Mức Độ Sử Dụng Các Phương Pháp Đo Lường Rủi Ro Danh Mục Cho Vay Tại Các Nhtm

chất lượng danh mục cho vay hiện có được thực hiện theo từng tiểu danh mục theo phân khúc sản phẩm hoặc phân khúc địa lý.

3.3.3. Về đo lường rủi ro danh mục cho vay

3.3.3.1. Về phương pháp luận trong đo lường rủi ro

Các phương pháp khác Phương pháp AIRB Phương pháp FIRB Phương pháp SA

Phương pháp chỉ số

0%

20%

40%

60%

80%

100%

120%

Như cơ sở lý luận về đo lường rủi ro danh mục cho vay đã được phân tích tại chương 2 của luận án, các phương pháp để đo lường rủi ro tín dụng trên danh mục cho vay phổ biến hiện nay bao gồm: phương pháp chỉ số rủi ro, phương pháp tiêu chuẩn, phương pháp dựa theo xếp hạng nội bộ cơ bản, phương pháp dựa theo xếp hạng nội bộ nâng cao, các phương pháp dự báo chất lượng danh mục cho vay ở tương lai (Credit Metrics, KMV, CreditRisk+, Credit Portfolio View…). Kết quả khảo sát cho thấy, mức độ sử dụng các phương pháp lượng hoá trên của các NHTM thuộc mẫu khảo sát như sau19:




Phương pháp

chỉ số

Phương pháp

SA

Phương pháp

FIRB

Phương pháp

AIRB

Các phương

pháp khác

Tỷ lệ NHTM sử dụng

100%

81%

18.75%

0%

25%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 252 trang tài liệu này.

Quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 17


Biểu đồ 3.9: Mức độ sử dụng các phương pháp đo lường rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM

Nguồn: Khảo sát của tác giả Thứ nhất, về phương pháp đo lường rủi ro tín dụng được sử dụng, số liệu trên cho thấy tất cả các NHTM hiện đều sử dụng phương pháp chỉ số rủi ro (KRI) để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng trên danh mục cho vay. Việc sử dụng phổ biến


19 Một ngân hàng có thể sử dụng đồng thời nhiều phương pháp trong đo lường rủi ro tín dụng

phương pháp KRI trong phân tích về rủi ro tín dụng trên thực tế được cho là xuất phát từ tính đơn giản trong tính toán bởi phương pháp này không yêu cầu các phần mềm thống kê phức tạp cũng như tính trực quan cao trong phân tích. Tuy vậy, hạn chế của phương pháp này khi sử dụng là chưa đánh giá được bao quát và chính xác về mức độ rủi ro trong tương lai của NHTM. Ngoài ra, 81% các NHTM trong số này thuộc cả hai nhóm 1 và 2 của mẫu khảo sát đã áp dụng phương pháp tiêu chuẩn (SA) của Basel II để đo lường các cấu phần của rủi ro tín dụng theo cơ sở pháp lý là Thông tư 02/2013/TT-NHNN và Thông tư 41/2016/TT-NHNN. Việc áp dụng này đã bước đầu tiệm cận các chuẩn mực về quản lý rủi ro tín dụng theo Basel 2 tuy nhiên vẫn có hạn chế về tính chính xác do mức độ rủi ro tín dụng được tính toán ra chưa sát đúng với thực tế hoạt động của từng NHTM mà là các mức ngưỡng và khung rủi ro được quy định sẵn đồng nhất cho tất cả các NHTM. Với tính chính xác trong đo lường được nâng cao hơn, có 18,75% các NHTM đã áp dụng phương pháp đo lường dựa theo xếp hạng nội bộ cơ bản (FIRB) ở mức độ đã hoàn thành việc xây dựng mô hình nội bộ để tính toán cấu phần PD của rủi ro tín dụng, nhưng mới thực hiện trên danh mục các khoản vay bán lẻ. Tuy nhiên, do chưa có văn bản hướng dẫn của NHNN về việc triển khai phương pháp IRB tại NHTM nên việc tính toán này còn gặp nhiều khó khăn, vì thế cấp độ nâng cao (AIRB) vẫn chưa được triển khai tới và việc áp dụng phương pháp IRB này chưa được NHTM sử dụng để làm cơ sở tính toán vốn kinh tế. Với các phương pháp khác trong đo lường rủi ro trên danh mục cho vay, trong đó bao gồm nhóm các mô hình dự báo chất lượng danh mục cho vay trong tương lai, chỉ có 4 NHTM trên tổng số 16 NHTM tham gia khảo sát (chiếm tỷ lệ 25%) đã xây dựng phương pháp luận mô hình và thuê các chuyên gia tư vấn để vận hành tuy nhiên hoàn toàn chưa áp dụng vào thực tế đo lường rủi ro trên danh mục cho vay tại ngân hàng mình. Nguyên nhân về tỷ lệ áp dụng nhóm các phương pháp này chưa cao là do tính phức tạp trong thiết kế phần mềm và cách thức vận hành, đồng thời các NHTM hiện vẫn còn thiếu hụt về: nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, nguồn lực tài chính dồi dào, mức độ chính xác và tính sẵn có cao của các dữ liệu đầu vào bao gồm cả thông tin về khách hàng vay và các dữ liệu thị trường (thị trường chứng khoán, các chỉ

số kinh tế vĩ mô...), chất lượng của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng.

Thứ hai, về mức độ áp dụng các kết quả đo lường rủi ro danh mục cho vay trên thực tiễn tại NHTM, đánh giá của các chuyên gia được phỏng vấn như sau:


3.11

2.14

Nhóm 1

Nhóm 2

Biểu đồ 3.10: Mức độ áp dụng các kết quả đo lường trong quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM

Nguồn: Khảo sát của tác giả Kết quả ở biểu đồ trên cho thấy mức độ ứng dụng các kết quả đo lường rủi ro ở các NHTM nhóm 1 khá cao, điều này còn cho thấy việc đo lường rủi ro tín dụng tại các NHTM này cho ra kết quả được xem là đủ tin cậy và có thể làm căn cứ quan trọng để đưa ra các biện pháp quản lý rủi ro trên danh mục cho vay. Với nhóm 2, mức độ áp dụng chỉ ở mức khoảng 50%. Như vậy các NHTM nhóm này cần dựa thêm vào các công cụ khác để làm cơ sở đưa ra các quyết định về quản trị rủi ro hoặc việc đo lường rủi ro tại các NHTM này là chưa được thực hiện hay thực hiện chưa đầy đủ để làm căn cứ đưa ra các biện pháp quản trị rủi ro trên danh mục cho vay.

3.3.3.2. Về ước lượng tương quan giữa các khoản vay trong danh mục

Trong các lý thuyết quản trị danh mục hiện đại đều chỉ ra rằng nhờ có đa dạng hóa các loại tài sản nắm giữ mà rủi ro của danh mục cho vay thường có xu hướng thấp hơn tổng rủi ro của từng khoản cho vay riêng lẻ (Bùi Diệu Anh, 2010). Các mô hình đo lường rủi ro hiện đại đã chỉ ra tương quan giữa rủi ro tín dụng danh mục cho vay với tương quan vỡ nợ của các khoản cho vay trên danh mục. Nhìn chung tương quan vỡ nợ của danh mục cho vay càng giảm khi mức

độ đa dạng hóa của danh mục càng cao. Bên cạnh đó tương quan giữa các khoản vay càng cao thì mức vốn kinh tế yêu cầu càng cao và ngược lại.

Thực tế với các phương pháp ước lượng tương quan vỡ nợ giữa các khoản vay mà các ngân hàng thương mại Việt Nam đang áp dụng, về mặt pháp lý, văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh việc phân loại nợ, từ đó làm cơ sở để xác định xác suất vỡ nợ và mức dự phòng rủi ro tín dụng của các khoản vay của các NHTM hiện nay là Thông tư 02/2013/TT-NHNN chưa xem xét đến tương quan vỡ nợ của các khoản vay và lợi ích của việc đa dạng hóa danh mục cho vay. Như vậy tổng mức dự phòng rủi ro tín dụng của một danh mục cho vay cũng chính bằng tổng dự phòng của từng món vay riêng lẻ. Ví dụ nếu có hai danh mục cho cho vay: danh mục A gồm một khoản vay 100 triệu đồng và danh mục B gồm 100 khoản vay 1 triệu đồng rõ ràng thì rõ ràng rủi ro tín dụng của hai danh mục trên sẽ không giống nhau do xác suất của một khoản vay vỡ nợ và xác suất để 100 khoản vay nợ đồng thời là khác nhau. Do đó dự phòng rủi ro tín dụng của hai danh mục trên sẽ không giống nhau cho dù các khoản vay của hai danh mục có cùng một nhóm nợ. Ví dụ này để nhằm minh họa rằng tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN, mức trích lập dự phòng cho tổn thất kỳ vọng chưa xem xét đến tính đa dạng và tương quan của các khoản vay trên danh mục. Ở đây xác suất xảy ra vỡ nợ đồng thời hay còn gọi là tương quan giữa các khoản vay đã không được tính đến.

Tuy nhiên việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nếu đứng dưới góc độ toàn danh mục sẽ khác với nhìn nhận trên từng giao dịch riêng lẻ. Hơn nữa mức dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định kế toán hiện hành sẽ được hạch toán vào chi phí của ngân hàng, do đó cần thiết phải có một phương pháp đo lường hợp lý để ngân hàng có thể tối ưu chi phí của mình. Như vậy trên thực tế, việc đo lường rủi ro tại các NHTM Việt Nam chưa tính đến hiệu quả đa dạng hóa của danh mục cho vay và tương quan giữa các khoản vay trên danh mục.

3.3.4. Về sử dụng các công cụ quản lý rủi ro danh mục cho vay

3.3.4.1. Quản lý rủi ro từng khoản vay trong danh mục

Các NHTM Việt Nam hiện đã thực hiện được các phương pháp sau để quản lý

rủi ro tín dụng trên từng khoản vay:

Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng: Hiện nay các NHTM đều thực hiện phân loại nợ theo chuẩn mực được quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN. Ngoài việc phân loại nợ thành 05 nhóm theo quy định, mỗi NHTM còn thực hiện chi tiết hơn bằng việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và phân loại nợ theo hệ thống nội bộ này. Cũng theo khảo sát, 100% các NHTM thuộc mẫu nghiên cứu đều đã xây dựng được hệ thống này nhưng khác nhau về phương pháp xây dựng và kết quả vận hành trên thực tế.

Nâng cao chất lượng tín dụng bằng việc thực hiện tốt các bước trong quy trình cấp tín dụng, đặc biệt khâu giám sát sau cho vay: Dù hiện nay tất cả các NHTM đều có quy định về quy trình tín dụng rất chi tiết trong sổ tay tín dụng, nhưng những hạn chế trong quản lý rủi ro tín dụng vẫn xuất hiện, có thể do những nguyên nhân bao gồm việc mở rộng tín dụng quá mức, đồng nghĩa với việc lựa chọn khách hàng kém kỹ càng, khả năng giám sát việc sử dụng khoản vay yếu, việc tuân thủ theo quy trình tín dụng bị lơi lỏng. Bên cạnh đó, rủi ro đạo đức từ phía đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng cũng đã dẫn tới rủi ro tín dụng gia tăng trong những năm trở lại đây.

Triển khai bảo hiểm tín dụng cho từng khoản vay: Bảo hiểm tín dụng là một hình thức bảo hiểm tự thoả thuận giữa NHTM với khách hàng, giúp người vay trả nợ ngân hàng khi họ không may gặp rủi ro không lường trước. Khi khách hàng mua bảo hiểm khoản vay, số tiền khách hàng chi trả cho bảo hiểm sẽ dựa trên gói vay của mình tại ngân hàng. Sau khi khách hàng mua bảo hiểm, trong trường hợp khách hàng không may gặp phải những rủi ro không lường trước được hoặc tài sản mà khách hàng dùng trong vay thế chấp xảy ra các sự cố, công ty bảo hiểm sẽ trả nợ thay khách hàng.

Nhóm 2

42.80%

Nhóm 1

100%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

120%


Biểu đồ 3.11: Tỷ lệ NHTM tham gia bảo hiểm tín dụng

Nguồn: Khảo sát của tác giả Về mặt lý thuyết, hình thức bảo hiểm tín dụng sẽ giúp NHTM giảm thiểu được rất nhiều rủi ro do người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ, đồng thời NHTM cũng dễ chấp thuận cho vay hơn với những khoản vay được mua bảo hiểm này. Về tính pháp lý, việc thực hiện hình thức bảo hiểm rủi ro này được NHTM tuân thủ theo các nguyên tắc tín dụng quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN. Trên thực tế, rất nhiều các NHTM đã triển khai sản phẩm này, tuy vậy mới áp dụng phần lớn trên sản phẩm vay tín chấp và thẻ tín dụng, chứ chưa mở rộng ra các sản phẩm khác. Cụ thể hơn, kết quả khảo sát trên mẫu nghiên cứu tại biểu đồ trên cho thấy, chưa tới một nửa các NHTM nhóm 2 đã sử dụng sản phẩm bảo hiểm tín dụng này, điều này trái ngược với các NHTM nhóm 1 với 100% các NHTM đều đã áp dụng sản phẩm này trên các khoản cho vay của mình.

3.3.4.2. Đa dạng hoá danh mục cho vay

Về mặt lý thuyết, các NHTM thực hiện đa dạng hoá danh mục cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro tập trung trong danh mục. Mức độ rủi ro này thể hiện ở mức độ tập trung dư nợ cho vay vào các ngành, lĩnh vực có độ rủi ro nội tại cao; hoặc là sự thiếu đa dạng hóa trên danh mục, mức độ phân tán thấp.

Trên thực tế, theo kết quả nghiên cứu báo cáo tài chính của NHTM, hiện nay danh mục cho vay của các NHTM Việt Nam được cơ cấu theo các tiêu chí sau đây:

Bảng 3.5: Cơ cấu danh mục cho vay của các NHTM

Tiểu mục chi tiết

1. Danh mục cho vay theo thời hạn

1.1. Cho vay ngắn hạn

1.2. Cho vay trung hạn

1.3. Cho vay dài hạn

2. Danh mục cho vay theo ngành kinh tế

2.1. Cho vay ngành công nghiệp

2.1. Cho vay ngành nông nghiệp

2.1. Cho vay ngành xây dựng

2.1. Cho vay ngành giao thông vận tải

2.1. Cho vay tiêu dùng

………..

3. Danh mục cho vay theo khu vực địa lý

3.1. Khu vực miền Bắc

3.1. Khu vực miền Trung

3.1. Khu vực miền Nam

4. Danh mục cho vay theo đối tượng khách hàng

4.1. Doanh nghiệp sở hữu Nhà nước

4.2. Công ty TNHH Cổ phần

4.3. Công ty 100% vốn nước ngoài

4.4. Công ty liên doanh

4.5. Hợp tác xã

4.6. Cá nhân

5. Danh mục cho vay theo loại tiền tệ

5.1. Cho vay nội tệ

5.2. Cho vay ngoại tệ

6. Danh mục cho vay theo lĩnh vực đầu

6.1. Cho vay sản xuất

6.2. Cho vay phi sản xuất

7. Danh mục cho vay theo tính chất đảm

bảo

7.1. Cho vay có đảm bảo

7.2. Cho vay không có đảm bảo

8. Danh mục cho vay theo hình thức

8.1. Cho vay ứng trước

8.2. Cho vay chiết khấu giấy tờ có giá

8.3. Cho thuê tài chính

……

Khoản mục

Nguồn: Tổng hợp của tác giả theo Báo cáo tài chính của các NHTM

Về cơ cấu danh mục theo ngành nghề kinh tế, nằm trong lộ trình thực hiện đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng tại Việt Nam, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 11/NQ-CP năm 2011 về giảm tốc độ và tỷ trọng vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, NHNN đã yêu cầu các tổ chức tín dụng đưa tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ về mức tối đa là 16%. Kể từ năm 2012, các tổ chức tín dụng đã kiểm soát tỷ trọng dư nợ lĩnh vực phi sản xuất ở mức dưới 16% tổng dư nợ. Bên cạnh đó, dư nợ cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh của hệ thống các NHTM đều trên 80%. Tuy vậy trong khoảng 2018 trở lại đây, cơ cấu tín dụng có xu hướng thay đổi theo hướng dư nợ tín dụng cho lĩnh vực phi sản xuất (bất động sản, tiêu dùng và chứng khoán) tăng dần. Mặc dù tín dụng vẫn tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, song tỷ trọng trong tổng dư nợ đã thấp hơn so với trước đây. Bên cạnh đó, hướng tới mục tiêu chuyển dịch cơ cấu đầu tư và cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng và đa dạng hóa danh mục tín dụng của hệ thống ngân hàng, NHNN đã yêu cầu các ngân hàng tập trung nguồn vốn cho các lĩnh vực kinh tế quan trọng. Các lĩnh vực này bao gồm: phát triển nông nghiệp, nông thôn (quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn); phương án, dự án sản xuất - kinh doanh hàng xuất khẩu quy định tại Luật Thương mại; sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ (quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV), phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ (quy định tại Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ); doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao (quy định tại Luật Công nghệ cao và các quy định của pháp luật có liên quan). Các biện pháp được đưa ra để khuyến khích NHTM cho vay các lĩnh vực trên bao gồm: NHNN đã áp dụng trần lãi suất cho vay của các ngân hàng đối với các lĩnh vực ưu tiên, thấp hơn từ 2-3% mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường; NHNN yêu cầu các ngân hàng, đặc biệt là nhóm các NHTM có sở hữu Nhà nước, thực hiện triển khai các gói tín

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/12/2022