Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.HCM - Trường ĐH Ngân hàng - 8


Ngoài việc định giá lại hằng ngày các trạng thái kỳ hạn, để quản lý rủi ro tỷ giá tốt hơn, các nhà kinh doanh kỳ hạn còn phải duy trì hạn mức cho từng kỳ hạn cụ thể theo quy tắc kỳ hạn càng dài hạn mức càng thấp.

Để quản lý rủi ro các trạng thái kỳ hạn một cách vĩ mô, các NHTM còn áp dụng “Hạn mức rủi ro tỷ trọng của các trạng thái theo kỳ hạn”. Thông thường các trạng thái kỳ hạn thường có các kỳ hạn khác nhau, từ một ngày đến vài năm. Một trạng thái trường 12 triệu USD kỳ hạn 6 tháng sẽ có rủi ro nhiều hơn một trạng thái đoản cũng 12 triệu USD có kỳ hạn 1 tháng. Trong khi đó, về mặt hình thức thì trạng thái ngoại hối kỳ ngày hôm nay của nhà kinh doanh là bằng 0, nhưng rủi ro thực tế đối với hai trạng thái này là rất khác nhau.

Cân bằng trạng thái ngoại hối

Có hai nguyên nhân chính làm phát sinh rủi ro ngoại hối, đó là:

Ngân hàng duy trì sự không cân bằng trạng thái ngoại hối: do Ngân hàng mua bán ngoại tệ phục vụ khách hàng và mua bán cho chính mình, và Ngân hàng đầu tư vào tài sản có và huy động vốn bằng ngoại tệ. Cả hai nguyên nhân này tạo ra một xu hướng trạng thái ngoại tệ ròng (trường hoặc đoản) đối với hầu hết các NHTM.

Sự biến động của tỷ giá hối đoái. Nếu Ngân hàng duy trì trạng thái trường (hoặc đoản) về ngoại tệ mà không có thay đổi về tỷ giá, Ngân hàng sẽ không gặp phải rủi ro hối đoái. Nếu tỷ giá biến động càng mạnh thì rủi ro ngoại hối sẽ càng lớn và ngược lại.

Sử dụng các kỹ thuật dự đoán tỷ giá

Kinh doanh ngoại tệ đã từ lâu chắc chắn không chỉ là một nghiệp vụ chuyên biệt của các NHTM tại Việt Nam, mà còn trở thành một kênh đầu tư, kinh doanh kiếm lợi của một bộ phận không nhỏ tổ chức hay cá nhân trong nền kinh tế. Với tốc độ hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, chắc chắn lĩnh vực này sẽ ngày càng phát triển mạnh thành một kênh đầu tư chính thức và quan trọng trong nền kinh tế, như đầu tư vào thị trường chứng khoán và bất động sản. Chúng ta có thể phần nào nhận biết mức độ phổ biến của kênh đầu tư này qua việc hầu hết các Ngân hàng có uy tín


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

trên thế giới đều duy trì các trang web giao dịch kinh doanh ngoại tệ qua mạng với mục đích phục vụ nhiều dạng nhà đầu tư, từ nhà đầu tư nhỏ với các tài khoản tối thiểu từ 200-300 USD cho đến các nhà đầu tư “vừa và lớn” với các tài khoản có mức ký quỹ trên 50.000 USD. Trước tình hình như vậy, việc sử dụng kỹ thuật dự đoán tỷ giá là vô cùng quan trọng trong việc quản lý và phòng ngừa rủi ro trong KDNH tại các NHTM.

Phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay là phân tích cơ bản. Những người sử dụng phương pháp này dựa vào những phân tích về “những nhân tố cơ bản” như GDP, đầu tư, tiết kiệm, sản lượng, lạm phát, cán cân thanh toán,…. Những phân tích này không được mô hình hóa bằng kinh tế lượng mà chỉ mang tính định tính nhằm xác định tác động của nhân tố này đến xu hướng biến động dài hạn của tỷ giá. Một phương pháp khác cũng được nhiều nhà quản trị Ngân hàng sử dụng là phương pháp phân tích kỹ thuật. Phương pháp này dựa trên những nguyên tắc của trường phái nghiên cứu “hành vi học trong tài chính” (behavioral finance). Theo quan điểm này, các nhà phân tích kỹ thuật có thể dự báo được những “mẫu hình” của thị trường bằng cách “đọc” các đồ thị tỷ giá. Phương pháp này ra đời vào khoảng hơn một thế kỷ trước, đánh dấu bằng việc Charles Dow (1851-1902, cha đẻ của các nguyên lý cơ bản trong phân tích kỹ thuật thuộc lĩnh vực chứng khoán) sử dụng biến động giá chứng khoán trong quá khứ làm hướng dẫn cho những quyết định đầu tư. Phương pháp này đã được sử dụng phổ biến trong thị trường chứng khoán và thị trường tương lai hàng hóa. Kể từ thập niên 1970, phương pháp này được ứng dụng rộng rãi trong thị trường ngoại hối, đặc biệt là sau khi chế độ Bretton Wood sụp đổ khiến cho mức độ bất ổn của tỷ giá ngày một gia tăng. Những nhà phân tích kỹ thuật thì tin rằng thị trường về mặt nào đó là không hiệu quả và do đó “nhân loại có thể tìm thấy tương lai trong quá khứ”.

Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.HCM - Trường ĐH Ngân hàng - 8

Phương pháp phân tích kỹ thuật dựa trên nền tảng những lý thuyết sau:

Lý thuyết về chu kỳ thị trường: Lý thuyết cho rằng thị trường có những xu hướng, có xu hướng chính, xu hướng hiện tại và xu hướng phụ với mức độ dài hạn và ngắn hạn khác nhau ứng với từng xu hướng. Và vì có những xu


hướng khác nhau như vậy nên thị trường sẽ thường xuất hiện trường hợp đảo chiều xu hướng (trend reversal) và vì vậy hình thành nên đỉnh và đáy của các đồ thị giá. Nhiệm vụ của nhà phân tích kỹ thuật là phải dự đoán được khi nào xu hướng thị trường đảo chiều, đỉnh và đáy ở đâu.

Lý thuyết thị trường tài chính và chu kỳ kinh doanh: Các nhà đầu tư của thị trường tài chính sẽ có những phản ứng tâm lý khác nhau ứng với các thông tin cơ bản về nền kinh tế đồng thời bản thân họ cũng có những kỳ vọng về triển vọng của nền kinh tế. Vì vậy, nhà đầu tư trên thị trường tài chính đặc biệt quan tâm đến chu kỳ kinh doanh, nhất là giai đoạn mà nền kinh tế không ở trong tình trạng ổn định hoặc cân bằng, vì ở những thời điểm đó họ mới có thể tìm kiếm được lợi nhuận từ giao dịch một cách nhanh chóng. Khi họ nhận thấy nền kinh tế bắt đầu chuyển hướng và từ bỏ một trạng thái này và có xu hướng tiến trở về trạng thái cân bằng (theo lý thuyết này thì nền kinh tế biến động quanh trạng thái cân bằng), họ sẽ có những quyết định mua bán tương ứng ngay lập tức.

Lý thuyết Dow: đây là lý thuyết lâu đời nhất về xác định các xu hướng chính trên thị trường. Lý thuyết này có sáu nguyên tắc cơ bản. Các nguyên tắc này có thể tóm tắt như sau: thay đổi trong mức giá đóng cửa phản ánh tất cả tâm lý và nhận định về thị trường của các thành viên tham gia; các thị trường đang tăng giá và giảm giá có ba giai đoạn biến động: biến động chính, biến động thứ cấp và biến động phụ; tất cả những dấu hiệu chỉ báo trong các giai đoạn này như đường biểu diễn giá, mối quan hệ giá/khối lượng giao dịch cung cấp các chỉ dẫn hữu ích về việc đảo ngược xu hướng thị trường; và những chỉ dẫn đó sẽ được khẳng định là hữu ích hay không thông qua việc phân tích đường trung bình. Các công cụ để phân tích kỹ thuật đã phát triển trong hơn một thế kỷ qua, tuy nhiên, để thuận tiện cho việc sử dụng và truyền đạt thông tin, người ta có thể chia ra hai nhóm công cụ sau: nhóm công cụ về đồ thị và cách đọc đồ thị (charting), và nhóm công cụ về quy tắc quyết định (mechanical rules). Các nhà phân tích kỹ thuật bằng đồ thị thường


xác định các đỉnh, đáy và xu hướng của thị trường và điểm đảo ngược xu hướng. Các nhà phân tích này có thể sử dụng các phương pháp mẫu hình đồ thị (chart pattern), các đường xu hướng, đường kháng cự và chống đỡ để dự báo và ra quyết định mua bán. Ngoài ra, hiện nay phương pháp phân tích bằng đồ thị hình nến (candle stick) của người Nhật cũng rất phổ biến. Gần đây, một công cụ phân tích kỹ thuật khác đang bắt đầu được sử dụng rất phổ biến là công cụ tính toán số Fibonacci kết hợp lý thuyết sóng Elliot.

Có người cho rằng phương pháp này vẫn còn quá phức tạp so với trình độ chung của thị trường ngoại hối Việt Nam nên chưa thể áp dụng được và chỉ nên áp dụng phương pháp phân tích cơ bản truyền thống và tiếp cận phương pháp kỹ thuật sau một thời gian nữa khi thị trường đã được phát triển hơn. Tuy nhiên, nếu nhìn vào tốc độ hội nhập kinh tế và tiến trình mở cửa thị trường tài chính thì chúng ta có thể nhanh chóng nhận ra rằng thị trường sẽ không cho chúng ta thêm thời gian chuẩn bị. Với việc mở cửa, nhà đầu tư Việt Nam chắc chắn sẽ được tiếp cận với các phương thức giao dịch trực tuyến, dịch vụ KDNH bằng tài khoản ký quỹ (margin trading) của các Ngân hàng và công ty tài chính nước ngoài. Các Ngân hàng trong nước chắc chắn cũng không chịu thua kém và cũng sẽ xin triển khai các dịch vụ tiềm năng này. Bên cạnh đó, có một thực tế là các NHTM - những chủ thể có thể nói đã đầy kinh nghiệm với thị trường ngoại hối cũng chưa quen sử dụng phương pháp này, và do đó chưa thể tư vấn và hướng dẫn cho các nhà đầu tư tiếp cận với các công cụ phân tích kỹ thuật một cách tốt nhất.

Sử dụng các công cụ phái sinh

Công cụ tài chính phái sinh được hiểu là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ tài chính đã có nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận. Giá trị của công cụ phái sinh bắt nguồn từ một số công cụ cơ sở khác như tỷ giá, lãi suất, giá vàng, …. Công cụ tài chính phái sinh xuất hiện lần đầu tiên nhằm giảm thiểu hoặc loại bỏ hoàn toàn rủi ro, trong đó thường được sử dụng cao nhất là hợp đồng kỳ hạn (forward contracts),


hợp đồng tương lai (future contracts). Những công cụ trên còn có thể kết hợp với nhau để tạo nên các công cụ lai tạo.

Mặc dù xuất hiện lần đầu tiên của công cụ tài chính phái sinh với tư cách là một công cụ phòng chống rủi ro nhưng cùng với sự lớn mạnh và phức tạp của thị trường tài chính, các công cụ tài chính phái sinh cũng được sử dụng nhiều hơn để tìm kiến lợi nhuận và thực hiện các hoạt động đầu cơ. Chính vì những biến tướng như vậy nên không phải lúc nào sử dụng công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro cũng có hiệu quả. Các công cụ phái sinh ngày càng tinh vi và mang theo một số rủi ro gây gián đoạn lớn hơn độ rủi ro thông thường. Tuy vậy, các công cụ tài chính phái sinh vẫn phát triển mạnh mẽ và được sử dụng rộng rãi tại các thị trường tài chính lớn của thế giới với mục đích chính và phổ biến là để phòng chống rủi ro trong hoạt động KDNH.

Thị trường phái sinh là thị trường dành cho các công cụ tài chính phái sinh, những công cụ mang tính hợp đồng, mà thành quả của chúng được xác định trên một hoặc một số công cụ tài sản khác. Các loại công cụ phái sinh khác nhau bao gồm: Hợp đồng kỳ hạn, Hợp đồng tương lai, Hợp đồng quyền chọn, Hợp đồng hoán đổi và các sản phẩm lai tạp.

Phòng ngừa rủi ro ngoại hối bằng hợp đồng kỳ hạn

Trên thị trường mua bán hàng hóa quốc tế, các doanh nghiệp xuất hay nhập khẩu thường có nhu cầu bán ngoại tệ hay mua ngoại tệ để thanh toán cho các hợp đồng xuất nhập khẩu với các nước khác. Với tình trạng tỷ giá ngoại tệ luôn biến động bất thường, các nhà xuất nhập khẩu có xu hướng mua các hợp đồng kỳ hạn với các ngân hàng để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Sau khi đã thực hiện hợp đồng bán kỳ hạn với các doanh nghiệp, để phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho chính ngân hàng mình, các ngân hàng này cần thực hiện mua đối ứng các giao dịch kỳ hạn này tại thị trường ngoại hối nước ngoài hoặc tại thị trường ngoại hối trong nước. Với các giao dịch kỳ hạn này, ngân hàng trong nước chỉ hưởng phí dich vụ, là khoản chênh lệch giữa phí kỳ hạn tính cho khách hàng trong nước và phí kỳ hạn mà ngân hàng nước ngoài tính cho ngân hàng trong nước khi thực hiện giao dịch kỳ hạn ngoại tệ.


Hàng hóa ở đây có thể là bất kỳ thứ hàng hóa nào: các loại ngoại tệ hay vàng. Theo hợp đồng này thì chỉ có hai bên tham gia vào việc ký kết, giá cả do hai bên tự thỏa thuận với nhau, dựa theo những ước tính mang tính cá nhân. Giá hàng hóa đó trên thị trường giao ngay vào thời điểm giao nhận hàng hóa có thể thay đổi, tăng lên hoặc giảm xuống so với mức giá đã ký kết trong hợp đồng. Khi đó, một trong hai bên mua và bán sẽ bị thiệt hại do đã cam kết một mức giá thấp hơn (bên bán) hoặc cao hơn (bên mua) theo giá thị trường. Như vậy bằng việc tham gia vào một hợp đồng kỳ hạn, cả hai bên đều giới hạn được rủi ro tiềm năng cũng như hạn chế lợi nhuận tiềm năng của mình. Vì chỉ có hai bên tham gia vào hợp đồng, cho nên mỗi bên đều phụ thuộc duy nhất vào bên kia trong việc thực hiện hợp đồng. Khi có thay đổi giá cả trên thị trường giao ngay, rủi ro thanh toán sẽ tăng lên khi một trong hai bên không thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, vì mức giá đặt ra mang tính cá nhân và chủ quan nên rất có thể không chính xác.

Phòng ngừa rủi ro ngoại hối bằng hợp đồng tương lai

Cách thức phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng tương lai cũng gần tương tự như trường hợp phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng kỳ hạn, như: khách hàng có nhu cầu bán hay mua một loại ngoại tệ nào đó trong tương lai cho nhu cầu xuất nhập khẩu của doanh nghiệp và lo ngại tỷ giá biến động nhiều sẽ gây rủi ro cho số lượng ngoại tệ mà họ cần bán hay mua trên, khách hàng sẽ mua một hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, ngân hàng sau khi bán hợp đồng tương lai, phải thực hiện giao dịch đối ứng trên thị trường ngoại hối và hưởng chênh lệch phí đồng thời phòng ngừa được rủi ro có thể xảy ra khi tỷ giá biến động bất lợi.

Tuy nhiên, một trong những điểm khác biệt cơ bản của giao dịch tương lai và kỳ hạn trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá là: hợp đồng kỳ hạn được thương lượng trực tiếp giữa hai chủ thể, không cần chuẩn hóa sản phẩm và không yêu cầu thủ tục phức tạp, trong khi hợp đồng tương lai được giao dịch trên Sở giao dịch tương lai nên việc chuẩn hóa hợp đồng là điểm quan trọng, vì vậy rủi ro tín dụng cũng được hạn chế nhiều hơn so với các giao dịch kỳ hạn.


Phòng ngừa rủi ro ngoại hối bằng hợp đồng quyền chọn

Tương tự như hai loại sản phẩm phái sinh trên, khách hàng xuất nhập khẩu có nhu cầu mua sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi tỷ giá do tỷ giá có thể biến động bất lợi và gây tổn thất đến số lượng ngoại tệ dự kiến trong tương lai. Trong trường hợp này, khách hàng chọn mua hợp đồng quyền chọn (quyền chọn bán hoặc hoặc chọn mua). Còn ngân hàng thì bán quyền chọn bán hoặc bán quyền chọn mua. Đối với nước ta, trong thời gian trước đây khi cho thực hiện giao dịch quyền chọn, thì khách hàng chỉ được mua quyền chọn, chứ không được bán quyền chọn để phòng ngừa rủi ro hay đầu cơ. Ngân hàng chỉ được thực hiện bán quyền chọn cho khách hàng có nhu cầu phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

Sau khi ngân hàng bán quyền chọn bán hoặc quyền chọn mua cho khách hàng, để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, ngân hàng cần thực hiện mua lại quyền chọn bán hoặc quyền chọn mua trên thị trường ngoại hối. Lúc đó, ngân hàng chỉ hưởng phí quyền chọn chênh lệch.

Do khách hàng là bên mua quyền chọn, cho nên khách hàng có quyền mà không có nghĩa vụ phải thực hiện quyền chọn. Khi khách hàng thực hiện quyền chọn bán hoặc quyền chọn mua, ngân hàng cũng phải nhận hàng hay giao hàng tương ứng. Cùng lúc đó, do ngân hàng cũng là người mua trên thị trường ngoại hối, nên ngân hàng cũng được quyền thực hiện hợp đồng và yêu cầu phía ngân hàng đối tác nhận hàng và giao hàng với số lượng tương ứng với số lượng phải giao cho khách hàng. Lúc đó, ngân hàng không gặp rủi ro khi khách hàng yêu cầu thực hiện hợp đồng.

Ngược lại, khách hàng không thực hiện hợp đồng do tỷ giá biến động bất lợi cho họ, ngân hàng cùng lúc cũng không thực hiện hợp đồng với phía ngân hàng đối tác. Lúc này, ngân hàng cũng không phải chịu rủi ro phát sinh do khách hàng không thực hiện hợp đồng.

Phòng ngừa rủi ro ngoại hối bằng hợp đồng hoán đổi

Giao dịch hoán đổi là một sự kết hợp giữa giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn. Bản thân giao dịch hoán đổi giải quyết được nhược điểm của hợp đồng giao


ngay là có thể thỏa mãn nhu cầu ngoại tệ của khách hàng ở thời điểm tương lai, đồng thời khắc phục được nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn ở chỗ có thể thỏa mãn nhu cầu ngoại tệ của khách hàng ở thời điểm hiện tại. Trong trường hợp này ngân hàng cần mua đối ứng giao dịch hoán đổi tương ứng với đối tác trên thị trường ngoại hối nhằm tránh rủi ro khi tỷ giá biến động bất lợi.

Vào ngày hiệu lực hợp đồng hoán đổi, ngân hàng có thể kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá mua và giá bán ngoại tệ giao ngay và tránh được rủi ro tỷ giá đối với nguồn ngoại tệ đáp ứng cho giao dịch giao ngay. Vào ngày đáo hạn hợp đồng hoán đổi ngoại tệ trên, ngân hàng kiếm được lợi nhuận từ chênh lệch giá mua và giá bán kỳ hạn và cũng tránh được rủi ro khi tỷ giá biến động bất lợi đối với nguồn ngoại tệ đáp ứng cho giao dịch kỳ hạn.

Sử dụng công cụ VaR – Giá trị chịu rủi ro

Khái niệm về VaR

Trong toán tài chính và quản trị rủi ro tài chính, VaR được sử dụng rộng rãi trong đo lường rủi ro bị tổn thất của một danh mục cụ thể. Với một danh mục cho trước xác suất và khoảng thời gian, VaR được xem như là một ngưỡng giá trị mà khả năng bị tổn thất trên giá trị điều chỉnh theo thị trường của danh mục đó trong khoảng thời gian định trước vượt quá giá trị này (với giả định diễn biến thị trường như bình thường và không có giao dịch mua bán danh mục) chính là mức xác suất đã được cho trước.

Sự cuốn hút lớn nhất của VaR là sự biểu diễn rủi ro dưới dạng một con số duy nhất. VaR được định nghĩa là số tiền lớn nhất một danh mục có thể bị thua lỗ với một độ tin cậy xác định, thông thường ở mức 95%. Ví dụ, một danh mục gồm các sản phẩm phái sinh vàng ở trên với 95% VaR trong 1 ngày là 1 triệu USD, nói lên rằng xác suất mà danh mục giảm giá trị trên 1 triệu USD trong khoảng thời gian 1 ngày, với giả định rằng diễn biến thị trường như bình thường và không có giao dịch mua bán. Thực chất, khoản tổn thất 1 triệu USD hoặc cao trên giá trị danh mục này được kỳ vọng chỉ xảy ra trên 1 ngày trong 20 ngày (5%). Khoản tổn thất vượt quá ngưỡng VaR được gọi là “VaR break”.

Xem tất cả 250 trang.

Ngày đăng: 03/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí