123
dân tộc cùng tồn tại nhiều lợi ích: lợi ích xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân. Những lợi ích này có mối liên hệ biện chứng thống nhất, gắn bó hữu cơ, chế ước lẫn nhau nhưng có tính độc lập tương đối không thể đồng nhất, không thể thay thế nhau. Lợi ích cá nhân đội ngũ giảng viên quan hệ chặt chẽ và không tách rời với lợi ích tập thể, lợi ích quốc gia, là cái liên kết giữa họ, làm cơ sở cho việc xác lập mối quan hệ giữa họ với nhau trong đào tạo sĩ quan. C.Mác đã giải thích mối liên hệ của xã hội, lợi ích rằng: Nó chính là mặt kinh tế, chế độ kinh tế của xã hội. Sự liên kết giữa lợi ích cá nhân trở thành lợi ích chung của tập thể đội ngũ giảng viên, của toàn thể quốc gia dân tộc. Sự liên kết ấy là cơ sở bảo đảm cho sự tồn tại, phát triển của cá nhân, tập thể đội ngũ giảng viên nói riêng, bảo đảm cho sự tồn tại, phát triển của các Học viện QĐNDL, sự tồn tại, vững mạnh của quân đội, đất nước nói chung. Theo C.Mác, trong xã hội có giai cấp, mọi mâu thuẫn xã hội, xét đến cùng, đều là mâu thuẫn về lợi ích giữa những giai cấp, tập đoàn người, giữa các lực lượng, khuynh hướng xã hội, “tất cả mọi xung đột trong lịch sử đều bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa những lực lượng sản xuất và hình thức giao tiếp” [10, tr.107]. Mặc dù đội ngũ giảng viên thuộc các Học viện QĐNDL đều cùng một giai cấp, một tầng lớp, một quốc gia, song cũng không tránh khỏi sự đối lập, chế ước, mâu thuẫn về lợi ích. Chính vì vậy, Đảng, Nhà nước muốn xây dựng các Học viện QĐNDL tiên tiến, hiện đại, một phần, cùng một lúc cần phải kết hợp và giải quyết tốt mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích nhà nước. C.Mác đã khẳng định: “Thật ra, mỗi giai cấp mới thay thế cho giai cấp thống trị trước mình, muốn thực hiện được mục đích của mình, đều nhất thiết phải biểu hiện lợi ích của bản thân mình thành lợi ích chung của mọi thành viên trong xã hội” [10, tr.68]. Chính vì vậy, để phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL phải giải quyết tốt ba lợi ích nêu trên. Chống tuyệt đối hóa một lợi ích nào đó và coi nhẹ lợi ích khác.
Sự thống nhất giữa lợi ích xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân đội ngũ giảng viên góp phần thúc đẩy quá trình đào tạo sĩ quan ở các Học viện
124
QĐNDL ngày càng phát triển, tạo động lực thúc đẩy đội ngũ giảng viên tự phát huy nhân tố chủ quan của họ. Ngược lại, lợi ích cá nhân có thể xung đột với lợi ích xã hội, lợi ích tập thể khi những nhu cầu, động cơ lợi ích cá nhân xung đột với nhu cầu, động cơ lợi ích xã hội, lợi ích tập thể. Khi đó, họ thực hiện lợi ích cá nhân phá bỏ các giá trị đạo đức xã hội, tập thể để đạt đến lợi ích cá nhân. Vì vậy, giải quyết tốt mối quan hệ giữa lợi ích xã hội, lợi ích tập thể, lợi ích cá nhân là giải pháp quan trọng góp phần tác động tới phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên. Nếu như lợi ích hợp pháp của cá nhân đội ngũ giảng viên góp phần đắc lực đến lợi ích xã hội, lợi ích ích tập thể thì do đó cần ra sức làm cho lợi ích cá nhân phù hợp với lợi ích của toàn thể quốc gia dân tộc. Để kết hợp và giải quyết tốt các quan hệ lợi ích, trước hết cần tôn trọng và bảo đảm cho sự phát triển của lợi ích cá nhân hợp pháp của đội ngũ giảng viên. Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Đại đoàn kết dân tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân” [24, tr.159]. Theo đó, các chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải được cụ thể hóa để thực sự trở thành công cụ thực hiện công bằng xã hội, bảo đảm mỗi người dân đều được thụ hưởng những thành quả của công cuộc đổi mới. Công bằng nhưng không cào bằng là nguyên tắc quan trọng, thể hiện ở việc lợi ích mà mỗi cá nhân được hưởng tương xứng với công lao, sự đóng góp của họ. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa các lợi ích phải đặt lợi ích cá nhân trong mối quan hệ với lợi ích xã hội, trong đó “phải đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết” [24, tr.69], trong những trường hợp nếu có xung đột thì phải hy sinh lợi ích cá nhân, “lấy lợi ích quốc gia - dân tộc làm mục tiêu cao nhất, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” [24, tr.65]. Bảo đảm sự phát triển của lợi ích cá nhân chính đáng nhưng luôn đặt trong quan hệ với lợi ích xã hội, đây là nguyên tắc căn bản nhất điều chỉnh quan hệ lợi ích, là nguyên tắc bất biến. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải thích rất rò rằng: “Mọi người nhận rò lợi ích chung của dân tộc phát triển và củng cố
125
thì lợi ích riêng của cá nhân mới có thể phát triển và củng cố. Cho nên lợi ích cá nhân ắt phải phục tùng lợi ích của dân tộc, chứ quyết không thể đặt lợi ích cá nhân trên lợi ích dân tộc. Đó là một tiến bộ” [57, tr.143]. Người khẳng định: Trong chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa là chế độ do nhân dân lao động làm chủ, thì mỗi người là một bộ phận của tập thể, giữ một vị trí nhất định và đóng góp một phần công lao trong xã hội. Cho nên lợi ích cá nhân là nằm trong lợi ích của tập thể, là một bộ phận của lợi ích tập thể. Lợi ích chung của tập thể được bảo đảm thì lợi ích riêng của cá nhân mới có điều kiện để được thỏa mãn. “Lợi ích của cá nhân gắn liền với lợi ích của tập thể. Nếu lợi ích cá nhân mâu thuẫn với lợi ích tập thể, thì đạo đức cách mạng đòi hỏi lợi ích riêng của cá nhân phải phục tùng lợi ích chung của tập thể” [60, tr.610].
Có thể bạn quan tâm!
- Nguyên Nhân Của Hạn Chế Trong Phát Huy Nhân Tố Chủ Quan Của Đội Ngũ Giảng Viên Trong Đào Tạo Sĩ Quan Ở Các Học Viện Quân Đội Nhân Dân Lào Những Năm
- Nhóm Giải Pháp Tạo Môi Trường Thuận Lợi Để Phát Huy Nhân Tố Chủ Quan Của Đội Ngũ Giảng Viên Các Học Viện Quân Đội Nhân Dân Lào
- Phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các học viện quân đội nhân dân Lào hiện nay - 16
- Nâng Cao Mức Thu Nhập Để Tạo Điều Kiện Thuận Lợi Của Đội Ngũ Giảng Viên Yên Tâm Công Tác, Phát Huy Nhân Tố Chủ Quan Của Họ Trong Đào Tạo Sĩ Quan
- Nhóm Giải Pháp Đổi Mới Nội Dung Chương Trình Đào Tạo, Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Giảng Viên Ở Các Học Viện Quân Đội Nhân Dân Lào Đáp Ứng Yêu
- Phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các học viện quân đội nhân dân Lào hiện nay - 20
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
4.1.2. Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, chỉ huy của Đảng ủy, Ban giám đốc, các vụ, viện, khoa đối với phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan
Do phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên ở các Học viện QĐNDL phụ thuộc trực tiếp vào năng lực lãnh đạo, quan lý chỉ huy của Đảng ủy, Ban giám đốc, các vụ, viện, khoa. Cho nên, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, chỉ huy của các cơ quan này là điều kiện cần thiết cho phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên. Bởi vì, nó vừa là lực lượng trực tiếp tác động đến phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên, vừa là yêu cầu khách quan có tính quy luật bảo đảm chất lượng đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL. Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, chỉ huy của các cơ quan nêu trên là điều kiện tiên quyết để đội ngũ giảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo sĩ quan của mình. Sự lãnh đạo, quản lý, chỉ huy của các cơ quan ấy bảo đảm mọi hoạt động của đội ngũ giảng viên luôn đúng hướng và tạo điều kiện thuận lợi cho họ không ngừng phấn đấu vươn lên nâng cao trình độ tri thức, phẩm chất, đạo đức và năng lực sư phạm của mình. Để nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, chỉ huy của Đảng ủy, Ban giám đốc, các vụ, viện, khoa đối với phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên hiện nay thì Đảng
126
ủy, Ban giám đốc, các vụ, viện, khoa phải tự nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình đối với việc đào tạo sĩ quan và đối với việc lãnh đạo, quản lý, chỉ huy đội ngũ giảng viên. Từ đó, thường xuyên tự nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, chỉ huy của mình đối với phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan. Coi đây là khâu quyết định sự thành bại trong lãnh đạo, quản lý, chỉ huy của mình. Trước hết, Bộ quốc phòng phải thường xuyên củng cố, kiện toàn, bố trí, sắp xếp lựa chọn cán bộ, đảng viên có đức, có tài về lãnh đạo, quản lý, chỉ huy để đảm nhiệm trọng trách trong Đảng ủy, Ban giám đốc, các vụ, viện, khoa. Chỉ có những người có đức, có tài mới có thể tự nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý, chỉ huy của Đảng ủy, Ban giám đốc, các vụ, viện, khoa đối với phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan. Nâng cao trình độ tri thức về mọi mặt cho Đảng ủy, Ban giám đốc, các vụ, viện, khoa đặc biệt là tri thức về quản lý giáo dục, đào tạo; tri thức về quản lý, chỉ huy bộ đội; tri thức về chuyên môn, nghiệp vụ…Nâng cao nhận thức, tình cảm, ý chí, động cơ, thái độ, đạo đức của Đảng ủy, Ban giám đốc, các vụ, viện, khoa, lấy cái đó làm gương mẫu cho đội ngũ giảng viên. Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, chỉ huy của Đảng ủy, Ban giám đốc, các vụ, viện, khoa mới có thể đảm bảo phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan. Đảng ủy, Ban giám đốc, các vụ, viện, khoa phải tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý chỉ huy; nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng nhằm đảm bảo cho tổ chức cơ sở đảng giữ vững vị trí, vai trò lãnh đạo, quản lý, chỉ huy đội ngũ giảng viên. Tập trung xây dựng các tổ chức cơ sở đảng một cách đồng bộ, toàn diện cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Đảng ủy, Ban giám đốc, các vụ, viện, khoa phải quán triệt sâu sắc, mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo sĩ quan trong giai đoạn mới. Đồng thời các cơ quan nêu trên phải nhận thức rò vị trí, vai trò của đội ngũ giảng viên và quan điểm xây dưng đội ngũ giảng viên bảo đảm đủ về số lượng và cao về chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo sĩ quan. Thường xuyên bổ sung, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng
127
viên cả về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cả về phẩm chất đạo đức lối sống. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá chính xác chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên. Duy trì nghiêm nề nếp, chế độ sinh hoạt đảng, chế độ kiểm tra, bình xét chất lượng đảng viên, nêu cao tinh thần phê bình, tự phê bình, tạo môi trường, đoàn kết, thống nhất trong công tác giáo dục, rèn luyện đảng viên mà chủ yếu là những người đảng viên vừa là người giảng viên. Kết hợp xây dựng đội ngũ đảng viên vững mạnh với xây dựng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo sĩ quan. Kết hợp xây dựng đội ngũ giảng viên với xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh toàn diện.
Thường xuyên nâng cao năng lực quản lý, chỉ huy của thủ trưởng các cấp. Nâng cao năng lực quản lý, chỉ huy của thủ trưởng các Học viện, thủ trưởng các vụ, viên, khoa phải toàn diện, nhưng phải chú trọng chuyên môn nghiệp vụ, chú trọng khả năng quản lý giáo dục, đào tạo, có đầu óc bách khoa, biết nhìn xa trông rộng, quan tâm đặc biệt đến chất lượng đào tạo sĩ quan. Nâng cao năng lực quản lý, chỉ huy của thủ trưởng các Học viện, các vụ, viện, khoa phải gắn chức danh với học vấn và học hàm, học vị, chú ý bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn để trở thành những chuyên gia có tri thức sâu, rộng. Nêu cao tính đảng, tính chiến đấu, làm cho họ nhận rò chức năng, nhiệm vụ của mình trong cơ chế lãnh đạo của ĐNDCML và bộ máy quản lý, chỉ huy ở các Học viện QĐNDL. Tăng cường quản lý và duy chỉ các chế độ, cả chế độ hành chính và chế độ chuyên môn, nghiệp vụ của thủ trưởng các Học viện, thủ trưởng các vụ, viện, khoa đối với các hoạt động của đội ngũ giảng viên. Duy trì công tác kiểm tra giáo án, thông qua bài giảng, dự giờ, bình giảng, đánh giá, khen thường kết quả giảng dạy kịp thời. Duy trì phong trào thi đua nâng cao chất lượng giảng dạy với rèn luyện chấp hành kỷ luật. Đồng thời hoàn chỉnh cơ chế, chính sách trong công tác đào tạo sĩ quan và xây dựng đội ngũ giảng viên, quan tâm chính sách hậu phương quân đội. Theo kết quả điều tra 9.60 % đội ngũ giảng viên cho rằng phải đổi mới biện pháp quản lý chỉ huy của Đảng ủy, Ban giám đốc đối với đội ngũ giảng viên.
128
Ngoài ra, Đảng ủy, Ban giám đốc, các vụ, viện, khoa phải có tác phong công tác, phong cách làm việc, chỉ huy, chỉ đạo tập trung dân chủ, phân công lao động cho những thành viên cho phù hợp với chuyên môn, năng lực, năng khiếu của mỗi thành viên.
Để khắc phục hạn chế trong lãnh đạo, quản lý, chỉ huy của Đảng ủy, Ban giám đốc, các vụ, viện, khoa đối với phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:
Một là, tăng cường công tác giáo dục chính tri, tư tưởng, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các vị lãnh đạo, quản lý, chỉ huy Đảng ủy, Ban giám đốc, các vụ, viện, khoa đối với phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên. Xây dưng tổ chức Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức và thống nhất về nhận thức. Các vị lãnh đạo Đảng ủy, Ban giám đốc, vụ, viện, khoa không chỉ là đối tượng được nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, chỉ huy mà còn là người tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nhằm nâng cao nhận thức cho mọi tổ chức, lực lượng về vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở đảng đối với việc phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan.
Hai là, củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ Đảng ủy, Ban giám đốc, các vụ, viện, khoa và đổi mới phương thức lãnh đạo, quản lý, chỉ huy của Đảng ủy, Ban giám đốc, các vụ, viện, khoa, mà trọng tâm là thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ trong mọi hoạt động của Đảng ủy, Ban giám đốc, các vụ, viện, khoa. Trong đó phải lấy công tác đào đạo sĩ quan, phát huy nhân tố chu quan của đội ngũ giảng viên làm trọng tâm và mục tiêu phấn đấu của mình.
4.2. NHÓM GIẢI PHÁP XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH
ĐỂ PHÁT HUY NHÂN TỐ CHỦ QUAN CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
4.2.1. Thực hiện chính sách đãi ngộ hợp lý đối với đội ngũ giảng viên nhằm phát huy nhân tố chủ quan của họ trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện Quân đội nhân dân Lào
Do lợi ích là một trong những động cơ cho hành động của con người nói chung, của cá nhân, tập thể, tập đoàn người…nói riêng. Mỗi cá nhân, tập
129
thể, tập đoàn…đều theo đuổi lợi ích riêng của mình. Lợi ích là cái mang quan hệ hoặc cái liên kết các quan hệ giữa cá nhân, tập thể, tập đoàn người. Mâu thuẫn về lợi ích là cái gốc của mâu thuẫn xã hội có giai cấp. Mỗi cá nhân con người theo đuổi lợi ích riêng là do nhu cầu riêng của họ. Theo Abraham Maslow, đã đưa ra lý thuyết thang bậc nhu cầu của con người và sắp xếp các nhu cầu của con người theo 5 bậc:
1) Nhu cầu cơ bản: Nhu cầu này bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, uống, ngủ, không khí để thở, tình dục, các nhu cầu làm cho con người thoải mái,…
2) Nhu cầu về an toàn: Nhu cầu này con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các nguy hiểm. Nó thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần con người.
3) Nhu cầu về xã hội: Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó. Nó thể hiện qua quá trình giao tiếp như việc tìm kiếm, kết bạn, tìm người yêu, lập gia đình, tham gia một cộng đồng nào đó, đi làm việc, đi chơi picnic, tham gia các câu lạc bộ, làm việc nhóm…
4) Nhu cầu về được quý trọng: Nhu cầu này thể hiện 2 cấp độ: Nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân, và Nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân.
5) Nhu cầu khẳng định bản thân: Nhu cầu này là nhu cầu được sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các thành quả trong xã hội. Đó chính là việc đi tìm kiếm các cách thức mà năng lực, trí tuệ, khả năng của mình được phát huy và mình cảm thấy hài lòng về nó.
Trong đào tạo sĩ quan, việc hoạch định và thực hiện chính sách đãi ngô đối với đội ngũ giảng viên cần phải tuân theo những luận điểm trên. Bởi lẽ, mỗi cá nhân đội ngũ giảng viên đều chỉ theo đuổi những lợi ích, nhu cầu riêng của mình, nhưng muốn vậy họ phải tham gia vào quá trình đào tạo, qua đó họ
130
tạo ra một phương thức hợp tác, hình thành một “sức sản xuất” mới, sản xuất ra đội ngũ sĩ quan. Đội ngũ giảng viên sẽ không thực hiện nhiệm vụ nếu họ không thấy được lợi ích, nhu cầu riêng của mình, không thấy được chế độ đãi ngộ hợp lý được phản ánh trong lợi ích tập thể, lợi ích Nhà nước. Song, sự theo đuổi những lợi ích, nhu cầu riêng biệt ấy không hoàn toàn khớp với những lợi ích chung của đất nước, cho nên cần thiết phải có can thiệp và sự kiểm chế của Nhà nước.
Để kích thích tính tích cực, tự giác của đội ngũ giảng viên và giảm bớt những mâu thuẫn về lợi ích, Đảng, Nhà nước phải có chính sách đãi ngộ hơp lý hơn. Phải vừa đảm bảo tính tích tự giác của mỗi cá nhân đội ngũ giảng viên khi theo duổi lợi ích, nhu cầu riêng của họ và vừa đảm bảo lợi ích chung của tập thể đội ngũ giảng viên và lợi ích chung của Nhà nước, tức là cả 3 lợi ích phải thống nhất với nhau và không đối lập nhau. Đảng, Nhà nước phải thiết kế lại hệ thống lương và phúc lợi xã hội cho phủ hợp trong tình hình mới để vừa đáp ứng đúng kỳ vọng của đội ngũ giảng viên(nhất là những nhân tài), vừa giúp các Học viện QĐNDL đạt được các mục tiêu phát triển lâu dài. Trước hết phải đảm bảo mức lương đủ cho nhu cầu cơ bản của họ mà hiện họ đang đòi hỏi nhu cầu đó. Theo kết quả điều tra 35.59% đội ngũ giảng viên đòi hỏi nâng cao hơn nữa chính sách đãi ngộ đối với họ như tăng lương, phong quân hàm, nơi ở, môi trường làm việc, nâng cao trình độ kiến thức, khen thường…Mặc dù, vẫn xem mức lương cao là một trong những yếu tố quan trọng có sức thu hút và giữ chân các đội ngũ giảng viên mẫn cán, nhưng không phải tất cả đều được thỏa mãn. Một số họ vẫn có nhu cầu tự khẳng định mình hơn, cho nên phải có chế độ quản lý, bố trí, sắp xếp cho phù hợp chuyên môn, khả năng, sở trường của họ, tạo môi trường làm việc có tính kích thích để họ cống hiến, thậm chí để họ chủ động và sáng tạo trong công việc; có chiến lược hoạch định để họ thăng tiến…Nếu không, họ sẽ cảm thấy nhàm chán, mỏi mòn, thậm chí cảm thấy ngột ngạt, không thể đóng góp hết khả năng và sở trường. Bên cạnh đó, cần phải tiếp tục xây dựng các chính sách