Lãi Thuần Từ Dịch Vụ Kinh Doanh Ngoại Hối Giao Ngay


khắp cả nước và quan hệ đại lý với các ngân hàng hàng đầu tại hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Đội ngũ cán bộ nhân viên của ngân hàng giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp các vấn đề liên quan đến bảo lãnh, giúp doanh nghiệp chủ động việc đàm phán với các bên có liên quan và tránh được những rủi ro trong kinh doanh.

Rủi ro dịch vụ bảo lãnh có thể gây tổn thất lớn cho các NHTMCP Việt Nam. Rủi ro dịch vụ bảo lãnh là khả năng xảy ra tổn thất mà ngân hàng phải gánh chịu khi ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo cam kết với bên được bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh do bên nhận bảo lănh yêu cầu ngân hàng phải thanh toán và khách hàng (bên được bảo lãnh) không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đă cam kết trong hợp đồng cơ sở hoặc bên nhận bảo lãnh không trung thực muốn lừa đảo ngân hàng. Thậm chí nó dẫn tới rủi ro thanh khoản khiến cho ngân hàng buộc phải đóng cửa và tuyên bố phá sản. Nếu ngân hàng không khắc phục và xử lý tổn thất do rủi ro xảy ra không tốt sẽ mất cả vốn làm giảm giá trị của ngân hàng. Nhưng nếu ngân hàng quản lý tốt thất rủi ro sẽ không xảy ra ngân hàng thu được khoản phí làm thu nhập của ngân hàng và nâng cao uy tín, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Yêu cầu quản lý rủi ro một cách hiệu quả, và giải quyết tốt mối quan hệ giữa rủi ro và sinh lợi

- Về kết quả dịch vụ bảo lãnh:

Bảng 2.17 Lãi thuần từ dịch vụ bảo lãnh nhóm 11 NHTMCP VN

ĐVT: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

Thu nhập dịch vụ bảo lãnh

1.080

1.260

1.680

2.160

2.830

Chi phí dịch vụ bảo lãnh

2,8

5,7

6,5

8,1

7,9

Lãi thuần dịch vụ bảo lãnh

1.077,2

1.254,3

1.673,5

2.151,9

2.822,1

Tỷ suất lãi thuần/thu nhập dịch vụ bảo

lãnh (%)

99,7

99,5

99,6

99,6

99,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 239 trang tài liệu này.

Phát triển dịch vụ phi tín dụng của các Ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam - 14

Nguồn: Tổng hợp của NCS từ [25] [26] [27] [28] [29] [30] [31] [32] [33] [34][35]


Qua bảng trên, ta nhận thấy tỷ suất lãi thuần từ dịch vụ bảo lãnh trong giai đoạn 2015 - 2019 luôn đạt mức trên 99%. Như vậy, dịch vụ bảo lãnh là dịch vụ mang lại tỷ suất lợi nhuận rất cao cho các NHTMCP Việt Nam. Đặc biệt trong giai đoạn 2015 – 2019, doanh thu và lãi thuần từ dịch vụ bảo lãnh của các ngân hàng không ngừng tăng lên, nổi bật nhất là các ngân hàng TMCP có vốn Nhà nước như Vietcombank, BIDV… Ngoài ra nhóm các NHTMCP khác như VPB, TCB hay MBB cũng có doanh thu khá từ dịch vụ bảo lãnh và tốc độ tăng đều đặn qua các năm.

Tuy vậy, tỷ trọng doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh trong tổng số doanh thu từ hoạt động phi tín dụng của các ngân hàng nhìn chung còn khá khiêm tốn, trung bình khoảng 5 – 7%. Trong tương lai, dịch vụ bảo lãnh của các NHTMCP cần được thúc đẩy hơn nữa.

2.2.1.5. Dịch vụ ủy thác

Ủy thác là một trong những dịch vụ đang rất phát triển tại các NHTMCP tại Việt Nam, trong đó chủ yếu là ủy thác đầu tư. Trên thực tế, ủy thác đầu tư không phải là dịch vụ mới trên thế giới và ở Việt Nam, các ngân hàng cũng đã cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp từ lâu. Trong những năm gần đây, các NHTMCP tại Việt Nam còn đang chạy đua mở rộng dịch vụ này cho cá nhân. Các sản phẩm ủy thác cho cá nhân có thể kể đến như: quản lý di sản, quản lý tài sản theo hợp đồng ký kết, ủy thác giám hộ, dịch vụ đại diện… đối với khách hàng doanh nghiệp, các sản phẩm ủy thác bao gồm: quản lý quỹ hưu trí của doanh nghiệp, thụ thác theo kế ước, quản lý ngân quỹ…

Bảng 2.18 Lãi thuần từ dịch vụ ủy thác nhóm 11 NHTMCP VN

Đvt: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

Thu nhập dịch vụ ủy thác

657

738

729

816

798

Chi phí dịch vụ ủy thác

490

552

515

493

483

Lãi thuần dịch vụ ủy thác

167

186

214

323

315

Tỷ suất lãi thuần/thu nhập dịch vụ ủy thác (%)

25,4

25,2

29,3

39,5

39,4

Nguồn: Tổng hợp của NCS từ [25] [26] [27] [28] [29] [30] [31] [32] [33] [34][35]


Qua bảng trên, cho thấy dịch vụ ủy thác năm 2018 và 2019 mang lại tỷ suất lãi thuần tương đối cao. So với giai đoạn 2010 – 2014, tỷ suất lãi thuần/thu nhập dịch vụ ủy thác có phần đồng đều hơn nhưng lại giảm so với năm 2013(52,2%) và 2014(46,7%). Nhìn chung, dịch vụ ủy thác hiện chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong lãi thuần hoạt động phi tín dụng của các NHTMCP Việt Nam. Các NHTMCP Việt Nam cần quan tâm, phát triển dịch vụ này trong thời gian tới.

2.2.1.6. Dịch vụ tư vấn

Bảng 2.19 Lãi thuần từ dịch vụ tư vấn nhóm 11 NHTMCP VN

Đvt: tỷ đồng


Chtiêu

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

Thu nhập dịch vụ tư vấn

536

489

862

694

936

Chi phí dịch vụ tư vấn

515

461

776

629

813

Lãi thuần dịch vụ tư vấn

21

28

86

65

123

Tỷ suất lãi thuần/thu nhập dịch vụ tư vấn (%)

3,9

5,7

9,9

9,3

13,1

Nguồn: Tổng hợp của NCS từ [25] [26] [27] [28] [29] [30] [31] [32] [33] [34][35]

Có thể thấy, dịch vụ tư vấn góp phần mang lại lãi thuần cho các NHTMCP Việt Nam. Trong giai đoạn 2015 – 2019, tỷ suất lãi thuần/thu nhập dịch vụ tư vấn đã tăng đáng kể so với giai đoạn 2010 – 2014, đặc biệt năm 2019, con số này lên tới 13,1% so với 3,9% năm 2015. Tuy nhiên, xét về mặt quy mô, thu nhập từ dịch vụ tư vấn chưa đóng góp nhiều trong tổng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng của ngân hàng. Trong khi đó, các NHTMCP tại các quốc gia phát triển trên thế giới lại rất chú trọng đến thúc đẩy thu nhập và lợi nhuận từ dịch vụ này. Nguyên nhân chủ yếu là do các ngân hàng TMCP trong nước chưa có đội ngũ nhân viên phân tích và tư vấn đủ mạnh mà vẫn phải sử dụng nguồn lực thuê ngoài, điều này làm tăng chi phí cho ngân hàng.

Trong thời gian tới, khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu tư vấn từ các cá nhân, chủ thể trong nền kinh tế có chiều hướng sẽ gia tăng, các NHTMCP trong nước nên chú trọng bồi dưỡng nguồn nội lực nhằm phát triển dịch vụ tư vấn của ngân hàng.


2.2.1.7. Dịch vụ kinh doanh ngoại hối

* Ngoại hối

+ Giao dịch ngoại hối giao ngay: nhanh chóng đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ; áp dụng cho bất kì cặp tiền tệ qui đổi nào; thủ tục nhanh chóng, đơn giản; không giới hạn qui mô giao dịch.

+ Giao dịch hối đoái kì hạn: giao dịch cố định ngay tỉ giá, tránh được rủi ro biến động trong tương lai; tính toán ngay được chi phí phát sinh nếu phải chi tiêu bằng ngoại tệ; tránh được rủi ro khan hiếm ngoại tệ trên thị trường.

Đối với mảng kinh doanh ngoại hối ngân hàng, phần lớn lãi thuần đến từ hoạt động mua bán ngoại tệ giao ngay, tức nguồn thu nhập đến từ chênh lệch giữa giá mua vào và giá bán ra ngoại tệ. Đơn cử như tại Vietcombank, tỉ lệ đóng góp của kinh doanh ngoại tệ giao ngay chiếm trên 80% tổng lãi thuần hoạt động kinh doanh ngoại hối hay BIDV là khoảng 60%...

Bảng 2.20 Lãi thuần từ dịch vụ kinh doanh ngoại hối giao ngay

Đvt: tỷ đồng


Chtiêu

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

Thu dịch vụ KDNH giao ngay

6.728

9.612

9.361

11.629

13.159

Chi dịch vụ KDNH giao ngay

4.628

6.425

6.847

7.447

7.032

Lãi thuần từ dịch vụ KDNH giao ngay

2.100

3.187

2.514

4.182

6.127

Tỷ suất lãi thuần/thu nhập dịch vụ

KDNH giao ngay (%)

31%

33%

27%

36%

47%

Nguồn: Tổng hợp của NCS từ [25] [26] [27] [28] [29] [30] [31] [32] [33] [34][35]

* Các sản phẩm phái sinh ngoại hối

Bảng 2.21 Lãi thuần từ dịch vụ kinh doanh ngoại hối phái sinh

Đvt: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

Thu dịch vụ KDNH phái sinh

2.458

4.261

3.914

5.565

5.883

Chi dịch vụ KDNH phái sinh

1.984

3.059

3.252

4.161

3.845

Lãi thuần từ dịch vụ KDNH phái sinh

474

1.202

662

1.404

2.038

Tỷ suất lãi thuần/thu nhập dịch vụ KDNH

phái sinh (%)

19%

28%

17%

25%

35%

Nguồn: Tổng hợp của NCS từ [25] [26] [27] [28] [29] [30] [31] [32] [33] [34][35]


Trong lãi thuần từ dịch vụ kinh doanh ngoại hối các NHTMCP Việt Nam bao gồm lãi/lỗ thuần từ kinh doanh ngoại tệ giao ngay, lãi/lỗ thuần từ các công cụ phái sinh tiền tệ, lãi/lỗ thuần từ đánh giá lại vàng, lãi/lỗ thuần từ đánh giá lại ngoại tệ kinh doanh, lãi thuần đánh giá lại hợp đồng phái sinh.

Trong giai đoạn 2015 – 2019, nền kinh tế có nhiều biến động, song với chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt và thận trọng của Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng TMCP trong nước vẫn đạt được những kết quả tốt trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ.

Năm 2019, Vietcombank là ngân hàng lãi nhiều nhất từ kinh doanh ngoại hối với 3.378 tỉ đồng, tăng trưởng 49% so với năm 2018. Đứng sau Vietcombank, lãi thuần từ hoạt động này của VietinBank cũng đạt kỉ gần 1.565 tỉ đồng, gấp 2,2 lần năm 2018 và bỏ xa mức tăng trưởng chung 41% của tổng thu nhập hoạt động (TOI).

Tương tự, năm 2019, hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng mang về cho BIDV gần 1.500 tỉ đồng, tăng 44% so với năm trước.Như vậy, lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối của riêng nhóm ba ngân hàng TMCP Nhà nước đã đạt gần 6.438 tỉ đồng.

Trong nhóm ngân hàng tư nhân, MBBank, Sacombank và ACB cũng đều ghi nhận những khoản lãi kỉ lục từ kinh doanh ngoại hối.

Cụ thể, lãi thuần từ kinh doanh ngoại tệ của MBBank trong năm 2019 đạt 648 tỉ đồng, tăng 46%. Sacombank và ACB cũng thu về 609 tỉ đồng và 430 tỉ đồng từ mảng kinh doanh này, tăng trưởng lần lượt 46% và 52%.

Bảng 2.22 Lãi thuần từ dịch vụ kinh doanh ngoại hối nhóm 11 NHTMCP VN

Đvt: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

Thu nhập dịch vụ KDNH

9.186

13.873

13.275

17.194

19.042

Chi phí dịch vụ KDNH

6.612

9.484

10.099

11.608

10.877

Lãi thuần dịch vụ KDNH

2.574

4.389

3.176

5.586

8.165

Tỷ suất lãi thuần/thu nhập dịch vụ

KDNH (%)

28

31,6

23,9

32,4

42,8

Nguồn: Tổng hợp của NCS từ [25] [26] [27] [28] [29] [30] [31] [32] [33] [34][35]


Qua bảng 2.20 ta thấy, tỷ suất lãi thuần từ dịch vụ kinh doanh ngoại hối của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2015-2019 nhìn chung khá, chiếm từ 24 đến hơn 40%. Năm 2019, lợi nhuận từ dịch vụ kinh doanh ngoại hối của các NHTMCP tăng đột biến là do NHNN đã mua vào khoảng 20 tỉ USD ngoại tệ, phần lớn là mua từ các NHTM trong những tháng cuối năm. Như vậy, nếu chỉ tính riêng hoạt động mua bán ngoại tệ với NHNN thì các ngân hàng đã thu về khoản lãi thuần lên đến hàng nghìn tỉ đồng.

Ngoài nguồn thu lớn từ các giao dịch với NHNN, hoạt động kinh doanh ngoại tệ giao ngay giữa ngân hàng với các cá nhân, tổ chức cũng được hỗ trợ mạnh khi NHNN đẩy mạnh lộ trình chấm dứt cho vay ngoại tệ chuyển qua quan hệ mua - bán ngoại tệ.

Rủi ro chủ yếu trong hoạt động kinh doanh ngoại hối là rủi ro tỷ giá. Các NHTMCP Việt Nam được thành lập và hoạt động tại Việt Nam với đồng tiền báo cáo là VND. Đồng tiền giao dịch chính của ngân hàng cũng là VND. Các khoản cho vay và ứng trước khách hàng của Ngân hàng chủ yếu bằng VND, một phần bằng đô la Mỹ. Tuy nhiên, một số tài sản khác của ngân hàng lại bằng các đồng tiền khác ngoài VND và đô la Mỹ. Ngân hàng đã đưa ra một hệ thống hạn mức để quản lý trạng thái của các đồng tiền. Trạng thái đồng tiền được quản lý trên cơ sở hàng ngày và chiến lược phòng ngừa rủi ro được các NHTMCP sử dụng để đảm bảo rằng trạng thái của các đồng tiền được duy trì trong hạn mức đã thiết lập.

Ngoài ra cần trang bị thêm những kiến thức và kinh nghiệm về thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ quốc tế, kỹ năng phân tích kỹ thuật nghiệp vụ phái sinh ngoại hối, phân tích cơ bản trên cơ sở chọn lọc, tổng hợp và phân tích thông tin để dự đoán xu hướng diễn biến của thị trường nhằm sử dụng các công cụ phái sinh một cách hiệu quả nhất.

Các NHTMCP Việt Nam cũng nhận thức được rằng thách thức trong quá trình hội nhập là rất lớn và ngày càng phức tạp nhưng nếu đẩy nhanh việc ứng dụng các công cụ phái sinh tiền tệ sẽ giúp ngành ngân hàng phòng ngừa rủi ro về tỷ giá và tận dụng được cơ hội để phát triển, qua đó nâng cao vị thế, sức cạnh tranh của hệ thống ngân hàng và của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.


2.2.1.8. Dịch vụ phi tín dụng khác

Các dịch vụ phi tín dụng khác gồm các sản phẩm phái sinh lãi suất, quản lý danh mục đầu tư, dịch vụ chứng khoán, dịch vụ quản lý quỹ, dịch vụ mua bán, thu hồi và thẩm định, dịch vụ cho thuê, kinh doanh vàng…

Bảng 2.23 Lãi thuần từ dịch vụ khác nhóm 11 NHTMCP Việt Nam

Đvt: tỷ đồng


Chtiêu

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

Thu nhập dịch vụ khác

2.965

3.492

4.374

4.987

5.476

Chi phí dịch vụ khác

1.266

1.760

1.430

2.065

2.973

Lãi thuần dịch vụ khác

1.699

1.732

2.944

2.922

2.503

Tỷ suất lãi thuần/thu nhập dịch vụ khác (%)

57,3

49,6

67,3

58,6

45,7

Nguồn: Tổng hợp của NCS từ [25] [26] [27] [28] [29] [30] [31] [32] [33] [34][35]

Có thể thấy tỷ suất lãi thuần/thu nhập dịch vụ khác của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2015 - 2019 luôn chiếm trên 45% đến khoảng gần 70%. Tuy nhiên lãi thuần dịch vụ khác chưa đóng tỷ trọng đáng kể trong tổng lãi thuần dịch vụ phi tín dụng. Điều này phần nào thể hiện các dịch vụ này chưa thực sự được ngân hàng đầu tư và thúc đẩy phát triển.



dụng

2.2.2. Mức độ gia tăng doanh số, chi phí và thu nhập từ dịch vụ phi tín


Bảng 2.24 Doanh số các DVPTD nhóm 11 NHTMCP Việt Nam

Đơn vị tính: tỷ VND;%


Chỉ tiêu/ năm


2015


2016


2017


2018


2019

Mức độ tăng trưởng (%)

16/15

17/16

18/17

19/18

DV TT

43.141

65.326

68.732

76.215

108.874

51,42

5,21

10,89

42,85

DV NQ

3.091

5.264

5.895

7.943

8.682

70,30

11,99

34,74

9,30

DV thẻ

32.721

41.618

4.865

43.561

52.897

27,19

-88,31

795,40

21,43

DV

NHĐT

847.321

1.209.610

2.136.237

2.615.732

3.028.951

42,76

76,61

22,45

15,80

DV BL

60.801

62.605

76.808

82.160

82.830

2,97

22,69

6,97

0,82

DV UT

6.578

7.389

8.296

10.816

10.798

12,33

12,28

30,38

-0,17

DV TV

5.369

4.898

8.628

10.694

9.366

-8,77

76,15

23,95

-12,42

DV KDNT

67.289

96.120

93.616

116.292

131.594

42,85

-2,61

24,22

13,16

DV KDNTPS

2.458

4.261

3.914

5.565

5.883

73,35

-8,14

42,18

5,71

DV khác

8.965

9.492

10.374

11.987

10.476

5,88

9,29

15,55

-12,61

Tổng

1.077.734

1.506.583

2.417.365

2.980.965

3.450.351

39,79

60,45

23,31

15,75

Nguồn: Tổng hợp của NCS từ [25] [26] [27] [28] [29] [30] [31] [32] [33] [34][35]


Sự chuyển dịch cơ cấu hoạt động cũng như xu thế chung của nền kinh tế và của hệ thống NHTMCP VN là gia tăng giá trị cả 2 loại hình DVTD và DVPTD. Tỷ trọng DVPTD từ chỗ chỉ đóng góp doanh số và thu nhập phụ cho NH nhưng ngày nay doanh số và thu nhập từ DVPTD ngày càng tăng và chiếm tỷ lệ cao. Các NHTMCP đã chú trọng việc đa dạng hóa các DV, tiện ích tiên tiến, có chất lượng cao. Đặc biệt thông qua doanh số và thu nhập từ DVPTD đã khẳng định về xu thế phát triển trong phát triển kinh tế nội địa và hội nhập kinh tế quốc tế, có thể xem là khu vực tiềm năng mở rộng thị trường, đa dạng hóa danh mục DV nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTMCP trong những năm trước mắt cũng như trong chiến lược phát triển trung và dài hạn.


Trong đó phải kể đến các DVPTD hiện đại đã có đóng góp đáng kể trong tổng doanh số như dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ kinh doanh ngoại tệ… Điều

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/04/2023