Khái Quát Chung Về Bảo Vệ Quyền Trẻ Em Trong Pháp Luật Việt Nam

nghiệp. Thông thường cứ 2.000 - 3.000 dân có một cán bộ xã hội chuyên nghiệp và 4 - 5 cộng tác viên và cứ 30.000- 50.0000 dân có một trung tâm công tác xã hội. Việc bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được thực hiện chủ yếu bởi các trung tâm công tác xã hội và các cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em và một phần công việc sẽ được ủy quyền cho các tổ chức phi chính phủ.

Các quốc gia châu Á (như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippine,...) tùy theo hoàn cảnh kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia mà việc bảo vệ trẻ em được thực hiện theo những mô hình khác nhau. Ngày nay, hầu hết các quốc gia này đều hướng tới việc xây dựng “hệ thống bảo vệ trẻ em”; hình thành đội ngũ cán bộ xã hội và các cơ sở bảo trợ trẻ em, xây dựng mô hình gia đình thay thế cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Malaysia và Hồng Kông (Trung Quốc) đặc biệt quan tâm tới mô hình gia đình chăm sóc thay thế, trung tâm công tác xã hội với trẻ em; trung tâm trẻ em đường phố, trung tâm phục hồi trẻ em nghiện ma túy. Thái Lan và Philippine lại chú trọng nhiều hơn vào các mô hình trợ giúp trẻ em và hỗ trợ gia đình có trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt [46].

Luật Trẻ em và người trẻ tuổi của Singapore năm 1993 (Children and Young Persons Act Chapter 38) có nội dung chủ yếu đề cập đến vấn đề bảo vệ trẻ em quy định trẻ em là người dưới 14 tuổi, với 9 nhóm đối tượng cần sự bảo vệ đặc biệt, gồm: (i) trẻ không có bố mẹ hoặc người bảo hộ; (ii) trẻ em bị bỏ rơi; (iii) cha, mẹ, người bảo hộ không phù hợp, không có khả năng chăm sóc, sao nhãng làm cho trẻ em rơi vào tình trạng có những mối quan hệ xấu, đe doạ đến đạo đức hoặc không thể chế ngự được; (iv) trẻ đã bị hoặc có nguy cơ cao bị đối xử tồi tệ; (v) trẻ em cần được khám, điều trị để bảo đảm sức khoẻ hoặc sự phát triển nhưng cha, mẹ hoặc người bảo hộ sao nhãng hoặc từ chối làm những công việc đó; (vi) trẻ có hành vi và nhân cách gây nguy hiểm cho bản thân người khác mà cha, mẹ, người bảo hộ không thể hoặc không

muốn hoặc thất bại trong việc hỗ trợ trẻ; (vii) trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những mâu thuẫn dai dẳng giữa trẻ và cha, mẹ, người bảo hộ hoặc giữa cha, mẹ hoặc người bảo hộ hoặc những mâu thuẫn, đổ vỡ trong gia đình dẫn đến thương tổn về tình cảm; (viii) trẻ sống trong môi trường hoặc có liên quan, bị ảnh hưởng bởi người phạm tội hoặc những hành vi phạm tội; (ix) trẻ sống lang thang không nơi ở, không nguồn sống, trẻ xin ăn, hát rong, bán xổ số, bán hàng rong, đánh bạc, sử dụng các thuốc kích thích [18].

Luật Trẻ em của Malaysia (Act 611 Child Act 2011) không định nghĩa trẻ em nhưng lại quy định cụ thể độ tuổi của trẻ em khi gửi đến các dịch vụ, trung tâm, trường học. Ví dụ: “Trẻ em dưới 10 tuổi thì không được đưa vào các trường giáo dưỡng; trẻ em dưới 14 tuổi thì không được đưa vào trường cách ly hoặc giam giữ trẻ em vi phạm pháp luật”.

Luật của Malaysia phân loại các nhóm trẻ em cần được bảo vệ theo các nhóm mức độ gây tổn hại cho trẻ, gồm: (i) Nhóm có nguy cơ cần được chăm sóc bảo vệ, gồm trẻ có nguy cơ bị tổn hại về thể chất, tinh thần, tình cảm; trẻ bị sao nhãng, không được chăm sóc đầy đủ; trẻ không nơi nương tựa; trẻ mâu thuẫn với cha mẹ, người bảo hộ và gia đình; trẻ sống trong môi trường phạm tội, môi trường mại dâm; trẻ xin ăn, hát rong, bán xổ số; (ii) Nhóm trẻ cần được bảo vệ và phục hồi: trẻ tham gia vào các hoạt động tình dục; trẻ liên quan hoặc sống trong các nhà chứa, trong đó có nhóm trẻ cần được bảo vệ khẩn cấp là những trẻ bị xâm hại tình dục, trẻ mang thai, sinh con hoang đã được thông báo và xác nhận; (iii) Nhóm trẻ vượt quá tầm khống chế: trẻ có các hành vi vượt quá tầm khống chế của cha mẹ, người bảo hộ; (iv) Nhóm trẻ em bị buôn bán, bắt cóc.

Ngoài việc bảo vệ các quyền cơ bản của trẻ em, các nước trên thế giới đang nỗ lực hành động và cùng nhau tìm mọi cách hoàn thiện hệ thống tư pháp về bảo vệ quyền của trẻ em tuân thủ theo đúng luật quốc tế về quyền

con người. Các nước đã và đang đưa những nguyên tắc quốc tế vào các luật và chính sách quốc gia. Trong các văn bản quốc tế và các chương trình của LHQ về vấn đề trẻ em sử dụng đồng thời cả hai khái niệm trẻ em và người chưa thành niên. Điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em xác định rõ: "Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn". Trong một số văn bản khác, khái niệm trẻ em được gọi là người chưa thành niên hoặc thanh, thiếu niên. Tuy nhiên, trong quan hệ với pháp luật và thực thi pháp luật, trẻ em thường được gọi là người chưa thành niên.

LHQ đã có những quy tắc về việc áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên, được Đại hội đồng LHQ thông qua ngày 29/11/1985 nêu rõ: "Người chưa thành niên là trẻ em hay người ít tuổi tuỳ theo từng hệ thống pháp luật có thể bị xét xử vì phạm pháp theo một phương thức khác với việc xét xử người lớn"

Quy tắc này chỉ ra những mục đích của việc áp dụng pháp luật với người chưa thành niên và đảm bảo rằng bất cứ sự xử lý nào đối với người chưa thành niên phạm tội phải luôn xem xét tới điều kiện hoàn cảnh của người chưa thành niên và mức độ của tội phạm. Liên quan đến thủ tục xét xử quy tắc này cho rằng, một trẻ em bị quy là phạm tội được hưởng quyền xử lý đúng theo luật định và quyền được hưởng sự đối xử đặc biệt, kể cả sự cần thiết phải "tiến hành tố tụng trong một bầu không khí hiểu biết", tầm quan trọng về sự có mặt của cha mẹ, tôn trọng những điều riêng tư của các em trong tố tụng cũng như hồ sơ và yêu cầu phải có những người được đào tạo chuyên sâu tham gia tố tụng để giải quyết vụ án.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Quy tắc của LHQ về bảo vệ người chưa thành niên bị tước quyền tự do quy định các nguyên tắc cụ thể áp dụng đối với tất cả các hình thức giam giữ ở bất cứ cơ sở giam giữ nào. Tách riêng những người chưa thành niên ra

khỏi người lớn trong cùng các cơ sở giam giữ và phân loại các em là một yêu cầu cần thiết được nhắc đến trong quy tắc này. Đồng thời nhấn mạnh việc bảo vệ người chưa thành niên bị tước quyền tự do không chỉ xác định các quyền của họ mà còn quy định cách đối xử khi các em phạm tội. Sự tôn trọng các quyền của người chưa thành niên cũng là một bộ phận khăng khít của công tác quản lý, giáo dục người phạm tội là người chưa thành niên. Các quy định đặc biệt nhấn mạnh sự liên hệ giữa người chưa thành niên với gia đình, tôn trọng nhân phẩm của các em và quyền người chưa thành niên được đối xử công bằng.

Pháp luật về bảo vệ quyền của con khi cha mẹ ly hôn - 3

Dựa trên những quy định của luật pháp quốc tế về người chưa thành niên, các quốc gia trên thế giới đã đưa ra các quy định về người chưa thành niên nói chung, người chưa thành niên phạm tội nói riêng, các chế tài xử lý người chưa thành niên phạm tội phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội, phong tục, tập quán, pháp luật của mỗi nước. Chẳng hạn như:

Ở Thái Lan, ngày 28/01/1952, Thái Lan đã thành lập Toà án người chưa thành niên trung ương. Mục đích của việc thành lập Toà án này là dành cho trẻ em và những người chưa thành niên dưới 18 tuổi một biện pháp xử lý đặc biệt khi họ vi phạm pháp luật hình sự. Tuy nhiên, thẩm quyền của Toà án người chưa thành niên còn được phép giải quyết một số trường hợp tranh chấp gia đình liên quan tới hạnh phúc và lợi ích của trẻ em và người chưa thành niên.

Theo Điều 72 BLHS Thái Lan, thì một đứa trẻ chưa đến 7 tuổi cũng bị áp dụng hình phạt vì những tội đã được pháp luật quy định. Trẻ em từ 7 đến 14 tuổi nếu phạm tội cũng bị xét xử và có thể chịu hình phạt tù nhưng Toà án sẽ quyết định biện pháp xử lý đặc biệt bằng cách đưa vào một trường cải tạo hoặc gửi trẻ em đó cho một người hay một cơ quan nào mà Toà án thấy có khả năng thích hợp với việc cải tạo, giáo dục trẻ em đó (Điều 74

BLHS Thái Lan). Người chưa thành niên từ 14 đến 17 tuổi có thể bị phạt và được hưởng hình phạt đặc biệt. Trong trường hợp ở độ tuổi này, trước khi xét xử, tuyên án, Toà án bao giờ cũng xem xét kỹ hoàn cảnh, nhân thân và môi trường của người đó (Điều 75 BLHS Thái Lan). Người chưa thành niên bị bắt phải được đưa ngay tới trại giam giữ trong vòng 24 giờ và trong vòng 30 ngày tạm giữ, công tố viên phải hoàn thành thủ tục và đưa ra xét xử tại Toà án người chưa thành niên (Điều 50 và 51 Luật tổ chức Toà án người chưa thành niên và gia đình 1991). Trong quá trình giam giữ người chưa thành niên vẫn được chăm sóc và bảo vệ tốt. Hội đồng xét xử người chưa thành niên phạm tội gồm 2 thẩm phán chuyên nghiệp, 2 hội thẩm nhân dân và bắt buộc một trong hai hội thẩm phải có 1 là nữ. Phiên toà xét xử người chưa thành niên phải được xử kín, trong đó phải có mặt người bào chữa, cha mẹ hoặc người giám hộ. Thủ tục tố tụng của Toà án người chưa thành niên cũng đòi hỏi phải có cán bộ chuyên sâu hơn như các nhà tâm lý, y tế, giám sát, công tác xã hội. Mục đích tố tụng với người chưa thành niên là tạo cho họ một cơ hội để sửa chữa, thay đổi hành vi và mong muốn sau cùng là giúp họ trở thành những công dân tốt cho xã hội chứ không nhằm vào mục đích xử phạt các em như xử phạt người lớn.

Ở Nhật Bản, có Luật người chưa thành niên, nhưng phiên toà người chưa thành niên của Toà án gia đình giải quyết các vụ việc liên quan đến người dưới 20 tuổi. Mục đích của Luật người chưa thành niên là không trừng phạt những người chưa thành niên phạm tội mà "giúp đỡ cho họ phát triển tốt, tiến hành những biện pháp bảo vệ để thay đổi tính cách của người chưa thành niên phạm tội và tạo ra một môi trường giáo dục để điều chỉnh người chưa thành niên đã chót mắc phải sai lầm". Bộ luật tố tụng hình sự của Nhật Bản quy định việc điều tra thuộc chức năng của cảnh sát và cơ quan công tố. Nếu Toà án xét thấy cần có biện pháp chăm sóc, bảo vệ thì thẩm phán ra quyết định đưa bị can, bị cáo vào trại giam chờ ngày xét xử.

Luật người chưa thành niên của Nhật Bản cho phép người chưa thành niên khi bị đưa ra xét xử tại Toà án gia đình được có một hoặc hai người đại diện. Người đại diện không phải là luật sư bào chữa như trong phiên toà xét xử người đã thành niên. Người đại diện này không nhất thiết phải là luật sư, có thể là giáo viên hoặc người làm công tác xã hội...

Ở Hà Lan, từ những yêu cầu thực tế cùng với những biến đổi của xã hội, các cơ quan chức năng nghiên cứu để tìm ra những chế tài thay thế là quan trọng và cần thiết cho người chưa thành niên phạm tội. Khi người chưa thành niên phạm tội, người ta cân nhắc và áp dụng các chế tài thay thế, chỉ được phép tiến hành theo thủ tục tố tụng hình sự khi không còn cơ hội nào để có thể áp dụng chế tài thay thế. Các chế tài thay thế áp dụng đối với người chưa thành niên không chỉ thay thế hình phạt tù mà còn thay thế cả những hình phạt truyền thống đang tồn tại như hình phạt tiền hay án treo. Có hai loại chế tài thay thế khác nhau được áp dụng với người chưa thành niên, đó là các dự án công tác (dịch vụ của cộng đồng đối với người chưa thành niên) và các dự án đào tạo.

Mục tiêu chung của các chế tài thay thế là tăng cường hệ thống giáo dục và hệ thống quản lý xét xử người chưa thành niên mà hệ thống này sẽ giúp cho các em hạn chế được tái phạm. Một mặt các chế tài thay thế hạn chế được việc áp dụng những chế tài truyền thống. Bởi lẽ, việc bỏ tù hay tống giam không đem lại sự thay đổi hành vi của các em theo hướng tốt nếu không muốn nói là có tác động ngược lại do sự tách biệt tạm thời môi trường tốt của gia đình, nhà trường và xã hội. Mặt khác, chế tài thay thế còn góp một phần tích cực vào hệ thống giáo dục cải tạo đối với người chưa thành niên bởi những nguyên tắc cụ thể đã được chú trọng tới trong quá trình giáo dục cải tạo của từng đối tượng vi phạm. Chính bản thân các em, về nguyên tắc phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với những hành vi của mình và cũng

chính các em phải thực hiện những nhiệm vụ cụ thể đem lại lợi ích không chỉ cho riêng mình mà còn mang lại lợi ích cho người khác. Các thủ tục hình sự chỉ được phép tiến hành áp dụng khi không còn cơ hội nào để có thể áp dụng chế tài thay thế. Các chế tài thay thế có thể áp dụng thay thế cho tất cả các loại tội phạm do người chưa thành niên gây ra... và có thể áp dụng với bất cứ đối tượng người chưa thành niên nào vi phạm (từ vi phạm lần đầu hay tái phạm cho đến tội phạm là nam hay nữ...).

Như vậy có thể thấy, ở mỗi quốc gia, tuỳ thuộc vào sự phát triển kinh tế

- xã hội, lịch sử lập pháp, truyền thống và các yếu tố về tâm - sinh lý của con người, cũng như về tình hình phạm tội và yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm ở người chưa thành niên mà có những quy định về độ tuổi, mức độ chịu trách nhiệm hình sự, thủ tục, cách thức xử lý hành vi phạm tội... của người chưa thành niên khác nhau. Song không thể phủ nhận một điều, đó là mục đích xem xét, xử lý hành vi phạm tội của người chưa thành niên nhằm tạo điều kiện tốt nhất để các em sửa chữa sai lầm, phấn đấu trở thành người có đức, có tài giúp ích cho xã hội. Pháp luật của các nước đều hướng tới bảo vệ quyền con người của người chưa thành niên từ mọi góc độ.

1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Trong những năm qua, ngoài đưa ra chính sách phát triển kinh tế, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, nội luật hóa những quy định trong các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia là thành viên để bảo vệ các quyền trẻ em. Thể hiện qua sự đổi mới của các bản Hiến pháp; đến các bộ luật Hình sự, Dân sự, Tố tụng Hình sự, Tố tụng Dân sự; các Luật Lao động, Giáo dục, Y tế, và quan trọng nhất là sự ra đời của Luật trẻ em,… đến các văn bản dưới luật đã tạo nên một hệ thống pháp luật đầy đủ, vững chắc để bảo vệ trẻ em phù hợp với các công ước quốc tế và truyền thống văn hoá của dân tộc của Việt Nam.

Việt Nam đã phê chuẩn Công ước của Liên Hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20/02/1990, là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước này.

Quyền trẻ em đã được quy định ngay từ Hiến pháp năm 1946 và tiếp theo trong tất cả các Hiến pháp năm 1959, năm 1980, năm 1992 đặc biệt năm 2013 có nhiều điểm mới. Tại Hiến pháp năm 2013, quyền trẻ em được quy định như sau: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. Dựa trên tinh thần của Hiến pháp năm 2013, quyền trẻ em đã được thể chế hóa trong nhiều luật, mà tập trung là Luật Trẻ em năm 2016, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014….

Mặt khác, pháp luật về trẻ em có phạm vi điều chỉnh rộng, liên quan đến nhiều nhóm quan hệ xã hội, đến nhiều ngành luật khác nhau. Các ngành luật thuộc hệ thống pháp luật Việt Nam đều bảo vệ quyền trẻ em theo một đặc thù riêng của ngành luật mình.

Trong lĩnh vực Luật Hiến pháp, trẻ em cũng được xem như một công dân đặc biệt. Và vấn đề bảo vệ quyền trẻ em được điều chỉnh dưới góc độ là phạm trù của quyền con người. Do vậy, Luật Hiến pháp bảo vệ quyền trẻ em bằng việc quy định các quyền cơ bản nhất của trẻ em, bao gồm quyền được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục. Đồng thời, Luật Hiến pháp cũng có các quy định trách nhiệm của Nhà nước và xã hội, gia đình trong việc đảm bảo để các quyền này được thực hiện trong đời sống.

Bộ Luật Hình sự có những quy định hình sự dành riêng đối với người chưa thành niên để bảo vệ người chưa thành niên khi chúng là đối tượng bị tội phạm xâm hại, hay cũng quy định trách nhiệm hình sự nhưng có hướng giảm nhẹ đối với người chưa thành niên khi chúng chính là người thực hiện

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 29/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí