Quản Lý Nguồn Nhân Lực Nhằm Mục Tiêu Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Ngành Dầu Khí


Công tác khoan

Giai đoạn thăm dò địa chất hoàn hảo nhất cũng không thể cho biết chính xác một điểm nào đó có dầu và có đủ trữ lượng thương mại hay không, câu trả lời nằm ở giai đoạn khoan. Đây là giai đoạn tốn kém và chứa đựng nhiều rủi ro.

Quá trình khoan bắt đầu bằng bằng việc chuẩn bị công trường khoan, đưa giàn khoan đến và dựng tại vị trí đã chọn. Một giàn khoan thường có hệ thống tời kéo cần khoan, hệ thống làm quay choòng khoan, hệ thống bơm dung dịch và các máy phát cung cấp năng lượng. Dung dịch khoan là một tác nhân rất quan trọng trong quá trình khoan với chức năng mang đất đá khoan lên miệng giếng, tạo cột chống thuỷ lực chống phun trào, giữ cho thành giếng khỏi bị sập lở, làm mát choòng khoan và nhiều chức năng khác.

Công trường khoan là một môi trường lao động rất khắc nghiệt, nhiều bụi, tiếng ồn ở khu vực bơm ép duy trì áp suất vỉa, tiếng ồn đo được 113,7dBA . Đặc biệt, các sự cố phụt khí, phun trào luôn có thể xảy ra và nếu không kịp ngăn chặn sẽ dẫn đến tai hoạ lớn.

Đặc điểm của giai đoạn này có các yếu tố nguy hiểm:

- Điều kiện môi trường khắc nghiệt: nóng, ồn, bức xạ nhiệt, điều kiện khí hậu thay đổi, hơi khí độc... công nhân khoan, công nhân bơm trám xi măng, dung dịch khoan, sửa chữa ngầm giếng khoan, thợ vận hành và sửa chữa máy: máy phát điện, máy nén khí, thợ diezel giếng khoan, thợ máy tời, lái cẩu, lấy mẫu giếng khoan, lấy mẫu giếng khoan... .

- Công nhân phải tiếp xúc với những hoá chất độc hại trong dung dịch khoan: NaOH, chất diệt khuẩn bactexite , crompic... công nhân pha chế dung dịch khoan, bơm trám xi măng... .

- Tiếp xúc với phóng xạ kỹ sưa địa vật lý

- Sự cố phun trào dầu khí có thể gây cháy, nổ

- Giàn khoan hoạt động liên tục ngày đêm. Công việc căng thẳng thường xuyên về tâm lý và thể lực đòi hỏi công nhân khoan phải có thể lực tốt và sự chăm sóc đặc biệt của ngành y tế. Ở các nước người ta có những quy định cụ thể về tiêu chuẩn sức khoẻ đối với công nhân ra giàn.

Thợ khoan, thợ móc cáp treo hàng là một trong số những nghề nghiệp có tỷ lệ tai nạn sự cố cao nhất trong ngành dầu khí: thợ khoan: 7%, thợ móc cáp treo


hàng, thợ lái cẩu, thợ thuỷ: 25% theo báo cáo điều tra, thống kê và đánh giá tai nạn lao động, sự cố trên các công trình, cơ sở sản xuất dầu khí ở Việt Nam từ năm 1985 đến nay .

Công tác khai thác dầu khí

Trong giai đoạn này yếu tố độc hại chủ yếu là người công nhân phải thường xuyên tiếp xúc với hơi dầu, khí, các hoá chất phụ gia. Những nhóm nghề tiếp xúc với hơi dầu khí, hoá chất như thợ máy bơm axit, bơm vận chuyển, xử lý và phân tích dầu khai thác. Đặc biệt, mối nguy hiểm thường trực là rò rỉ dầu, khí có thể dẫn đến cháy nổ. Trong giai đoạn đầu quá trình khai thác được tiến hành song song với quá trình khoan rất dễ dẫn đến các sự cố phun trào. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác dẫn đến tai nạn như vật rơi, do va đập... trong quá trình vận hành.

Công tác vận chuyển dầu khí

Xây dựng, lắp đặt và vận hành đường ống là một công việc rất nặng nhọc, ngoài tai nạn lao động là mối nguy hiểm thường xuyên có thể xảy ra cho công nhân chuyên chở, khuân vác đường ống, các yếu tố độc hại sau luôn đe doạ sức khoẻ công nhân:

- Yếu tố phóng xạ đối với công nhân kiểm tra đường ống bằng tia X và phóng xạ

- Tiếng ồn đối với công nhân các trung tâm bơm dầu

- Dầu than đá và hắc ín đối với công nhân sơn đường ống, gây bỏng, viêm da và niêm mạc.

- Những công nhân kiểm tra, giám sát đường ống, thợ hàn, thợ sửa chữa đường ống nằm dưới biển ngoài các yếu tố độc hại nêu trên còn chịu tác động của áp suất do lặn dưới biển ngoài các yếu tố độc hại nêu trên còn chịu tác động của áp suất do lặn dưới biển ở độ sâu đến 50m.

- Ngoài ra dầu hoặc khí có thể rò rỉ gây ô nhiễm với môi trường xung quanh, có thể gây cháy, nổ.

Việc vận chuyển tăng các nguy cơ va chạm giữa các tàu bè với nhau hoặc giữa tàu bè với giàn. Trong quá trình bơm dầu có thể đứt ống mềm gây tràn dầu lớn. Ngoài ra, các khả năng cháy, nổ cũng rất cao. Mặt khác, người công nhân phải làm việc trong các điều kiện nặng nhọc, độc hại như tiếp xúc với hoá chất tàng trữ diệt khuẩn, giảm độ nhớt, tách dầu khỏi nước... .


Công tác lọc hoá dầu

Quá trình lọc hoá dầu là một quá trình chưng cất, chế biến và chuyển hoá dầu thô thành các sản phẩm đa dạng phục vụ nền kinh tế quốc dân. Đây là quá trình rất phức tạp đòi hỏi công nhân cao, các thiết bị làm việc trong điều kiện áp suất lớn

tháp xúc tác , nhiệt độ cao lò đốt, lò nung, nhà máy điện... nguy cơ thường trực dẫn đến cháy nổ. Trong quá trình chưng cất, nguy cơ tiếp xúc với hoá chất độc hại như: ete, dầu hoả, các sản phẩm xăng dầu, các hoá chất phụ gia phục vụ quá trình chưng cất sâu như ở phân xưởng tinh chế dầu nhờn . Hiện tại trong ngành dầu khí có công ty PVPDC, chủ yếu sản xuất và kinh doanh dầu nhờn. Với công đoạn bán thủ công, người công nhân đặc biệt như công nhân lái xe nâng, công nhân đóng thùng, công nhân pha chế... phải làm việc với cường độ cao, chịu ảnh hưởng của nhiệt độ cao và tiếp xúc với các hoá chất độc hại như: dầu mỡ, phụ gia hoá phẩm.

Trong lĩnh vực sản xuất khí hoá lỏng, năm 1997 Petro Vietnam đã đưa vào hoạt động các Trạm tiếp nhận và phân phối khí Dinh Cố, Bà Rịa, Phú Mỹ và trong những năm tới sẽ xây dựng nhà máy khí hoá lỏng Dinh Cố. Hiện nay công nghiệp khí hoá lỏng mới chỉ ở giai đoạn nạp nhiên liệu vào bình để phân phối tại các cảng Đồng Nai, Long Bình. Quá trình nạp bình cũng rất nguy hiểm, có nguy cơ rò rỉ khí có th dẫn đến cháy nổ. Nói chung các yếu tố nguy hiểm hay gặp là:

- Công nhân phải tiếp xúc với hàm lượng khí độc cao, các hoá chất độc hại như S, Pb, kim loại nặng, các yếu tố bụi, khói, ồn...

- Các thiết bị làm việc trong điều kiện áp suất lớn, nhiệt độ cao nguy cơ thường trực rò rỉ dẫn đến cháy nổ.

Các hoạt động khác

Để phục vụ cho công tác thăm dò, tìm kiếm và khai thác dầu khí, các hoạt động này bao gồm các hoạt động dịch vụ cảng, kho bãi, tàu thuyền, sản xuất và cung ứng hoá chất - vận tải và các hoạt động nghiên cứu khoa học.

Các hoạt động này rất đa dạng, bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau như: thuỷ thủ và thợ máy trên tàu, lái cẩu, công nhân sản xuất hoá phẩm, công nhân xây dựng giàn khoan và các công trình dầu khí, nhân viên phân tích trong phòng thí nghiệm dầu khí...

Ngoài tính chất nặng nhọc, độc hại của bản thân ngành nghề, các hoạt động dịch vụ dầu khí phần lớn diễn ra ngoài trời, hoặc ngoài khơi làm tăng thêm yếu tố căng thẳng nhiệt, tăng tiêu hao năng lượng và tăng mức độ nặng nhọc của nghề nghiệp.


Nhìn chung, trên thế giới cũng như Việt nam, lao động dầu khí ngoài yêu cầu về trình độ chuyên môn, kỹ năng tinh xảo còn phải có sức khoẻ, sự chịu đựng bền bỉ và tinh thần chấp hành kỷ luật lao động, kỷ luật công nghệ không điều kiện.

Trong bất kỳ giai đoạn nào, lao động dầu khí cũng gắn liền với các mối nguy hiểm thường trực đe doạ sức khoẻ người lao động. Các hoá phẩm độc hại, các điều kiện làm việc khắc nghiệt ngoài khơi và vùng xa, bụi và tiếng ồn, và đặc biệt là tính chất dễ cháy nổ của dầu và khí, tất cả các yêu tố đó làm cho công nghiệp dầu khí trở thành một trong những ngành lao động có độ rủi ro cao. Ngoài ra, do nhiều công đoạn vẫn còn sử dụng công nghệ lạc hậu, tình trạng trang thiết bị cũ không đồng bộ, ý thức an toàn lao động, trình độ chuyên môn của người lao động còn bị hạn chế và chính sách đãi ngộ chưa thoả đáng... làm cho nguy cơ xảy ra tai nạn sự cố và ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của công nhân càng tăng thêm.

Do những đặc điểm của công việc dầu khí hoàn toàn không giống với những công việc công nghiệp khác, lại được thực hiện trong điều kiện đặc thù, nên tính chất của tổ chức sử dụng nhân lực để hoàn thành công việc, cũng như cách thức sử dụng các động lực vật chất và tinh thần để khuyến khích thái độ làm việc cũng có những đòi hỏi đặc thù. Về cơ bản từ khâu tuyển nhân lực, đến bố trí nhân lực trên dây chuyền, xác định mức công việc phải hợp lý đối với từng loại lao động, và đặc biệt, việc đánh giá kết quả công việc cũng như đưa ra các đơn giá trả lương cũng không theo khuôn mẫu như những công việc công nghiệp thông thường.

2.3. QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC NHẰM MỤC TIÊU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DẦU KHÍ

2.3.1. Những nội dung cơ bản về nâng cao chất lượng

Nâng cao chất lượng NL, xét về bản chất nó bao gồm ba nội dung chính, đó là: nâng cao thể lực, nâng cao trí lực, và nâng cao phẩm chất, đạo đức, tác phong làm việc công nghiệp.

Thứ nhất, nâng cao trí lực

Nâng cao trí lực của NL chính là việc đào tạo nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ quản lý con người, đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng NL. Bất kỳ một vị trí nào trong doanh nghiệp đều có yêu cầu thực hiện công việc ứng với trình độ chuyên môn nhất định. Do đó, việc trang bị kiến thức chuyên môn là không thể thiếu cho dù NL đó được đào tạo theo hình thức nào. Kiến thức NL có được thông qua nhiều nguồn khác nhau như: đào tạo; qua sự nhận thức các vấn đề trong cuộc sống xã hội mà NL tiếp thu được. Con


người không chỉ sử dụng kiến thức chuyên môn mà trong quá trình thực hiện công việc, còn cần dùng nhiều loại kiến thức khác nhau được tổng hợp, vận dụng vào sự thực hiện công việc thành kiến thức của NL.

Trong bối cảnh thị trường lao động hiện nay đang thay đổi nhanh chóng. Những thay đổi này đặt ra yêu cầu mới đối với kỹ năng sinh viên tốt nghiệp và trình độ đào tạo. Trách nhiệm của nhà trường là hiểu rõ những thách thức này để hiệu chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp; tập trung đầu tư vào chất lượng và chú trọng phối hợp với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng cần bày tỏ nhu cầu của mình, đồng thời có trách nhiệm đầu tư vào hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Để giải quyết vấn đề này, cần có những chương trình đào tạo rất mềm dẻo, linh hoạt với nhiều mục tiêu, nhiều cấp độ chất lượng để thỏa mãn yêu cầu các đối tượng khách hàng khác nhau. Bên cạnh đó, chất lượng đào tạo không chỉ do các nhà giáo dục tự đánh giá mà điều quan trọng là phải được các khách hàng đánh giá, thừa nhận.

Thứ hai, nâng cao phẩm chất, đạo đức, tư tưởng và tác phong làm việc công nghiệp, sự gắn bó với tổ chức.

Trong bất kỳ nền sản xuất nào thì con người cũng là nhân tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả công việc, cái nhân tố quan trọng nhất là con người đó lại được quyết định bởi phẩm chất, đạo đức, nhân cách, tư tưởng của chính con người đó. Trong nền sản xuất đại công nghiệp, đòi hỏi con người phải có tính tự giác, tính tập thể, tinh thần hợp tác, tác phong công nghiệp mới mang lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Đó chính là những biểu hiện sinh động nhất của phẩm chất đạo đức, tư tưởng của người lao động trong thời đại mới, thời đại công nghiệp hoá – HĐH.

Có rất nhiều lý do khiến nhân lực ra đi như mức lương không thỏa đáng, không có cơ hội thăng tiến, môi trường làm việc không thân thiện, công việc nhàm chán, bị cấp trên kiểm soát quá chặt, cách đánh giá kết quả công việc không công bằng … Nhân lực quan trọng như vậy nên doanh nghiệp luôn cần chiến lược phù hợp để gìn giữ:

- Áp dụng chế độ lương bổng và phúc lợi hợp lý và cạnh tranh Doanh nghiệp cần có chế độ phúc lợi đặc biệt dành cho tất cả nhân viên như cơ hội được học tập, đào tạo nâng cao kiến thức. Những nhân viên gắn bó lâu năm với doanh nghiệp cần được tưởng thưởng xứng đáng bằng tiền mặt hay cổ phiếu nếu là công ty cổ phần .

- Phân quyền mạnh mẽ hơn cho nhân lực chất lượng cao: Nhân lực chất lượng cao là những người có khả năng làm việc độc lập, vì thế họ rất khó chịu nếu


lúc nào cũng bị cấp trên giám sát chặt chẽ. Việc phân quyền nên được áp dụng theo đúng nghĩa nhất để người tài có điều kiện thực hiện những nhiệm vụ mà trước đây là “đặc quyền” của cấp quản lý như ra quyết định và giải quyết vấn đề. Muốn vậy, bạn cần khuyến khích họ phát huy quyền ra quyết định và chịu trách nhiệm về điều họ làm. Không bao giờ nên can thiệp quá sâu vào cách giải quyết công việc của họ.

- Hình thành và phát triển các mối quan hệ xã hội và xây dựng môi trường thân thiện trong doanh nghiệp: Việc khuyến khích các hoạt động đội nhóm như bóng đá, bóng chuyền, khiêu vũ, yoga … hay các cuộc thi như thi hát trong công ty sẽ giúp gắn kết và phát triển quan hệ xã hội bền chặt giữa các nhân viên. Đây là các hoạt động giúp cho người lao động thấy thoải mái và hiểu biết lẫn nhau nhiều hơn. Có thể nhân viên không được hưởng lương bổng cao chót vót nhưng tình cảm đối với đồng nghiệp và công ty là sợi dây buộc chặt họ với doanh nghiệp.

- Phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho nhân viên: Phát triển kỹ năng nghề nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng nhất để giữ chân nhân viên giỏi.

Thứ nhất, nâng cao thể lực.

Thân thể có khỏe mạnh, cường tráng mới chứa đựng tâm hồn trong sáng, tinh thần sảng khoái, mới tiếp thu được kiến thức văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ tốt và mới lao động có hiệu quả cao. Xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc là một vấn đề được coi trọng tại mỗi doanh nghiệp, khẳng định quyền của người lao động được làm việc trong một môi trường an toàn, vệ sinh, các nguyên tắc phòng ngừa được đặt vào vị trí ưu tiên hàng đầu. Hệ thống AT-SK-MT thực hiện quản lý và duy trì thường xuyên công tác AT-VSLĐ, lập bảng đánh giá các rủi ro tác động trong quá trình sản xuất tới sức khỏe người lao động, qua đó chủ động kiểm soát, cải thiện VSLĐ, môi trường, nâng cao điều kiện làm việc cho người lao động, phòng ngừa tai nạn, sự cố; tăng cường huấn luyện về AT - VSLĐ - sơ cấp cứu để nâng cao nhận thức, nhận diện, phát hiện phòng ngừa, xử lý kịp thời… Công tác AT-VSLĐ được gắn chặt với công việc hàng ngày của mỗi người, tạo sự gắn bó và chủ động tới từng đơn vị lao động.

Định kỳ hàng năm, các doanh nghiệp triển khai phân tích đánh giá các yếu tố độc hại trong môi trường lao động như: các yếu tố vi khí hậu, vật lý, bụi và các yếu tố hóa học…, từ đó đề ra các biện pháp cải thiện môi trường làm việc và phòng chống bệnh nghề nghiệp. Lao động được trang bị đầy đủ, quản lý và hướng dẫn sử dụng trang thiết bị bảo hộ lao động phù hợp khi làm việc. Công tác CSSK ban đầu luôn được quan tâm, đảm bảo đầy đủ cơ số thuốc, vật tư trang thiết bị y tế dự phòng tại các phòng khám, các điểm trực sản xuất, với cán bộ y tế trực để chữa trị các bệnh thông thường


cho CBCNV, sẵn sàng ứng cứu khi có tai nạn xảy ra ở tất cả các cơ sở sản xuất. CSSK nơi làm việc còn được thể hiện ngay trong bữa ăn giữa ca, bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm VSATTP , các bếp ăn tập thể được xây dựng đúng tiêu chuẩn, được kiểm soát VSATTP từ khâu nhập nguyên liệu đến chế biến thức ăn…

2.3.2 Quản lý nguồn nhân lực với mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Quản lý nguồn nhân lực tổ chức là quản lý con người có liên quan đến hoạt động của tổ chức. Quản lý nguồn nhân lực mang tính chất khái quát và xem xét tổ chức như là một thực thể cần có tác động từ bên ngoài và kết hợp với bên trong để quản lý. Quản lý nguồn nhân lực là bước phát triển cao hơn của quản lý nhân sự khi nó đề cập đến cả việc quản lý các quan hệ con người sản xuất, lao động, và cả quan hệ với những người từ bên ngoài sẽ vào làm việc cho tổ chức nguồn lực dự trữ hay tiềm năng của tổ chức , đề cập đến yếu tố thị trường lao động của tổ chức. Chính vì vậy có người gọi quản lý nguồn nhân lực là quản lý quan hệ sản xuất.

Bảng 2.3. Quá trình phát triển hoạt động quản lý nhân lực tổ chức


Mô hình

Quan niệm về con người trong lao động

Biện pháp quản trị

Kết quả


Cổ điển

Đầu thế kỷ 20

- Lười biếng, thích hưởng thụ

- Thụ động, không sáng tạo

- Giám sát, kiểm tra chặt chẽ thời gian làm việc

- Chia công việc thành từng công đoạn nhỏ, dễ nhớ, dễ

làm căn cứ phân công, trả lương

- Chuyên môn hoá lao động

- Nâng cao trách nhiệm

- Tăng năng suất lao động

- Gây nhàm chán công việc và gây mâu thuẫn giữa chủ và thợ


Tâm lý xã hội 40 - 50)

- Con người luôn cảm thấy mình có ích và quan trọng

- Con người muốn tham gia vào công việc chung

- Con người mong muốn có thu nhập bằng sức lao động hơn là bố thí.

- Tạo ra cơ hội để người lao động tham gia vào quá trình quản trị

- Thực hiện phân quyền nhất định và lắng nghe ý kiến của người lao động

- Tạo ra bầu không khí làm việc để người lao động cảm thấy dễ chịu

- Trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm tập thể được nâng cao

- Đỡ nhàm chán trong công việc

- Tạo ra sự thương lượng giữa chủ và thợ trong một số khía cạnh của quản trị


Khai thác tiềm năng

- Con người không những thụ động mà còn muốn tham gia hoạch định các mục tiêu.

- Nhiều người có khả năng làm việc độc lập và sáng tạo.

- Con người sẵn sàng giúp đỡ người khác trong cộng đồng

- Sử dụng tổng hợp các phương pháp để khai thác các tiềm năng của người lao động

- Tạo ra môi trường làm việc tốt, phát huy tối đa khả năng tiềm tàng

- Mở rộng tự quản

- Tính tự giác cá nhân được phát huy

- Khích lệ từng cá nhân vươn lên với tiềm năng tối đa của họ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng nhân lực của tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam - 6

Nguồn: [54]


Nguồn nhân lực của một tổ chức không chỉ là những con người đang làm việc trong tổ chức mà còn nhằm chỉ những nguồn khác có thể bổ sung cho tổ chức. Quản lý nguồn nhân lực luôn gắn liền với phát triển nguồn nhân lực. Đây là hai vấn đề có liên hệ mật thiết với nhau và phát triển nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quản lý nguồn nhân lực.

Để phát triển nguồn nhân lực HRD , cần: bồi dưỡng, đào tạo và phát triển. Bồi dưỡng nhằm hoàn thiện việc thực thi các công việc hiện tại; đào tạo chuẩn bị cho từng cá nhân để làm các công việc khác nhưng được xác định; phát triển là chỉ ra sự tăng trưởng chung nhất. Quá trình phát triển hoạt động quản lý nguồn nhân lực của tổ chức có thể tóm lược bằng một số thông tin trong bảng 2.3.

Trong lý thuyết về quản lý, quản lý một tổ chức được tiến hành trên nhiều nội dung khác nhau và thông qua hệ thống các chức năng cơ bản như lãnh đạo, chỉ huy, tổ chức, nhân sự, xây dựng chiến lược phát triển tổ chức. Trong nhiều chức năng, quản lý nhân sự hay quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức đóng vai trò mang tính chiến lược. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay coi vấn đề nhân sự của tổ chức luôn gắn liền với chiến lược phát triển tổ chức. Thiếu yếu tố nhân sự và quản lý nhân sự trong chiến lược sẽ làm cho chiến lược không thể thành công.

Quản lý phát triển tổ chức gắn liền với quản lý con người trong tổ chức. Mối quan hệ này thể hiện trên các khía cạnh:

Chính sách quản lý nhân lực và hoạt động quản lý nhân lực phải gắn liền với chính sách người lao động và người sử dụng lao động.

Quản lý nhân lực phải tập trung vào chất lượng, tạo ra một lực lượng lao động linh hoạt, đáp ứng được yêu cầu nhằm tạo ra điều kiện để chiến lược sản xuất của tổ chức được thực hiện.

Nhiều yếu tố đang làm cho các nhà quản lý tác nghiệp và quản lý nhân lực phải hợp tác như: toàn cầu hoá, giảm quy mô, chất lượng lao động quốc tế.

Lãnh đạo tổ chức

Người lao động trực tiếp

Quản lý nhân lực

Các nhà quản lý các đơn vị tác nghiệp 1

Các nhà quản lý các đơn vị tác nghiệp i

Các nhà quản lý các đơn vị tác nghiệp n

Hình 2.4: Mối quan hệ quản lý và quản lý nguồn nhân lực

Nguồn: [54]

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 14/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí