+ Lĩnh vực nhận thức thể hiện qua các thông tin bằng lời hay hình ảnh hay kỹ năng trí tuệ.
+ Lĩnh vực tình cảm được hình thành tùy theo mức độ thay đổi bên trong hay tạo nên thái độ hay giá trị của cá nhân.
+ Lĩnh vực kỹ năng hành động có thể được thấy như sự tiến bộ điều phối các công việc được yêu cầu của người học
+ Lĩnh vực tương tác cá nhân gồm: tìm kiếm và khai thác thông tin, đề xuất, xây dựng và hỗ trợ, tổng kết.
- Xác định yếu tố người dạy và người học: các đặc tính của người dạy và các đặc tính thuộc về người học, môi trường nhà trường.
- Chuẩn bị: lựa chọn các phương tiện, trang thiết bị có sẵn hoặc các trang thiết bị không có sẵn. tuy nhiên cách tốt nhất là sử dụng các loại đã có sẵn để tiết kiệm cả về chi phí và thời gian.
+ Xác định mối quan hệ giữa phương tiện, trang thiết bị dạy học với các nội dung dạy học.
+ Soạn tiêu chuẩn kỹ thuật của phương tiện, trang thiết bị dạy học.
- Triển khai gồm thử nghiệm và đánh giá về khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học.
1.3.4.2.Sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Xử Lý Số Liệu Bằng Thống Kê Toán Học Với Sự Trợ Giúp Của Spss (Statistical Package For The Social Sciences)
- Lý Luận Về Phương Tiện, Thiết Bị Dạy Học
- Các Yêu Cầu Đối Với Phương Tiện, Thiết Bị Dạy Học Và Sử Dụng Phương Tiện, Thiết Bị Dạy Học
- Chỉ Đạo Của Hiệu Trưởng Trong Việc Khai Thác, Sử Dụng Phương Tiện, Thiết Bị Dạy Học Ở Trường Trung Học Cơ Sở
- Tình Hình Giáo Dục Nói Chung Và Giáo Dục Trung Học Cơ Sở Nói Riêng
- Những Khó Khăn Trong Công Tác Xây Dựng, Khai Thác, Sử Dụng Các Phương Tiện, Thiết Bị Dạy Học Ở Trường Trung Học Cơ Sở
Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.
Ở trường trung học cơ sở có nhiều loại phương tiện, thiết bị dạy học, cho nên các bước sử dụng phương tiện khác nhau là rất khác nhau. Dưới đây chỉ giới thiệu chung về các bước sử dụng trang thiết bị dạy học ở nhà trường trung học cơ sở hiện nay:
- Sử dụng vật thật
Giáo viên phải chọn lựa những vật thật có thể đưa vào lớp học và sử dụng đúng lúc ở các giai đoạn khác nhau của quá trình dạy học.
- Các thiết bị thí nghiệm
Tạo điều kiện cho sự nghiên cứu có hệ thống, trực quan các hiện tượng, quá trình vật lí hình thành các khái niệm, nghiên cứu các định luật một cách trực tiếp.
+ Các thiết bị thí nghiệm biểu diễn Đủ lớn.
Kết quả thu được chính xác.
+ Các thiết bị thực hành Sử dụng đơn giản bằng tay
Việc lắp ráp ít tốn thời gian
Dễ dàng phối hợp, thay đổi các chi tiết
Các dụng cụ đều vững chắc, an toàn và đẹp về hình thức.
- Sử dụng mô hình vật chất
Các mô hình vật chất giữ vai trò quan trọng trong dạy học. Chúng sử dụng để minh họa, trực quan hóa các mô hình lý tưởng.
Các mô hình sử dụng trong dạy học có thể là mô hình tĩnh, mô hình động, mô hình phẳng hoặc mô hình không gian.
Sử dụng mô hình vật chất giúp cho học sinh làm quen với một trong các phương pháp nghiên cứu mô hình.
- Sử dụng tranh ảnh và bản vẽ có sẵn
Tranh ảnh và các bản vẽ sẵn trên giấy, trên tấm bản trong là một phương tiện dạy học giúp cho sự mô tả các đối tượng, hiện tượng vừa sinh động, vừa tốn ít thời gian trên lớp.
Người ta thường sử dụng các bản vẽ trong trong những trường hợp sau đây: Thông tin cần trình bày nhiều.
Khi nghiên cứu các thiết bị kỹ thuật hoặc xét các hiện tượng cần có sự xuất hiện dần dần từng bộ phận trước mắt học sinh, người ta thường dùng các bản trong vẽ riêng từng bộ phận và xếp dần lên nhau trong quá trình nghiên cứu.
Trong tiết học có sử dụng các tranh ảnh và bản vẽ sẵn, cần lưu ý: chỉ treo chúng lên khi cần thiết và sau khi dùng xong, cần cất đi ngay tránh sự phân tán chú ý của học sinh.
- Sử dụng tài liệu in
+ Sách giáo khoa
Sách giáo khoa là một trong những phương tiện dạy học quan trọng của dạy học ở trường phổ thông và thực hiện đồng thời hai chức năng: là phương tiện làm việc của học sinh và là phương tiện hỗ trợ giáo viên hiểu và thực hiện chương trình dạy học đã quy định.
Để học sinh làm việc có hiệu quả với sách giáo khoa nói riêng với tài liệu in nói chung, điều quan trọng là phải bồi dưỡng cho học sinh năng lực sau:
Tìm thông tin (thông qua mục lục)
Tiếp nhận thông tin (đọc các đoạn văn, xem hình vẽ, tra cứu số liệu… trong sách) Định hình thông tin (gia công thành các ý, gạch chân những ý quan trọng) Chế biến thông tin theo mục đích đặt ra.
Vận dụng thông tin trong phạm vi nhất định (thảo luận, báo cáo).
Việc hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa, giáo viên cần chú ý:
Sự chuẩn bị của học sinh để làm việc với sách giáo khoa là yếu tố quan trọng, giáo viên phải giao cho học sinh dưới dạng một nhiệm vụ học tập (trả lời các câu hỏi), kích thích học sinh làm việc với sách giáo khoa (tìm, tiếp nhận và chế biến thông tin)
Trong giai đoạn mỗi học sinh làm việc tự lực trực tiếp với sách giáo khoa, giáo viên phải lưu ý học sinh thâu tóm nội dung của đoạn sách giáo khoa, rút ra những phát biểu cô đọng (các câu trả lời) cho việc hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Ở giai đoạn đánh giá kết quả làm việc với sách giáo khoa của học sinh, giáo viên phải kiên nhẫn sửa chữa những cái sai, bổ sung những cái chưa đầy đủ.
+ Sách bài tập
Cũng như sách giáo khoa sách bài tập là phương tiện học tập cơ bản, bởi vì giải bài tập là một trong những phương pháp dạy học cần thiết để rèn luyện cho học sinh kỹ năng áp dụng kiến thức vào thực tiễn.
+ Sách hướng dẫn thí nghiệm
Sách hướng dẫn thí nghiệm bao gồm một hệ thống các bài thí nghiệm thực hành sau khi học sinh đã học xong phần lý thuyết. Việc thực hiện các bài thí nghiệm thực hành thúc đẩy tính tự lực cao của học sinh.
1.4. Lý luận về quản lý khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở trường học cơ sở
1.4.1. Khái niệm quản lý khai thác và sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở trường học cơ sở
- Khái niệm quản lý:
Từ điển tiếng Việt định nghĩa về quản lý: tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định [26, tr.1242].
Theo Đại từ điển tiếng Việt: Quản lý là tổ chức, điều khiển hoạt động của một số đơn vị, một cơ quan [33, tr.1363].
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: Quản lý là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức nhằm đạt mục đích nhất định [27].
Có thể hiểu quản lý là tổ chức và điều hành, điều khiển một tập hợp người trong một đơn vị theo những yêu cầu và nhiệm vụ nhất định, nhằm đạt mục tiêu quản lý.
Quản lý khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở là cách thức tổ chức và điều hành của giáo viên đối với học sinh phát hiện ra những khả năng của các phương tiện, thiết bị trong dạy học nhằm đem lại hiệu quả quản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.
Như vậy, quản lý khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở là những tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà quản lý đến giáo viên, nhân viên, học sinh, những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong việc xây dựng, mua sắm, khai thác và sử dụng có hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh, góp phần hình thành và phát triển năng lực người học.
Quản lý khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở nhằm giúp giáo viên khám phá ra các khả năng của các phương tiện nhằm truyền tải tốt nhất các nội dung dạy học đến người học.
Quản lý khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở làm tăng hiệu quả dạy học, nhằm đạt mục tiêu của quản lý quá trình dạy học các môn học. Điều này gắn liền với:
+ Lập kế hoạch, xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học
+ Chỉ đạo việc khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học
+ Kiểm tra, đánh giá công tác khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học
1.4.2. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học
1.4.2.1. Các thuận lợi
Sự quan tâm lãnh đạo, tạo điều kiện cho công tác này của Ban Giám hiệu nhà trường. Với yêu cầu và thực tiễn đặt ra cho các nhà trường, đội ngũ Ban Giám hiệu
luôn chủ động xây dựng trường chuẩn, tăng cường xây dựng và phát triển các trang thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại.
Bộ giáo dục và đào tạo đã tổ chức nhiều hội thảo về phương tiện thiết bị dạy học trong thời gian gần đây. Như vậy cho thấy các cấp quản lý rất chú ý đến công tác khai thác và sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học. Hằng năm đã dành kinh phí để mua sắm thêm phương tiện thiết bị dạy học.
Cán bộ thiết bị trường học chuyên trách được đào tạo, bồi dưỡng có năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm. Theo Quyết định Về việc ban hành Quy chế công nhận phòng học bộ môn trường trung học đạt chuẩn quốc gia, số 32/2004/QĐ- BGDĐT, ngày 24 tháng 9 năm 2004 [7]: Mỗi năm cán bộ chuyên trách phòng học bộ môn phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ, đối với giáo viên kiêm nhiệm cũng có nhiệm vụ và được bồi dưỡng về nghiệp vụ như cán bộ chuyên trách phòng học bộ môn. Ngoài ra còn có một số văn bản quy định đối với đội ngũ cán bộ thiết bị trường học: Thông tư liên Bộ số 35/TTLB-BGDĐT-BNV, ngày 23/8/2006: Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập [10]. Theo Thông tư này viên chức làm công tác thiết bị dạy học ở các cơ sở giáo dục phổ thông đã được định biên, là viên chức không thể thiếu ở các trường học; Văn bản số 4089/BGD ĐT- TCCB, ngày 19 tháng 4 năm 2007 Quy định về tiêu chuẩn, tuyển dụng và bồi dưỡng đội ngũ viên chức làm công tác thiết bị dạy học ở các cơ sở giáo dục phổ thông[12] và Quyết định số 74/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 05 tháng 12 năm 2007 về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho viên chức làm công tác thiết bị dạy học ở các cơ sở giáo dục phổ thông [10].
Giáo viên nhà trường tích cực tham gia xây dựng, khai thác sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học. Cùng với việc giảng dạy, bản thân mỗi giáo viên để nâng cao hiệu quả các bài giảng không ngừng xây dựng, khai thác các trang thiết bị, phương tiện dạy học, đồng thời hỗ trợ cho những khó khăn của nhà trường về mặt kinh phí mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ dạy học.
Học sinh có ý thức, hành vi giữ gìn, tiết kiệm, bảo vệ phương tiện, trang thiết bị dạy học. Việc này được các giáo viên và nhà trường luôn giáo dục học sinh và bản thân mỗi học sinh có ý thức, trách nhiệm bảo vệ tài sản chung, tránh làm hư hại các trang thiết bị dạy học, nhất là các trang thiết bị dạy học hiện đại.
Kinh phí đầu tư của Nhà nước, từ công tác xã hội hóa, địa phương dành đất cho xây dựng cơ bản các hạng mục công trình phục vụ dạy và học từng bước được nâng cao. Trong những năm gần đây Nhà nước, ngành giáo dục đã có những chủ trương đầu tư mạnh mẽ cho việc kiên cố hóa trường học, xây dựng phòng học bộ môn, nhà đa năng, sân chơi, bãi tập để đạt trường chuẩn và cho đến nay nhiều trường trung học cơ sở trên cả nước được công nhận trường chuẩn quốc gia.
1.4.2.2. Các khó khăn
Thực tiễn chỉ ra rằng: Năng lực quản lý toàn diện cũng như chuyên sâu của đội ngũ cán bộ quản lý còn hạn chế.Sự tường am về lý luận, thực tiễn trong công tác quản lý khai thác phương tiện, thiết bị dạy học còn ít ỏi. Thực sự còn nhiều cán bộ quản lý và giáo viên chưa xác định được rằng phương tiện, thiết bị dạy học là yếu tố hết sức quan trọng để thực hiện thành công chương trình Giáo dục - Đào tạo, rằng chất lượng dạy học phụ thuộc phần lớn vào phương pháp và phương tiện, thiết bị dạy học.
Chế độ bồi dưỡng, khen thưởng đối với công tác quản lý khai thác, sử dụng phương tiện thiết bị dạy học còn nhiều bất cấp, chưa kích lệ được người cán bộ quản lý.
Hoạt động quản lý khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học vẫn chưa có sự gắn kết một cách hiệu quả trong quá trình dạy học, phương tiện, thiết bị chưa gắn kết với nội dung chương trình. Các cấp quản lý có lúc, có nơi chưa quan tâm đúng mức trong công tác quản lý phương tiện, thiết bị dạy học. Chưa thấy hết và chưa làm cho giáo viên, nhân viên và học sinh thấy hết vai trò của khai thác và sử dụng phương tiện thiết bị dạy học.
Nguồn kinh phí hạn hẹp, chưa có sự đầu tư thỏa đáng cho về cơ sở vật chất cho công tác thiết bị dạy học, đó là những khó khăn mà nhiều trường hiện đang gặp phải. Nguồn kinh phí từ đầu tư thường xuyên từ cấp trên cũng như của nhà trường chưa nhiều, kinh phí từ xã hội hóa hiện chiếm tỷ lệ rất nhỏ và chủ yếu ở các trường ngoài công lập, cho nên việc đầu tư mạnh mẽ về kinh phí còn nhiều hạn chế.
Một số trang thiết bị, phương tiện quá cũ, mua sắm chưa phù hợp, thiếu một số trang thiết bị cần thiết. Đó là thực trạng chung mà nhiều trường đang phải đối mặt, chủ yếu là các trường ở vùng điều kiện kinh tế khó khăn, đội ngũ Ban Giám hiệu quan tâm chưa thỏa đáng đến việc sử dụng trang thiết bị dạy học của giáo viên, cũng
vì vậy nhiều trường hiện chưa được công nhận đạt trường chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Một số giáo viên ngại sưu tầm, tìm kiếm, tự tạo các đồ dùng dạy học hoặc ngại sử dụng các trang thiết bị trong dạy học hoặc chưa thực sự tiết kiệm, sử dụng chưa hiệu quả. Đa số giáo viên này có tư tưởng ngại đổi mới phương pháp dạy học và vẫn coi trọng cách dạy theo hướng truyền thống nên ít cần đến sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học, nhất là thiếu sự chủ động tìm hiểu cách sử dụng các trang thiết bị hiện đại vào dạy học.
Việc bảo quản trang thiết bị từ phía cán bộ chuyên trách, giáo viên, học sinh chưa tốt, coi việc bảo quản tài sản của nhà trường là trách nhiệm của đội ngũ lãnh đạo nên việc giữ gìn, bảo quàn của cán bộ trang thiết bị trường học, ý thức và trách nhiệm giữ gìn tài sản chung của nhà trường ở học sinh chưa cao, thêm vào đó là công tác quản lý của Ban Giám hiệu chưa sát sao.
1.4.3. Nội dung quản lý khai thác, sử dụng phương tiện thiết bị dạy học ở trường học cơ sở
1.4.3.1. Lập kế hoạch, xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học
Lập kế hoạch tổng thể của nhà trường, kế hoạch từng năm học về việc xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học. Có thể tiến hành theo các cách như điều tra cơ bản nhằm xác định hiện trạng của các phương tiện giáo dục, đánh giá mức độ phương tiện, trang thiết bị so với yêu cầu của nhà trường, hiệu quả khai thác các thiết bị hiện có. Nghiên cứu danh mục thiết bị do Bộ Giáo dục ban hành, lựa chọn các thiết bị, phương tiện cần thiết phù hợp với điều kiện của nhà trường. Xác định nguồn kinh phí cần thiết theo các năm học và từng chu kỳ, đồng thời xây dựng kế hoạch tăng cường trang bị và nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục. Cần đinh rõ các mốc thời gian tiến hành và thời gian hoàn thành.
Kế hoạch xây và trang bị các phòng học chuyên dụng, phòng học đa năng, phòng học tương tác. Tổ chức, xây dựng, quản lý và sử dụng như thế nào cho hiệu quả mô hình phòng học này là vấn đề mà các cán bộ quản lý, cũng như chuyên môn trong ngành giáo dục đặc biệt quan tâm trong thời gian gần đây. Cho đến này chưa có nhiều trường trung học cơ sở có đầy đủ phòng bộ môn nhạc, họa. Với các trường có điều kiện thì có các phòng thực hành lý, hóa, sinh, tin học... Các trường vùng sâu,
vùng xa thì hầu như không có phòng bộ môn.Phòng học bộ môn tạo ra môi trường học tập tích cực, khơi gợi sự hứng thú học tập của học sinh, là cơ sở để nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Phòng học bộ môn có nhiều ưu điểm hơn hẳn phòng học truyền thống.
Kế hoạch mua sắm các phương tiện, trang thiết bị dạy học nhằm thay thế, bổ sung các trang thiết bị cũ bị hư hỏng hoặc mua sắm mới bổ sung các trang thiết bị mà nhà trường chưa có. Đảm bảo cho các trường có những trang thiết bị cần thiết, từng bước nâng cao số lượng hiệu quả sử dụng các trang thiết bị đúng với chức năng và khai thác tối đa các thiết bị được trang cấp.
Kế hoạch sử dụng nguồn kinh phí đầu từ từ phía nhà nước và từ phía các lực lượng xã hội đóng góp qua xã hội hóa giáo dục. Kinh phí được cấp để mua sắm trang thiết bị dạy học trong các nhà trường trung học cơ sở là kinh phí chi cho đầu tư phát triển nên không nhiều nên việc sự dụng hiệu quả nguồn kinh phí này là đặc biệt cần thiết, một số trường đã kêu gọi sự xã hội hóa song thực tế kết quả chưa cao.
Kế hoạch huy động sự sưu tầm, sáng chế, tự tạo các phương tiện, đồ dùng dạy học để tăng tính chủ động của cả giáo viên và học sinh cũng như khả năng khai thác hết các tính năng của các phương tiện, thiết bị vào dạy và học trong nhà trường.
Kế hoạch sử dụng, khai thác cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Thực hiện các biện pháp cụ thể để bảo quản tốt trang thiết bị dạy học, hạn chế tối đa làm hư hỏng, mất mát thiết bị dạy học. Khi dạy tiết thực hành, giáo viên bộ môn có kế hoạch mượn dụng cụ thực nghiệm trước 3 ngày. Khi sử dụng cần đảm bảo kỹ và dạy xong phải trả thiết bị dạy học sớm tránh hư hao, thất lạc.Bảo quản tốt tài sản hiện có, sửa chữa phương tiện, thiết bị dạy học hư hỏng nhẹ. Thường xuyên vệ sinh dụng cụ thí nghiệm và các phòng thiết bị, thực hành.
Kế hoạch bảo quản, kiểm kê, thanh lý, bổ sung phương tiện, trang thiết bị dạy học: Có kế hoạch giới thiệu thiết bị dạy học và tổ chức cho giáo viên mượn sử dụng kịp thời để tránh ảnh hưởng việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Có kế hoạch kiểm kê toàn bộ thiết bị để bảo dưỡng. Thực hiện công tác kiểm kê đầu năm, cuối học kỳ I và cuối năm. Đôn đốc thường xuyên, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất công tác sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên và học sinh. Hằng tháng cán bộ, giáo viên quản lý