Tỷ Lệ Car Của Các Nhtm Việt Nam Giai Đoạn 2017-2019


Bảng 3.1: Tỷ lệ CAR của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2017-2019

Đơn vị: %


Tên Ngân hàng

2017

2018

2019

Vietinbank

10

10

9,25

Vietcombank

11,63

12,14

9,34

BIDV

10,9

10,3

9,01

VP Bank

12,61

11,16

11,09

MB

12

10,9

10,12

ACB

8,04

10,05

10,91

Techcombank

12,68

14,3

15,5

Maritime Bank

19,48

12,17

10,25

VIB

13,07

10

9,67

HDBank

13,5

10,1

11,25

AB Bank

13,4

12,8

11,1

Bao Viet Bank

18,59

n/a

n/a

PVcomBank

n/a

n/a

n/a

PG bank

14,89

14,55

13,89

Sacombank

11,3

11,88

11,53

NCB

9,27

9,58

n/a

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 252 trang tài liệu này.

Quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 15

Nguồn: Tác giả tổng hợp theo Báo cáo thường niên của các NHTM các năm

2017- 2019 và S&P Global Về lý thuyết, hệ số CAR là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng, được tính theo tỷ lệ phần trăm của tổng vốn tự có cấp I và cấp II so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng. Tuy vậy trên thực tế, đây là tỷ lệ các NHTM tự tính toán theo các quy chuẩn khác nhau (bao gồm Thông tư 22/2019/TT-NHNN, Thông tư 41/2016/TT-NHNN, Thông tư 36/2014/TT-NHNN) và công bố, do vậy nếu dựa vào mức độ cao hay thấp của hệ số này để so sánh mức độ an toàn

trước các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng là chưa thực sự toàn diện. Từ các số liệu tại bảng trên ta chỉ đưa ra được đánh giá về tính tuân thủ của các NHTM theo các quy định về tỷ lệ an toàn vốn của NHNN đều rất tốt, duy trừ trường hợp của ngân hàng ACB năm 2017 với tỷ lệ CAR ở dưới mức 9%. Điều này cho thấy các NHTM được nghiên cứu đều đảm bảo tính an toàn về vốn trong hoạt động kinh doanh của mình.

3.2. Thực trạng rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Việt Nam

3.2.1. Về tỷ lệ nợ xấu trên danh mục cho vay

Bảng 3.2: Tỷ lệ nợ xấu14 trên danh mục cho vay khách hàng của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2017-2019

Đơn vị: %


Tên Ngân hàng

2017

2018

2019

Vietinbank

1,14

1,58

1,16

Vietcombank

1,14

0,99

0,79

BIDV

1,62

1,9

1,75

VP Bank

3,39

3,5

3,42

MB

1,2

1,33

1,16

ACB

0,7

0,73

0,54

Techcombank

1,61

1,75

1,33

Maritime Bank

2,22

3,0

2,04

VIB

2,49

2,2

1,7

HDBank

1,52

1,53

1,36

AB Bank

2,77

1,89

2,3

Bao Viet Bank

3,79

3,98

5,2

PVcomBank

1,75

2,47

2,63

PG bank

3,23

3,06

4,9

Sacombank

4,67

2,13

1,94


14 Nợ xấu bao gồm cả các khoản cho vay nội bảng và ngoại bảng, không tách riêng các khoản cho vay đã bán cho VAMC

1,54

1,67

1,93

NCB

Nguồn: Tác giả tổng hợp theo Báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán của các

NHTM các năm 2017- 2019 và website: nfsc.gov.vn Xét một cách khái quát, tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM trong mẫu nghiên cứu vào giai đoạn 2017-2019 đa số đều đạt ngưỡng theo quy định tại TT02/2013/TT-

NHNN, tuy vậy tỷ lệ nợ xấu vẫn còn vượt mức 3% tại một số NHTM vào một số thời điểm. Trong nhóm 1, VP Bank là NHTM có tỷ lệ nợ xấu cao nhất và cao hơn ngưỡng 3% trong suốt cả giai đoạn nghiên cứu. Trong nhóm 2, hai NHTM có tỷ lệ nợ xấu cao và vượt mức quy định là Bao Viet bank và PG bank. Xét về hình thức sở hữu, BIDV và Bao Viet bank đại diện cho hai nhóm: NHTM có sở hữu nhà nước và NHTM không có sở hữu nhà nước có tỷ lệ nợ xấu cao nhất tính tại thời điểm 31/12/2019. Nhìn chung, nguyên nhân khiến tỷ lệ nợ xấu cao trong danh mục cho vay khách hàng tại các NHTM thời điểm này có thể lí giải là do sự bất ổn kinh tế vĩ mô, sự suy giảm năng lực trả nợ của khách hàng vay và phương thức quản lý rủi ro không hiệu quả tại các NHTM.

3.2.2. Về mức độ tổn thất trên danh mục cho vay

Bảng 3.3: Tỷ lệ mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên danh mục cho vay khách hàng15 tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2017-2019

Đơn vị: %


Tên Ngân hàng

31/12/2017

31/12/2018

31/12/2019

Vietinbank

1,06

0,9

1,38

Vietcombank

2,73

2,99

1,99

BIDV

1,71

1,91

1,31

VP Bank

4,21

5,07

1,59

MB

1,77

1,41

1,28


15 Tác giả tính toán theo số liệu trên báo cáo tài chính của NHTM, theo công thức:

Tỷ lệ mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên danh mục cho vay khách hàng =

1,29

0,4

0,94

Techcombank

2,24

1,15

1,26

Maritime Bank

2,81

1,52

1,39

VIB

0,44

0,68

0,99

HDBank

0,24

0,77

1,11

AB Bank

1,07

0,6

1,5

Bao Viet Bank

1,85

1,32

1,85

PVcomBank

1,28

1,27

1,53

PG bank

2,15

2,35

1,08

Sacombank

0,37

0,62

1,19

NCB

1,12

1,1

1,13

ACB

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán của các NHTM các năm

2017- 2019

Bảng 3.4: Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro trên danh mục cho vay khách hàng16 tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2017-2019

Đơn vị: %


Tên Ngân hàng

2017

2018

2019

Vietinbank

0,28

0,03

0,94

Vietcombank

1,14

0,65

0,61

BIDV

1,03

1,67

1,43

VP Bank

3,59

4,81

4,89

MB

0,19

0,91

1,96

ACB

0,81

0,1

0,11

Techcombank

1,09

1,6

0,11


16 Tác giả tính toán theo số liệu trên báo cáo tài chính của NHTM, theo công thức:

Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro trên danh mục cho vay khách hàng =

0,8

1,44

2,73

VIB

0,76

1,78

0,17

HDBank

0,53

0,59

0,58

AB Bank

0,31

0,31

0,005

Bao Viet Bank

0

0,57

0

PVcomBank

n/a

0,1

0,08

PG bank

0

0,007

0

Sacombank

0

0,003

0,06

NCB

0,016

0,22

0,1

Maritime Bank

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán của các NHTM các năm

2017- 2019

Thứ nhất, về tỷ lệ mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên danh mục cho vay. Do mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên danh mục cho vay phản ánh gián tiếp chất lượng của danh mục trên khía cạnh: mức trích lập dự phòng rủi ro càng cao là minh chứng cho giá trị dư nợ tại các nhóm nợ có chất lượng thấp (nợ nhóm 3, 4 và 5) càng lớn. Tại nhóm 1, tại 05 trên tổng số 09 NHTM có xu hướng gia tăng trong tỷ lệ mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên danh mục cho vay trong giai đoạn 2017-2019 bao gồm: Vietinbank, BIDV, VP Bank, MB và Maritime Bank. Tại các NHTM nhóm 2, xu hướng gia tăng trong mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được nhận diện tại các NHTM bao gồm: HDBank, Sacombank và NCB. Như vậy, từ số liệu thống kê trên cho thấy chất lượng danh mục cho vay của các NHTM nhóm 1 trong giai đoạn nghiên cứu là chưa tốt. Với các NHTM nhóm 2, tỷ lệ mức trích lập dự phòng rủi ro này thấp hơn tương đối nhiều so với các NHTM nhóm 1. Tuy vậy chưa đủ căn cứ để đưa ra kết luận về chất lượng danh mục cho vay của các NHTM nhóm 2 là tốt hơn nhóm 1 bởi xét về quy mô danh mục cho vay của các NHTM 2 còn nhỏ hơn nhiều so với các NHTM nhóm 1.

Thứ hai, về tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên danh mục cho vay. Tỷ lệ này cho biết về mức dự phòng rủi ro đã được sử dụng để xử lý các khoản vay bị tổn thất trong kì. Vì mức chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của danh mục cho vay càng cao thể hiện mức độ tổn thất trên danh mục cho vay đó càng lớn, do đó đây

cũng là tiêu chí có thể sử dụng để đánh giá chất lượng danh mục cho vay của ngân hàng. Xét trong các NHTM nhóm 1, tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng có xu hướng gia tăng khá mạnh trong giai đoạn 2017 – 2019 tại các ngân hàng: Vietinbank, BIDV, VP Bank, MB và Maritime bank. Ngược lại, xu hướng giảm trong chi phí này xuất hiện tại các ngân hàng: Vietcombank, ACB, Techcombank và VIB. Như vậy một cách khái quát, chất lượng của danh mục cho vay của các NHTM nhóm 1 duy trì cả hai xu hướng trong giai đoạn 2017- 2019 và nhìn chung trong tổng thể của cả nhóm là không cao. Xét tại các NHTM nhóm 2, có 04 ngân hàng trên tổng số 07 ngân hàng thuộc mẫu quan sát ghi nhận xu hướng giảm đi trong tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Ngược lại, có 03 ngân hàng thuộc nhóm này có tỷ lệ tổn thất trên danh mục cho vay tăng lên là HDBank, Sacombank và NCB. Nhìn chung có thể thấy, mức độ tổn thất tín dụng trên danh mục cho vay của các NHTM nhóm 2 cũng có xu hướng được cải thiện trong giai đoạn này.

3.2.3.Về mức độ tập trung tín dụng trên danh mục cho vay

3.2.3.1. Mức độ tập trung tín dụng theo ngành nghề

90.00%

80.00%

70.00%

60.00%

50.00%

40.00%

30.00%

20.00%

10.00%

0.00%

Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác Sản xuất và gia công chế biến

Hoạt động làm thuê các công việc trong hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình

Thương mại

Kinh doanh bất động sản Hoạt động cá nhân

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

Biểu đồ 3.3: Tỷ trọng cho vay ngành nghề có dư nợ lớn nhất17tại các NHTM vào 31/12/2019


Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán của các NHTM

năm 2019 Trên mẫu các NHTM được nghiên cứu, tại thời điểm 31/12/2019, nhóm ngành nghề cho vay hoạt động cá nhân và phục vụ các nhu cầu của hộ gia đình có xu hướng chiếm ưu thế trong các ngành nghề cho vay có dư nợ lớn nhất tại NHTM. Về mặt tỷ trọng trên tổng dư nợ của ngân hàng, các NHTM có mức tập trung tín dụng trong cho vay theo ngành ở mức cao (mức >40% dư nợ cho vay) như: VP Bank, VIB, AB Bank và PVcomBank. Đây là các NHTM đang tiềm ẩn rủi ro tập trung danh mục cho vay xét theo ngành nghề kinh doanh của khách hàng.

3.2.3.2. Mức độ tập trung tín dụng theo đối tượng khách hàng


90.00%

80.00%

70.00%

60.00%

50.00%

40.00%

30.00%

20.00%

10.00%

0.00%

Hộ kinh doanh Doanh nghiệp tư nhân Cá nhân Công ty cổ phần ngoài Nhà nước Tổ 1

Hộ kinh doanh, Doanh nghiệp tư nhân, Cá nhân Công ty cổ phần ngoài Nhà nước

Tổ chức kinh tế


Biểu đồ 3.4: Tỷ trọng cho vay nhóm đối tượng khách hàng có dư nợ lớn nhất18tại các NHTM vào 31/12/2019



17 Tác giả tính toán theo số liệu trên báo cáo tài chính của NHTM, theo công thức: Tỷ trọng dư nợ ngành có dư nợ cho vay lớn nhất =


18 Tác giả tính toán theo số liệu trên báo cáo tài chính của NHTM, theo công thức:

Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán của các NHTM

năm 2019 Trên mẫu các NHTM được nghiên cứu, tại thời điểm 31/12/2019, nhóm đối tượng khách hàng có mức dư nợ lớn nhất phần lớn là nhóm Hộ kinh doanh, Doanh nghiệp tư nhân, Cá nhân. Về tỷ trọng dư nợ của đối tượng khách hàng có dư nợ cho vay lớn nhất trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng, đa số các NHTM được nghiên cứu đều duy trì mức tỷ trọng tương đối cao. Mức tỷ trọng này lớn nhất được nhận thấy tại VIB với 81,29% dư nợ cho vay nhóm khách hàng cá nhân. Các NHTM khác có mức tập trung dư nợ cao (mức >40% dư nợ cho vay của ngân hàng) như: (i) nhóm 1 bao gồm Vietcombank, VP bank, MB, ACB, Techcombank, Maritimebank; (ii) nhóm 2 bao gồm HDBank, PG Bank, Sacombank, PVcomBank. Vì vậy có thể nói, mức độ tập trung danh mục cho vay theo đối tượng khách hàng ở cả 2 nhóm NHTM nghiên cứu đều ở mức khá cao.

3.3. Thực trạng quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Việt Nam

3.3.1. Về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay

(i) Về phương pháp xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay nằm trong mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng nói chung của NHTM. Theo lý thuyết, có hai dạng mô hình quản lý rủi ro tín dụng có thể thực hiện tại NHTM là mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung và mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán. Theo kết quả khảo sát thực tế trên mẫu nghiên cứu gồm 16 NHTM, phương pháp xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay nói riêng và quản lý rủi ro tín dụng nói chung được thực hiện tại hai nhóm NHTM như sau:


Tỷ trọng dư nợ cho vay đối tượng khách hàng có dư nợ lớn nhất =

Xem tất cả 252 trang.

Ngày đăng: 02/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí