Đối Tượng Và Phạm Vi Nghiên Cứu Của Luận Án

Thứ nhất, hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý rủi ro danh mục cho vay tại NHTM;

Thứ hai, nghiên cứu thực trạng quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Việt Nam, đồng thời so sánh năng lực thực hiện giữa các nhóm NHTM Việt Nam từ đó đưa ra những đánh giá về kết quả và hạn chế trong quản lý rủi ro danh mục cho vay;

Thứ ba, thực hiện mô phỏng đo lường rủi ro danh mục cho vay của NHTM bằng phương pháp dựa theo xếp hạng tín dụng nội bộ cơ bản của Basel II (FIRB) và phương pháp Credit Metrics;

Thứ tư, đề xuất các nhóm giải pháp và kiến nghị hoàn thiện quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Việt Nam hướng tới các chuẩn mực quốc tế.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là quản lý rủi ro danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu về không gian: hoạt động quản lý rủi ro danh mục cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: giai đoạn 2017-20192

4. Phương pháp nghiên cứu của luận án

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án vận dụng ba phương pháp chính là: khảo sát, phỏng vấn chuyên gia và mô phỏng. Bên cạnh đó, nhằm khai phá thông tin, luận án còn sử dụng các phương pháp: thống kê mô tả; phân tích - tổng hợp; trực quan hoá các vấn đề nghiên cứu dưới dạng bảng biểu, sơ đồ và công thức toán học. Cụ thể về ba phương pháp nghiên cứu chính gắn với các mục tiêu nghiên cứu như sau:


2 Trong luận án, các khảo sát về thực trạng quản lý rủi ro danh mục cho vay của NHTM cho kết quả đưa ra trong thời gian từ 1/1/2019 đến 31/12/2019, do vậy giai đoạn nghiên cứu này phục vụ cho các thống kê mô tả trên dữ liệu thứ cấp về thực trạng rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trên danh mục cho vay của các NHTM thuộc mẫu nghiên cứu.

Thứ nhất, về phương pháp khảo sát. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu thực trạng về các nội dung quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Việt Nam và đưa ra so sánh đối với các nhóm NHTM có trình độ quản lý rủi ro khác nhau, tác giả sử dụng phương pháp khảo sát. Cụ thể, phương pháp khảo sát được thực hiện trên mẫu nghiên cứu gồm 16 NHTM Việt Nam thuộc hai nhóm như sau:

Nhóm 1 Nhóm 2


44%

56%



Trong đó:

Biểu đồ 1: Cơ cấu mẫu nghiên cứu


Nguồn: Tác giả

Nhóm 1: bao gồm nhóm 093 ngân hàng được lựa chọn triển khai Basel II theo quy định của NHNN là ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển (BIDV), ngân hàng TMCP Công Thương (VietinBank), ngân hàng TMCP Ngoại Thương (Vietcombank), ngân hàng TMCP Kĩ thương (Techcombank), ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), ngân hàng TMCP Quân Đội (MB), ngân hàng TMCP Hàng Hải (Maritime Bank) và ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB).

Nhóm 2: bao gồm 07 ngân hàng thương mại Việt Nam không nằm trong nhóm 09 ngân hàng trên là ngân hàng TMCP Phát triển nhà Thành phố Hồ Chí Minh (HD Bank), ngân hàng TMCP An Bình (AB Bank), ngân hàng TMCP Bảo Việt (Bao Viet bank), ngân hàng TMCP Đại Chúng (PVcomBank), ngân hàng


3 Nhóm này ban đầu gồm 10 ngân hàng được lựa chọn thí điểm thực hiện Basel II, nhưng tính tới 31/08/2018 Sacombank đã tạm dừng thực hiện.

TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG bank), ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín (Sacombank) và ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB). Trong nhóm này đã có một số ngân hàng đã thực hiện triển khai Basel II dù chưa nằm trong diện triển khai thí điểm của NHNN, còn một số các ngân hàng hoàn toàn chưa bắt đầu quá trình triển khai Basel II hoặc chưa có định hướng rõ ràng về việc triển khai Basel II. Khảo sát gồm 22 vấn đề được đưa ra, hướng tới đối tượng trả lời là các cán bộ làm việc tại các bộ phận liên quan tới nghiệp vụ quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM, trong khoảng thời gian từ 1/1/2019 đến 31/12/2019. Các đối tượng được khảo sát tham gia trả lời các câu hỏi liên quan tới các mảng nội dung về quản lý rủi ro danh mục cho vay tại NHTM của mình. Hình thức phát phiếu khảo sát và nhận phản hồi là qua thư điện tử.

Dưới đây là thống kê về khảo sát được thực hiện tại luận án:

Bảng 1: Thống kê về khảo sát thực hiện tại luận án


Nội dung

Kết quả thực hiện

Số lượng phiếu khảo sát phát ra

50 (phiếu)

Số lượng phiếu khảo sát nhận về

38 (phiếu)

Thời gian nhận phản hồi (số ngày trung bình

từ lúc phát phiếu đến lúc nhận phiếu)

37,1 (ngày)

Tỷ lệ số câu hỏi được trả lời trong mỗi phiếu

khảo sát nhận về (số trung bình)

87,4%

Bộ phận làm việc của cán bộ trả lời khảo sát

Khối quản lý rủi ro: Phòng quản lý rủi ro tín dụng

Khối tác nghiệp: Phòng quản lý tín dụng, Phòng tín dụng

Chức vụ cao nhất của cán bộ trả lời khảo sát

Phó giám đốc khối quản lý rủi ro

Kinh nghiệm làm việc tại bộ phận hiện tại

của cán bộ trả lời khảo sát (số trung bình năm làm việc)

4,3 (năm)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 252 trang tài liệu này.

Quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 3

Nguồn: Tác giả

Các kết quả khảo sát được thể hiện trực quan dưới dạng bảng biểu, sơ đồ, đồ

thị..., từ đó tác giả đưa ra các phân tích thực trạng về bốn nội dung thuộc quản lý rủi ro danh mục cho vay tại NHTM bao gồm: cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay, nhận diện rủi ro danh mục cho vay, đo lường rủi ro danh mục cho vay và sử dụng các công cụ quản lý rủi ro danh mục cho vay.

Thứ hai, về phương pháp mô phỏng. Với mục tiêu thực hiện mô phỏng đo lường mức độ rủi ro danh mục cho vay của các NHTM Việt Nam, luận án sử dụng hai phương pháp được đưa ra ở lý thuyết bao gồm phương pháp dựa trên xếp hạng tín dụng nội bộ cơ bản (FIRB) theo khuyến nghị của Basel II và phương pháp Credit Metrics để mô phỏng đo lường rủi ro danh mục cho vay tại NHTM. Việc mô phỏng được thực hiện trên danh mục cho vay với các giả định phù hợp với từng phương pháp, từ đó đưa ra gợi ý cho việc vận dụng hai phương pháp đo lường rủi ro hiện đại trên trong thực tế quản lý rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam.

Thứ ba, về phương pháp phỏng vấn chuyên gia. Để đưa ra các đánh giá thực trạng và giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Việt Nam, tác giả dựa trên ý kiến của các chuyên gia được phỏng vấn trong quá trình thực hiện khảo sát, kết hợp với tổng hợp kinh nghiệm quốc tế của các NHTM trên thế giới, các chuẩn mực về quản lý rủi ro tín dụng theo khuyến nghị của Basel và các đánh giá chủ quan của tác giả. Các vấn đề phỏng vấn chuyên gia được lồng ghép trong bảng hỏi khảo sát được thực hiện trong luận án tại các câu hỏi số 5, 10, 11, 14, 16, 18, 20, 21, 22 với nội dung trả lời mở thể hiện quan điểm, kiến nghị chủ quan hoặc đánh giá chủ quan dựa trên thang điểm gồm bốn mức từ 1 đến 44 như sau:

- Mức điểm 1: Chưa áp dụng hoặc mới áp dụng từ 10% trở xuống

- Mức điểm 2: Áp dụng trên 10% đến 50%

- Mức điểm 3: Áp dụng trên 50% đến dưới 100%

- Mức điểm 4: Áp dụng đầy đủ 100%


4 Thang điểm này được thực hiện theo Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về yêu cầu các NHTM báo cáo tình hình thực hiện triển khai Basel II theo công văn số 212/NHNN-TTGSNH

Hai hình thức phỏng vấn được thực hiện là phỏng vấn qua điện thoại và phỏng vấn trực tiếp.

5. Những đóng góp mới của luận án

Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trong và ngoài nước hiện có về quản lý rủi ro danh mục cho vay, luận án có những đóng góp mới cả về lý luận và thực tiễn như sau:

Thứ nhất, trong nội dung cơ sở lý luận về quản lý rủi ro danh mục cho vay tại NHTM, luận án đã hệ thống hoá được các nhóm phương pháp và công cụ nhằm nhận diện, đo lường và sử dụng để quản lý rủi ro danh mục cho vay. Các nhóm phương pháp và công cụ này được luận án luận giải chi tiết về cơ sở phân nhóm, các hạn chế và điều kiện áp dụng tại NHTM. Đây là căn cứ cho các NHTM Việt Nam có thể đưa ra lựa chọn phù hợp về mặt phương pháp luận để áp dụng tại thực tế hoạt động của mình. Cụ thể:

(i) Về nhận diện rủi ro danh mục cho vay, có hai nhóm phương pháp bao gồm: phương pháp báo cáo tín dụng và cảnh báo sớm rủi ro tín dụng; và nhóm các phương pháp đánh giá chất lượng danh mục cho vay trong quá khứ, như phương pháp phân tích xu hướng (Trend report), phân tích dịch chuyển (Migration analysis), phân tích Vintage (Vintage analysis).

(ii) Về đo lường rủi ro danh mục cho vay, luận án đã tổng hợp cơ sở lý thuyết về bốn phương pháp bao gồm: phương pháp các chỉ số rủi ro (KRIs), phương pháp tiêu chuẩn của Basel II (SA), phương pháp dựa theo xếp hạng tín dụng nội bộ của Basel II (FIRB, AIRB) và các phương pháp dự báo chất lượng danh mục cho vay trong tương lai như Credit Metrics, PortfolioManager của KMV, CreditRisk+ và CreditPortfolioView.

(iii) Về các công cụ được sử dụng để quản lý rủi ro danh mục cho vay, dựa theo quan điểm về quản lý rủi ro tín dụng, có hai nhóm công cụ là: nhóm các công cụ truyền thống và nhóm các công cụ hiện đại.

Thứ hai, luận án đã nghiên cứu quản lý rủi ro danh mục cho vay trên bốn nội dung: cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro, nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro và sử dụng

các công cụ quản lý rủi ro tại các NHTM Nhật Bản, ngân hàng phát triển KDB- Hàn Quốc, ngân hàng Bangkok Bank-Thái Lan và ngân hàng Citibank-Hoa Kì, từ đó rút ra những kinh nghiệm mấu chốt cho các NHTM Việt Nam như sau: Một là, ngân hàng Bangkok Bank-Thái Lan đã mạnh dạn vận dụng mô hình dạng chuyển đổi trong xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay, mô hình được đánh giá là phù hợp đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Hai là, điểm quan trọng về nhận diện rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Nhật Bản là nhấn mạnh vai trò của các chỉ số kinh tế vĩ mô trong xây dựng các mô hình nhận diện sớm rủi ro tín dụng, đây là kinh nghiệm có giá trị đối với các NHTM Việt Nam.

Ba là, tại ngân hàng phát triển KDB-Hàn Quốc, lộ trình sáu giai đoạn để đo lường rủi ro danh mục cho vay được xem là thích hợp với thực tiễn tại Việt Nam trong bối cảnh các NHTM đang hướng tới áp dụng các chuẩn mực quốc tế về quản lý rủi ro tín dụng.

Bốn là, ngân hàng Citibank-Hoa Kì đưa ra gợi ý cho các NHTM Việt Nam về bảy công cụ đã được ngân hàng này áp dụng đồng thời trong quản lý rủi ro danh mục cho vay, trong đó những công cụ có tính đột phá như: chứng khoán hoá các khoản vay; thiết lập giới hạn an toàn; quản lý rủi ro với từng khoản vay trong danh mục thông qua nhấn mạnh vai trò của hệ số tín nhiệm...

Thứ ba, luận án sử dụng phương pháp khảo sát và phỏng vấn chuyên gia để đánh giá thực trạng quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Việt Nam theo hai nhóm ngân hàng: nhóm 1 gồm 9 NHTM đã thực hiện thí điểm các chuẩn mực quản trị ngân hàng theo Basel II, nhóm 2 gồm 7 trong số các NHTM còn lại không thuộc nhóm 1 và được lựa chọn ngẫu nhiên. Từ đó, luận án đưa ra so sánh giữa hai nhóm ngân hàng trên về việc thực hiện các nội dung: cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro, nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro và sử dụng các công cụ quản lý rủi ro danh mục cho vay. Qua đây có thể thấy, các NHTM nhóm 1 đã thực hiện tốt hơn so với các NHTM nhóm 2 về hầu hết các nội dung trên, tuy vậy ở cả hai nhóm ngân hàng vẫn còn những hạn chế: một là, trong áp dụng các

phương pháp đánh giá chất lượng danh mục cho vay trong quá khứ nhằm nhận diện rủi ro trên danh mục; hai là, trong áp dụng các phương pháp dự báo chất lượng danh mục cho vay trong tương lai để đo lường mức độ rủi ro của danh mục; ba là, trong áp dụng nhóm công cụ hiện đại để quản lý rủi ro danh mục cho vay như các sản phẩm phái sinh tín dụng.

Thứ tư, luận án đã thực hiện mô phỏng đo lường rủi ro danh mục cho vay của NHTM bằng hai phương pháp: phương pháp dựa theo xếp hạng tín dụng nội bộ cơ bản (FIRB) theo khuyến nghị của Basel II và phương pháp Credit Metrics. Từ mô hình mô phỏng, luận án đã làm rõ các dữ liệu đầu vào cần có và các bước thực hiện của từng phương pháp. Cụ thể, phương pháp FIRB theo Basel II yêu cầu thực hiện qua 3 bước và nhất thiết cần có các dữ liệu về PD, EAD, LGD của từng khoản vay và hệ số tương quan giữa các khoản vay trong danh mục. Với phương pháp Credit Metrics, mức độ rủi ro danh mục cho vay được đo lường qua 8 bước và dữ liệu cần có bao gồm: thông tin về từng khoản vay (giá trị dư nợ, hạng tín dụng, lãi suất cho vay, kì hạn), lãi suất chiết khấu theo hạng tín dụng, thống kê về số lượng khách hàng chuyển hạng tín dụng qua thời gian, tác động của yếu tố ngành tới khách hàng vay thuộc ngành đó và hệ số tương quan giữa các chỉ số ngành của các khoản vay trong danh mục. Từ những gợi ý qua hai mô phỏng tại luận án, NHTM có thể căn cứ để vận dụng phù hợp với thực tế hoạt động của mình.

Thứ năm, luận án đã đề xuất hệ thống các giải pháp và kiến nghị hoàn thiện quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Việt Nam hướng tới các chuẩn mực quốc tế theo bốn nội dung: cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro, nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro và sử dụng các công cụ quản lý rủi ro danh mục cho vay. Những giải pháp này đã được phân chia theo nhóm NHTM và lộ trình thực hiện cho từng nhóm. Đồng thời, tác giả đề xuất các kiến nghị cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc hỗ trợ và kiểm soát thực hiện quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM trong hệ thống.

6. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu gồm 4 chương như sau:


Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu về quản lý rủi ro danh mục cho vay tại NHTM

Chương 2: Cơ sở lý luận về quản lý rủi ro danh mục cho vay tại NHTM

Chương 3: Thực trạng quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Việt Nam Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Việt Nam

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/12/2022