Quản lý sử dụng phương tiện thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương - 2

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ


Bảng

Bảng 2.1. Những thuận lợi trong công tác xây dựng, khai thác, sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở 53

Bảng 2.2. Những khó khăn trong công tác xây dựng, khai thác, sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở 56

Bảng 2.3. Vai trò, tác dụng của việc khai thác, sử dụng các phương tiện, trang thiết bị dạy học 58

Bảng 2.4. Thực hiện công việc xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện đồ dùng dạy học 61

Bảng 2.5. Lập kế hoạch, xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học .. 66 Bảng 2.6. Tổ chức thực hiện kế hoạch 68

Bảng 2.7. Chỉ đạo xây dựng, khai thác, sử dụng trang thiết bị dạy học 70

Bảng 2.8. Kiểm tra, đánh giá việc xây dựng, khai thác, sử dụng trang thiết bị dạy học .. 72 Bảng 2.9. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan, chủ quan tới việc xây

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở 76

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm các biện pháp đề xuất nâng cao hiệu quả quản

Quản lý sử dụng phương tiện thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương - 2

lý khai thác, sử dụng trang thiết bị, phương tiện dạy học 97

Biểu đồ

Biểu đồ 2.1. Đánh giá chung việc xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học 63

Biểu đồ 2.2. Đánh giá chung thực trạng các biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học 74

Sơ đồ

Sơ đồ 3.1: Quan hệ giữa các biện pháp đề xuất 95

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

1.1. Khai thác và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị, phương tiện dạy học trong các nhà trường nói chung và ở nhà trường trung học cơ sở nói riêng là mối quan tâm chung của toàn xã hội cũng như của các nhà trường, bởi đó là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả dạy của giáo viên và hiệu quả học tập của học sinh. Điều này cho thấy vai trò quan của quản lý khai thác và sử dụng trang thiết bị dạy học. Vì vậy, các nhà trường luôn nỗ lực xây dựng cơ sở vật chất đầy đủ phục vụ cho hoạt động dạy, làm cho các thông điệp của bài giảng được học sinh tiếp nhận tốt nhất, hướng đến nâng cao năng lực thực tiễn của học sinh.

Cũng vì tầm quan trọng của trang thiết bị, phương tiện dạy học, các chủ trương, chính sách của Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm và ưu tiên nguồn kinh phí cho xây dựng, mua sắm các thiết bị phục vụ dạy học trong các nhà trường ở mọi cấp học, đồng thời cũng là một tiêu chuẩn ở trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường có nhiều cấp học theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo để xác định trường đạt chuẩn quốc gia.

Ở trường trung học cơ sở, tùy theo từng môn học để xác định phương tiện, giáo cụ trực quan, với một số môn học thuộc khoa học tự nhiên thì giáo cụ trực quan góp phần trực tiếp nâng cao năng lực học tập của học sinh, nhất là từ ngày 27 tháng 7 năm 2017 Bộ Giáo dục và Đào tạo thông qua chương trình giáo dục phổ thông mới với định hướng giảng dạy tiếp cận năng lực người học thì giáo cụ trực quan càng trở thành một phần thiết yếu trong dạy học, do đó việc khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học không chỉ là tiêu chuẩn để xác định trường đạt chuẩn mà còn là yếu tố nâng cao hiệu quả giảng dạy, yếu tố rất cần thiết để nâng cao năng lực thực tiễn của người học.

1.2. Với vai trò quan trọng của phương tiện, thiết bị dạy học, trên thế giới và Việt Nam đã có những nghiên cứu về vấn đề này. Ngay từ thời cổ đại, trong tư tưởng của các nhà giáo dục vĩ đại thời kỳ cổ đại Hy Lạp như Aritxtốt(384 - 322 TCN), Platon (645 - 653 TCN), ở phương Đông như Khổng Tử (551-479 TCN),... cho rằng giáo dục phải đặt học sinh vào các tình huống có vấn đề và vấn đề được giải quyết tốt nếu có sự hỗ trợ của phương tiện, thiết bị dạy học. Cho đến thời kỳ hiện đại, ở Liên

Xô, các tư tưởng giáo dục kiệt xuất như K.D.Usinxki (1824 - 1870), A.X.Makarenko (1888 - 1939),... các ông cho rằng phương pháp dạy học trực quan là phương pháp giảng dạy đặc biệt và quan trọng nhất, đặc biệt K.D.Usinxki chủ trương sử dụng tranh ảnh trong hoạt động giảng dạy. Ở Việt Nam, những nhà giáo dục biểu thời phong kiến như Chu Văn An (1292 - 1379), Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585), Lê Quý Đôn (1726 - 1784)... các ông đều lấy phương pháp dạy học trực quan làm chủ đạo bằng các chỉ dẫn những ví dụ, các tình huống thực tiễn để người học dễ nắm bắt.

Ngày nay, nhiều học giả trên thế giới đã kế thừa và không ngừng phát triển các tư tưởng giáo dục lỗi lạc như trên về việc sử dụng, khai thác hiệu quả các trang thiết bị, phương tiện dạy học vào các giờ học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. Ở nước ta hiện nay, việc sử dụng phương tiện dạy học không chỉ được quy định trong các văn bản của Ngành mà còn được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, nhằm khai thác tốt nhất hiệu quả của các trang thiết bị dạy học, nâng cao năng lực thực tiễn của người học sau mỗi giờ học, mỗi quá trình học tập, chuyển từ cách dạy học truyền thống sang cách dạy theo tiếp cận năng lực người học, đáp ứng tốt nhất chương trình giáo dục phổ thông mới.

1.3. Thực tiễn việc quản lý khai thác và sử dụng trang thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương và huyện Ninh Giang luôn bám sát và quán triệt theo tình thần chỉ đạo chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hệ thống trang thiết bị phục vụ dạy học ở trường học được củng cố, đi liền với đó, việc quản lý khai thác và sử dụng các trang thiết bị được tăng cường, hoàn thiện gắn với mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu học tập phong phú, đa dạng của người học.

Từ khi chương trình giáo dục phổ thông mới được thông qua, cùng với sự chỉ đạo của ngành giáo dục, việc quản lý khai thác, sử dụng phương tiện dạy học ở các trường trung học cơ sở được đẩy mạnh, song đi liền với những quyết tâm đó, nhiều khó khăn đang đặt ra cho các cấp quản lý cũng như đội ngũ cán bộ quản lý các trường đang phải đối diện đó là chất lượng phương tiện, thiết bị dạy học được cung ứng chưa tốt, một số trường trung học cơ sở chưa có cán bộ thiết bị chuyên trách nên việc quản lý và khai thác thiết bị còn gặp nhiều khó khăn, đồng thời thiếu cơ sở vật chất cần

thiết để bảo quản các trang thiết bị dạy học mới cũng như các trang thiết bị đã có. Ngoài ra, công tác quản lý và khai thác và sử dụng thiết bị chưa được chú trọng đầy đủ, năng lực sử dụng trang thiết bị, phương tiện dạy học của giáo viên và cán bộ thiết bị chưa đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra. Những khó khăn đó tác động trực tiếp đến hiệu quả thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới cũng như việc dạy học theo tiếp cận năng lực người học đang gặp phải những khó khăn.

Bức tranh chung hiện nay, không phải trường trung học cơ sở nào cũng có thể trang bị đầy đủ những phương tiện thiết bị hiện đại, đặc biệt là các trường có quy mô nhỏ, các trường ở các xã xa trung tâm huyện còn nhiều khó khăn về kinh tế. Việc đầu tư kinh phí cho các trường còn hạn hẹp, phương tiện thiết bị tuy được tăng cường hàng năm nhưng không đồng bộ, thiếu chủng loại, chưa đảm bảo kĩ thuật, kho bảo quản, các phòng chức năng, các bộ phận chuyên trách…Đây là một rào cản không dễ khắc phục trong việc quản lý khai thác và sử dụng phương tiện thiết bị dạy học.

Mặt khác, quá trình dạy học cũng cho thấy, khi các trường được trang bị những phương tiện thiết bị hiện đại thì không phải cán bộ thiết bị hay giáo viên nào cũng có thể khai thác, sử dụng và sử dụng thành thạo.

Để phương tiện thiết bị dạy học trở thành “cánh tay” đắc lực nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, rất cần thêm kinh phí mua sắm thiết bị, sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị cho các nhà trường, đặc biệt là các phương tiện thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong thời đại công nghệ 4.0. Nâng cao trình độ, khả năng quản lý khai thác và sử dụng phương tiện thiết bị, đặc biệt là phương tiện thiết bị hiện đại cho đội ngũ cán bộ quán lý, giáo viên và nhân viên thiết bị trường học là một yêu cầu cấp thiết nhằm phục vụ yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.

Cần phải có các biện pháp hữu hiệu hơn nữa trong việc quản lý, khai thác và sử dụng trang thiết bị dạy học trong các trường trung học cơ sở để nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới. Từ những lý do trên tôi chọn đề tài “Quản lý sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương”làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục.

2. Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về khai thác và sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở, đề xuất các biện pháp quản lý khai thác và sử dụng có hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học trong các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động khai thác sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý khai thác sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

4. Giả thuyết khoa học

Việc quản lý và khai thác, sử dụng các trang thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương đã đạt được những kết quả nhất định, song vẫn còn những hạn chế, bất cập về quản lý. Nếu đề xuất và áp dụng các biện pháp có tính khoa học và khả thi thì có thể nâng cao được hiệu quả quản lý khai thác và sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, góp phần nâng cao kết quả dạy và học ở trường trung học cơ sở.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu lý luận về các biện pháp quản lý, khai thác và sử dụng thiết bị dạy học ở các trường trường trung học cơ sở.

- Khảo sát thực trạng quản lý khai thác sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang, Hải Dương.

- Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở các trường trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang, Hải Dương.

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu

Hiệu quả việc khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở.

6.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu gồm: 261 khách thể, trong đó 86 cán bộ quản lý là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng các tổ chuyên môn; 123 giáo viên ở 17 trường trung học cơ sở; riêng với cán bộ quản lý thư viện, thiết bị trường học gồm 52 cán bộ ở 29 trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Ninh Giang.

6.3. Địa bàn nghiên cứu

17 trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

6.4. Giới hạn về thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành trong năm học 2017 - 2018.

7. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

7.1.1. Mục đích của phương pháp

Hệ thống hóa, khái quát hóa những vấn đề lý luận về khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở và quản lý khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở.

7.1.2. Nội dung của phương pháp

Xây dựng cơ sở lý luận về khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học và cơ sở lý luận về quản lý khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở.

7.1.3. Cách tiến hành

Tiến hành phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu lý luận có liên quan, tra cứu các quyết định, các thông tư, các văn bản hướng dẫn về công tác thiết bị trường học và quản lý khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị trường học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp chuyên gia (Phụ lục 2)

a) Mục tiêu của phương pháp

Xin ý kiến chuyên gia về việc tư vấn đề cương, xây dựng hệ thống cơ sở lý luận về xây dựng, khai thác phương tiện, thiết bị dạy học và quản lý xây dựng, khai thác phương tiện, thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở.

b) Nội dung của phương pháp

Xin ý kiến của chuyên gia về việc khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở biểu hiện ở việc xác định những thuận lợi, khó khăn; về mức độ thực hiện công việc xây dựng, khai thác phương tiện đồ dùng dạy học. Xin ý kiến chuyên gia về các biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học về lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm tra, đánh giá hiệu quả quản lý xây dựng, khai thác phương tiện đồ dùng dạy học.

c) Cách tiến hành

Chọn chuyên gia, có năng lực chuyên môn khoa học về xây dựng, khai thác phương tiện, thiết bị dạy học và quản lý xây dựng, khai thác phương tiện, thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở và có phẩm chất trung thực.

Khai thác ý kiến tư vấn của các chuyên gia có trình độ cao để xem xét, nhận định một vấn đề, lý luận và thực trạng để tìm ra giải pháp tối ưu về quản lý khai thác, sử dụng phương tiện thiết bị dạy học.

7.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (Phụ lục 1)

a) Mục tiêu của phương pháp

Đánh giá kết quả nhận thức về những thuận lợi, khó khăn; nhận thức về vai trò, tác dụng của việc khai thác, sử dụng các phương tiện, trang thiết bị dạy học; đánh giá mức độ thực hiện công việc xây dựng, khai thác phương tiện đồ dùng dạy học ở trường trung học cơ sở..

Đánh giá thực trạng các biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học về việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra, đánh giá công tác quản lý xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở.

b) Nội dung của phương pháp

Tìm hiểu thực trạng những thuận lợi, khó khăn trong công tác xây dựng, khai thác, sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở.

Đánh giá nhận thức của các khách thể về vai trò, tác dụng của việc khai thác, sử dụng các phương tiện, trang thiết bị dạy học.

Đánh giá mức độ thực hiện công việc xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện đồ dùng dạy học.

Đánh giá các biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học; lập kế hoạch, xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học; tổ chức thực hiện kế hoạch; kiểm tra, đánh giá công tác thiết bị dạy học.

Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan, chủ quan tới việc xây dựng, khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở.

c) Cách tiến hành

Xây dựng kế hoạch điều tra gồm mục đích, đối tượng, địa bàn, nhân lực, kinh phí phục vụ cho việc khảo sát.

Xây dựng các mẫu phiếu điều tra đóng với các thông số, các chỉ tiêu cần làm sáng tỏ. Người trả lời tự biểu đạt câu trả lời theo các phương án cho sẵn.

Chọn mẫu điều tra là toàn bộ khách thể ở 17 trường trung học cơ sở, riêng đối với cán bộ quản lý trang thiết bị trường học được điều tra toàn bộ 29 trường trên toàn huyện.

Hướng dẫn khách thể trả lời theo yêu cầu trình tự, cách thức ở phiếu hỏi.

7.2.3. Phương pháp quan sát (Phụ 3)

a) Mục tiêu của phương pháp

Quan sát các hành động, việc làm của giáo viên, nhân viên quản lý trang thiết bị về việc xây dựng, khai thác phương tiện đồ dùng dạy học từ việc mua sắm các phương tiện, trang thiết bị phục vụ dạy và học; tình trạng bảo quản các phương tiện, trang thiết bị phục vụ dạy và học đến quản lý, khai thác, sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học nhằm cung cấp tư liệu thực tế về hành động cụ thể trong quản lý khai thác, sử dụng phương pháp dạy học của giáo viên, nhân viên.

b) Nội dung của phương pháp

Quan sát việc thực hiện công việc xây dựng, khai thác phương tiện đồ dùng dạy học qua sự tham gia của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, nhân dân đóng góp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/06/2023