Thực Trạng Về Rủi Ro Trong Kinh Doanh Ngoại Hối Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Tp.hcm


Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của EXIMBANK

ĐVT: triệu đồng



Năm


Tổng Tài sản

Lợi nhuận sau thuế

Lãi / Lỗ KDNH


Tỷ lệ(*)

2007

33.710.424

463.417

139.257

30%

2008

48.247.821

711.014

634.105

89%

2009

65.448.356

1.132.463

135.409

12%

2010

131.110.882

1.814.639

15.750

1%

2011

183.567.032

3.038.864

-88.156

-3%

Tổngcộng

462.084.515

7.160.397

836.365

12%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.HCM - Trường ĐH Ngân hàng - 12

(*): tỷ lệ Lãi/lỗ KDNH trên lợi nhuận sau thuế

Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của EXIMBANK qua các năm [12]


Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của VIETA BANK

ĐVT: triệu đồng



Năm


Tổng Tài sản

Lợi nhuận sau thuế

Lãi / Lỗ KDNH


Tỷ lệ(*)

2009

15.816.725

209.995

77.322

37%

2010

24.082.916

266.462

-16.683

-6%

2011

22.513.098

248.061

-137.983

-56%

Tổngcộng

62.412.738

724.518

-77.344)

-11%

(*): tỷ lệ Lãi/lỗ KDNH trên lợi nhuận sau thuế

Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của VIETA BANK qua các năm [12]


2.4. THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI TP.HCM

2.4.4. Các nhân tố chung tác động đến rủi ro kinh doanh vàng và ngoại tệ

2.2.1.1. Các yếu tố bên ngoài

Tình hình kinh tế thế giới trong những năm qua có những diễn biến hết sức phức tạp, trong bối cảnh chung đó, kinh tế Việt Nam không tránh khỏi chịu ảnh hưởng tiêu cực và gặp phải một số khó khăn, trong đó, nổi lên vấn đề lạm phát tăng cao trở thành thách thức đối với công tác điều hành vĩ mô từ năm 2011, năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ XI, lạm phát đang trở thành mối lo hàng đầu của tất cả các quốc gia, khi mà chỉ số chung của các loại hàng hóa nguyên liệu thô đã tăng 8% chỉ trong vài tháng do ảnh hưởng từ các chương trình nới lỏng tiền tệ của nhiều nền kinh tế lớn trong năm 2010 và tình hình bất ổn chính trị tại Bắc Phi, Trung Ðông. Nhiều nước ở châu Á có mức lạm phát cao nhất trong nhiều năm qua, như Trung Quốc 5%, Ấn Ðộ 8,2%, Hàn Quốc 4,7%,…

Lạm phát tại Việt nam bị ảnh hưởng theo mức lạm phát của các nước trên thế giới và trở thành nguy cơ lớn đối với nền kinh tế (Biểu đồ 2.1), cán cân thương mại thâm hụt ở mức cao qua nhiều năm tuy có mức giảm qua các năm (Biểu đồ 2.2) do giá các nguyên nhiên liệu nhập khẩu tăng mạnh, trong khi xuất khẩu gặp nhiều khó khăn do nhu cầu tiêu dùng thế giới phục hồi chậm trong giai đoạn khó khăn mới kể từ 2007-2008, giai đoạn khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, thị trường chứng khoán khuynh đảo. Năm 2008 cũng chứng kiến nỗ lực chưa từng có của các nền kinh tế để chống chọi với "bão".

Vấn đề nhập siêu cũng đang gây áp lực lên dự trữ ngoại hối quốc gia, tác động tới tỷ giá USD/VND, đồng thời gián tiếp làm gia tăng nguy cơ lạm phát đối với nền kinh tế Việt nam trong các năm qua.


Biểu đồ 2.1: Tình hình lạm phát qua các năm (%)


25

20

19.9

16.82

15

12.6

11.19

10

6.81

5

6.34

0

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Nguồn:Tổng cục Thống kê [14]

Biểu đồ 2.2: Thâm hụt/Thặng dư cán cân thương mại (tỷ USD)


2.00

0.78

-

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

(2.00)


(4.00)


(6.00)


(8.00)

(8.85)

(10.00)


(12.00)

(12.44)

(12.12)

(12.38)

(14.00)


(16.00)

(17.05)

(18.00)

Nguồn: Tính toán của tác giả và tổng hợp từ Tổng cục thống kê [15]


Thu hút đầu tư FDI, viện trợ nước ngoài ODA mặc dù chưa có tín hiệu chịu tác động rõ nét, nhưng về lâu dài sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực do nhiều nước phải thực hiện các biện pháp thắt chặt chi tiêu, hạn chế đầu tư, nhất là việc Nhật Bản phải tập trung tài chính để tái thiết đất nước sau thảm họa thiên tai. Trong lĩnh vực tiền tệ, áp lực tỷ giá gia tăng do tác động của lạm phát, nhập siêu và nhất là sự tồn tại của thị trường tự do mua bán ngoại tệ và vàng đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động quản lý Nhà nước về ngoại hối, gây ra tình trạng đầu cơ làm giá trục lợi, làm méo mó thị trường.

Trong khi lạm phát có thể không còn là câu chuyện chính yếu của năm 2012, thì tỷ giá lại có thể lại là nhân vật chính. Với việc tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ và cắt giảm đầu tư công như năm 2011, mức lạm phát đã quay về mức 6,81% năm 2012. Khó khăn của kinh tế thế giới sẽ khiến cho dòng vốn quốc tế đầu tư vào Việt Nam có thể sụt giảm. Xuất khẩu khó có thể giữ được mức tăng trưởng cao như năm nay. Hơn nữa, nguy cơ các quỹ đầu tư nước ngoài, với danh mục chứng khoán lên tới 7 tỉ USD, rút vốn trong năm 2013 và các năm sau là rất lớn. Đây sẽ là những áp lực chính đối với cán cân thanh toán của Việt Nam trong những năm sau.

Hơn nữa, với việc lãi suất huy động VND có xu hướng giảm dần về mức dưới 10% theo đà giảm của lạm phát, việc găm giữ ngoại tệ sẽ trở nên hấp dẫn hơn. Với tất cả những khía cạnh trên, tỷ giá trở thành tâm điểm trong năm 2012 và các năm sau bên cạnh các nội dung tái cấu trúc nền kinh tế. Sự biến động phức tạp của kinh tế thế giới và nền kinh tế Việt Nam sẽ càng làm cho tỷ giá USD/VND dao động thất thường và tạo ra nhiều rủi ro cho hoạt động ngoại hối của nền kinh tế.

Tại TP.HCM, trong các năm từ 2007 đến 2012, theo các biểu đồ như bên dưới từ biểu đồ 2.4 đến 2.7 thể hiện lãi lỗ từ thu nhập trong KDNH của các NHTM cổ phần đã giảm rõ rệt. Đây là nhóm các NHTM cổ phần có thị phần KDNH lớn nhất tại TP.HCM (theo số liệu trên bảng báo cáo tài chính thường niên của các NHTM cổ phần tại TP.HCM) [12]. Xuất phát từ khủng hoảng tài chính tại Mỹ giai đoạn 2007-2008, các yếu tố của nền kinh tế vĩ mô và vi mô tại Việt nam dần dần bị


ảnh hưởng qua các năm như đã phân tích ở trên, từ đó đã và đang gây ra nhiều rủi ro cho hoạt động KDNH của các NHTM cổ phần tại TP.HCM và các tổn thất lớn cho thu nhập của các NHTM này là rất rõ ràng, được thể hiện trên biểu đồ bên dưới.

2.2.1.2. Các yếu tố bên trong

Lạm phát

Trong những năm vừa qua, theo Biểu đồ 2.1, tỷ lệ lạm phát đặc biệt cao trong những năm từ 2007 đến 2011 trừ năm 2009. Như trong hai năm 2007 và 2008, tỷ lệ lạm phát cao dẫn đến tình hình kinh tế vĩ mô trong nước bất ổn như mức sống người dân ngày càng thấp, thất nghiệp cao, niềm tin vào đồng tiền Việt nam ngày càng thấp, thâm hụt các cân thương mại nặng nề, v.v...Cùng với đó, đây là giai đoạn nền kinh tế thế giới vừa bước vào cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính mới bắt nguồn từ Mỹ. Với tình hình khó khăn chung của nhiều nước trên thế giới, các nhà đầu tư vào thị trường Việt nam rất cần vốn USD rút về nước để bù đắp cho các khoản lỗ của hoạt động đầu tư trong nước của chính các nhà đầu tư nước ngoài đó. Các nhà đầu tư nước ngoại này rút vốn thông qua việc bán các khoản đầu tư trên thị trường chứng khoán, hay bán trái phiếu chính phủ tại Việt nam và mua USD để chuyển về nước họ. Từ đó, cầu USD tăng đột biến từ người dân trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài làm cho tỷ giá USD/VND tăng lên bất thường.

Đồng thời, tỷ lệ lạm phát cao khiến người dân trong nước “đổ xô” vào vàng nhằm tìm kênh trú ẩn an toàn để bảo toàn giá trị tài sản của họ. Nguồn cung vàng tại Việt nam chủ yếu từ nhập khẩu. Từ đó, giá vàng tăng cao cùng với tỷ giá USD/VND càng tăng cao hơn và gây bất lợi cho các trạng thái đoản ngoại hối của các NHTM cổ phần tại TP.HCM. Do dự báo được tình hình, trong năm 2007 và 2008 hoạt động KDNH tại các ngân hàng trên tạo được kết quả khả quan.

Trong năm 2010 và 2011 lạm phát tăng trở lại sau khi giảm xuống mức 6,34% năm 2009. Một đặc điểm đáng chú ý của hai năm này là các sàn vàng của các ngân hàng trong nước đồng loạt đóng cửa theo chỉ đạo của Chính phủ, lãi suất tiết kiệm vàng bằng 0 làm cho nhu cầu về USD giảm đáng kể. Tuy nhiên, NHNN cho phép nhập khẩu vàng để kéo chênh lệch giá vàng trong và ngoài nước về một


mức hợp lý, việc làm này đã đẩy cầu USD tăng cao. Đồng thời trong thời kỳ lạm phát cao này, lãi suất cho vay VND cao và lãi suất cho vay USD thấp càng khiến cho các tổ chức vay USD và tạo ra cầu USD tăng ảo. Cũng như phân tích ở trên NHNN cũng chưa bình ổn được tỷ giá USD/VND và giá vàng trong nước, tạo cho chúng biến động phức tạp và gây ra nhiều rủi ro cho hoạt động KDNH của ngân hàng và đã tạo ra các khoản lỗ cho các ngân hàng theo như Biểu đồ từ 2.4 đến 2.7 bên dưới.

Trong những năm vừa qua từ năm 2007 đến nay, chỉ có hai năm 2009 và năm 2012 có tỷ lệ lạm phát thấp, giúp cho tỷ giá USD/VND tương đối ổn định như trong năm 2012 (theo Biểu đồ 2.3) và giá vàng trong nước ít biến động bất thường, bám theo giá vàng thế giới.


Biểu đồ 2.3: Tỷ giá USD/VND bình quân năm từ năm 2007 đến năm 2012

Đơn vị tính: đồng/USD

22,000

21,167

21,000

20,893

20,000

19,513

19,000


18,000

18,163

17,000

16,620

16,000

16,079

15,000

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ website www.sbv.gov.vn

Tuy nhiên, tình hình kinh tế trong nước vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề như: giá USD vẫn tăng trong khi giá USD thế giới giảm, cầu vàng vẫn cao, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế chưa giảm về mức hợp lý, dự trữ ngoại hối còn mỏng, các hoạt động kinh tế nói chung còn trì trệ kéo theo cầu trong nước yếu,… Từ đó, với các bất ổn trên của nền kinh tế trong nước kéo theo nhiều rủi ro tiềm ẩn trung và dài hạn cho các hoạt động KDNH của các ngân hàng.


Biểu đồ 2.4: Lãi/Lỗ thu nhập trong KDNH (ngoại tệ, vàng) tại Ngân hàng ACB

Đơn vị tính: triệu đồng

678,852

600,000

400,000

422,336

200,000

191,104

155,140

0

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

-161,467

-200,000

Nguồn:Báo cáo tài chính thường niên của Ngân hàng ACB[12]

Biểu đồ 2.5: Lãi/Lỗ thu nhập trong kinh doanh ngoại hối (ngoại tệ và vàng) tại Ngân hàng EXIMBANK

Đơn vị tính: triệu đồng

634,105

600,000

400,000

200,000

135,409

0

Năm 2008

Năm 2009

15,750

Năm 2010

Năm 2011

-88,156

Năm 2012

-200,000

-297,374

-400,000

Nguồn:Báo cáo tài chính thường niên của Ngân hàng EXIMBANK [12]


- Thâm hụt cán cân thương mại

Nhập siêu là nguyên nhân chính dẫn tới thâm hụt cán cân vãng lai trong nhiều năm gần đây (theo Biểu đồ 2.2). Tỷ lệ thâm hụt cán cân vãng lai/GDP năm 2007 là -9,87%, năm 2008 là -11,93% , năm 2009 là -6,67% và năm 2010 là – 0,73%; trong khi đó tỷ lệ nhập siêu/GDP luôn ở mức cao từ khoảng 14- 20% GDP trong thời gian này. Cán cân vốn và tài chính liên tục thặng dư là nguồn tài trợ chủ yếu thâm hụt cán cân vãng lai. Mặc dù vậy, dưới áp lực nhập siêu cao, cán cân thanh toán tổng thể vẫn bị thâm hụt, cùng với yếu tố tâm lý găm giữ ngoại tệ đã dẫn tới mất cân đối cung - cầu ngoại tệ theo hướng dư cầu ngoại tệ và gây áp lực tăng tỷ giá.

Nhập siêu là nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ thâm hụt cán cân thanh toán và từ đó tạo áp lực giảm dự trữ ngoại hối nhà nước do NHNN phải bán ngoại tệ để can thiệp trên thị trường ngoại hối nhằm ổn định tỷ giá. Trong các năm 2009 và 2010, do cán cân thanh toán thâm hụt lớn, NHNN đã phải bán ngoại tệ cho các TCTD, dẫn đến dự trữ ngoại hối nhà nước sụt giảm tương đối.

Trong cán cân thương mại của nước ta, nhập khẩu vàng là một trong những nguyên nhân làm cho tình hình nhập siêu chưa được cải thiện đáng kể, mặc dù cán cân thương mại năm 2012 có thặng dư nhỏ. Cầu vàng cao khiến cho cầu ngoại tệ tăng và làm cho tỷ giá USD/VND luôn có xu hướng tăng; từ đó làm cho cung cầu về ngoại tệ và vàng thường xuyên ở trạng thái mất cân đối. Cuối cùng, các vấn đề này đã tạo nên nhiểu tổn thất cho hoạt động KDNH của các NHTM cổ phần tại TP.HCM như minh họa trong các biểu đồ từ 2.4 đến 2.7.

Xem tất cả 250 trang.

Ngày đăng: 03/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí