Tổng Quan Các Nghiên Cứu Về Quản Lý Rủi Ro Danh Mục Cho Vay Tại Nhtm

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ RỦI RO DANH MỤC CHO VAY TẠI NHTM

1.1. Về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay

Về cơ cấu tổ chức tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay, không có nhiều các nghiên cứu đề cập cụ thể tới phạm vi danh mục cho vay mà các nghiên cứu hiện có đưa ra các nguyên tắc chung nhất về xây dựng mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng để đảm bảo hoạt động này được thực hiện hiệu quả tại NHTM. Dưới đây là các nghiên cứu trong nước và nước ngoài tiêu biểu về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay xét trên hai khía cạnh: mô hình tổ chức và nguyên tắc báo cáo thông tin giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức.

1.1.1. Nghiên cứu về mô hình tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay

Thứ nhất, trong nghiên cứu về quản lý rủi ro tín dụng tại các NHTM, Ghosh (2012) đã nhấn mạnh về việc cần có bộ phận riêng trong ngân hàng để quản lý rủi ro tín dụng, bên cạnh hai loại rủi ro trọng yếu khác là rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động, bởi tần suất xảy ra thường xuyên và độ lớn của rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt. Cơ cấu tổ chức mà tác giả đề xuất các NHTM cần thực hiện là cơ cấu quản lý rủi ro tín dụng tập trung (centralized organizational structure), bởi theo nghiên cứu này, mô hình trên đã phân tách được chức năng chấp nhận rủi ro (risk taking) với chức năng giám sát và kiểm soát rủi ro (risk monitoring and control). Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra đánh giá về các ưu điểm khác của mô hình này trong quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM. Đây là nền tảng lý thuyết về mô hình quản lý rủi ro mang tính chuẩn mực, phù hợp với xu hướng quản trị ngân hàng hiện đại được tác giả của luận án đưa vào nghiên cứu của mình. Tuy vậy, nghiên cứu trên cũng lưu ý các NHTM cân nhắc tới các đặc điểm về quy mô, vị trí địa lý, các hoạt động kinh doanh, số lượng sản phẩm dịch vụ….để đưa ra mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng phù hợp.

Thứ hai, một dạng mô hình quản lý rủi ro tín dụng nổi bật được nhiều nghiên cứu đưa ra và được chứng minh có tính hiệu quả cao khi áp dụng trên thực tế tại các NHTM là mô hình “ba lớp phòng vệ”. Các hướng dẫn mang tính chuẩn mực

về mặt lý thuyết cho mô hình này có thể kể tới như IIA (2013), Basel (2015)5, Oliver Wyman (2015), PwC (2017). Mô hình quản lý rủi ro theo “ba lớp phòng vệ” được phát triển lần đầu tiên bởi Institute of Internal Auditors (IIA) vào năm 2013, sau đó trở thành chuẩn mực mang tính phổ biến nhất cho các tổ chức trong việc quy định các trách nhiệm về giám sát và quản lý rủi ro cho các bộ phận chức năng. Trong luận án này, tác giả kế thừa các luận cứ lý thuyết trên về nhiệm vụ và chức năng của các lớp phòng vệ để đưa ra đánh giá thực trạng cũng như đề xuất giải pháp cho việc thực hiện hiệu quả mô hình này tại các NHTM. Thứ ba, nghiên cứu của Nguyễn Đức Tú (2012) về quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đã đưa ra về mặt lý thuyết hai dạng mô hình phổ biến về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM là mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung và mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM bao gồm: định hướng quản lý rủi ro tín dụng, quy mô ngân hàng, trình độ công nghệ và trình độ nhân lực. Tuy nhiên, nghiên cứu trên chưa đưa ra thực trạng việc áp dụng các mô hình quản lý rủi ro tín dụng này tại NHTM, đây là khía cạnh khác biệt về mục tiêu nghiên cứu tại luận án này với công trình trên. Dù vậy, luận án kế thừa các lý thuyết tại nghiên cứu này về đặc điểm cũng như ưu, nhược điểm của từng dạng mô hình để đưa ra giải pháp phù hợp cho các NHTM Việt Nam.

Thứ tư, công trình khoa học của Lê Thị Huyền Diệu (2010) về luận cứ khoa học trong xác định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam. Đây được xem là nghiên cứu có tính toàn diện nhất về các nội dung liên quan tới mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại các NHTM cho đến hiện tại, bao gồm: khái niệm, phân loại mô hình, điều kiện áp dụng, kinh nghiệm quốc tế về ứng dụng các


5 Trong nghiên cứu này mô hình “bốn lớp phòng vệ” được đưa ra, tuy vậy mô hình này nhấn mạnh vai trò về mối quan hệ giữa lớp phòng vệ thứ ba và thứ tư, tức vai trò của bộ phận giám sát và kiểm soát bên trong và bên ngoài NHTM. Với mục đích nghiên cứu về cơ cấu tổ chức bên trong NHTM về mặt quản lý rủi ro tín dụng, luận án tập trung vào mô hình “ba lớp phòng vệ”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 252 trang tài liệu này.

dạng mô hình, thực trạng ứng dụng các mô hình tại các NHTM Việt Nam qua khảo sát 40 ngân hàng trong hệ thống và các khuyến nghị, đề xuất trong triển khai các mô hình trên thực tiễn. Theo nghiên cứu của tác giả này, mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung là phù hợp và ưu việt nhất trong quản lý rủi ro tín dụng trên phạm vi toàn ngân hàng nhằm đảm bảo việc thực thi các chính sách về quản lý rủi ro tín dụng được toàn diện, lâu dài và có tính cạnh tranh. Tuy nhiên, tác giả cũng đưa ra các điều kiện để có thể thực hiện có hiệu quả mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung này tại các NHTM Việt Nam như điều kiện về công nghệ thông tin, nhân lực, nguồn vốn, phân định trách nhiệm trong hệ thống quản trị. Như vậy, đây là nghiên cứu phù hợp với các lý thuyết trước đó về tính ưu việt của mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung trong nâng cao tính hiệu quả của công tác quản lý rủi ro tín dụng. Do đó, luận án vận dụng nghiên cứu thực tiễn này để làm cơ sở xác định mô hình chuẩn mực về quản lý rủi ro danh mục cho vay, từ đó đưa ra đánh giá về thực trạng và đề xuất giải pháp cần thiết đối với các NHTM Việt Nam.

Thứ năm, nghiên cứu của Việt Dũng (2007) về các dạng mô hình tổ chức quản lý rủi ro trong ngân hàng. Nghiên cứu này tập trung phân tích về sự cân bằng giữa vai trò và trách nhiệm quản lý rủi ro ở cấp Hội sở chính và của các đơn vị quản lý rủi ro nằm bên trong chi nhánh đối với rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường. Kết quả nghiên cứu đưa ra kết luận tổng thể rằng không có một dạng mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng duy nhất nào là phù hợp cho tất cả các NHTM mà dạng mô hình cần được điều chỉnh thận trọng và phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của ngân hàng. Tuy vậy nhưng nguyên tắc cơ bản trong việc thiết kế mô hình cần tuân thủ là: (i) đơn vị quản lý rủi ro phải độc lập với đơn vị chấp nhận rủi ro, (ii) Hội đồng quản lý rủi ro/Khối quản lý rủi ro cần được Ban điều hành uỷ quyền quản lý và kiểm soát về rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, tác giả này nhấn mạnh việc thành lập các mô hình tổ chức quản lý rủi ro và kiểm soát ở cấp hội sở chính, bên cạnh việc theo dõi và kiểm soát rủi ro ở các đơn vị kinh doanh. Tuy nhiên, cấp hội sở chính chú trọng về kiểm soát rủi ro tín dụng về những vấn

Quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 4

đề chiến lược, trong khi cấp đơn vị kinh doanh kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động tác nghiệp cho vay hàng ngày. Như vậy, nghiên cứu này đưa ra gợi ý về việc thiết kế và vận dụng các hình thức cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro tín dụng phù hợp với thực tế đa dạng trong hoạt động cho vay của các NHTM, đây là cơ sở lí luận để tác giả luận án đưa ra các đánh giá về thực trạng và xây dựng nhóm giải pháp về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Việt Nam.

1.1.2. Nghiên cứu về nguyên tắc báo cáo thông tin giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay

Thứ nhất, Ghosh (2012) trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra nguyên tắc thiết kế luồng báo cáo sao cho phân tách giữa các báo cáo về quản lý kinh doanh với các báo cáo về quản lý rủi ro. Bên cạnh đó, theo tác giả này, NHTM nên đưa ra các quy định rõ ràng về nhiệm vụ của từng bộ phận tham gia hoạt động tác nghiệp và hoạt động quản lý rủi ro để tránh chồng chéo và mâu thuẫn về lợi ích của các bộ phận này. Ngoài ra, nghiên cứu thực nghiệm của nhóm tác giả Vincent, Gabriele và Markus (2012) về ảnh hưởng của quy trình báo cáo tới hiệu quả của quản lý rủi ro trong đó có rủi ro tín dụng tại các NHTM đã chỉ ra, tại các NHTM mà Giám đốc khối quản lý rủi ro (CRO) báo cáo trực tiếp tới Hội đồng quản trị (BOD) thể hiện tính hiệu quả hơn trong quản lý rủi ro, đặc biệt là trong các giai đoạn có khủng hoảng về hoạt động tín dụng, so với các mô hình CRO báo cáo trực tiếp tới Tổng giám đốc (CEO) của ngân hàng. Kết quả này phù hợp với lí giải về mặt lý thuyết rằng thường xuyên xuất hiện sự mâu thuẫn về lợi ích giữa CEO và CRO của ngân hàng. Như vậy việc thiết kế quy trình báo cáo là thành tố quan trọng trong việt thiết kế cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro tín dụng, do đó luận án sử dụng các lý thuyết về nguyên tắc báo cáo trên như một nội dung để phân tích và đánh giá thực trạng về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM.

Thứ hai, Việt Dũng (2007) qua khảo sát thực nghiệm tại các NHTM Việt Nam cũng đưa ra khuyến nghị về việc các NHTM cần đảm bảo có sự phân chia rõ

ràng về trách nhiệm và các kênh báo cáo trong việc thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày về quản lý rủi ro tín dụng. Nguyên tắc báo cáo này như sau:



Hội đồng quản lý rủi ro

Báo cáo


Bộ phận kiểm soát rủi ro tại chi nhánh

Báo cáo

Hội đồng quản trị

Lãnh đạo chi nhánh

đồ 1.1: Nguyên tắc báo cáo về quản lý rủi ro tín dụng

Nguồn: Việt Dũng (2007) Đây được xem như khuyến nghị phù hợp với hoạt động của các NHTM có quy mô lớn hiện nay ở Việt Nam. Do vậy, tác giả luận án kế thừa nguyên tắc trên để đưa ra các đánh giá và giải pháp phù hợp cho từng nhóm các NHTM trong nghiên cứu.

1.2. Về nhận diện rủi ro danh mục cho vay

1.2.1. Nghiên cứu về cảnh báo sớm rủi ro tín dụng

Về nhóm các nghiên cứu đối với phương pháp nhận diện rủi ro thông qua cảnh báo sớm rủi ro tín dụng, có rất nhiều các công trình bao gồm cả nghiên cứu về phương pháp luận và nghiên cứu về tính hiệu quả trên thực tiễn khi áp dụng trong quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM ở các quốc gia khác nhau.

Thứ nhất, về các nghiên cứu liên quan tới phương pháp luận trong việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng tại NHTM. Một số nghiên cứu điển hình như sau:

Nghiên cứu của Gramlich và các cộng sự (2010); Zhou, Wang và Qiu (2008); Davis và Karim (2008). Các nghiên cứu trên đưa ra hệ thống các mô hình, phương pháp dùng trong thiết kế một hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng tại ngân hàng như phương pháp dựa trên giám sát của cơ quan quản lý, phương pháp Monte Carlo, các mô hình dự báo (Predictive models), phương pháp mô phỏng sự kiện rời rạc (Discrete event simulation), phương pháp Logit…

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Huân và Đỗ Năng Thắng (2018) về xây dựng mô hình ảnh báo rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam. Nhóm tác giả này sử dụng mô hình Logistic (Maddala, 1983) để dự báo xác suất khách hàng không trả được nợ. Đây là dạng mô hình được nhóm tác giả đánh giá là dễ áp dụng cho các NHTM bởi vận dụng trên phần mềm SPSS khá thông dụng. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, nhóm tác giả chỉ xem xét trên đối tượng cho vay là khách hàng cá nhân, hơn nữa chưa xem xét trên phạm vi toàn danh mục cho vay mà chỉ dừng lại trong dự báo rủi ro tín dụng cho từng khoản vay.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan và các cộng sự (2018) với phương pháp luận tương tự như công trình ở trên, đã đưa ra mô phỏng ứng dụng mô hình Logistics cùng với bổ sung về hai phương pháp: phân tích khác biệt tuyến tính (LDA) và máy véc tơ hỗ trợ (SVM) trong cảnh báo sớm nguy cơ vỡ nợ của các ngân hàng TMCP Việt Nam. Bên cạnh việc đưa ra kết quả dự báo về rủi ro tín dụng của khách hàng vay, phương pháp luận của nhóm tác giả này còn đưa ra đánh giá về tính chính xác của các mô hình sử dụng trong dự báo rủi ro. Theo quan điểm của các tác giả, việc ứng dụng các mô hình trên vào thực tế tại các NHTM là hoàn toàn khả thi.

Trong luận án này, tác giả không tập trung vào cách thức thiết kế và xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng tại NHTM như các nghiên cứu được đưa ra ở trên. Thay vào đó, luận án tập trung vào giới thiệu về hệ thống này như một phương pháp có hiệu quả về mặt lý thuyết trong quản lý rủi ro danh mục cho vay, dựa vào đó kiểm nghiệm thực tiễn và đưa ra đánh giá về tính hiệu quả của hệ thống này trên cũng như đưa ra các đề xuất cần thiết. Vì vậy, luận án vận dụng kết quả từ các nghiên cứu về tính hiệu quả của hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng tại NHTM ở các quốc gia khác nhau.

Thứ hai, về tính hiệu quả trên thực tiễn khi áp dụng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng tại NHTM. Vai trò và hiệu quả của hệ thống này trong việc nhận diện rủi ro tín dụng tại NHTM đã được làm rõ tại nhiều nghiên cứu đối với các NHTM ở các quốc gia khác nhau như: Azam (2016) tại Iran; Qin và Luo (2014)

tại nhóm các quốc gia phát triển G20; Koyuncugil và Ozgulbas (2012) tại Thổ Nhĩ Kì; Tiberiu (2006) tại Romani; Sahajwala và Bergh (2000) tại nhóm các quốc gia phát triển G10. Các nghiên cứu này đều đưa ra kết luận về cảnh báo sớm rủi ro như một phương pháp có độ tin cậy để nhận diện rủi ro tín dụng trên danh mục cho vay của ngân hàng.

1.2.2. Nghiên cứu về các phương pháp đánh giá chất lượng danh mục cho vay trong quá khứ

Về nghiên cứu đối với các phương pháp đánh giá chất lượng danh mục cho vay trong quá khứ như: phương pháp phân tích xu hướng (Trend report), phương pháp phân tích dịch chuyển (Migration analysis), phương pháp phân tích Vintage (Vintage analysis)…là không nhiều. Với nhóm các công trình nước ngoài, phương pháp được tập trung nghiên cứu là phân tích Vintage. Phương pháp này được chứng minh là khá hiệu quả như Siarka (2011), Zhang (2009), Breeden (2004), Burns và Stanley (2001)... đã đưa trong công trình của mình. Trong số này tiêu biểu là nghiên cứu của Siarka (2011), tác giả đã đưa ra nghiên cứu khá toàn diện về kĩ thuật phân tích Vintage bao gồm khái niệm, cách diễn dịch kết quả của phân tích và lợi ích của kĩ thuật này đối với quá trình kiểm định lại chất lượng danh mục tín dụng như khuyến nghị tại các hiệp ước Basel mới. Thêm vào đó, tác giả trên còn thảo luận những hạn chế của phương pháp này trong quá trình thực hiện quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM. Đây là các nghiên cứu nền tảng để tác giả đưa vào luận án của mình tại các nội dung lý thuyết và thực trạng nhận diện rủi ro trên danh mục cho vay tại các NHTM.

Bên cạnh đó, với nhóm các công trình trong nước thực hiện nghiên cứu về các phương pháp sử dụng để nhận diện rủi ro tín dụng thông qua đánh giá chất lượng danh mục cho vay trong quá khứ, hiện mới chỉ có công trình của Phạm Thị Nương (2013). Với nghiên cứu về phương pháp phân tích dịch chuyển, tác giả đã đưa ra phân tích thực nghiệm và xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng để cảnh báo nguy cơ chuyển nhóm nợ với các khoản vay của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Kĩ Thương Việt Nam. Nghiên cứu đã đưa ra cách

thức xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng sử dụng phương pháp hồi quy biến thứ bậc; qua đó tính toán được xu hướng dịch chuyển nhóm nợ nếu thay đổi chính sách của ngân hàng, đồng thời đưa ra cách tiếp cận để ngân hàng có thể sát sao hơn đối với các điểm yếu của khách hàng. Đây là nghiên cứu có tính kiểm định và phản biện thực tiễn cao khi đánh giá thực trạng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đang được triển khai tại NHTM nghiên cứu, từ đó khuyến nghị về dạng mô hình trong dự báo khả năng chuyển nhóm nợ có thể khắc phục được các hạn chế trong hệ thống đang ứng dụng hiện nay tại ngân hàng.

1.3. Về đo lường rủi ro danh mục cho vay

Về mặt lượng hoá rủi ro, so với các phương pháp chỉ số rủi ro (KRI), phương pháp tiêu chuẩn (SA) và phương pháp dựa trên xếp hạng tín dụng nội bộ (AIRB, FIRB) được Basel khuyến nghị, nhóm các phương pháp mang tính dự báo về mức độ rủi ro của danh mục trong tương lai được nhiều tác giả tập trung nghiên cứu hơn và một trong số các nghiên cứu đó là của Saunders và Allen (2010). Nhóm tác giả này đã giới thiệu về các phương pháp tiếp cận hiện đại trong đo lường rủi ro tín dụng nói chung, trong đó có rủi ro tín dụng trên danh mục cho vay thông qua các mô hình sử dụng thống kê toán theo các nhóm: (i) nhóm mô hình xem xét khoản vay như một hợp đồng quyền chọn: mô hình KMV và các mô hình khác của Moody’s, (ii) nhóm mô hình dạng rút gọn: hệ thống phân tích khoản vay của KPMG và mô hình quản lý rủi ro tín dụng của Kamakura, (iii) nhóm mô hình theo tiếp cận VAR: mô hình Credit Metrics và các mô hình khác,

(iv) nhóm mô hình theo tiếp cận mô phỏng vĩ mô: Mô hình CreditPortfolio View và các mô hình khác, (v) nhóm mô hình theo tiếp cận bảo hiểm: mô hình phá sản và mô hình Credit Risk Plus. Bên cạnh đó, các tác giả trên đưa thêm ra các lý thuyết khái quát về phái sinh tín dụng như công cụ để quản lý rủi ro tín dụng trên danh mục. Đây là nghiên cứu khá chuyên sâu và bao quát về mặt lượng hoá rủi ro tín dụng, tuy nhiên trong nghiên cứu của mình, nhóm tác giả chỉ đề cập tới mà không bàn luận đến các nội dung khác của quản lý danh mục cho vay. Nói cách khác là các tác giả trên chỉ tập trung về khía cạnh đo lường rủi ro, một nội

Xem tất cả 252 trang.

Ngày đăng: 02/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí