Nhóm 2
Mô hình phân tán
Mô hình tập trung
Nhóm 1
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Biểu đồ 3.5: Mức độ sử dụng hai phương pháp xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM
Nguồn: Khảo sát của tác giả Kết quả trên cho thấy, 100% các NHTM của cả hai nhóm đều thực hiện quản lý rủi ro danh mục cho vay theo phương pháp tập trung về tất cả các nội dung bao gồm nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát và báo cáo về rủi ro. Nguyên nhân được đưa ra là bởi tính ưu việt của phương pháp này như đã nêu tại lý thuyết và hơn nữa, đây là phương pháp tiếp cận được các chuẩn mực quốc tế (ví dụ như chuẩn mực Basel II) về quản lý rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, có 1 NHTM trong nhóm 1 (chiếm tỷ lệ 11%) có sử dụng kết hợp cả phương pháp quản lý rủi ro danh mục phân tán tại từng chi nhánh ngân hàng. Nguyên nhân của việc sử dụng đồng thời cả hai phương pháp này là do đối với những NHTM có quy mô danh mục cho vay lớn, số lượng khoản vay nhiều và có nhiều chi nhánh hoạt động, việc từng chi nhánh quản lý rủi ro trên danh mục cho vay của mình và đồng thời cấp hội sở chính quản lý rủi ro danh mục cho vay trên phạm vi toàn hàng sẽ giúp nhận diện kịp thời hơn các rủi ro phát sinh, từ đó có biện pháp ứng xử với các khoản vay có rủi ro trong danh mục một cách chính xác và nhanh chóng hơn.
(ii) Về vai trò của bộ phận kiểm soát nội bộ trong cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay
Thực tế tại tất cả các NHTM thuộc mẫu nghiên cứu cho thấy, tất cả các NHTM đều có các quy định rõ ràng tại các văn bản nội bộ về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của bộ phận kiểm soát nội bộ trong quy trình quản lý rủi ro tín dụng, trong đó có hoạt động quản lý rủi ro danh mục cho vay tại ngân hàng theo đúng nguyên tắc về quản lý rủi ro tín dụng mà lý thuyết tại chương 2 của luận án đã chỉ ra. Cụ thể, vai trò này tại quy định nội bộ của NHTM bao gồm:
Kiểm tra, đánh giá về tính tuân thủ theo các quy định về chính sách cho vay của ngân hàng
Kiểm toán các hoạt động quản lý rủi ro tín dụng đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật và quy định nội bộ của ngân hàng
Đánh giá độc lập về tính đầy đủ, hợp lý, hiệu quả công tác quản lý rủi ro tín dụng tại các bộ phận nghiệp vụ liên quan đến công tác quản lý rủi ro tín dụng
Chủ động nhận dạng các rủi ro tín dụng trọng yếu trong quá trình kiểm toán độc lập, đề xuất các biện pháp ứng xử tín dụng phù hợp để ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro trong công tác quản lý rủi ro tín dụng.
Đánh giá trách nhiệm của các cá nhân, tập thể gây ra nợ xấu cho ngân hàng
Tuy nhiên trên thực tế, mức độ hiệu quả của bộ phận kiểm soát nội bộ với vai trò như chốt chặn rủi ro thứ ba trong mô hình kiểm soát “ba lớp phòng vệ” lại có sự khác nhau giữa các NHTM. Kết quả phỏng vấn chuyên gia được đưa ra như biểu đồ dưới đây:
3.8
3.1
Nhóm 1
Nhóm 2
Biểu đồ 3.6: Đánh giá về vai trò của bộ phận kiểm soát nội bộ của NHTM trong quản lý rủi ro danh mục cho vay trên thực tế
Nguồn: Khảo sát của tác giả
Theo đánh giá của các chuyên gia tham gia khảo sát, nhìn chung hiệu quả của công tác kiểm soát nội bộ ở mức tích cực tại tất cả các NHTM thuộc hai nhóm nghiên cứu với mức điểm đánh giá đều lớn hơn 3, trong đó mức độ hiệu quả của kiểm soát nội bộ được đánh giá cao hơn tại các NHTM nhóm 1 so với các NHTM nhóm 2. Như vậy trên thực tế, tuy vai trò của bộ phận kiểm soát nội bộ trong quản lý rủi ro danh mục cho vay đã phát huy khá tốt theo đánh giá chủ quan từ phía NHTM, hiệu quả của bộ phận này vẫn chưa đạt tối ưu về mặt lý thuyết, đặc biệt tại các NHTM nhóm 2.
(iii) Về quy trình báo cáo giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay
Thứ nhất, với báo cáo về rủi ro tín dụng gửi NHNN, các NHTM đều thực hiện chế độ báo cáo do NHNN quy định về từng mảng nội dung và hoạt động. Các báo cáo này đều do bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro tại ngân hàng trình Ban điều hành phê duyệt trước khi gửi đi.
Thứ hai, với các báo cáo nội bộ về rủi ro tín dụng trong đó có rủi ro tín dụng trên danh mục cho vay, các báo cáo này đều được thực hiện tại các NHTM theo định kì hàng quý hoặc đột xuất với quy trình chung như sau:
Khối Quản lý rủi ro tín dụng
Báo cáo tình hình thực hiện về:
- Các nội dung quản lý rủi ro tín dụng
- Kết quả giám sát các chỉ tiêu theo hạn mức, chính sách đã ban hành
Báo cáo
Báo cáo
Ban điều hành
Giám đốc Khối quản lý rủi ro
Báo cáo
Uỷ ban Quản lý rủi
ro
Sơ đồ 3.1: Quy trình báo cáo nội bộ về quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM
Nguồn: Văn bản nội bộ quy định về quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM thuộc mẫu
nghiên cứu.
Việc thực hiện và đưa ra báo cáo về kết quả thực hiện các nội dung quản lý rủi ro danh mục cho vay trên phạm vi toàn hàng được thực hiện tại Khối quản lý rủi ro tín dụng. Sau đó báo cáo được trình lên Giám đốc khối quản lý rủi ro phê duyệt trước khi báo cáo tới ban lãnh đạo cấp cao của ngân hàng bao gồm Ban điều hành và Uỷ ban quản lý rủi ro. Các thông tin, dữ liệu phục vụ cho báo cáo này được chiết xuất từ hệ thống dữ liệu tập trung đã được xây dựng.
Bên cạnh đó, tại một số các NHTM thuộc nhóm 1, Phòng quản lý rủi ro thuộc các khối kinh doanh (như Khối Khách hàng doanh nghiệp, Khối bán lẻ…) cũng thực hiện việc báo cáo về quản lý rủi ro tín dụng nhưng chỉ trên phạm vi danh mục cho vay của phân khúc khách hàng mà khối mình phụ trách và trình lên Giám đốc khối. Sau đó các thông tin này tiếp tục được báo cáo chéo tới Khối quản lý rủi ro trước khi trình tới ban lãnh đạo cấp cao của ngân hàng. Có thể nói với cơ chế báo cáo này, việc giám sát, theo dõi và báo cáo về rủi ro tín dụng trên danh mục cho vay được thực hiện chặt chẽ, kĩ lưỡng hơn.
3.3.2. Về nhận diện rủi ro danh mục cho vay
Về các thông tin sử dụng để nhận diện rủi ro danh mục cho vay
Như nội dung lý thuyết đã trình bày tại chương 2, có hai cơ sở để NHTM nhận diện được rủi ro tín dụng trên danh mục cho vay bao gồm: (i) các dấu hiệu từ nền kinh tế vĩ mô và ngành ngân hàng, và (ii) các dấu hiệu từ nội tại danh mục cho vay của ngân hàng. Theo khảo sát của tác giả, tất cả các NHTM thuộc mẫu nghiên cứu đều dựa trên thông tin thuộc hai nhóm trên để nhận diện rủi ro tín dụng theo các cơ sở cụ thể như sau:
(i)Với nhóm các dấu hiệu từ nền kinh tế vĩ mô và ngành ngân hàng
Các NHTM đều tự xây dựng các mô hình cảnh báo, bộ chỉ tiêu về các yếu tố vĩ mô và yếu tố ngành, làm cơ sở để so sánh và đối chiếu với tình hình thực tế. Bên cạnh đó, tại một số các NHTM có quy mô lớn còn đưa ra các cáo thống kê tình hình các ngành kinh tế theo các giai đoạn (tháng, quý, năm) dựa theo hệ thống phân loại ngành nghề kinh doanh của khách hàng vay tại ngân hàng. Các báo cáo này là cơ sở để ngân hàng có thể nhận diện sớm các rủi ro tín dụng có thể phát sinh từ những khoản vay tại các ngành kinh tế đang có biến động, bất ổn, suy thoái….
(ii)Với nhóm các dấu hiệu từ nội tại danh mục cho vay của ngân hàng
Để nhận diện rủi ro tín dụng phát sinh từ nội tại danh mục cho vay, Khối quản lý rủi ro tại các NHTM sử dụng phương pháp chuyên gia để chủ động đưa ra các dấu hiệu suy giảm về chất lượng tín dụng trên các khoản vay trong quá trình tác nghiệp hoặc xử lý, tiếp nhận các thông tin cảnh báo do các đơn vị, bộ phận khác trong NHTM báo cáo tới. Các công cụ thường được NHTM sử dụng trong phương pháp nhận diện rủi ro tín dụng này bao gồm xếp hạng tín dụng và bộ chỉ tiêu hạn mức tín dụng theo hai hình thức: Kiểm soát các ngưỡng cảnh báo và Mức chấp nhận tối đa/tối thiểu.
Về các phương pháp sử dụng để nhận diện rủi ro danh mục cho vay
(i) Phương pháp cảnh báo sớm rủi ro (EWS)
Trên thực tế, khi sử dụng kết hợp các nhóm dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng từ các thông tin, dữ liệu cả bên trong và bên ngoài NHTM, các ngân hàng đã xây dựng nên hệ thống cảnh báo sớm để nhận diện sớm rủi ro tín dụng. Kết quả khảo sát từ mẫu nghiên cứu về cảnh báo sớm rủi ro tín dụng trên danh mục cho vay như sau:
100%
70%
Nhóm 1
Nhóm 2
Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ các NHTM đã xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng
Nguồn: Khảo sát của tác giả Theo kết quả từ biểu đồ trên, 100% các NHTM nhóm 1 đã xây dựng được hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng trên danh mục cho vay, điều này trước hết để đáp ứng yêu cầu quản trị rủi ro theo chuẩn mực Basel II và hơn nữa là để đáp ứng nhu cầu về công cụ nhận diện rủi ro tín dụng sớm tại các NHTM. Tại nhóm 2, mới chỉ 70% các NHTM đã xây dựng được hệ thống này. Tuy vậy về mặt pháp lý, theo Điều 31, 37 của Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về theo
Bộ phận thực hiện
Trình tự thực hiện
dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng thì việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng là yêu cầu tối thiểu để các NHTM có thể quản lý được rủi ro tín dụng. Như vậy các NHTM nhóm 2 cần có lộ trình thực hiện sớm các quy định này.
- Hệ thống EWS tự động chiết xuất
-Phòng Khách hàng/Quản lý rủi ro thực hiện cảnh báo sớm đột xuất
Danh sách khách hàng cần điều tra
Trả lời câu hỏi điều tra
Kiểm soát câu trả lời
Phân loại mức độ cảnh báo của khách hàng
Đỏ
Vàng
Xanh
-Phòng Khách hàng/Quản lý rủi ro
Điều chỉnh cảnh báo do lỗi tác nghiệp (nếu có)
Kiểm soát
- Phòng nghiệp vụ ở chi nhánh
- Hệ thống EWS
Phân loại mức độ cảnh báo cuối cùng của khách hàng
Đ11ỏ3
Vàng Xanh
- Chi nhánh | |
-Phòng Khách hàng/Quản lý rủi ro thực hiện với các khách hàng thuộc diện kiểm soát đặc biệt | |
- Chi nhánh/Các đơn vị liên quan hỗ trợ chi nhánh thực hiện biện pháp ứng xử | Thực hiện và hoàn Kiểm Phê thành biện pháp ứng xử soát duyệt |
-Phòng Khách hàng/Quản lý rủi ro |
Báo cáo đánh giá công tác cảnh báo sớm khách hàng, tình hình thực hiện biện pháp ứng xử |
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh Nghiệm Quốc Tế Về Quản Lý Rủi Ro Danh Mục Cho Vay Tại Nhtm
- Thực Trạng Quản Lý Rủi Ro Danh Mục Cho Vay Tại Các Nhtm Việt Nam
- Tỷ Lệ Car Của Các Nhtm Việt Nam Giai Đoạn 2017-2019
- Mức Độ Sử Dụng Các Phương Pháp Đo Lường Rủi Ro Danh Mục Cho Vay Tại Các Nhtm
- Lượng Trái Phiếu Đặc Biệt Do Vamc Phát Hành Được Nắm Giữ Tại Các Nhtm Tại 31/12/2019 (Đơn Vị: Tỷ Đồng)
- Về Cơ Cấu Tổ Chức Quản Lý Rủi Ro Danh Mục Cho Vay
Xem toàn bộ 252 trang tài liệu này.
Sơ đồ 3.2: Quy trình thực hiện cảnh báo sớm rủi ro tín dụng tiêu biểu tại các NHTM Việt Nam
Nguồn: Phòng quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM thuộc mẫu nghiên cứu Trên đây là quy trình cảnh báo sớm rủi ro tín dụng của đại diện một NHTM thuộc nhóm 1. Quy trình này được áp dụng với các khách hàng được nhận diện trên hệ thống EWS của ngân hàng. Quy trình cảnh báo sớm rủi ro tín dụng bao gồm: Quy trình cảnh báo sớm thông thường và Quy trình cảnh báo sớm đột xuất, trong đó:
Quy trình cảnh báo sớm thông thường: là quy trình áp dụng với các khách hàng nhận diện định kì hàng tháng bởi hệ thống EWS.
Quy trình cảnh báo sớm đột xuất: là quy trình áp dụng đối với các khách hàng thuộc diện cảnh báo rủi ro đột xuất do có dấu hiệu rủi ro tín dụng liên quan đến khách hàng trong quá trình giám sát sau tín dụng.
Dựa trên nền tảng công nghệ khá hiện đại, hệ thống EWS này được NHTM xây dựng dựa trên hai lớp màng lọc thông tin. Màng lọc thứ nhất dựa trên hệ thống Kho dữ liệu doanh nghiệp, Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và Hệ thống quản lý rủi ro tín dụng. Kết quả của màng lọc này cho ra danh mục các khoản cho vay cần điều tra. Sau đó, màng lọc thứ hai dựa trên kết quả điều tra thông tin vi mô về hoạt động kinh doanh của khách hàng và các thông tin từ môi trường vĩ mô để đưa ra ba mức độ cảnh báo: Đỏ, Vàng, Xanh tương ứng với ba mức độ rủi ro: Rủi ro cao, Rủi ro, Khó khăn tạm thời.
(ii) Các phương pháp đánh giá chất lượng danh mục cho vay trong quá khứ
100%
71%
Nhóm 1
Nhóm 2
Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ các NHTM sử dụng các phương pháp đánh giá chất lượng danh mục cho vay trong quá khứ
Nguồn: Khảo sát của tác giả Kết quả khảo sát đưa ra ở biểu đồ trên cho thấy, phần lớn các NHTM ở cả hai nhóm đều đã sử dụng các phương pháp để phân tích sự thay đổi trong chất lượng danh mục cho vay trong quá khứ và từ đó nhận diện rủi ro phát sinh từ danh mục cho vay ở thời điểm hiện tại. Trong các phương pháp được sử dụng, phân tích xu hướng (Trend report) là nhóm phương pháp được sử dụng phổ biến nhất tại các NHTM được nghiên cứu bởi tính dễ thực hiện hơn. Đối với các phương pháp yêu cầu trình độ công nghệ phần mềm sử dụng trong phân tích, trình độ nhân lực thực hiện phân tích cao hơn và phức tạp hơn như phân tích dịch chuyển (Migration analysis) và phân tích Vintage (Vintage analysis) thì chỉ mới được sử dụng tại 4 NHTM nhóm 1 và chưa có NHTM nào ở nhóm 2 thực hiện được. Tại 4 NHTM này, việc sử dụng kết hợp các phương pháp để phân tích, đánh giá về