Kinh Nghiệm Của Một Số Nước Trên Thế Giới Nhằm Đảm Bảo An Toàn Đối Với Các Khoản Cho Vay Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Các Ngân Hàng Thương Mại Việt

khách hàng vay vốn để tạo ra các loại hình rủi ro tín dụng khác nhau nhưng có thể so sánh và theo dõi được trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Ngân hàng phải có quy trình rõ ràng trong phê duyệt tín dụng, các sửa đổi tín dụng với sự tham gia của các bộ phận tiếp thị, bộ phận phận tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia, đồng thời cần phát triển đội ngũ nhân viên quản lý rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, có kiến thức nhằm đưa ra các nhận định thận trọng trong việc đánh giá, phê duyệt và quản lý rủi ro tín dụng.‌

-Duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp (10 nguyên tắc): Các ngân hàng cần có hệ thống quản lý một cách cập nhật đối với các danh mục đầu tư có rủi ro tín dụng, bao gồm cập nhật hồ sơ tín dụng, thu thập thông tin tài chính hiện hành, dự thảo các văn bản như hợp đồng vay… theo quy mô và mức độ phức tạp của ngân hàng. Đồng thời hệ thống này phải có khả năng nắm bắt và kiểm soát tình hình tài chính, sự tuân thủ các giao kèo của khách hàng … để phát hiện kịp thời những khoản vay có vấn đề. Ngân hàng cần có hệ thống khắc phục sớm đối với các khoản tín dụng xấu, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề.

1.6. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới nhằm đảm bảo an toàn đối với các khoản cho vay và bài học kinh nghiệm cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam

1.6.1. Kinh nghiệm của một số nước trong việc đảm bảo an toàn cho vay

1.6.1.1. Kinh nghiệm của Thái Lan

Sau khủng hoảng tài chính diễn ra vào thời điểm năm 1997 và năm 2008, Thái Lan là một trong những quốc gia đã rút ra được nhiều kinh nghiệm trong vấn đề quản trị rủi ro của các ngân hàng. Trên cơ sở đó, Thái Lan đã xây dựng được một hệ thống đo lường và đánh giá hiệu quả nhằm kiểm soát, giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra. Một trong những giải pháp có thể được kể ra như:

- Việc định giá cho tài sản đảm bảo được thỏa thuận giữa ngân hàng và khách vay hoặc do một tổ chức trung gian đứng ra định giá. Trên cơ sở định giá tài sản thế chấp để đưa ra mức trích lập dự phòng thích hợp cho khoản vay. Trường hợp cần thiết như khi xảy ra khủng hoảng Chính phủ sẽ tiến hành lập quỹ phục hồi và phát triển tài chính, sau đó dùng tiền đó để ưu tiên mua cổ phần của các ngân hàng. Nhằm

- Giới hạn đầu tư ở mức 10% vốn khách vay và 20% vốn của Ngân hàng. Giới hạn cho vay cho nhóm khách hàng ở mức 5% vốn ngân hàng, 50% giá trị ròng của doanh nghiệp và 25% giá trị nợ. giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 25% vốn tự có của Ngân hàng. 5

- Cục thông tin tín dụng được quản lý bởi công ty tư nhân, tất cả các Ngân hàng báo cáo thông tin về Cục, sau đó Cục thông tin kết xuất báo cáo về khách hàng vay và lịch sử trả nợ vay hàng tháng, không cung cấp thông tin thẩm định tín dụng.

1.6.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Tại Trung Quốc, kể từ khi thực hiện cải cách mạnh mẽ hệ thống ngân hàng từ năm 1998, hệ thống ngân hàng đã có bước tiến đáng kể, giá trị tài sản và lợi nhuận của các ngân hàng luôn tăng. Có được điều đó là do chính phủ cũng như ủy ban điều hàng Ngân hàng Trung Quốc có được những cải cách quan trọng nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay nói riêng và quản trị rủi ro tín dụng nói chung.

- Trung Quốc đã đưa ra các chỉ tiêu an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế Basel II áp dụng vào các hoạt động nhằm quản trị rủi ro, đảm bảo hệ thống ngân hàng hoạt động vững mạnh.

- Cách thức dự trữ cho các khoản cho vay trước đây khoảng 1% và không tính đến các yếu tố rủi ro đã được thay thế bằng việc phân loại khoản vay theo 5 loại căn cứ vào qui mô và chất lượng khoản vay.

5 Lương Đức Thành (Luận văn – 2006), Đảm bảo an toàn tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

- Đưa ra các chỉ tiêu đối với hạn mức đối với các khoản cho vay. Giới hạn cho vay các đối tác ở mức 5% giá trị ròng doanh nghiệp. Tổng dư nợ cho vay các đối tác không vượt quá 10% vốn tự có ngân hàng. Giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 25% vốn tự có của ngân hàng.

- Sử dụng mô hình CAMEL (vốn - capital , tài sản - assets, quản lý - management, thu nhập - earnings, thanh khoản - liquidity) nhằm kiểm tra, đánh giá hiệu quả trong hoạt động của các ngân hàng.

- Tạo ra môi trường pháp lý và môi trường kinh tế đồng bộ cho sự hoạt động của ngân hàng.

1.6.1.3. Kinh nghiệm của Singapore

Các ngân hàng Singapore có quan điểm quản lý kinh doanh rất hiện đại đó là quản lý ngân hàng xuất phát từ cơ sở của việc quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ, tài sản có một cách hiệu quả nhằm đạt mức lợi nhuận tối đa và đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng và hoạt động cho vay nói riêng. Năm 2010, Singapore là nước được xếp vào một trong mười trung tâm tài chính hàng đầu thế giới 6. Để vươn lên hàng đầu như vậy, các tổ chức tài chính và các ngân hàng nói riêng cần phải hoạt động ổn định và ngày càng vững mạnh dựa trên sự đảm bảo an toàn, nâng cao quản trị các rủi ro. Một trong những bài học mà các quốc gia có nền tài chính còn kém phát triển như Việt Nam phải hỏi học, đó là:

- Việc đánh giá rủi ro cho vay từ phía khách hàng được đánh giá chủ yếu do các công ty xếp hạng tín dụng độc lập như Moody‟s hay Standard & Poor‟s thực hiện. Do vậy dựa trên những nhận định đo lường đó, mà các ngân hàng sẽ có quyết định cho vay phù hợp.

- Ngân hàng không được phép tham gia vào các hoạt động phi tài chính. Cũng không được phép đầu tư hơn 10% vốn vào các công ty hoạt động phi tài chính. Mức đầu tư vốn vào một công ty đơn lẻ giới hạn ở 2% vốn tự có Ngân hàng. Tổng vốn đầu tư giới hạn ở 10% vốn tự có Ngân hàng.

6 http://dantri.com.vn/c25/s76-224428/10-trung-tam-tai-chinh-hang-dau-the-gioi.htm

- Đơn vị tổ chức và quản lý thông tin tín dụng từ các thành viên đi vay được quản lý bởi Hiệp hội Ngân hàng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc cập nhập thông tin của khách hàng đối với những lần vay vốn sau này, do đó sẽ giảm được chi phí, thời gian trong việc thẩm định, đánh giá đối tượng đi vay.

1.6.2.Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam

Hoạt động ngân hàng là hoạt động trung gian huy động vốn để cho vay, do đó chỉ có đảm bảo an toàn đối với các khoản vay của khách hàng thì mới hạn chế được rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng…của ngân hàng. Từ việc nghiên cứu các kinh nghiệm của một số nước về bảo đảm an toàn trong hoạt động trong vay, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm với các ngân hàng thương mại Việt Nam như sau:

- Một là : Tỷ lệ an toàn trong hoạt động tín dụng nói chung và trong hoạt động cho vay vốn nói riêng luôn được qui định một cách chặt chẽ và bắt buộc các ngân hàng thương mại phải tuân thủ. Ngân hàng nhà nước Việt Nam cần đưa ra các qui định cụ thể là lộ trình tuân thủ các tỷ lệ an toàn của các ngân hàng, trong trường hợp không đáp ứng được các điều kiện về đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay thì cần phải thực hiện sáp nhập hay ngừng hoạt động.

- Hai là: Để đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay các NHTM phải tiến hành lựa chọn và sàng lọc khách hàng, đa dạng hóa các đối tượng cho vay vì hiện nay vẫn tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp nhà nước, tổng công ty lớn nên khả năng rủi ro là rất cao. Cần bắt buộc khách hàng vay vốn có từ 20% đến 30% 7vốn tự có, tiến hàng giám sát chặt chẽ khoản vay trước, trong và sau khi cho vay. Kiên quyết xử lý các khoản nợ đến hạn và chủ động trích lập dự phòng theo qui định của NHNN. Cần coi trọng công tác thông tin


7 Nguyễn Tiến Chương (Luận văn - 2008), Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng cổ phần Ngoại thương Việt Nam.

khách hàng nhằm nắm bắt tốt các thông tin và xử lý kịp thời các tình huống xảy ra.

- Ba là: Chính sách đầu tư vốn và cơ cấu lại nợ là chính sách được phổ biến ở các nước; trong chính sách đầu tư vốn và xây dựng chiến lược cho vay cần xác định rõ những ngành, lĩnh vực cần ưu tiên, xu hướng là lựa chọn khách hàng và chuyển sang cho vay theo dự án và phương án kinh doanh khả thi.

Trong quá trình xem xét đánh giá lại nợ, cơ cấu lại nợ các ngân hàng thương mại cần mạnh dạn nhìn nhận, đánh giá thực chất chất lượng các khoản nợ để có cách thức ứng xử phù hợp nhằm đảm bảo an toàn hệ thống.

- Bốn là: Khi một NHTM mất khả năng thanh toán do ảnh hưởng của sự chi trả các khoản vốn cho vay, các nước đã sử dụng nhiều biện pháp để ngăn chặn sự phá sản của ngân hàng đó như tăng vốn tự có, NHNN cho vay để thành lập các quĩ hỗ trợ phát triển và phục hồi tài chính. Đây là kinh nghiệm quí báu mà các ngân hàng Việt cần phải học tập và áp dụng khi cần thiết.

- Năm là: Mạnh dạn đưa vào và áp dụng các chuẩn mực kế toán, kiểm toán theo các chuẩn mực quốc tế. Kiểm soát và giám sát, kiểm tra nội bộ là biện pháp hiệu quả trong mọi tình hình của nền kinh tế. Tùy theo từng điều kiện tình hình cụ thể để áp dụng các hình thức và kiểm tra thích hợp.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG AN TOÀN TRONG‌‌

HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM


2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

2.1.1. Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam(BIDV)

Ngân hàng BIDV được thành lập theo quyết định số 177/TTg ngày 26/04/1957 của thủ tướng Chính phủ với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, trong quá trình xây dựng và phát triển BIDV được mang nhiều tên gọi khác nhau như: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam: 26/4/1957; Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam 24/6/1981; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 14/11/1990.

Kể từ khi ra đời và phát triển Ngân hàng BIDV luôn khẳng định được vai trò của mình trong công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế, trong suốt 37 năm (1957-1994) là ngân hàng duy nhất thực hiện cấp phát quản lý, cho vay vốn kiến thiết cơ bản thông qua nghiệp vụ của mình ngân hàng đã góp phần vào việc quản lý có hiệu quả các dự án đầu tư.

Từ năm 1990 đến nay, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước bên cạnh nguồn vốn Ngân sách Nhà nước đã chủ động huy động vốn trung dài hạn phục vụ nhu cầu vốn cho công cuộc cải cách nền kinh tế. Nguồn vốn của ngân hàng BIDV đã được đầu tư vào nhiều công trình trọng điểm, nhiều lĩnh vực quan trọng như điện lực, viễn thông, giao thông vận tải, xi măng…Trong suốt những năm đổi mới, nhất là giai đoạn chuyển hẳn sang kinh doanh từ 1995 đến nay, Ngân hàng BIDV đã nỗ lực không ngừng bằng việc mở rộng nhiều kênh huy động vốn: từ dân cư, doanh nghiệp, vay hợp vốn, vay tài trợ xuất nhập khẩu, tham gia thị trường chứng khoán, phát hành

trái phiếu…Cùng với việc đa dạng hóa hoạt động Ngân hàng BIDV cũng không ngừng chuyển đổi cơ cấu dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng bên cạnh việc dần tham gia vào các lĩnh vực phi ngân hàng như bảo hiểm chứng khoán, kinh doanh văn phòng và trung tâm thương mại. Mặt khác các hoạt động nghiệp vụ Ngân hàng BIDV còn tập trung vào công tác phát triển nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ của Ngân hàng BIDV đã không ngừng lớn mạnh về số lượng và chất lượng.

Trải qua 53 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng BIDV đã trở thành một trong những NHTM hàng đầu của Việt Nam với tổng tài sản tính đến thời điểm cuối năm 2008 đạt 242.317 tỷ đồng. Trải qua hai lần đổi tên, chứng kiến nhiều thăng trầm của nền kinh tế Ngân hàng BIDV luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và khẳng định được vai trò chủ lực trong phục vụ đầu tư và phát triển.

2.1.2. Mô hình tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Tháng 9/2008, BIDV đã chính thức vận hành mô hình tổ chức mới tại Trụ sở chính và cụ thể háo công tác triển khai chuyển đổi mô hình tổ chức tại các chi nhánh, cơ bản đáp ứng được các yêu cầu đề ra:

- Thực hiện được mục tiêu chuyển đổi từ mô hình ngân hàng truyền thống sang mô hình NHTM hiện đại, đa năng định hướng mở rộng hoạt động ngân hàng bán lẻ, tạo nền tảng cho việc tập trung hóa hoạt động và tăng cường quản lý tập trung tại Trụ sở chính.

- Tạo lập được cơ cấu tổ chức hướng dãn theo thông lệ quốc té nhằm đáp ứng yêu cầu quản trị rủi ro; phần lớn các nghiệp vụ, nhất là nghiệp vụ cấp tín dụng đã được thực hiện và kiểm soát qua 03 khâu: Đề xuất – Quản lý rủi ro/ Phê duyệt – Tác nghiệp.

- Việc chuyển đổi đã có lộ trình, bước đi tương đối phù hợp với khả năng, điều kiện thực tế, phát huy được nghiệp vụ truyền thống của BIDV,

thúc đẩy triển khai các nghiệp vụ, sản phẩm mới cũng như thực hiện được các nguyên tắc, đề xuất cốt lõi của tư vấn dự án TA2.

Với việc quyết liệt tái cấu trúc lại hoạt động của hệ thống, BIDV đã chuẩn bị sẵn sàng cổ phần hóa ngân hàng và hướng tới mô hình tập đoàn tài chính đa chức năng, hiện đại bao gồm 34 ban, trung tâm và phân tách theo 7 khối chức năng: Khối Ngân hàng bán lẻ (4 ban), Khối Ngân hàng bán lẻ và mạng lưới (3 ban), Khối Vốn và Kinh doanh vốn (1 ban), Khối Quản lý rủi ro (3 ban), Khối Tác nghiệp (3 ban), Khối Tài chính – kế toán (3 ban) và Khối Hỗ trợ (6 ban).

Tại cấp cơ sở, BIDV bao gồm 108 Chi nhánh sắp xếp, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ các Phòng/Tổ theo mô hình mẫu được thiết kế gồm 5 khối:

- Khối Quan hệ khách hàng gồm: Các Phòng Quan hệ khách hàng; Phòng/ Tổ tài trợ dự án.

- Khối Quản lý rủi ro gồm: Phòng Quản lý rủi ro.

- Khối Tác nghiệp gồm: Phòng Quản trị tín dụng, Phòng DV khách hàng, Phòng/Tổ Quản lý và dịch vụ kho quỹ, Phòng/Tổ Thanh toán quốctế.

- Khối Quản lý nội bộ gồm: Phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Phòng/Tổ Điện toán, Phòng Tài chính - Kế toán, Phòng Tổ chức - Nhân sự, Văn phòng.

- Khối trực thuộc gồm: các Phòng Giao dịch, các Quỹ Tiết kiệm.


Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008 - BIDV

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát

triển Việt Nam trong 4 năm 2005 – 2009

Trong những năm 2005-2008, Ngân hàng BIDV tiếp tục đạt được những cải thiện đáng kể về mặt tài chính. Đặc biệt đến thời điểm cuối năm 2008 là hết thời hạn để các NHTMQD hoàn thành mức vốn pháp định 3.000 tỷ đồng theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 22/11/2006. Quá trình nâng vốn điều lệ tất nhiên đã được Ngân hàng BIDV thực hiện tích cực từ năm 2007, khi mà nền kinh tế còn đang tăng trưởng mạnh. Sang năm 2008, khủng hoảng kinh tế diễn ra, tình hinh không còn thuận lợi như trước, tuy nhiên Ngân hàng đã nỗ lực và đạt được mức vốn theo quy định kịp thời hạn.

2.1.3.1. Quy mô Tổng tài sản và Vốn chủ sở hữu

Tính đến thời điểm 31.12.2009, vốn chủ sở hữu của Ngân hàng đạt 11.657 tỷ đồng, tương đương 687 triệu USD tăng 16,9% so với năm 2008 và tăng 38,7% so với năm 2007.

Bảng 2.1: Quy mô tăng trưởng tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của BIDV

Đơn vị : tỷ đồng.


Quy mô và tăng trưởng

2009

2008

2007

2006

Tổng tài sản

300.214

242.316

204.511

161.223

Vốn CSH

11.657

9.969

8.405

4.428

TT tín dụng

194.361

154.176

126.616

98.453

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo thường niên – BIDV và báo cáo của Fitch Ratings 2009

Bên cạnh đó, quy mô tài sản của BIDV tăng trưởng với cơ cấu hợp lý. Cụ thể, tổng tài sản của BIDV đạt 300.214 tỷ đồng tương đương 17,8 tỷ đô la Mỹ, giữ vị trí thứ hai trên thị trường nội địa sau Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam. Tổng tài sản năm 2009 tăng trưởng 23,9% so với năm 2008 và giảm nhẹ so với tốc độ tăng trưởng trung bình 27% trong giai đoạn từ 2004-2007 do quy mô tổng tài sản ngày một tăng cao. Và chiếm

tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản vẫn là hoạt động tín dụng với 64%. Đây là hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng.

Với quy mô tăng trưởng tài sản như vậy, BIDV ngày càng chứng tỏ được vị trí lớn mạnh trong hệ thống các ngân hàng thương mại quốc doanh nói riêng và ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung.

2.1.3.2. Thị phần huy động – cho vay vốn

Trong những năm qua BIDV đã không ngừng đẩy mạnh công tác huy động vốn để đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng. Nguồn vốn liên tục được tăng trưởng do quá trình mở rộng mạng lưới và triển khai nhiều hình thức huy động vốn có hiệu quả.

Biểu đồ 2.1. Thị phần tiền gửi của các NHTM Việt Nam năm 2009


Nguồn : Tổng hợp một số chỉ tiêu so sánh của NHTM NN năm 2009 – Vietnam Credit

Hoạt động huy động vốn của các NHTM Việt Nam chủ yếu từ thành phần dân cư, BIDV cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Chỉ đứng sau AGB (22,4%) về thị phần huy động tiền gửi với 14,2%, BIDV ngày càng khẳng định được vị thế trong hệ thống NHTM ở Việt Nam.

Trong khi đó, thị phần cho vay của BIDV là 15,8%, đứng ở vị trí thứ hai sau AGB với tỷ lệ là 28,9%. Với hoạt động tín dụng là lĩnh vực chủ yếu mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, BIDV đã luôn chú trọng đến chất lượng

các khoản cho vay trên cơ sở đánh giá, thẩm định khách hàng với sự giám sát quản lý chặt chẽ. Trong những năm qua thực hiện đề án tái cơ cấu ngân hàng do Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ, BIDV đã mở rộng hình thức cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh, đồng thời lựa chọn một số khách hàng và đối tác chiến lược để ký thỏa thuận hợp tác toàn diện nhằm mang lại sự phát triển bền vững trên tất cả các mặt hoạt động. Mặc dù vậy, BIDV vẫn phải thường xuyên kiểm soát tốc độ gia tăng của dư nợ tín dụng gắn với an toàn hiệu quả nhằm đảm bảo an toàn tín dụng và đạt được cơ cấu lợi nhuận tối ưu trong kinh doanh.

Biểu đồ 2.2. Thị phần cho vay của các NHTM Việt Nam năm 2009


Nguồn Tổng hợp một số chỉ tiêu so sánh của NHTM NN năm 2009 – Vietnam Credit 1

Nguồn : Tổng hợp một số chỉ tiêu so sánh của NHTM NN năm 2009 – Vietnam Credit

2.1.3.3. Thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi

Theo các kết quả báo cáo thường niên, thu nhập của BIDV vẫn chủ yếu thu từ hoạt động tín dụng – vốn là hoạt động kinh doanh truyền thống của một ngân hàng. Tuy nhiên, cơ cấu thu nhập như vậy vốn rủi ro, không đảm bảo sự phát triển bền vững cho ngân hàng. Hoạt động tín dụng vốn phụ thuộc nhiều vào điều kiện khách quan, khi nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng mạnh, các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn nhiều để kinh doanh sản xuất, tín dụng sẽ thu hẹp, làm sụt giảm đáng kể nguồn thu của ngân hàng. Do đó, BIDV đang

có xu hướng phát triển các nghiệp vụ của ngân hàng bán lẻ nhằm đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ đa dạng cho khách hàng. Bên cạnh cũng gia tăng các khoản thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán kinh doanh hay góp phần mua cổ phần.

Bảng 2.2. Cơ cấu thu nhập của BIDV

Đơn vị: tỷ đồng


Năm

Cơ cấu

2007

2008

Số tiền

Tỷ trọng

Số tiền

Tỉ trọng

1. Thu nhập ròng từ lãi

4.851

61,8%

6.228

73,1%

2. Thu nhập ròng phi lãi

1.138

14,5%

1.492

17,5%

+ Hoạt động dịch vụ

624

8,0%

1.003

11,8%

+ Hoạt động kinh doanh ngoại hối

140

1,8%

791

9,3%

+Hoạt động mua bán CK kinh doanh

144

1,8%

(723)

-8,5%

+ Hoạt động góp vốn mua cổ phần

17

0,2%

(8)

-0,1%

+ Hoạt động khác

213

2,7%

429

5,0%

3.Thu nợ hạch toán ngoại bảng

1.856

23,7%

799

9,4%

4.Tổng thu nhập hoạt động

7.845

100%

8.520

100%

Nguồn : Báo cáo thường niên 2008 – BIDV

Không chỉ đạt sự tăng trưởng về quy mô mà trong cơ cấu thu nhập từ các hoạt động cho thấy sự chuyển biến tích cực. Nét nổi bật là sự tăng trưởng doanh thu và tỷ trọng của hoạt động phi tín dụng. Năm 2008 thu ròng dịch vụ và kinh doanh ngoại hối đạt 1.794 tỷ, tăng 764 tỷ (~ 134%) so với năm 2007 góp phần đưa tỷ trọng thu từ hoạt động phi tín dụng từ mức 14,5% năm 2007 lên 17,5% tổng thu nhập. Tỷ trọng thu nhập hoạt động bất thường (thu nợ ngoại bảng) đã giảm chỉ còn chiếm 9,4% (năm 2007 là 23,7%) cho thấy thu nhập của BIDV chủ yếu từ hoạt động kinh doanh chính có khả năng tăng trưởng bền vững.

2.2. Thực trạng đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay vốn của BIDV‌

2.2.1. An toàn trong hoạt động cho vay

Hoạt động cho vay của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể sau 9 năm thực hiện đề án tái cơ cấu, từ chỗ chủ yếu là làm nhiệm vụ cho vay đầu tư, phát triển theo kế hoạch nhà nước đến nay BIDV đã trở thành ngân hàng đa năng, cho vay đối với mọi thành phần kinh tế. BIDV đã trở thành kênh cung cấp vốn quan trọng cho nền kinh tế và là điểm đến của nhiều doanh nghiệp.

2.2.1.1. Tình hình hoạt động cho vay

Tổng dư nợ cho vay toàn hệ thống đến 31/12/2009 đạt: 194.361 tỷ đồng, tăng trưởng 26,1% so với năm 2008. Thị phần tín dụng trong toàn ngành năm 2009 là 12,9%, tăng 0,9% so với năm 2008 (12%); chỉ đứng sau AGB với thị phần cho vay lên đến 28,86% .8

Biểu đồ 2.3. Cho vay và ứng trước khách hàng (ròng) của BIDV trong giai đoạn năm 2005 – 2009

Đơn vị: Tỷ đồng


N guồn Báo cáo thường niên và báo cáo tổng kết –BIDV 8 Nguồn MHBS tổng hợp 2

Nguồn: Báo cáo thường niên và báo cáo tổng kết –BIDV


8 Nguồn: MHBS tổng hợp từ các báo cáo tài chính các ngân hàng.

Cơ cấu tín dụng tiếp tục được cải thiện theo chiều hướng tích cực, tổng dư nợ trên tổng tài sản năm 2008 đạt 64% tăng 6,4% so với năm 2007. Tỷ trọng cho vay trung dài hạn đạt 40,5%. Tỷ trọng dư nợ cho vay ngoại tệ đạt 20,1%, nếu tính cả dư nợ cho vay VND được hoán đổi sang USD, thì tỷ trọng dư nợ cho vay ngoại tệ đạt 21,7%.

a/ Cơ cấu cho vay theo hình thức sở hữu

Nhằm tạo điều kiện cho quá trình hội nhập và phát triển, trong những năm vừa qua BIDV đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tích cực nhằm thực hiện các cam kết với Ngân hàng thế giới và kế hoạch phát triển tổng thể của Ngân hàng đến năm 2020. Cơ cấu tín dụng được thực hiện theo hướng giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn, thay đổi quan điểm về cách thức tiếp cận khách quan đối với các khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, tập trung ưu tiên đầu tư vào các dự án cho ngành điện, than, xi măng, đóng tàu…bên cạnh việc điều chỉnh cơ cấu tín dụng đã và đang đầu tư vào các ngành dệt may, xây lắp, dầu khí…

Bảng 2.3. Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: tỷ đồng


Năm

Chỉ tiêu

2007

2008

2009

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

Kinh tế quốc

doanh

70.542

55,7%

80.788

52,4%

98.346

50,8%

Kinh tế ngoài

quốc doanh

40.429

31,9%

53.345

34,6%

70.359

36,2%

DN có vốn ĐT

nước ngoài

15.645

12,4%

20.043

13%

25.656

13, %

Tổng cộng

126.616

100%

154.176

100%

194.361


Nguồn: Báo cáo thường niên và báo cáo tổng hợp – BIDV

Nhìn vào bảng trên ta thấy mặc dù dã chủ động trong công tác chuyển dịch cơ cấu cho vay nhằm thực hiện các cam kết của Ngân hàng thế giới nhưng hoạt động tín dụng của BIDV vẫn tập trung chủ yếu vào khu vực kinh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/04/2022