Khái Quát Về Hệ Thống Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Tp.hcm


ngân hàng Baring cũng thiếu sự quan tâm và đánh giá xem xét hoạt động của phía đối tác mà ngân hàng ký quỹ. Điều này ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng. Một khi phía khách hàng hay đối tác mà chúng ta đang giao dịch bị phá sản thì xem nhưng ngân hàng cũng bị mất số tiền ký quỹ đó. Baring đã không xác lập được hạn mức giao dịch với từng khách hàng, ngay cả họ cũng không biết hết danh sách khách hàng mà ngân hàng đang giao dịch. Ngoài ra, Baring cũng đã không quy định hạn mức giao dịch cho Leeson đối với các giao dịch tự doanh và giao dịch hưởng chênh lệch giá. Hiện nay hầu hết các ngân hàng đã áp dụng rất hiệu qua việc xác định hạn mức giao dịch cho khách hàng cũng như từng nhân viên kinh doanh ngoại hối. Tuy nhiên vần đề đặt ra là quy trình đề đánh giá và xác lập hạn mức cần được thực hiện một cách thận trọng , hiệu quả và theo đúng quy định của ngân hàng.

Baring là ngân hàng đã được ra đời trên 200 năm tính đến ngày bị phá sản, cho nên hệ thống quản lý đã được thiết lập rất chặt chẽ và đầy đủ. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực thi các quy định này thì hầu như rất lỏng lẻo và mang tính hình thức là chủ yếu. Hệ thống quản lý rủi ro tại Baring mang tính ma trận (matrix system). Các bộ phận trong ngân hàng quản lý và kiểm soát đan xem lẫn nhau, hệ thống báo cáo về rủi ro đầy đủ, nhưng hầu như không ai kiểm soát các giao dịch của Leeson trong suốt thời gian từ năm 1993 đến tháng 1/1995 và các báo cáo của Leeson đều không trung thực .


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong Chương 1, tác giả đã trình bày các khái niệm cơ bản về thị trường ngoại hối và hoạt động kinh doanh ngoại hối, bao gồm khái niệm, đặc điểm, chức năng, hình thức hoạt động, xu hướng phát triển, lịch sử phát triển và các loại giao dịch ngoại hối nói chung trên thị trường ngoại hối thế giới. Qua đó, chúng ta có được một bức tranh tổng thể làm nền tảng cho các phần phân tích sau tại thị trường ngoại hối Việt Nam.

Kinh doanh ngoại hối ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của nền kinh tế, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, NHTM và các cá nhân có sở hữu ngoại hối. Vai trò này thể hiện qua việc kinh doanh ngoại hối giúp cân đối cung cầu ngoại hối, phòng ngừa rủi ro tỷ giá và tìm kiếm lợi nhuận cho người sở hữu ngoại hối và là một kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương.

Bên cạnh đó, trong Chương 1 tác giả cũng đề cập đến tổng quan về quản lý rủi ro trong hoạt động KDNH của các NHTM. Trong đó, bao gồm các phần khái niệm về rủi ro KDNH, quản lý rủi ro trong KDNH cũng như các giải pháp trong quan lý rủi ro KDNH tại các NHTM. Có nhiều giải pháp cũng như nhiều quan điểm khác nhau trên thế giới trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động KDNH của các NHTM. Tuy nhiên, trong Luận án này tác giả chỉ đề cập đến các giải pháp cơ bản nhằm giúp các NHTM phòng ngừa rủi ro trong KDNH và từ đó tối đa hóa lợi nhuận trong hạn mức rủi ro mà Ngân hàng có thể chấp nhận được. Các giải pháp đó bao gồm: sử dụng các giới hạn trạng thái ngoại hối giao dịch qua đêm, cân bằng trạng thái ngoại hối, sử dụng các kỹ thuật dự đoán tỷ giá, sử dụng các công cụ phái sinh, sử dụng công cụ VaR – giá trị chịu rủi ro.

Trong phần cuối Chương 1, tác giả đề cập đến một số kinh nghiệm về quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng ở một số nước trên thế giới.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI TP.HCM

2.3. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI TP.HCM

2.1.1. Tổng quan về hệ thống Ngân hàng tại TP.HCM thời kỳ trước 1990

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng năm 1975, cả nước nói chung cũng như TP.HCM nói riêng đều thực hiện mô hình ngân hàng một cấp và duy nhất một hình thức ngân hàng quốc doanh thuộc sở hữu Nhà nước. Cấu trúc NHNN là một khối thống nhất từ trung ương đến cấp tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã và hoạt động chủ yếu theo địa dư hành chính. Tại TP.HCM được hình thành và tồn tại gồm các chi nhánh ngân hàng sau đây:

Chi nhánh NHNN TP.HCM có các ngân hàng trực thuộc ở 18 Quận - Huyện

Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Xây dựng TP.HCM

Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM.

Các chi nhánh ngân hàng này hoạt động trên cùng một địa bàn chịu sự quản lý của NHNN thực hiện theo những chỉ tiêu kế hoạch thống nhất được phân bổ từ NHNN Việt Nam, đồng thời chịu sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, chính quyền thông qua đầu mối chi nhánh NHNN TP.HCM. Nền kinh tế Việt Nam thời kỳ 1975 -1988, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, đứng trước muôn vàn khó khăn. Đảng và Chính phủ có chủ trương đổi mới về phân phối lưu thông, thực hiện cải cách giá - lương - tiền, khuyến khích tính tự chủ cho các doanh nghiệp, xóa bỏ dần từng bước chế độ bao cấp. Nhưng các kết quả đạt được còn hạn chế, nền kinh tế phát triển không cân đối, giá cả tăng cao, tốc độ lạm phát phi mã, đời sống kinh tế - xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng, lòng tin của nhân dân bị giảm sút. Tình hình trên đòi hỏi phải nhanh chóng thúc đẩy đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, mạnh dạn chuyển từ cơ chế quản lý kế hoạch tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường. Đối với lĩnh vực ngân hàng, yêu cầu đầu tiên là phải đổi mới hệ thống tổ chức và hoạt động như tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII đã đề ra.


Ngày 26/03/1988 Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 53/HĐBT, theo đó, NHNN Việt Nam là cơ quan của Hội đồng Bộ trưởng được tổ chức theo hệ thống ngân hàng hai cấp:

NHNN Việt Nam

Các ngân hàng chuyên doanh

NHNN có các chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và ngân hàng trong nền kinh tế. NHNN có trụ sở chính tại Hà Nội và các chi nhánh ở từng tỉnh, thành phố. Trong thời kỳ này, TP.HCM có chi nhánh NHNN khu vực I và các NHTM chuyên doanh trực thuộc:

Ngân hàng Công thương Việt Nam;

Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam;

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam;

Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam.

Các chính sách mới đã tạo điều kiện cho các NHTM quốc doanh hoạt động năng động hơn, quan tâm hơn đến các nghiệp vụ tăng cường nguồn vốn, tập trung thu hút tiền mặt. Mô hình tổ chức hệ thống ngân hàng hai cấp theo Nghị định 53/HĐBT là hoàn toàn phù hợp với điều kiện chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự giám sát của Nhà nước.

Các Pháp lệnh Ngân hàng ra đời đã tiếp tục sửa đổi bổ sung, tạo ra hành lang pháp lý cho việc phát huy vai trò tự chủ của các NHTM trong việc khai thác mọi nguồn vốn, đa dạng hóa các dịch vụ, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, các quy định của các Pháp lệnh ngân hàng vẫn chưa tương xứng với các nhiệm vụ của hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn mới, các yêu cầu về nghiệp vụ ngày càng đa dạng, phức tạp về tính chất lẫn quy mô, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Với yêu cầu cấp bách đó, Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các Tổ chức Tín dụng đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X thông qua ngày 12/12/1997 và có hiệu lực kể từ ngày 01/10/1998.


Luật NHNN tạo cơ sở cho sự quản lý tập trung và thống nhất toàn bộ hoạt động ngân hàng về một mối. Qua đó sẽ tạo thuận lợi cho NHNN thực hiện được vai trò và chức năng của mình là góp phần ổn định giá trị đồng tiền, giám sát hoạt động an toàn của hệ thống ngân hàng.


2.1.2. Nhu cầu hình thành các thể chế mới

Từ quý II/1990 cho đến hơn một năm sau đó, đã diễn ra quá trình tự điều chỉnh nhưng vẫn chưa có HTXTD nào được chính thức cấp giấy phép hoạt động HTXTD theo tinh thần của Pháp lệnh Ngân hàng. Trong tiến trình này, nhiều HTXTD đã tích cực thu hồi nợ nhanh chóng. Việc huy động vốn cũng tiếp tục nhưng lại rất ít chủ yếu là từ vận động các “mạnh thường quân”, các cổ đông cũ và mới để tăng vốn điều lệ. Các HTXTD cũng tự đổi mới bộ máy quản lý, điều hành, cán bộ nghiệp vụ, bảo đảm cơ cấu hoạt động hợp lý hơn. Song, vấn đề nổi cộm mà Pháp lệnh Ngân hàng làm cho các HTXTD phải bận tâm và cảm thấy không thể thực hiện được đó là việc Pháp lệnh quy định “HTXTD thuộc sở hữu tập thể, được thành lập từ vốn góp của xã viên, huy động các nguồn vốn xã viên và cho xã viên vay”. Có lẽ đây là câu trả lời cho việc chưa có HTXTD nào được cấp giấy phép, bởi hoạt động của các HTXTD trong thời gian qua đã giống như của một ngân hàng cổ phần loại nhỏ.

Vấn đề này đã làm cho phần lớn các HTXTD dần dần đi đến một định hướng hợp nhất với nhau để chuyển thành ngân hàng cổ phần vì hướng này có nhiều thuận lợi, như thực tế đã chứng minh, sẽ đưa hoạt động của các HTXTD về đúng với tên gọi của nó, đồng thời phá vỡ một phần tâm lý hoang mang của những người gửi tiền.


2.1.3. Sự hình thành các Ngân hàng thương mại cổ phần

Quá trình hình thành hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần như sau:


NHTM cổ phần được thành lập mới:

Trước khi có Pháp lệnh Ngân hàng

Bao gồm ba ngân hàng là Ngân hàng Sài Gòn Công Thương, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam, Ngân hàng Cổ phần Phát triển Nhà. Ngân hàng Sài Gòn Công Thương là NHTM Cổ phần đầu tiên của cả nước được thành lập vào năm 1987, với đầy đủ các chức năng về tiền tệ, tín dụng đối nội và đối ngoại trước khi có Luật công ty và Pháp lệnh Ngân hàng. Việc cho ra đời các ngân hàng cổ phần trước khi có Pháp lệnh Ngân hàng chính là sự thử nghiệm của chính sách đổi mới ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới chuyển tiếp sang kinh tế thị trường, lạm phát còn ở mức cao, môi trường kinh tế vĩ mô chưa ổn định, hệ thống các tổ chức tín dụng ở nước ta đứng trước các thử thách nghiêm trọng, hệ thống Hợp tác xã tín dụng bị phá sản. Ba ngân hàng thử nghiệm trên vẫn vượt qua cơn sóng gió đó và có những bước trưởng thành đáng kể cho đến ngày nay.

+ Sau khi có Pháp lệnh Ngân hàng

Bao gồm các ngân hàng: Á Châu, Đông Á, Phương Đông, Ngân hàng Việt Á. Các ngân hàng này đã “thừa hưởng” kinh nghiệm của các tổ chức tín dụng trước đó, đặc biệt là Ngân hàng Á Châu và Ngân hàng Đông Á, được sinh ra trong một môi trường vừa được “khử trùng” nên không chịu ảnh hưởng của các cơn bão táp tín dụng. Thực tế đó đã chứng tỏ sức phát triển mạnh mẽ của hai ngân hàng này cho đến nay, được xem như là các ngân hàng “tốp trên” của hệ thống các ngân hàng cổ phần trên địa bàn TP.HCM.

Các NHTM cổ phần hình thành từ việc hợp nhất các hợp tác xã tín dụng:

Thuộc dạng này có 12 ngân hàng cổ phần, chiếm đại đa số các NHTM cổ phần tại TP.HCM. Đó là các ngân hàng: Nam Á, Đại Nam, Mê Kông, Nam Đô,


Việt Hoa, Quế Đô, Phương Nam, Đệ Nhất, Gia Định, Tân Việt, Sài Gòn Thương Tín, Nông thôn An Bình.

Quá trình hình thành các ngân hàng cổ phần như trên, tuy có mặt tích cực nhằm giải quyết các hậu quả cũ, nhưng do giải pháp tình thế, nên có những nhược điểm nhất định. Vốn điều lệ của các ngân hàng khá thấp, trong đó có 7 ngân hàng có vốn điều lệ không phù hợp, hiệu quả hoạt động trong thời kỳ đầu thành lập nhìn chung là không cao. Những tồn tại, thiếu sót về nhiều mặt là tất yếu. Trong quá trình phát triển, chúng ta đã chứng kiến sự phá sản của các ngân hàng như Ngân hàng Việt Hoa, Ngân hàng Nam Đô, Mê Kông, Đại Nam. Nhưng nhìn chung, thì các NHTM cổ phần đã có những đóng góp tích cực trong quá trình đổi mới hoạt động của ngân hàng, là phương tiện để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, góp phần thúc đẩy sự cạnh tranh kinh doanh giữa các ngân hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ và kỹ thuật nghiệp vụ. Cùng với sự phát triển chung của hệ thống ngân hàng thành phố, các NHTM cổ phần mà đi đầu phải nói là các Ngân hàng ACB, Sacombank, Eximbank, ... đã gây những ấn tượng tốt cho khách hàng.

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM cổ phần tại TP.HCM

Tại địa bàn TP.HCM, các NHTM cổ phần có thị phần về hoạt động KDNH lớn như: ngân hàng ACB, Eximbank, Sacombank, Việt Á.

Sau đây là một số chỉ tiêu kinh doanh chính các bốn ngân hàng trên trong thời gian từ 2007 đến năm 2011:


Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB

ĐVT: triệu đồng



Năm


Tổng Tài sản

Lợi nhuận sau thuế

Lãi / Lỗ KDNH


Tỷ lệ(*)

2007

85.391.681

1.759.793

155.140

9%

2008

105.306.130

2.210.682

678.852

31%

2009

167.881.047

2.201.204

422.336

19%

2010

205.102.950

2.334.794

191.104

8%

2011

281.019.319

3.207.841

-161.467

-5%

Tổngcộng

844.701.127

11.714.314

1.285.965

11%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.HCM - Trường ĐH Ngân hàng - 11

(*): tỷ lệ Lãi/lỗ KDNH trên lợi nhuận sau thuế

Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của ACB qua các năm [12]

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của SACOMBANK

ĐVT: triệu đồng



Năm


Tổng Tài sản

Lợi nhuận sau thuế

Lãi / Lỗ KDNH


Tỷ lệ(*)

2007

64.572.875

1.397.897

100.815

7%

2008

68.438.569

954.753

510.041

53%

2009

104.019.144

1.670.559

314.108

19%

2010

141.798.738

1.798.560

-169.750

-9%

2011

141.468.717

1.995.857

123.470

6%

Tổng cộng


520.298.043


7.817.626


878.684

11%

(*): tỷ lệ Lãi/lỗ KDNH trên lợi nhuận sau thuế

Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của SACOMBANK qua các năm [12]

Xem tất cả 250 trang.

Ngày đăng: 03/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí