, ghi chép chi tiết vào sổ theo dõi.
Khi có nhu cầu sử dụng phòng chức năng vào các việc khác như: sinh hoạt chuyên môn,Tin học, bồ dưỡng học sinh giỏi, ngoại khóa,… giáo viên phải báo cáo với Ban giám hiệu hoặc cán bộ phụ trách và có trách nhiệm bảo quản các phòng trong quá trình sử dụng
Đối với nhân viên phụ trách thiết bị dạy học
Lập tất cả các hồ sơ sổ sách quản lý thiết bị: danh mục thiết bị, sổ thoe dõi mượn - trả thiết bị, theo mẫu chung của Sở và hàng tháng phải trình Ban giám hiệu ký duyệt.
Thường xuyên kiểm tra đánh giá, phân loại thiết bị, có ý kiến đề xuất với tổ chuyên môn, với Ban Giám hiệu nhà trường về tình hình bảo quản và sử dụng thiết bị của giáo viên.
Cập nhật thông tin đăng ký mượn thiết bị của giáo viên, chuẩn bị thiết bị-đồ dùng dạy học theo yêu cầu của giáo viên qua phiếu mượn theo mẫu.
Tham mưu, đề xuất cho Tổ trưởng, Ban giám hiệu nhà trường các giải pháp bảo quản, vệ sinh phòng chức năng định kỳ, đề xuất thanh lý thiết bị không còn sử dụng hay mua sắm thiết bị mới.
Giáo viên phụ trách phòng vi tính, phụ trách bảo trì máy làm việc của nhà trường (kể cả các máy của tổ chuyên môn) phải có lịch bảo trì định kỳ. Khi bảo trì phải có biên bản ghi rõ: nội dung bảo trì, số máy diệt virus, số lượng máy bình thường, số lượng máy bất thường, số lượng máy đã xử lý, đề xuất giải pháp sửa chữa (nếu có).
Trợ giúp giáo viên bộ môn về kỹ thuật hay các vấn đề liên quan thiết bị dạy học khi có yêu cầu.
Chịu trách nhiệm trước Ban Giám hiệu về việc làm mất mát, hư hỏng gây thiệt hại cho nhà trường.
- Đào tạo, bồi dưỡng, quản lý đội ngũ cán bộ làm công tác thiết bị, thư viện trường học. Đội ngũ cán bộ thiết bị, thư viện trường học đóng vai trò quan trọng hỗ trợ cho giáo viên và học sinh trong việc giảng dạy và học tập. Với vai trò quan trọng như trên nên trong những năm vừa qua, Bộ Giáo dục đã cho phép một số cơ sở đào tạo cán bộ thiết bị, thư viện trường học, đồng thời có chế độ phụ cấp với đội ngũ này. Do vậy, các trường vừa phấn đấu đạt chuẩn và xây dựng thư viện đạt thư viện tiên tiến cần quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ thiết bị trường học đạt chuẩn.
- Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm thường xuyên về công tác trang thiết bị trường học để đảm bảo có được nguồn trang thiết bị đáp ứng yêu cầu dạy và học. Hơn nữa, tiếp tục chuẩn hóa đội ngũ cán bộ làm công tác thư viện, thiết bị trương học và nắm vững những ưu điểm, hạn chế của giáo viên trong sử dụng phương tiện, thiết bị trường học để có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên để phát huy tốt nhất các trang thiết bị hiện có của các trường.
1.3.4. Quy trình khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở trường học cơ sở
1.3.4.1. Khai thác phương tiện, thiết bị dạy học
Việc khai thác phương tiện, thiết bị dạy học thường qua các giai đoạn sau:
- Xác định mục tiêu khai thác: Phân tích các mục tiêu cần khai thác mà người học phải đạt được sau khi kết thúc một quá trình dạy học: