Đối Với Dữ Liệu Sơ Cấp Thu Thập Từ Bảng Khảo Sát



STT

Thang đo

Nguồn


cập nhật trong bản mô tả

công việc của GV

Jim Stewart (2000); Jerry W. Gilley và cộng sự (2002); Po Hu (2007); Trần Kim Dung (2009);

Bùi Thị Thanh và cộng sự (2014)


23

Công việc của GV được xác định phạm vi, trách

nhiệm rõ ràng


24

GV hiễu rõ hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá công tác nhân lực tại

trường


25

Hệ thống đánh giá công việc kích thích GV nâng

cao năng lực làm việc.


26

Kết quả đánh giá công

việc là công bằng khách quan

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Nguồn: Tác giả tổng hợp

- Bước 3: Tiến hành khảo sát. Tác giả tiến hành chọn 93 mẫu trong đó có 2 lãnh đạo và 7 cán bộ quản lý cấp khoa và 84 là giảng viên của các khoa, bộ môn.

Trong 93 mẫu được chọn phần lớn là cán bộ, giảng viên đã gắn bó với trường được một thời gian khá lâu, đối tượng này có đủ kinh nghiệm tại trường nên các nhận xét, đánh giá, nhìn nhận thực trạng quản lý nhân lực của trường khá chính xác và đầy đủ.

- Bước 4: Thu thập dữ liệu sơ cấp

Sau khi tiến hành gửi bảng khảo sát cho các đối tượng khảo sát thông qua phương pháp gửi trực tiếp hoặc gửi qua email đồng thời có giải thích rõ ràng cách trả lời và nhận lại các bảng khảo sát đã được trả lời, đối với các trường hợp chưa rõ ràng về các ý nghĩa kết quả trả lời, tác giả sẽ gặp trực tiếp để xin ý kiến.

Tổng hợp các phiếu khảo sát thu lại là 91phiếu (phát ra 93 phiếu) và sàn lọc các phiếu hợp lệ và không hợp lệ, cuối cùng, tổng số phiếu hợp lệ là 85 phiếu.

2.2.3. Xử lý dữ liệu sau khi thu thập

2.2.3.1. Đối với dữ liệu thứ cấp


Dữ liệu thứ cấp sau khi thu thập đầy đủ, được phân ra từng loại phục vụ viết từng nội dung của đề tài nghiên cứu. Đối với các dữ liệu dưới dạng chữ viết được nghiên cứu kỹ, tóm lược nội dung cần thiết để đưa vào phân tích trong các phần có liên quan. Và đối với số liệu được đưa vào các Bảng tổng hợp, phân tích kỹ và so sánh để tìm ra mối quan hệ giữa các chỉ số, đưa ra quy luật phát triển, bản chất của các vấn đề có liên quan đến mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu. Cụ thể, đối với dữ liệu thứ cấp, tác giả sử dụng các phương pháp sau:

* Phương pháp thống kê mô tả

Trên cơ sở các thông tin số liệu đã thu thập, tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả để hệ thống hóa, tổng hợp tài liệu phân chia các nội dung phù hợp với công tác nghiên cứu về công tác quản lý nhân lực tại Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội. Công cụ sử dụng tính toán trong luận văn là phần mềm máy tính Excel. Trong quá trình thực hiện tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tổng hợp các số liệu về nhân sự tại đơn vị nghiên cứu thông qua phân tích thống kê thành các nhóm như: Phân thành Giảng viên cơ hữu, cán bộ công nhân viên, phân chia theo độ tuổi, phân chia theo trình độ chuyên môn, phân chia theo giới tính giúp cho người đọc theo dõi một cách dễ dàng các thông tin muốn trình bày, có thể được quan sát so sánh sự biến động về số liệu giữa các năm với nhau.

* Phương pháp thống kê so sánh:

Được sử dụng để so sánh các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nhân lực qua các năm nhằm đánh giá thực trạng quản lý nhân lực của trường tại chương 3 của luận văn.

* Phương pháp phân tích và tổng hợp:

Phương pháp phân tích là việc chia tách vấn đề nghiên cứu thành những mảnh khá nhiều khía cạnh, đơn giản hơn để nghiên cứu, phát hiện ra thuộc tính, bản chất của từng yếu tố. Trên cơ sở đó giúp ta hiểu rõ hơn bản chất của đối tượng cần nghiên cứu.

Phương pháp tổng hợp là quy trình ngược với phân tích, hỗ trợ cho phân tích để tìm được cái chung khái quát của vấn đề nghiên cứu. Từ những kết quả nghiên


cứu từng bộ phận, vấn đề nhỏ của đối tượng phải tổng hợp thành cái chung khái quát để nhận thức đầy đủ về bản chất của vấn đề.

Tổng hợp và Phân tích là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau trong nghiên cứu, với đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý nhân lực tại trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội, để phân tích rõ vấn đề, tác giả đã chia các nội dung nghiên cứu thành những vấn đề để tìm hiểu kỹ từng nội dung, nắm rõ bản chất, ưu điểm, tồn tại của chúng. Sau đó lại khái quát tổng thể để có thể nhận thức đầy đủ và chung nhất về đối tượng quản lý. Phân tích và tổng hợp là hai hoạt động gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu.

Do nội dung thực trạng quản lý nhân lực tương đối rộng nên tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích để chia nhỏ các nội dung trên thành các khía cạnh chi tiết hơn, từ đó phân tích chúng để thấy được một cách chi tiết tình hình thực tế về nhân lực (ĐNGV) trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội.

Phương pháp tổng hợp được sử dụng trong phần đánh giá chung về quản lý nhân lực của trường, từ các phân tích, nhận định ở phần trên về thực trạng quản lý nhân lực khái quát nên những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của công tác quản lý nhân lực, làm cơ sở việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân lực (ĐNGV) ở chương 4.

2.2.3.2. Đối với dữ liệu sơ cấp thu thập từ bảng khảo sát

Kiểm tra và làm sạch dữ liệu

Phương pháp nghiên cứu của tác giả tập trung vào phân tích tổng thể các dữ liệu điều tra được từ khảo sát thực tế. Việc kiểm tra và làm sạch dữ liệu nhằm mục đích làm sạch số liệu và mô tả sơ bộ (sắp xếp dữ liệu, lược đồ, tính số liệu thống kê ban đầu, trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị cực trị, ngũ phân vị, bảng phân tổ chéo), xem xét tính gắn kết tổng thể, hiển thị dữ liệu, cơ cấu số liệu, phân loại theo phương pháp khảo sát.

Bỡi lẽ, các tập dữ liệu có thể có sai số, sai sót hay bỏ sót. Câu hỏi không phải lúc nào cũng dễ hiểu, người được phỏng vấn không phải lúc nào cũng biết đưa ra câu trả lời cần thiết, tinh thần cuộc điều tra, bản chất của việc đặt câu hỏi không


phải lúc nào cũng được lĩnh hội. Sau khi được mã hóa dưới dạng số, rất dễ dẫn đến tình trạng mã hóa sai hoặc thiếu dữ liệu. Chính vì vậy, tác giả cần thiết phải kiểm tra và rà soát lại tất cả các dữ liệu trước khi sử dụng cho việc phân tích của mình.

Thống kê mô tả mẫu

Học viên sử dụng phần mềm thống kê SPSS để thực hiện việc thống kê các thông tin cần thiết từ kết quả khảo sát, phần mềm SPSS là một phần mềm chuyên để xử lý dữ liệu từ các phiếu khảo sát (dữ liệu sơ cấp) cũng như dữ liệu có sẵn (thứ cấp) nhằm thu thập các kết quả mong muốn như thống kê mô tả, dự báo kết quả, kiểm tra dữ liệu,...

Phần mềm SPSS để thực hiện việc thống kê mô tả mẫu nghiên cứu, thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau: Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu; biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu; Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu. Được sử dụng để mô tả lại. Các công cụ của phương pháp: Số trung bình, phần trăm, hay số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân.

Đối với nghiên cứu này, tác giả dựa vào số mẫu quan sát thu thập được và hợp lệ, tiến hành thống kê mô tả các tiêu chí như: giới tính, trình độ học vấn, chức vụ, thâm niên công tác.

Giới tính: Nam và Nữ

Trình độ học vấn: Cao đẳng, Đại học, Sau đại học

Độ tuổi: Từ 23 đến 30 tuổi, Từ 31 đến 40 tuổi, Từ 41 đến 50 tuổi, Trên 50 tuổi

Thâm niên công tác: Dưới 5 năm, Từ 5 đến 10 năm, Trên 10 năm

Thống kê các ý kiến khảo sát đối với các yếu tố trong quản lý nhân lực.


CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN LỰC

TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH HÀ NỘI

3.1. Tổng quan về trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội

Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội tiền thân là Trường Trung cấp Thương nghiệp Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 1680/QĐ-TCDC ngày 09/4/1965 của UBHC thành phố Hà Nội (nay là UBND thành phố Hà Nội). Để phù hợp với sự nghiệp đổi mới của đất nước, ngày 13/5/1993 trường được đổi tên thành Trường Trung học Thương mại và Du lịch Hà Nội theo Quyết định số 1948/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội. Ngày 01/9/2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số 5689/QĐ-BGDĐT nâng cấp thành Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội.

Thực hiện Quyết định số 2230/QĐ-UBND ngày 12 tháng 4 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc chuyển giao chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trường đã chuyển thành cơ sở giáo dục nghề nghiệp và hoạt động theo Điều lệ trường Cao đẳng được ban hành bởi Thông tư số 46/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

Trải qua 52 năm xây dựng và phát triển, trường đã đào tạo và bồi dưỡng hàng ngàn sinh viên, cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao, chất lượng cao trong các lĩnh vực thương mại, du lịch, dịch vụ. Quy mô đào tạo nhà trường từ 5000 - 6000 học sinh, sinh viên các hệ đào tạo chính quy (Trong đó: Cao đẳng từ 2000- 2500; TCCN từ 2500 - 3000).

Chức năng: Nhà trường Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhân lực có trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơn theo đúng ngành nghề đào tạo theo quy định hiện hành của nhà nước. Nghiên cứu và thực nghiệm khoa học công nghệ phục vụ cho đào tạo, sản xuất kinh doanh, dịch vụ thương mại và du lịch, hợp tác, đào


tạo, nghiên cứu khoa học với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước

Nhiệm vụ và quyền hạn

Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển Trường;

Đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, có trách nhiệm nghề nghiệp, có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn;

Tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn, phê duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình đào tạo đối với từng ngành nghề được phép đào tạo theo quy định của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội;

Thực hiện đào tạo đa cấp, đa ngành, đa hệ, liên kết với các Trường, Viện, các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp trong và ngoài nước theo nhu cầu của xã hội và theo quy định hiện hành.

Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh; tổ chức các hoạt động đào tạo; kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, cấp phát, thu hồi và hủy bá bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp, chứng chỉ nghề và chứng chỉ đào tạo khác theo quy định của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội;

Tuyển dụng, quản lý viên chức và người lao động đảm bảo đủ về số lượng, phù hợp với ngành nghề, quy mô và trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật;

Phối hợp với các tổ chức, cá nhân và gia đình của người học trong hoạt động giáo dục;

Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng các kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và hoạt động tài chính; có cơ chế để người học tham gia đánh giá hoạt động đào tạo, giảng viên tham gia đánh giá cán bộ quản lý, viên chức và người lao động của Trường;


Quản lý, sử dụng đất đai, trụ sở, tài sản phù hợp với sự phát triển của Trường và đúng với quy định của pháp luật;

Quyết định thành lập các đơn vị trực thuộc Trường theo cơ cấu tổ chức được phê duyệt; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ từ cấp Trưởng phòng, Trưởng khoa và tương đương trở xuống;

Sử dụng nguồn thu từ hoạt động hợp tác đào tạo, khoa học công nghệ, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Trường, chi cho hoạt động đào tạo và bổ sung nguồn tài chính của Trường.

Tổ chức cho đội ngũ công chức, viên chức và người lao động và người học tham gia các hoạt động dịch vụ của Trường, các hoạt động xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầu của xã hội.

Phối hợp với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong hoạt động đào tạo về lập kế hoạch đào tạo, xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo; tổ chức giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thực tập, đánh giá kết quả học tập của người học;

Thực hiện kiểm định và đảm bảo chất lượng đào tạo theo quy định;

Tư vấn đào tạo, tư vấn việc làm miễn phí cho người học;

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của UBND Thành phố và theo quy định của pháp luật.

Mục tiêu và sứ mạng: Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội là cơ sở đào tạo đa ngành, đa hệ, liên thông giữa các bậc học; đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơn; có sức khỏe, đạo đức, có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Tổ chức nghiên cứu, chuyển giao công nghệ phục vụ nhu cầu xã hội, hợp tác chặt chẽ với các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội

Xây dựng cơ cấu tổ chức của Trường là một trong những công tác quan trọng nhằm thực hiện tốt công tác tổ chức và quản lý trong nhà trường. Việc xây dựng cơ cấu tổ chức của trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội được thực hiện


theo quy định của Điều lệ trường Cao đẳng, bao gồm: Ban Giám hiệu, các Phòng chức năng, Khoa, Bôn môn trực thuộc Trường, các Trung tâm theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và điều kiện thực tế của Trường.


Hình 3 1 Cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội 1

Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội

Nguồn: Phòng TCHC-QT

Chức năng của từng phòng, ban trong trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội:

- Ban Giám hiệu: Bao gồm Hiệu trưởng và 3 Phó hiệu trưởng. Ban giám hiệu tiến hành chỉ đạo điều hành chung hoạt động của nhà trường theo đúng quy định và sự phân công nhiệm vụ trong Ban Giám hiệu. Trong đó, Hiệu trưởng là người đại diện theo pháp luật của nhà trường; chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường theo các quy định của pháp luật và theo quy chế tổ chức trường.

- Trường bao gồm 7 khoa giảng dạy: Khoa Khoa học cơ bản; Khoa Ngoại ngữ; Khoa Tài chính-kế toán; Khoa Công nghệ chế biến; Khoa Khách sạn du lịch; Khoa Công nghệ thông tin; Khoa Kinh doanh thương mại và 01 Bộ môn: Giáo dục

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 10/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí