Khái Niệm Đội Ngũ Giáo Viên Và Phát Triển Đội Ngũ Giáo Viên

trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất.” [23, tr.29].

Theo Frederick Wins TayLor (1856-1915) nhà lý luận quản lý Mỹ cho rằng: “Quản lý là biết chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó thấy rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”.

Theo Mary Parker Pollett thì: quản lý là: “Quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên trong tổ chức, và sử dụng tất cả các nguồn lực sẵn có của tổ chức để đạt được mục đích của tổ chức” [Stoner,1995].

Theo học thuyết Mác- Lênin “Quản lý xã hôi một cách khoa học là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đối với toàn bộ hay một những hệ thống khác nhau của hệ thống xã hội. Trên cơ sở vận dụng đúng đắn những qui luật và xu hướng khách quan vốn có của nó nhằm đảm bảo cho nó hoạt động và phát triển tối ưu theo mục đích đặt ra”.[9, tr.283].

Dù có những góc độ nhìn nhận khác nhau về quản lý nhưng tất cả các tác giả đều thống nhất cơ bản về khái niệm quản lý, đó là trả lời câu hỏi: Ai quản lý? (chủ thể quản lý); quản lý ai?(khách thể quản lý)? quản lý cái gì (nội dung quản lý); quản lý như thế nào? (phương thức quản lý); Quản lý bằng cái gì? (Công cụ quản lý); Quản lý để làm gì? (mục tiêu quản lý).

Từ đó chúng tôi có thể khái quát khái niệm về quản lý như sau:

Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng, có mục đích, có kế hoạch của Chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để chỉ huy, điều khiển, liên kết các yếu tố tham gia vào hoạt động thành một chỉnh thể thống nhất, điều hoà hoạt động của các khâu một cách hợp qui luật nhằm đạt đến mục tiêu xác định trong điều kiện biến động của môi trường.

1.2.2. Phát triển

Theo triết học Mác - Lênin, phát triển là sự biến đổi nói chung của sự vật, hiện tượng trong không gian và thời gian, theo chiều hướng từ ít đến nhiều, từ thấp đến cao, từ hẹp đến rộng, từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp.

Phát triển là quá trình tồn tại của bản thân sự vật. Nguồn gốc của quá trình phát triển là từ mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn bên trong sự vật, hiện tượng. Cách thức của sự phát triển là sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất và ngược lại. Xu hướng của sự phát triển là quá trình phủ định, sự biến đổi có tính kế thừa, tiếp thu yếu tố tích cực tiến bộ của cái cũ, đồng thời loại bỏ những yếu tố lạc hậu của cái cũ. Sự tồn tại mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn của sự vật diễn ra liên tục tạo nên sự phát triển không ngừng của thế giới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Theo từ điển tiếng Việt là: “Biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp”

Phát triển là quá trình nội tại, là bước chuyển hoá từ thấp đến cao theo đường xoáy trôn ốc. Lý luận của phép duy vật biện chứng khẳng định: Mọi sự vật, hiện tượng không phải chỉ là sự tăng lên hay giảm đi về mặt số lượng mà cơ bản chúng luôn biến đổi, chuyển hoá từ sự vật hiện tượng này đến sự vật hiện tượng khác, cái mới kế tiếp cái cũ, giai đoạn sau kế thừa giai đoạn trước tạo thành quá trình phát triển tiến lên mãi.

Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông quận Hai Bà Trưng, Hà Nội trong bối cảnh hiện nay - 3

1.2.3. Quản lý nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực theo nghĩa rộng được hiểu như nguồn lực con người của một quốc gia, một vùng lãnh thổ. Theo nghĩa hẹp được hiểu là toàn bộ lực lượng lao động có khả năng lao động, đang có việc làm hoặc chưa có việc làm. Xét trong phạm vi một đơn vị, cơ quan hay địa phương nguồn nhân lực chính là toàn bộ lao động của đơn vị, cơ quan hay địa phương đó.

Trong đời sống xã hội hiện đại nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng nhất trong sự phát triển của mỗi tổ chức. Làm thế nào để quản lý nguồn nhân lực một cách hiệu quả đang là một trong những vấn đề làm đau đầu của nhà quản lý.

Nguồn nhân lực của một tổ chức bao gồm tất cả những người lao động làm việc trong tổ chức đó, còn nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người mà nguồn lực này gồm có thể lực và trí lực.

Thể lực chỉ sức khoẻ của thân thể con người, nó phụ thuộc vào sức vóc, tình trạng sức khoẻ của mỗi người; phụ thuộc vào mức sống, thu nhập, chế độ ăn uống, chế độ làm việc, nghỉ ngơi, chế độ y tế. . . Thể lực con người còn phụ thuộc vào yếu tố di truyền, giới tính, tuổi tác, thời gian công tác, ...

Trí lực chỉ sức suy nghĩ, sự hiểu biết, sự tiếp thu kiến thức, tài năng, năng khiếu cũng như quan điểm, lòng tin, nhân cách,... của từng con người.

Sự khai thác các tiềm năng về trí lực của con người luôn là mới mẻ, chưa bao giờ cạn kiệt, vì đây là kho tàng còn nhiều bí ẩn của mỗi con người.

Có nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý nguồn nhân lực. Dưới đây là một vài quan niệm về vấn đề này.

Theo Willam B. Werther và cộng sự (1996): Quản lý nguồn nhân lực là “Tìm mọi cách thuận lợi cho mọi người trong tổ chức hoàn thành tốt các mục tiêu chiến lược và kế hoạch của tổ chức, tăng cường cống hiến của mọi người theo hướng phù hợp với chiến lược của tổ chức, đạo đức và xã hội”.

Theo Nguyễn Thị Mĩ Lộc: Quản lí nguồn nhân lực là chức năng quản lí giúp cho người quản lí tuyển mộ; lựa chọn; xã hội hoá hay định hướng; huấn luyện và phát triển, thẩm định kết quả hoạt động; đề bạt thuyên chuyển, giáng cấp và sa thải.

Dưới góc độ khoa học quản lý, quản lý nguồn nhân lực được hiểu là một trong những chức năng cơ bản của quản lý bao gồm việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra các hoạt động nhằm mục đích thu hút, sử dụng và phát triển con người để có thể đạt được mục tiêu của tổ chức.

Đứng ở góc độ cụ thể việc làm của quản lý nguồn nhân lực, có thể hiểu quản lý nguồn nhân lực là việc tuyển mộ, tuyển chọn, duy trì, phát triển, sử dụng, động viên và cung cấp tiện nghi cho nhân lực thông qua tổ chức của nó.

Tuy vậy, dù ở góc độ nào thì quản lý nguồn nhân lực vẫn là tất cả các hoạt động của một tổ chức để thu hút, xây dựng, phát triển, sử dụng, đánh giá,

bảo toàn và giữ gìn một lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu công việc của tổ chức cả về mặt số lượng và chất lượng.

Hoạt động quản lý nguồn nhân lực bao gồm:

- Tạo dựng đội ngũ: thu nhận những người với kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và năng lực chuyên biệt phù hợp với sứ mệnh, mục tiêu, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của tổ chức. Ngoài đội ngũ chuyên môn, những cán bộ với kỹ năng quản lý nguồn nhân lực cũng được chú ý.

- Thăng thưởng: công việc của quản lý nguồn nhân lực còn xây dựng và thực thi hệ thống thưởng phạt phù hợp có tác dụng khuyến khích người lao động. Quy trình này bao gồm: đánh giá công việc, đánh giá việc thực hiện của người lao động và xem xét lợi ích của họ.

- Phát triển người lao động: phân tích các yêu cầu đào tạo và bồi dưỡng, phát triển người lao động để họ có thể đảm đương công việc trên cơ sở những kỹ năng và năng lực mấu chốt.

- Bảo vệ người lao động: đảm bảo sự an toàn lao động, vệ sinh nơi làm việc, chính sách xã hội theo quy tắc chế độ.

- Mối quan hệ lao động: đảm bảo sự tham gia vào công đoàn, duy trì sự thỏa thuận, đàm phán giữa giới quản lý và đại diện công đoàn về các quyết định ảnh hưởng đến hợp đồng lao động.

Quản lý nguồn nhân lực đóng vai trò trung tâm trong việc thành lập các tổ chức và giúp cho các tổ chức tồn tại và phát triển. Tầm quan trọng của quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức xuất phát từ vai trò quan trọng của con người. Con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức, vận hành tổ chức và quyết định sự thành bại của tổ chức. Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực không thể thiếu được của tổ chức. Vì vậy, quản lý nguồn nhân lực chính là một lĩnh vực quan trọng của quản lý trong mọi tổ chức. Mặt khác, quản lý các nguồn lực khác cũng sẽ không có hiệu quả nếu tổ chức không quản lý tốt nguồn nhân lực, vì suy đến cùng mọi hoạt động quản lý đều được thực hiện bởi con người.

Quản lý nguồn nhân lực là một khoa học và là một nghệ thuật. Quản lý nguồn nhân lực là sự vận dụng một cách khéo léo và linh hoạt hệ thống các kiến thức, các nguyên tắc và các phương pháp khoa học đã được đúc rút và kiểm nghiệm qua thực tiễn cho phù hợp với từng người lao động trong từng trường hợp để thực hiện các chức năng quản lý con người, tạo động lực để thúc đẩy hoạt động của họ, liên kết và phối hợp các hoạt động của con người:

Mặt khác, quản lý nguồn nhân lực liên quan đến con người vì con người là đối tượng của quản lý. Con người luôn luôn thay đổi, luôn luôn vận động, phát triển không ngừng, luôn luôn sáng tạo và phấn đấu vươn lên những điều tốt đẹp hơn. Vì vậy, người quản lý cần phải tính đến những biến đổi về chất của đối tượng quản lý, đồng thời cũng tính đến những điều kiện khách quan, bằng trí tưởng tượng sáng tạo, có những dự đoán chính xác đúc kết thành lý luận, kinh nghiệm để áp dụng các kiến thức khoa học vào quản lý. Mọi biến đổi của các điều kiện, yếu tố nói trên đòi hỏi người quản lý phải có những thay đổi trong tư duy, trên những hình thức, phương pháp, cơ chế quản lý mới nhằm đem lại hiệu quả cao trong quản lý nguồn nhân lực. Tất cả những điều đó không chỉ là một khoa học, mà còn là một nghệ thuật.

Trong hệ thống giáo dục - đào tạo, quản lý nguồn nhân lực chính là quản lý đội ngũ giáo viên, công nhân viên chức và cán bộ quản lý thuộc ngành giáo dục. Nếu chỉ đề cập đến đặc điểm sư phạm thì quản lý NNL trong giáo dục – đào tạo chính là quản lý đội ngũ giáo viên và cán bộ giáo dục. Quản lý NNL trong giáo dục - đào tạo bao gồm các mặt: phát triển nguồn nhân lực (chủ yếu là đào tạo và bồi dưỡng), sử dụng nguồn nhân lực (sử dụng lao động hợp lý) và nuôi dưỡng môi trường cho nguồn nhân lực (chủ yếu là môi trường làm việc ổn định). Trong đó, việc xây dựng, phát triển, đào tạo – bồi dưỡng về phẩm chất, trình độ và năng lực của đội ngũ giáo viên là trọng tâm của quá trình quản lý NNL trong lĩnh vực giáo dục.

1.2.4. Khái niệm đội ngũ giáo viên và phát triển đội ngũ giáo viên

1.2.4.1. Đội ngũ giáo viên

Đội ngũ theo Từ điển Tiếng Việt được định nghĩa như sau:

- Đội ngũ là một khối đông người được tập hợp và tổ chức thành lực lượng chiến đấu. Thí dụ: các đơn vị đã chỉnh tề đội ngũ.

- Đội ngũ là một tập hợp gồm một số đông người cùng chức năng hoặc 1 nghề nghiệp, thành một lực lượng.

Tóm lại, đội ngũ có thể hiểu: là khối đông người được tập hợp và tổ chức thành lực lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể có cùng nghề nghiệp hoặc không cùng nghề nghiệp nhưng có lý tưởng, có mục đích chung hoạt động trong một tổ chức.

Đội ngũ giáo viên là tập hợp những giáo viên thành một lực lượng có tổ chức, có chung một lí tưởng, một mục đích, nhiệm vụ đó là thực hiện mục tiêu đã đề ra cho lực lượng, tổ chức mình. Họ cùng làm theo một kế hoạch thống nhất và gắn bó với nhau thông qua lợi ích về vật chất và tinh thần trong khuôn khổ qui định của pháp luật, nội quy, quy định của đơn vị, của ngành. Đội ngũ giáo viên là lực lượng quyết định nhất đối chất lượng giáo dục và đào tạo của mỗi nhà trường.

Đội ngũ giáo viên là những người trực tiếp thực hiện quyết định đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nhằm cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật, tay nghề cao. Do vậy, ĐNGV là một trong những nguồn lực quan trọng trong việc thực hiện đổi mới giáo dục phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước vì:

Thứ nhất, chính GV là những người trực tiếp thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá và quyết định đổi mới, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục học sinh phát triển nhân cách trong các nhà trường. Nếu không chú trọng đến ĐNGV thì

không thể nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường và đáp ứng yêu cầu xã hội đặt ra.

Thứ hai, trong xu thế hội nhập hiện nay thì nhà trường chỉ có thể đáp ứng được nhanh nhạy các yêu cầu đặt ra khi có ĐNGV đủ mạnh, luôn sẵn sàng thích ứng, điều chỉnh một cách linh hoạt trong điều kiện mới; đó là sự phát triển của khoa học - công nghệ, sự phát triển của kinh tế - xã hội, xu thế hội nhập, toàn cầu hóa nền kinh tế tri thức.

Thứ ba, chính ĐNGV bằng năng lực, sự tận tâm với nghề nghiệp và khả năng thích ứng cao, mới có thể đảm bảo cung cấp cho xã hội loại sản phẩm có giá trị nhất, quyết định sự phát triển, đó là nguồn nhân lực được đào tạo, nguồn lực có hàm lượng chất lượng chất xám cao.

Để có một đội ngũ giáo viên mạnh trong nhà trường, đòi hỏi mỗi thầy giáo, cô giáo phải có trình độ chuyên môn cao, có đạo đức trong sáng, có lương tâm và trách nhiệm của nhà giáo. Do vậy, trong nhà trường, người hiệu trưởng phải có kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên như: Lãnh đạo việc thu hút đội ngũ, tạo môi trường học tập, lãnh đạo các hình thức học tập định kỳ, quá trình tự học, tự bồi dưỡng, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học và tự bồi dưỡng. Có kế hoạch hỗ trợ giáo viên, đánh giá và khen thưởng đội ngũ giáo viên để tạo ra động lực phấn đấu trong môi trường sư phạm.

1.2.4.2. Phát triển đội ngũ

Phát triển đội ngũ là việc tạo ra hiệu quả của mỗi thành viên và hiệu quả chung của tổ chức đội ngũ gắn với việc không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng của đội ngũ. Xây dựng đội ngũ giáo viên là góp phần tạo ra một đội ngũ có phẩm chất đạo đức tốt, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu để đảm nhận thực hiện các hoạt động giáo dục, giảng dạy trong các nhà trường THPT một cách toàn diện và có chất lượng.

Phát triển đội ngũ giáo viên là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho đội ngũ đó

nhằm đạt được mục đích đủ số lượng theo tỷ lệ quy định, phù hợp về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo, có đủ phẩm chất về năng lực chuyên môn cũng như nghiệp vụ sư phạm.

Phát triển đội ngũ giáo viên một mặt có ý nghĩa là củng cố, kiện toàn đội ngũ hiện có, mặt khác còn phải định hướng cho việc phát triển về số lượng, về cơ cấu và nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài. Bên cạnh đó, phát triển đội ngũ giáo viên phải tạo ra một môi trương liên nhân cách để phát triển mọi nhân cách: nhân cách học sinh, nhân cách giáo viên, nhân cách người quản lý. Đó là một môi trường giáo dục đem tới cho con người khả năng tự giáo dục.

Không những vậy, phát triển đội ngũ giáo viên phải xây dựng được tập thể “biết học hỏi”. Chính tập thể này mới có khả năng phát triển từng cá nhân trong tổ chức, từ đó tổ chức phát triển.

1.2.5. Khái niệm trường trung học, giáo viên trường trung học

1.2.5.1. Trường trung học

Trong Điều lệ trường trung học phổ thông (năm 2007) xác định rõ:

- Vị trí của trường trung học: trường trung học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng (Điều 2), nhiệm vụ và quyền hạn (Điều 3) của trường trung học.

Trường trung học có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác của Chương trình giáo dục phổ thông.

2. Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên; tham gia tuyển dụng và điều động giáo viên, cán bộ, nhân viên.

3. Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường, quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trọng phạp vi cộng đồng.

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 05/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí