hoàn thành nhiệm vụ, không vi phạm kỷ luật. Trong thời kỳ nghiên cứu từ năm 2012 - 2016 không có trường hợp nào không được nâng lương hay bị chậm lương
Đối với nâng lương trước thời hạn, việc nâng bậc lương trước thời hạn do Hội đồng xét nâng lương xét duyệt vào thời gian cuối năm, tiến hành họp rà soát thời hạn giữ bậc và thành tích của từng GV để ra quyết định nâng lương trước thời hạn theo đúng quy định của Nhà nước.Đối tượng được nâng lương trước thời hạn là có thời gian giữ ngạch là 2/3 thời gian, có thành tích thi đua. Hằng năm nhà trường có khoảng 6-7 GV được nâng lương trước thời hạn.
Thứ ba, công tác luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ: Quán triệt mục tiêu bổ nhiệm đội ngũ cán bộ, viên chức trong Nhà trường, tạo sự chủ động, có tầm nhìn chiến lược trong công tác cán bộ; khắc phục tình trạng thiếu hụt trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, bảo đảm tính kế thừa, phát triển và sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, giữ vững đoàn kết nội bộ và sự ổn định chính trị. Ban giám hiệu Nhà trường thực hiện bổ nhiệm 18 đồng chí, cụ thể
Kết quả luân chuyển từ 2012 đến 2016 như sau:
Năm học 2012-2013: số viên chức được bổ nhiệm là 2 đồng chí
Năm học 2013-2014: số viên chức được bổ nhiệm là 5 đồng chí
Năm học 2014-2015: số viên chức được bổ nhiệm là 7 đồng chí
Năm học 2015-2016: số viên chức được bổ nhiệm là 6 đồng chí
Trong những năm qua, công tác bổ nhiệm ĐNGV Nhà trường sau đào tạo, bồi dưỡng đã đáp ứng được mục đích, yêu cầu. Công tác bổ nhiệm đã góp phần bồi dưỡng rèn luyện toàn diện kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ kinh nghiệm thực tế cho ĐNGV Nhà trường đáp ứng yêu cầu ngành giáo dục trong thời đại mới; đồng thời đáp ứng yêu cầu ổn định, tính thống nhất, đoàn kết, xây dựng và phát triển ngành giáo dục.
Bên cạnh đó, tác giả cũng tiến hành thu thập các ý kiến đánh giá của GV về công tác Bố trí tuyển dụng nhân lực của nhà trường, kết quả thu thập cụ thể như sau:
Bảng 3.11. Ý kiến đánh giá của GV về Công tác Bố trí tuyển dụng nhân lực
Hoàn toàn không đồng ý | Không đồng ý | Bình thường | Đồng ý | Hoàn toàn đồng ý | Điểm trung bình | |
Việc bố trí sử dụng GV của nhà trường hiện nay là hợp lý | 3 | 11 | 29 | 29 | 13 | 3,45 |
Công tác bố trí GV được thực hiện một cách công khai, minh bạch | 5 | 6 | 26 | 27 | 21 | 3,62 |
Việc bố trí sử dụng GV của nhà trường giúp các GV phát huy được thế mạnh của mình | 0 | 6 | 25 | 38 | 16 | 3,75 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đối Với Dữ Liệu Sơ Cấp Thu Thập Từ Bảng Khảo Sát
- Đặc Điểm Cơ Sở Vật Chất Và Trang Thiết Bị Phục Vụ Đào Tạo
- Ý Kiến Đánh Giá Của Gv Về Công Tác Xây Dựng Kế Hoạch Nhân Lực
- Tổng Hợp Kết Quả Thi Đua Khen Thưởng Đngv Giai Đoạn 2012-2016
- Ý Kiến Đánh Giá Của Gv Về Công Tác Kiểm Tra, Giám Sát, Đánh Giá Công Tác Nhân Lực
- Phương Hướng Hoàn Thiện Quản Lý Nhân Lực Tại Trường Cao Đẳng Thương Mại Và Du Lịch Hà Nội
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Căn cứ vào kết quả khảo sát cho thấy, hiện nay, công tác bố trí tuyển dụng nhân lực của nhà trường được đánh giá ở mức trung bình, điều này thể hiện qua mức điểm đánh giá bình quân cho các tiêu chí bố trí tuyển dụng nhân lực chỉ xoay quanh mức 3,6/5 điểm. Như vậy, nhìn chung trong công tác bố trí tuyển dụng nhân lực của nhà trường có sự hợp lý, công khai, minh bạch và giúp các GV phát huy được thế mạnh của mình.
Trong các tiêu chí đánh giá công tác bố trí tuyển dụng nhân lực, các giảng viên đánh giá cao nhất tiêu chí việc bố trí GV giúp GV phát huy được thế mạnh, đạt 3,75/5 điểm. Trong khi đó, tiêu chí việc bố trí sử dụng GV của nhà trường là hợp lý chỉ đạt mức 3,45/5 điểm, cụ thể:
Trong 85 ý kiến khảo sát, có 54 ý kiến đánh giá việc bố trí GV giúp GV phát huy được thế mạnh. Như vậy, điều này cho thấy, các GV đang công tác tại trường đã phần nào phát huy được các thế mạnh, sở trường, chuyên môn của mình trong công việc.
Cùng với đó, theo ý kiến khảo sát cho thấy, có 42 ý kiến trong tổng số 85 ý kiến đánh giá việc bố trí GV hiện nay là phù hợp. Điều này phản ánh việc bố trí GV sau khi tuyển dụng của nhà trường là khá hợp lý.
Chính vì vậy, trong thời gian tới, nhà trường cần tiếp tục duy trì việc bố trí và sử dụng GV đúng chuyên môn, giúp họ phát huy được các thế mạnh và đóng góp cho sự nghiệp giáo dục.
3.2.2.3. Công tác Đào tạo và phát triển nhân lực
Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội đã chủ trương xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và nhân viên có chất lượng, có trách nhiệm, nhiệt tình công tác được thể hiện trên các mặt: đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, phương pháp giảng dạy và năng lực quản lý
Trong những năm qua, nhà trường luôn tạo điều kiện để đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng các lớp ngắn hạn do nhà trường tổ chức và tham gia đi học sau đại học và nghiên cứu sinh. Đặc biệt đã có nhiều lượt đội ngũ giảng viên về giảng dạy, đào tạo ở các nước phát triển trên thế giới như: Singapore, Australia, Italia, Pháp, Thụy Sỹ. Ngoài ra nhà trường còn cử các giảng viên tham gia đợt tập huấn trao đổi về chuyên môn giảng dạy, nghiệp vụ do Thành phố, Sở Giáo dục, Bộ GD&ĐT tổ chức. Ngoài hỗ trợ về chế độ, chính sách tạo điều kiện về thời gian và tài chính của Thành phố, nhà trường có nhiều chính sách tạo điều kiện về thời gian cũng như hỗ trợ về tài chính đối với các hoạt động chuyên môn trong và ngoài nước cho giảng viên. Nhà trường đặc biệt quan tâm đến đội ngũ giảng viên trẻ tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, học thạc sỹ, tiến sỹ. Vì vậy số lượng giảng viên trẻ tham gia các hoạt động nâng cao nghiệp vụ chuyên môn ngày càng tăng.
Bảng 3.12. Số lượng giảng viên được đào tạo giai đoạn 2012-2016
Đơn vị: người
2012-2013 | 2013-2014 | 2014-2015 | 2015- 2016 | Tổng | |
Thi đỗ cao học | 3 | 10 | 6 | 2 | 21 |
Bảo vệ thạc sỹ | 1 | 1 | 3 | 10 | 15 |
Thi đỗ NCS | 0 | 0 | 1 | 3 | 4 |
Bảo vệ Tiến sỹ | 1 | 0 | 0 | 0 | 1 |
Nguồn: Báo cáo hằng năm của phòng TCHC - QT
Bên cạnh đó, Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động khoa học, trao đổi nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, tổ chức công tác biên soạn giáo trình, học liệu và các chương trình tập huấn giảng dạy đặc biệt hướng đến ĐNGV trẻ tuổi.
Công tác bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp và phẩm chất chính trị
Mục tiêu giáo dục của nhà trường là đào tạo, cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực khối ngành kinh doanh, du lịch, dịch vụ có chất lượng cao. Do đó, ĐNGV là những người chịu trách nhiệm trực tiếp trong quá trình giáo dục - đào tạo của nhà trường. Vì vậy, công tác bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, phẩm chất chính trị luôn được nhà trường quan tâm trước tiên.
Trên cơ sở nhận thức được quyền và nghĩa vụ của mình đội ngũ giảng viên của Nhà trường nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các nghĩa vụ theo quy định Điều lệ trường cao đẳng như: giảng viên trường đã thực hiện giảng dạy theo đúng nội dung, chương trình đào tạo của Bộ GD&ĐT và nhà trường ban hành; viết giáo trình, bài giảng phục vụ giảng dạy học tập theo sự phân công của Trường, Khoa, Bộ môn; giảng viên trường không ngừng bồi dưỡng nghiệp vụ, cải tiến phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo.
Bồi dưỡng phẩm chất cho giảng viên để họ có được lòng yêu nghề, có trách nhiệm với sự nghiệp giảng dạy, quý trọng đồng nghiệp, đoàn kết, thương yêu giúp đỡ học sinh, sinh viên, có lối sống giản dị, trong sáng, lành mạnh, biết nêu cao tấm gương nhà giáo ở mọi lúc, mọi nơi.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn giảng dạy
Bồi dưỡng năng lực chuyên môn là bồi dưỡng về hệ thống những kiến thức, những kỹ năng công nghệ mới về môn học mà người giảng viên đang giảng dạy. Thông thường, nó bao gồm việc bồi dưỡng nâng cao, bổ sung và đào tạo lại. Trong giai đoạn hiện nay, với sự thay đổi không ngừng của nền kinh tế tri thức cũng như sự phát triển của khoa học và công nghệ, thực hiện xã hội học tập, học tập suốt đời thì Nhà trường thường xuyên tiến hành bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho đội ngũ
giảng viên để họ có thể cập nhật được kiến thức mới về chuyên môn giảng dạy sao cho phù hợp với sự phát triển của thời đại. Giáo viên biết gắn kiến thức của giảng dạy với thực tiễn của sản xuất, kinh doanh, “lý luận phải gắn với thực tiễn”. Nhà trường chỉ đạo công tác bồi dưỡng về chuyên môn còn có tác dụng giúp cho đội ngũ giảng viên có điều kiện để nâng cao trình độ chuyên môn theo đúng tiêu chuẩn và chức danh quy định.
Công tác bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm
Phương pháp giảng dạy hiện nay của đội ngũ giảng viên cơ hữu của nhà trường phần lớn vẫn theo phương pháp truyền thống, chưa thực thi được phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm, chưa gắn với thực tiễn và chưa biết cách phát huy tính tích cực của người học. Tổ chức dạy học với quan điểm “lấy người học làm trung tâm” thay cho “người thầy là trung tâm” thì vai trò, vị trí của giảng viên đã hoàn toàn thay đổi. Người giảng viên trở thành những “cố vấn”, “trọng tài”. Trong tổ chức dạy học, giảng viên phải thay đổi phương pháp dạy học mới nhằm thực hiện vai trò mới là định hướng vào tính tích cực học tập, biết tạo động lực cho người học để khuyến khích khả năng tự học, tự nghiên cứu của các chủ thể học tập.
Lãnh đạo nhà trường cũng đã khuyến khích ĐNGV theo học các lớp nghiệp vụ sư phạm và tham gia các lớp học về các phương pháp giảng dạy tiên tiến do dự án nước ngoài tài trợ.
Công tác bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học
Giảng dạy và nghiên cứu khoa học được coi là hai nhiệm vụ quan trọng nhất của người giảng viên. Giáo viên muốn giảng dạy tốt thì cần phải nghiên cứu khoa học. Việc tổ chức nghiên cứu khoa học có tác dụng phục vụ đắc lực cho công tác giảng dạy, nâng cao năng lực và trình độ của người giảng viên, góp phần thiết thực cho thực tiễn đời sống của xã hội, cộng đồng.
Để giảng viên chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, hằng năm nhà trường có các văn bản quy định định mức giờ giảng, nghiên cứu khoa học trên cơ sở thâm niên công tác cho toàn bộ giảng viên với mục đích đảm bảo cơ cấu chuyên môn và trình độ, một số nội dung nghiên cứu khoa học như: tham gia viết một phần bài
giảng, giáo trình cho các môn học mới, môn học sử dụng Tiếng anh, soạn thảo các tài liệu bổ trợ cho môn học…
Công tác bồi dưỡng những kiến thức hỗ trợ
Hệ thống kiến thức về ngoại ngữ, tin học được coi là các phương tiện hỗ trợ đắc lực cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên.
Tất cả giảng viên đều có trình độ ngoại ngữ, tin học có trình độ B trở lên đảm bảo 100% đều đạt trình độ chuẩn theo quy định. Hầu hết giảng viên của trường đều ứng dụng tin học trong chuyên môn, sử dụng powerpoint trong giảng dạy.
Bảng 3.13. Giảng viên cơ hữu theo mức độ thường xuyên sử dụng ngoại ngữ và tin học cho công tác giảng dạy và nghiên cứu năm học 2015-2016
Tần suất sử dụng | Tỷ lệ (%) giảng viên cơ hữu sử dụng ngoại ngữ và tin học | ||
Ngoại ngữ | Tin học | ||
1 | Luôn sử dụng (trên 80% thời gian của công việc) | 6,7 | 4,5 |
2 | Thường sử dụng (trên 60-80% thời gian của công việc) | 14 | 68 |
3 | Đôi khi sử dụng (trên 40-60% thời gian của công việc) | 70,3 | 23 |
4 | Ít khi sử dụng (trên 20-40% thời gian của công việc) | 5 | 4,5 |
5 | Hiếm khi sử dụng hoặc không sử dụng (0- 20% thời gian của của công việc) | 4 | 0 |
Tổng | 100 | 100 |
Nguồn:Báo cáo tự đánh giá của trường năm 2015 - CĐ TM&DLHN
Khảo sát khả năng sử dụng tin học của giảng viên vào công tác chuyên môn (Báo cáo tự đánh giá năm học 2015-2016, trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch
Hà Nội) cho thấy phần lớn giảng viên đều có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin tốt, có tới 68% số giảng viên được khảo sát cho rằng có cường độ sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giảng dạy lên đến từ 50 - 70%, 53% đã sử dụng công nghệ thông tin để khai thác thông tin phục vụ dạy học và 41% sử dụng các phần mềm dạy học hiện đại từ tin học
Tiến hành khảo sát sử dụng ngoại ngữ của giảng viên vào công tác chuyên môn cho thấy chỉ có 9,1% số lượng giảng viên được khảo sát có kỹ năng sử dụng ngoại ngữ tốt. Số lượng giảng viên thường xuyên sử dụng ngoại ngữ để nghiên cứu kiến thức phục vụ nội dung giảng dạy là 14%, 77% thỉnh thoảng. Chính vì vậy chỉ có 13% giảng viên sử dụng ngoại ngữ để đọc tài liệu chuyên môn và 8,3% dịch tài liệu chuyên môn, Trong khi 4,2% có thể nghe chuyên gia nước ngoài giảng. Như vậy khả năng sử dụng ngoại ngữ của giảng viên phục vụ công tác chuyên môn còn hạn chế
Việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên vẫn còn những bất cập nhất định, đó là:
Nhà trường chưa có kế hoạch đào tạo dài hạn, thiếu chủ động trong công tác đào tạo, bồi dưỡng. Vì vậy, các giảng viên luôn tự chủ động bồi dưỡng hoặc tự tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ để nâng cao trình độ cá nhân.
Cơ chế, chính sách trong việc tuyển dụng sinh viên giỏi chưa có sức thu hút. Trên thực tế trong thời gian qua nhà trường phải chấp nhận tuyển dụng những sinh viên tốt nghiệp loại khá của các trường Đại học.
Việc chuẩn bị về chuyên môn, ngoại ngữ công nghệ thông tin của giảng viên còn hạn chế, chưa đáp ứng được các dự án đào tạo cán bộ tại nước ngoài.
Nội dung đào tạo bồi dưỡng vẫn nặng về hình thức tiêu chuẩn bằng cấp, chưa chú trọng bồi dưỡng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn và thực hành.
Nhìn chung quá trình quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng giảng viên còn nhiều hạn chế còn do không đủ nguồn lực để tạo ra chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho đội ngũ giảng viên.
Bên cạnh đó, tác giả cũng tiến hành thu thập các ý kiến đánh giá của GV về công tác Đào tạo và phát triển nhân lực của nhà trường, kết quả thu thập cụ thể như sau:
Bảng 3.14. Ý kiến đánh giá của GV về Công tác Đào tạo và phát triển nhân lực
Hoàn toàn không đồng ý | Không đồng ý | Bình thường | Đồng ý | Hoàn toàn đồng ý | Điểm trung bình | |
Nhà trường đầu tư nhiều cho việc xác định nhu cầu đào tạo. | 2 | 13 | 26 | 39 | 5 | 3,38 |
Chương trình đào tạo, phát triển GV trong nhà trường có chất lượng cao. | 1 | 14 | 21 | 39 | 10 | 3,51 |
GV được đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc | 1 | 10 | 27 | 38 | 9 | 3,52 |
GV có nhiều cơ hội thăng tiến tại trường. | 0 | 5 | 27 | 42 | 11 | 3,69 |
Chính sách đề bạt, thăng tiến của nhà trường là công bằng | 0 | 12 | 31 | 34 | 8 | 3,45 |
Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Căn cứ vào kết quả khảo sát cho thấy, hiện nay, công tác đào tạo và phát triển nhân lực của nhà trường được đánh giá ở mức trung bình, điều này thể hiện qua mức điểm đánh giá bình quân cho các tiêu chí đào tạo và phát triển nhân lực chỉ xoay quanh mức 3,5/5 điểm. Như vậy, nhìn chung trong công tác đào tạo và phát triển nhân lực của nhà trường đã xác định được nhu cầu, nội dung đào tạo về kiến thức lẫn kỹ năng, đảm bảo chất lượng; cùng với đó, nhà trường luôn tạo cơ hội cho GV được thăng tiến.
Trong các tiêu chí đánh giá công tác đào tạo và phát triền nhân lực, các giảng viên đánh giá cao nhất tiêu chí GV có nhiều cơ hội thăng tiến tại trường, đạt 3,69/5