Quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2

4.3.3. Nhóm kiến nghị cho NHNN với tư cách là đơn vị quản lý thị trường giao dịch phái sinh tín dụng của các NHTM tại Việt Nam 184

PHẦN KẾT LUẬN 187

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 190

PHỤ LỤC i

Phụ lục 1: Các nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II i

Phụ lục 2: Mô hình “Ba tuyến phòng vệ” trong quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM xii

Phụ lục 3: Phiếu khảo sát chuyên gia xvi

Phụ lục 4: Thực hiện mô phỏng đo lường rủi ro danh mục cho vay theo phương pháp FIRB bằng phần mềm R xxi

Phụ lục 5: Mô phỏng đo lường rủi ro danh mục cho vay theo phương pháp Credit Metrics xxiii

Phụ lục 6: Thực hiện mô phỏng phân phối giá trị tổn thất của danh mục cho vay theo phương pháp Credit Metrics bằng phần mềm R xxxi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 252 trang tài liệu này.

DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ

Bảng 1: Thống kê về khảo sát thực hiện tại luận án 6

Quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2

Bảng 1.1: Tóm tắt các nghiên cứu về phương pháp đo lường rủi ro danh mục cho vay

.......................................................................................................................................21

Bảng 1.2: Tóm tắt các công cụ quản lý rủi ro danh mục cho vay được đưa ra tại các nghiên cứu 28

Bảng 2.1: Các mục tiêu cụ thể của quản lý danh mục cho vay 46

Bảng 2.2: Các phương pháp đánh giá chất lượng danh mục cho vay trong quá khứ 53

Bảng 2.3: Ví dụ về phân tích dịch chuyển 54

Bảng 2.4: Ví dụ về báo cáo thông tin cơ bản 55

Bảng 2.5: Ví dụ về phân tích Vintage 59

Bảng 2.6: Các phương pháp dự báo chất lượng danh mục cho vay trong tương lai 64

Bảng 2.7: Phân loại hợp đồng phái sinh tín dụng theo các tiêu chí 79

Bảng 3.1: Tỷ lệ CAR của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2017-2019 100

Bảng 3.2: Tỷ lệ nợ xấu trên danh mục cho vay khách hàng của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2017-2019 101

Bảng 3.3: Tỷ lệ mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên danh mục cho vay khách hàng tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2017-2019 102

Bảng 3.4: Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro trên danh mục cho vay khách hàng tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2017-2019 103

Bảng 3.5: Cơ cấu danh mục cho vay của các NHTM 121

Bảng 4.1: Xác suất vỡ nợ theo các hạng tín dụng 148

Bảng 4.2: Mô tả các khoản vay trong danh mục 154

Bảng 4.3: Lãi suất chiết khấu với khoản vay cho các hạng tín dụng khác nhau theo các kì hạn khác nhau 156

Bảng 4.4: Thống kê khách hàng theo hạng tín dụng năm 2015 157

Bảng 4.5: Thống kê khách hàng theo hạng tín dụng năm 2016 157

Bảng 4.6: Xác suất chuyển hạng tín dụng của khách hàng ngành nông, lâm, ngư nghiệp giữa hai năm 2015 và 2016 158

Bảng 4.7: Xác suất chuyển hạng tín dụng của khách hàng ngành nông, lâm, ngư nghiệp 159

Bảng 4.8: Phân phối giá trị khoản vay A 160

Bảng 4.9: Tác động của yếu tố ngành tới mỗi khách hàng 162

Bảng 4.10: Hệ số tương quan giữa các chỉ số ngành 162

Bảng 4.11: Xác suất chuyển hạng tín dụng của khoản vay A 164

Bảng 4.12: Xác suất chuyển hạng chung của hai khoản vay A và B 167

Bảng 4.13: Lộ trình gợi ý về hoàn thiện đo lường rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM nhóm 1 170

Bảng 4.14: Lộ trình gợi ý áp dụng các mô hình đo lường rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM nhóm 2 172

Bảng 4.15: Lộ trình gợi ý về thúc đẩy sử dụng các công cụ phái sinh tín dụng tại các NHTM Việt Nam 179

Đồ thị 2.1: Giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hoá danh mục tín dụng 75

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Nguyên tắc báo cáo về quản lý rủi ro tín dụng 16

Sơ đồ 2.1: Quy trình quản lý rủi ro tài chính tại NHTM 34

Sơ đồ 2.2: Các nhóm nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II 35

Sơ đồ 2.3: Nội dung quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM 38

Sơ đồ 2.4: Cơ cấu tổ chức trong quản lý rủi ro tín dụng 41

Sơ đồ 2.5: Các bộ phận trong mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung 48

Sơ đồ 2.6: Quy trình hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng tại NHTM 51

Sơ đồ 2.7: Quy trình chứng khoán hoá tiêu biểu 77

Sơ đồ 2.8: Cơ chế hợp đồng Trái phiếu ràng buộc 80

Sơ đồ 2.9: Cơ chế hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng 80

Sơ đồ 2.10: Cơ chế hợp đồng quyền chọn rủi ro tín dụng 81

Sơ đồ 2.11: Các bước lượng hoá rủi ro tín dụng tại ngân hàng KDB 87

Sơ đồ 2.12: Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro tín dụng tại Citibank Hoa Kì 91

Sơ đồ 3.1: Quy trình báo cáo nội bộ về quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM

.....................................................................................................................................110

Sơ đồ 3.2: Quy trình thực hiện cảnh báo sớm rủi ro tín dụng tiêu biểu tại các NHTM Việt Nam 114

Sơ đồ 3.3: Luồng báo cáo thông tin của các tuyến phòng vệ trong mô hình “Ba lớp phòng vệ” tại NHTM 133

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Cơ cấu mẫu nghiên cứu 5

Biểu đồ 2.1: Ví dụ về phân tích dịch chuyển 54

Biểu đồ 2.2: Ví dụ về báo cáo mức độ rủi ro danh mục tín dụng theo mức độ quá hạn

.......................................................................................................................................56

Biểu đồ 2.3: Ví dụ về báo cáo dư nợ hiện tại và rủi ro hơn 30 ngày tiếp theo của danh mục 57

Biểu đồ 2.4: Ví dụ về báo cáo dư nợ hiện tại và rủi ro của danh mục 58

Biểu đồ 2.5: Ví dụ về phân tích mức độ vỡ nợ theo tuổi nợ 60

Biểu đồ 2.6: Ví dụ về phân tích tỷ lệ dư nợ còn lại 61

Biểu đồ 2.7: Ví dụ về phân tích vỡ nợ tại khoản trả nợ đầu tiên 62

Biểu đồ 3.1: Tổng tài sản của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2017-2019 98

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ ROAA bình quân giai đoạn 2017-2019 của các NHTM Việt Nam 99 Biểu đồ 3.3: Tỷ trọng cho vay ngành nghề có dư nợ lớn nhất tại các NHTM vào 31/12/2019 106

Biểu đồ 3.4: Tỷ trọng cho vay nhóm đối tượng khách hàng có dư nợ lớn nhấttại các NHTM vào 31/12/2019 106

Biểu đồ 3.5: Mức độ sử dụng hai phương pháp xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM 108

Biểu đồ 3.6: Đánh giá về vai trò của bộ phận kiểm soát nội bộ của NHTM trong quản lý rủi ro danh mục cho vay trên thực tế 109

Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ các NHTM đã xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng ..112 Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ các NHTM sử dụng các phương pháp đánh giá chất lượng danh mục cho vay trong quá khứ 115

Biểu đồ 3.9: Mức độ sử dụng các phương pháp đo lường rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM 116

Biểu đồ 3.10: Mức độ áp dụng các kết quả đo lường trong quản lý rủi ro 118

Biểu đồ 3.11: Tỷ lệ NHTM tham gia bảo hiểm tín dụng 121

Biểu đồ 3.12: Lượng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành được nắm giữ tại các NHTM tại 31/12/2019 (Đơn vị: tỷ đồng) 127

Biểu đồ 4.1: Phân phối giá trị tổn thất của danh mục cho vay theo phương pháp FIRB

.....................................................................................................................................150

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Cho vay là hoạt động kinh doanh nòng cốt của hầu hết các NHTM, do vậy danh mục cho vay là danh mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản và cũng là danh mục tạo ra nguồn doanh thu lớn nhất cho ngân hàng. Ở khía cạnh khác, danh mục cho vay cũng có nguy cơ đem đến mức rủi ro lớn nhất, ảnh hưởng tới mục tiêu hoạt động an toàn và hiệu quả của NHTM. Trong quá khứ đã chứng kiến nhiều NHTM bị tổn thất và phá sản, có thể kể đến như: Lehman Brothers (2008), Washington Mutual (2008), Northern Rock (2007), Bank of Credit and Commerce International (1991)…mà nguyên nhân đến từ các vấn đề của quản lý danh mục cho vay (Loan portfolio management – LPM) như thiếu các tiêu chuẩn tín dụng, yếu kém trong quản lý rủi ro danh mục, nền kinh tế suy thoái khiến ngưởi vay không trả được nợ…

Các minh chứng thực tiễn như trên đã cho thấy LPM hiệu quả đóng vai trò cốt lõi tới sự an toàn và hiệu quả của NHTM. Theo Comptroller’s Handbook (2017) thì LPM bao gồm quy trình trong đó các rủi ro hiện hữu trong quá trình cấp tín dụng sẽ được quản lý và kiểm soát. Đối với các cơ quan kiểm soát ngân hàng thì việc đánh giá về LPM của NHTM bao gồm việc đánh giá về các bước ngân hàng thực hiện để nhận diện và kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng. Đề tài nghiên cứu của luận án tập trung vào khía cạnh này, tức đi vào nghiên cứu về quản lý rủi ro danh mục cho vay – một mục tiêu cốt lõi trong hoạt động LPM tại NHTM.

Trong hàng thập kỉ, để quản lý rủi ro danh mục cho vay, các nhà quản trị ngân hàng đã tập trung phần lớn nỗ lực của mình vào việc đưa ra các quyết định cho vay cẩn trọng và giám sát sau cho vay kĩ lưỡng. Mặc dù các hành động kiểm soát này vẫn tiếp tục được duy trì ở hiện tại, nhưng phân tích về các vấn đề tín dụng đã xảy ra đối với các NHTM trong quá khứ1 cho thấy, các nội dung của


1 Ví dụ như rủi ro liên quan tới các danh mục cho vay ngành dầu khí, nông nghiệp và bất động sản những năm 1980 tại các NHTM trên thế giới.

quản lý rủi ro danh mục cho vay cần phải được bổ sung thêm. Trước đây, các biện pháp quản lý rủi ro đối với danh mục cho vay tập trung nhiều vào các chỉ báo về chất lượng khoản vay như tình hình nợ quá hạn, nợ dưới chuẩn hay xu hướng biến đổi trong xếp hạng tín dụng. Tuy vậy, các NHTM nhận thấy rằng các chỉ báo như trên là không đủ giúp họ có các hành động kịp thời để đối phó với rủi ro tín dụng, đặc biệt khi đồng thời nền kinh tế đang gia tăng các rủi ro hệ thống.

Như vậy, quản lý rủi ro danh mục cho vay hiệu quả vẫn cần bắt đầu với việc kiểm soát chất lượng của từng khoản vay trong danh mục với các khâu quan trọng như thẩm định khoản vay hay giám sát sau cho vay. Nhưng bên cạnh đó, việc phát triển các phương pháp quản lý rủi ro mới trên nền tảng công nghệ và hệ thống thông tin đa chiều đã và đang là một xu thế tại các NHTM trên thế giới. Bởi nhờ đó, các nhà quản lý ngân hàng có thể đưa ra các chỉ báo sớm về hiện tượng gia tăng rủi ro trong danh mục cho vay thông qua việc được trang bị các công cụ phân tích chất lượng danh mục cho vay chuẩn xác và kĩ lưỡng hơn. Tuy vậy, thực tế cho tới ngày nay, không nhiều các NHTM đã áp dụng được các phương pháp quản lý rủi ro danh mục cho vay hiện đại như trên. Vì thế, sự cần thiết của việc đưa ra các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm chuyên sâu về quản lý rủi ro danh mục cho vay vẫn được đặt ra, nhất là trong bối cảnh hồ sơ rủi ro tín dụng của các NHTM ngày càng phức tạp hơn và đòi hỏi nhiều hơn các công cụ để quản lý. Trước thực tế này, các nghiên cứu nhằm đưa ra giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro danh mục cho vay của các NHTM là rất cần thiết.

Trên thế giới đã có nhiều khuyến nghị và yêu cầu của các cơ quan quản lý ngân hàng hướng tập trung của mình vào nội dung quản lý rủi ro danh mục cho vay. Vào năm 1997, Cơ quan kiểm soát tiền tệ Hoa Kì (Office of the Comptroller of the Currency – OCC) đã đưa ra khuyến nghị số 97-3 về việc khuyến khích các NHTM coi công việc quản lý rủi ro tín dụng là một phần quan trọng của LPM. Thêm vào đó, theo nghiên cứu của Credit Suisse Group (1996), các nghiên cứu trong tương lai sẽ có xu hướng tập trung vào các nội dung của quản lý rủi ro tín dụng, mà trong đó phần lớn là hướng về quản lý rủi ro tín dụng trên cấp độ danh mục tín dụng, bao gồm: lượng hoá rủi ro tín dụng trên phạm vi danh mục, dự

phòng rủi ro tín dụng, quản lý danh mục chủ động, các công cụ phái sinh tín dụng và các phương thức phân bổ vốn kinh tế phù hợp với các quy định pháp lý. Tại Việt Nam, trước xu thế hội nhập cùng với thay đổi trong các quy định pháp lý hướng tới một hệ thống NHTM an toàn, hiệu quả và tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế hiện đại, các NHTM đã đạt được một số thành công nhất định trong việc áp dụng các phương pháp và kĩ thuật mới vào quản lý rủi ro tín dụng nói chung và quản lý rủi ro danh mục cho vay nói riêng. Tuy nhiên, bởi nhiều lí do mà việc quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Việt Nam vẫn tồn tại một số hạn chế. Thứ nhất, phương pháp quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM hiện nay phần lớn vẫn tập trung vào phương pháp quản lý rủi ro với từng khoản vay riêng biệt mà thiếu đi những phương pháp quản lý rủi ro hiện đại trên phạm vi toàn danh mục. Thứ hai, do các nhà quản lý ngân hàng chưa dành nhiều sự quan tâm tới quản lý rủi ro tín dụng trên cấp độ danh mục nên danh mục cho vay tại các NHTM vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hệ luỵ về những lỗ hổng trong quản lý rủi ro danh mục cho vay này là danh mục được cơ cấu kém, rủi ro tín dụng không được nhận diện kịp thời, mức nợ xấu cao tại NHTM trong suốt giai đoạn từ cuối năm 2011 trở về sau... Như vậy tại các NHTM Việt Nam, vấn đề về quản lý rủi ro tín dụng trên phạm vi danh mục cho vay vẫn cần tập trung nghiên cứu trên cả phương diện lý thuyết và thực tiễn.

Vì thế, trong bối cảnh thực tiễn hiện tại thì việc nghiên cứu đề tài “Quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” có ý nghĩa thực tế cao đối với các NHTM tại Việt Nam.

2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án

2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Luận án hướng tới mục tiêu tổng quát là nghiên cứu quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị hoàn thiện.

2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu tổng quát trên, luận án hướng tới bốn mục tiêu cụ thể như sau:

Xem tất cả 252 trang.

Ngày đăng: 02/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí