Thực Trạng Quản Lý Rủi Ro Danh Mục Cho Vay Tại Các Nhtm Việt Nam

lý rủi ro hiệu quả trên thực tiễn. Giám đốc hoặc trưởng các bộ phận kinh doanh chịu trách nhiệm trực tiếp về rủi ro tín dụng phát sinh trong bộ phận của mình. Thêm vào đó, Giám đốc quản lý rủi ro (Chief Risk Officer) sẽ chịu trách nhiệm quản lý rủi ro tín dụng nằm trong các khung chính sách mà Uỷ ban quản lý rủi ro đã đưa ra, là người lãnh đạo thực hiện các khung chính sách, thực hiện quản lý rủi ro một cách độc lập trên các khía cạnh: đo lường, giám sát, giảm thiểu và báo cáo.

Về sử dụng các công cụ quản lý rủi ro danh mục cho vay

Thực tế hoạt động tín dụng của Citibank Hoa Kì cho thấy, để việc kiểm soát rủi ro tín dụng hiệu quả trên danh mục cho vay cần thực hiện các nội dung sau: Thứ nhất, việc thẩm định khoản vay được xem là quan trọng hơn việc kiểm soát sau cho vay trong việc ngăn chặn rủi ro tín dụng. Việc cắt giảm hoặc làm tắt các nội dung trong quá trình thẩm định sẽ dẫn đến nợ xấu phát sinh. Thêm vào đó, cho vay các khoản nợ có rủi ro sẽ rất tốn kém chi phí cho ngân hàng nếu tính đến những công việc phải thực hiện để khoản vay không bị quá hạn.

Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng tại NHTM này tập trung vào việc đánh giá tình trạng của bên vay hơn là quá phụ thuộc vào các phương pháp và công thức tự động, ví dụ như công cụ chấm điểm tín dụng. Nguyên nhân được đưa ra là bởi với những khoản cho vay khách hàng có quy mô nhỏ, ví dụ như khách hàng cá nhân hay nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa, có quá nhiều những đặc tính riêng rất khó được phân tích thông qua một hệ thống tự động. Hơn thế nữa, chấm điểm tín dụng có thể loại trừ mất các khách hàng có tiềm năng tốt dù có điểm tín dụng không cao.

Thứ hai, tránh sử dụng những đơn vị môi giới trong cho vay, bởi vì các đơn vị môi giới không có động cơ để đem lại các khoản vay có chất lượng cao hơn do họ được nhận thù lao không căn cứ vào chất lượng khoản vay.

Thứ ba, ngân hàng sử dụng phương pháp tập trung trong ra quyết định cho vay để bảo đảm tính thống nhất và kiểm soát. Với tất cả các khoản vay, ngân hàng này đều yêu cầu có ít nhất một cán bộ không phải là cán bộ thẩm định khoản vay

để xem xét lại khoản vay và đưa ra quyết định phê duyệt cuối cùng. Kết cấu này loại bỏ việc ra quyết định phê duyệt cuối cùng từ nhiều cán bộ rải rác mà tập trung việc phê duyệt vào một cán bộ hoặc một nhóm để đảm bảo tính thống nhất, kiểm soát và hiệu quả trong thẩm định khoản vay.

Thứ tư, yêu cầu cán bộ cho vay phải có trách nhiệm với khoản vay họ đưa về ngân hàng mình. Mặc dù trong các văn bản nội bộ, các NHTM không nhấn mạnh về việc phạt các cán bộ khi có nợ khó đòi, nhưng trong đa số trường hợp các cán bộ cho vay phải hỗ trợ việc thu hồi các khoản vay khó đòi.

Thứ năm, áp dụng hệ số tín nhiệm cho các khoản vay mới và thẩm định lại hệ số này theo định kỳ trong suốt thời hạn của khoản vay. Trong một quy trình cho vay điển hình, một khoản vay mới sẽ được áp dụng một giá trị bằng số thể hiện mức rủi ro vào thời điểm thẩm định khoản vay. Trong suốt thời gian vay vốn, con số này có thể được duyệt lại căn cứ vào lịch sử trả nợ của bên vay và các yếu tố khác. Khi có vấn đề rủi ro được tìm ra, cần có phương thức để nhận diện và theo dõi về khoản nợ xấu đó. Hệ thống hệ số tín nhiệm này khác với chấm điểm tín dụng và được sử dụng trước khi chấm điểm tín dụng để ra quyết định vay vốn.

Thứ sáu, tham gia vào các công cụ tài chính mới như biện pháp bảo hiểm hiệu quả cho các khoản nợ xấu. Citibank cũng như các NHTM tại Hoa Kì là những ngân hàng tiên phong khởi tạo với nghiệp vụ chứng khoán hoá các khoản vay. Năm 1968, lần đầu chứng khoán hoá dựa trên các khoản cho vay có thế chấp được thực hiện bởi tổ chức Ginie Mae dưới sự bảo lãnh của Hiệp hội thế chấp Quốc gia của Chính phủ (The Government Mortgage National Association). Tiếp sau đó vào những năm 80, chứng khoán hóa được sử dụng rộng rãi hơn cho mục đích thay đổi cơ cấu danh mục cho vay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 252 trang tài liệu này.

Thứ bảy, bên cạnh biện pháp chứng khoán hoá, các nhà quản trị ngân hàng tại Citibank Hoa Kì cũng rất chú trọng đến việc thiết lập các giới hạn an toàn nhằm hạn chế rủi ro tập trung trên danh mục cho vay. Tại nước này có những quy định pháp lý nhằm kiểm soát loại rủi ro này, ch ng hạn giới hạn cho vay đối với các

ngành nhạy cảm như bất động sản được quy định cụ thể: dư nợ ngành kinh doanh bất động sản không được vượt vốn tự có của ngân hàng hoặc là 70% nguồn huy động ký thác của ngân hàng (Rose, 1993).

Quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 14

2.3.5. Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam

Về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay

Thứ nhất về dạng mô hình tổ chức, qua kinh nghiệm của hầu hết các NHTM được nghiên cứu như Citibank Hoa Kì hay các NHTM tại Nhật Bản cho thấy, mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung được lựa chọn để quản lý rủi ro danh mục cho vay. Để thực hiện được mô hình tổ chức này thì cần tách biệt các bộ phận thuộc hai chức năng: quản lý rủi ro tín dụng và chức năng tác nghiệp, bên cạnh đó cần thành lập Uỷ ban quản lý rủi ro hoặc Giám đốc khối rủi ro để lãnh đạo điều hành và chịu trách nhiệm về thực hiện chức năng quản lý rủi ro tín dụng mà trong đó có quản lý rủi ro danh mục cho vay của ngân hàng. Bên cạnh đó, với trình độ quản trị ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế về nhân lực, công nghệ, tài chính... như tại nhiều NHTM Việt Nam thì mô hình quản lý rủi ro tín dụng dạng chuyển đổi như kinh nghiệm được chỉ ra tại Bangkok Bank là một gợi ý cho các NHTM nhóm này.

Thứ hai về vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ trong quản lý rủi ro tín dụng, kinh nghiệm như đã chỉ ra tại ngân hàng KDB là phù hợp với lý thuyết rằng việc duy trì bộ phận kiểm soát nội bộ độc lập giúp tăng cường tính minh bạch và hiệu quả của quản lý rủi ro tín dụng. Bộ phận này nên được kết cấu thành một nhánh riêng trong cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro và chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp lên Uỷ ban quản lý rủi ro hoặc Hội đồng quản trị.

Về nhận diện rủi ro danh mục cho vay

Về các thông tin sử dụng trong nhận diện rủi ro danh mục cho vay, kinh nghiệm của các NHTM tại Nhật Bản cho thấy hệ thống nhận diện sớm rủi ro tín dụng của ngân hàng cần phải tính tới cả ảnh hưởng của các nhân tố thuộc môi trường kinh tế vĩ mô. Như vậy việc đưa vào các chỉ số dự báo “sức khoẻ” của nền kinh tế vĩ mô được xem như bài học quan trọng để nâng cao khả năng dự báo chính

xác của các hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng hiện nay tại các NHTM Việt Nam. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng nguồn thông tin về các khoản vay trong danh mục phục vụ nhận diện rủi ro tín dụng, việc sử dụng các nguồn thông tin từ một trung tâm cung cấp thông tin tín dụng thống nhất của cả hệ thống NHTM được chứng minh là có hiệu quả như kinh nghiệm tại Bangkok Bank.

Về đo lường rủi ro danh mục cho vay

Lộ trình thực hiện đo lường rủi ro tín dụng theo hướng hiện đại mà Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc KDB đang áp dụng là một gợi ý hữu ích cho các NHTM Việt Nam. Theo đó để lượng hoá được rủi ro danh mục cho vay, các bước thực hiện cần được nêu ra theo một lộ trình rõ ràng trong chính sách và quy trình quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng. Lộ trình được thực hiện theo kinh nghiệm của ngân hàng KDB bao gồm ba giai đoạn chính: trước hết cần lượng hoá các đại lượng đặc trưng cho rủi ro trên phạm vi từng khoản vay cá biệt và sau đó là phạm vi danh mục, bao gồm: PD, EAD, LGD. Từ đó xác định các mức rủi ro trong dự kiến và ngoài dự kiến trên cấp độ danh mục. Sau cùng, khi có kết quả về mức độ rủi ro này, việc quản lý danh mục cho vay trên cơ sở rủi ro một cách chủ động được thực hiện.

Về sử dụng các công cụ quản lý rủi ro danh mục cho vay

Kinh nghiệm của nhiều NHTM như Citibank Hoa Kì hay KDB đã nhấn mạnh vai trò của công cụ hạn mức và giới hạn tín dụng trong quản lý rủi ro tín dụng trên phạm vi danh mục cho vay. Các công cụ hạn mức này được chia thành hai nhóm để quản lý và theo dõi bao gồm: hạn mức theo ngành và hạn mức theo từng đối tượng khách hàng.

Thêm vào đó, từ kinh nghiệm của Citibank Hoa Kì cho thấy, quản lý rủi ro danh mục cho vay nên được thực hiện thông qua sự phối kết hợp của nhiều nhóm biện pháp: (i) quản lý rủi ro tín dụng trên từng khoản vay trong danh mục thông qua nâng cao tầm quan trọng của bước thẩm định trong quy trình cho vay, gắn trách nhiệm của cán bộ tín dụng với khoản vay, thực hiện ra quyết định tín dụng tập trung, áp dụng hệ số tín nhiệm đối với khách hàng vay bên cạnh điểm tín dụng;

(ii) tuân thủ chặt chẽ quy định về các giới hạn an toàn trên danh mục cho vay;

(iii) sử dụng công cụ tài chính hiện đại như chứng khoán hóa nhằm tái cơ cấu và giảm rủi ro trên danh mục cho vay.

Kết luận chương 2

Trong chương 2, luận án đã khái quát hoá các cơ sở lý thuyết về quản lý rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro danh mục cho vay tại NHTM. Đối với nội dung quản lý rủi ro danh mục cho vay, luận án đã đưa ra được các vấn đề về khái niệm, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý rủi ro danh mục cho vay tại NHTM. Bên cạnh đó, luận án tổng hợp kinh nghiệm của các NHTM ở bốn quốc gia bao gồm: Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc và Hoa Kì về quản lý rủi ro danh mục cho vay trên các khía cạnh: cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro, nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro và sử dụng các công cụ quản lý rủi ro. Đây sẽ là cơ sở luận để tác giả đưa ra những phân tích về thực trạng quản lý danh mục cho vay tại các NHTM Việt Nam tại chương 3 và đưa ra giải pháp cho các NHTM tại Việt Nam trong quản lý rủi ro danh mục cho vay tại chương 4.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO DANH MỤC CHO VAY TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

3.1. Khái quát về các NHTM Việt Nam thuộc mẫu nghiên cứu

Để đánh giá về thực trạng rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Việt Nam, luận án dựa trên mẫu nghiên cứu gồm 16 NHTM Việt Nam được chia làm hai nhóm. Trong đó nhóm 1 gồm nhóm 09 ngân hàng được lựa chọn triển khai Basel II theo quy định của NHNN và nhóm 2 gồm 07 NHTM được lựa chọn ngẫu nhiên còn lại. Dưới đây là khái quát về hoạt động của các NHTM thuộc mẫu nghiên cứu trên ba khía cạnh: (i) Quy mô – thể hiện qua chỉ tiêu Tổng tài sản, (ii) Khả năng sinh lời – thể hiện qua chỉ tiêu Thu nhập ròng trên tổng tài sản bình quân (ROAA) và (iii) Mức độ an toàn vốn – thể hiện qua chỉ tiêu Tỷ lệ an toàn vốn (CAR).

Nhóm 1 Nhóm 2

650.22

573.67

523.55

143.57

152

164.29

2017

2018

2019

Biểu đồ 3.1: Tổng tài sản của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2017-2019

Đơn vị: Nghìn tỷ đồng

Nguồn: Tác giả tổng hợp theo Báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán của các

NHTM các năm 2017- 2019 Biểu đồ trên thể hiện tổng tài sản tính bình quân mỗi ngân hàng cho hai nhóm ngân hàng thuộc mẫu nghiên cứu vào giai đoạn 2017-2019. Kết quả đưa ra cho thấy trong cả giai đoạn, các NHTM nhóm 1 đều vượt trội hơn so với các NHTM nhóm 2 về chỉ tiêu tổng tài sản, điều này thể hiện quy mô hoạt động và năng lực

tài chính của các NHTM nhóm 1 là mạnh hơn các NHTM nhóm 2 nhiều lần.


3.89

2.83

2.51

1.73

1.39

1.4

1.56 1.56

0.87

0.66

0.6

0.51

0.45

0.21

0.31

0.05

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ ROAA bình quân giai đoạn 2017-2019 của các NHTM Việt Nam

Đơn vị: %

Nguồn: Tác giả tổng hợp theo Báo cáo thường niên của các NHTM các năm

2017- 2019 và S&P Global Biểu đồ trên cho thấy, nhìn chung các NHTM nhóm 1 có tỷ lệ ROAA cao hơn các NHTM nhóm 2, tỷ lệ này phản ánh khả năng sinh lời trên tổng tài sản của các NHTM nhóm này là tốt hơn. Trong các NHTM nhóm 1, khả năng sinh lời không có sự chênh lệch lớn giữa các ngân hàng, bình quân ở mức 1,47% trong đó ba NHTM có tỷ lệ ROAA thấp nhất trong nhóm này là Vietinbank, BIDV và Maritimebank với mức dưới 0,66% - bằng một nửa so với mức bình quân của nhóm. Trong các NHTM nhóm 2, số liệu trên cho thấy có ba NHTM đạt tỷ lệ ROAA vượt trội hơn nhiều so với các NHTM còn lại trong nhóm, bao gồm: HDBank, AB Bank và PVcomBank. Ngược lại có ba NHTM nhóm này có tỷ lệ ROAA ở mức thấp nhất trong tổng số 16 NHTM được nghiên cứu, bao gồm: Bao Viet Bank, PG bank và NCB. Như vậy hiệu quả sinh lời của các NHTM trong nhóm 2 có sự khác nhau khá lớn.

Xem tất cả 252 trang.

Ngày đăng: 02/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí