Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Nhà Nước Hợp Lý Và Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Của Thành Phố

để bảo vệ đất và tài nguyên du lịch. Gấp rút xây dựng quy hoạch chi tiết với tỷ lệ 1/500 hoặc 1/200 nhằm xác định phân khu phát triển và tổ chức các loại hình du lịch để có kế hoạch xúc tiến, kêu gọi các nhà đầu tư các dự án có tầm cỡ tại các khu du lịch đã có quy hoạch chi tiết.

Tổ chức giám sát đối với các dự án đầu tư trong khu vực đã được quy hoạch phát triển du lịch. Trong thời gian qua, việc giám sát các xây dựng các công trình trong khu quy hoạch chưa được coi trọng nên dẫn đến không tuân thủ theo thiết kế đã được phê duyệt và tùy tiện tiện xây dựng các công trình dịch vụ làm mất đi cảnh quan và thẩm mỹ tại các điểm du lịch. Vì vậy, cần có giải pháp quản lý các công trình, giao cho cơ sở giám sát cấp phép xây dựng và các ngành phối hợp duyệt mẫu mã thiết kế các công trình tại các điểm du lịch. Cần có chế độ xử lý cưỡng chế các công trình xây dựng lấn chiếm, công trình không phép, công trình sai thiết kế.

Tổ chức phổ biến quy hoạch, kế hoạch, chính sách quản lý du lịch, Đây là công tác phải được tiến hành sau khi quy hoạch, kế hoạch, chính sách quản lý du lịch được phê duyệt. Quy hoạch, kế hoạch, chính sách quản lý du lịch có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp và cộng đồng dân cư, các vấn đề liên quan đó là trong cơ chế phối hợp, môi trường pháp lý, ứng xử và tác động của mọi thành viên trong xã hội cho ngành du lịch phát triển. Trong thực tế hiện nay, các dự án du lịch thường chậm tiến độ về thời gian, xác định phạm vi cho các dự án, khu du lịch không rõ và chồng lấn liên quan đến nhiều ngành và đồng thuận của cộng đồng không cao. Nguyên nhân, do công tác phổ biến và tuyên truyền quy hoạch, kế hoạch, chính sách quản lý du lịch chưa được chú trọng, phạm vi và số lần phổ biến, tuyên truyền hạn chế, chưa cụ thể đến vùng dự án hay các khu vực bị tác động của quy hoạch nên một số bộ phận cộng đồng không nắm vững các nội dung có liên quan đến quy hoạch dẫn đến không đồng thuận của các bên liên quan. Vì vậy, cần các giải pháp sau:

- Phạm vi phổ biến rộng rãi đến mọi tầng lớp xã hội, cộng đồng, tôn giáo, dân tộc nhưng trọng tâm vào các khu vực có các dự án đầu tư, liên quan đến xây dựng sản phẩm du lịch, các khu tuyến điểm du lịch để các thành viên xã hội chấp hành và tham gia tạo sản phẩm du lịch,bảo vệ môi trường.

- Hình thức phổ biến qua phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương và cơ sở nơi sẽ diễn ra các nội dung quy hoạch như: Đài truyền thanh, vô tuyến, áp phích, pa-nô, tranh cổ động.

- Để kế hoạch có giá trị thực tế cần triển khai trao đổi thông qua các cuộc họp, hội thảo, tọa đàm ở các cấp, đặc biệt chú ý đến các cuộc trao đổi xin ý kiến của cộng đồng dân cư và huy động được cộng đồng dân cư tham gia vào việc thảo luận kế hoạch, triển khai thực hiện kế hoạch.

Ngoài ra, UBND TP. Đà Lạt cần tổ chức xây dựng quy chế quản lý tài nguyên du lịch và quy chế quản lý các khu, điểm du lịch. Tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong phát triển du lịch. Hướng dẫn tiến hành xây dựng các quy ước, hương ước ở khu dân cư về tham gia hoạt động du lịch và bảo vệ môi trường du lịch. Xây dựng các quy định chi tiết về bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ các loài động vật hoang dã. Sớm nghiên cứu và ban hành các chính sách cụ thể về môi trường như chính sách thuế môi trường, các quy định xử phạt, bồi thường,…đối với trường hợp làm giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường.

3.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước hợp lý và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch của thành phố

Củng cố tổ chức bộ máy QLNN gắn với việc cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ QLNN về du lịch, đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính có liên quan. Hệ thống cơ quan QLNN về du lịch của thành phố Đà Lạt cần được tổ chức thống nhất từ thành phố đến cơ sở, đảm bảo sự phối hợp có hiệu quả giữa các ngành, các cấp trong công tác quản lý, phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của Phòng VHTT, Ban Quản lý các khu du lịch trong công tác quản lý, khẩn trương ban hành quy chế hoạt động của Ban Quản lý các khu du lịch, trong đó cần nêu rõ nhiệm vụ của Ban Quản lý trong công tác tham mưu cho UBND thành phố trong QLNN về du lịch, Phòng VHTT giữ vai trò hỗ trợ, phối hợp với Ban Quản lý trong công tác quy hoạch, kêu gọi đầu tư, xúc tiến du lịch trên địa bàn thành phố.

Mặt khác, UBND thành phố cần nghiên cứu việc phân cấp quản lý phù hợp với cấp xã theo vị trí của các khu, tuyến, điểm du lịch như: quản lý quy hoạch, đầu tư, khai thác tài nguyên du lịch, quản lý trật tự trong hoạt động kinh doanh du

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

lịch... Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền cơ cở, tăng cường năng lực quản lý các ngành, các cấp trong định hướng phát triển du lịch, xây dựng cơ chế chính sách phù hợp, linh hoạt, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động, tinh thần trách nhiệm của CBCC, viên chức quản lý du lịch từ thành phố đến xã, phường. Chú trọng công tác tham mưu ban hành các văn bản, chính sách kịp thời, mang tính khả thi, dự báo xu thế phát triển ngành, nâng cao tính chuyên nghiệp, năng động của CBCC trong việc xử lý công việc, áp dụng hình thức đưa vào quy chế xét thi đua hàng năm, để có cơ chế xử lý đối với các trường hợp đơn vị ngành, địa phương chậm triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển du lịch theo chỉ đạo của thành phố.

UBND thành phố Đà Lạt cần quan tâm bổ sung kinh phí cho hoạt động du lịch của thành phố, phân cấp kinh phí sự nghiệp du lịch ở cấp xã, nhất là đối với các xã, phường trong quy hoạch phát triển du lịch; bố trí, trang bị cơ sở vật chất, thiết bị kịp thời, đầy đủ tại cơ quan đơn vị, đặc biệt là cấp xã, để tạo điều kiện thuận lợi trong công tác điều hành, quản lý về du lịch. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính có liên quan đến du lịch: minh bạch hóa các thủ tục hành chính, thực hiện hồ sơ, thủ tục nhanh gọn, quy định thời gian cụ thể, đúng hẹn, nâng cao chất lượng hoạt động của mô hình một cửa, một cửa liên thông, áp dụng và thực hiện tốt 3 xin “xin chào, xin hỏi, xin cảm ơn” tại các cơ quan của UBND thành phố, UBND các xã, phường nhằm đảm bảo cho các hoạt động liên quan đến du lịch được thực hiện một cách thuận tiện và tiết kiệm nhất.

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng - 13

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong QLNN về du lịch, UBND thành phố Đà Lạt, các ngành chức năng cần tăng cường sử dụng các công nghệ thông tin hiện đại, khai thác hiệu quả Internet, các trang web du lịch, cổng thông tin thành phần của thành phố để quảng bá du lịch, đồng thời tạo hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ công tác QLNN về du lịch.

Tăng cường sự phối hợp giữa Phòng VHTT với các Phòng, Ban, ngành khác trong QLNN đối với phát triển du lịch cũng như trong việc tham mưu cho UBND thành phố về QLNN đối với phát triển du lịch trên địa bàn. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch phải luôn gắn với việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch

phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương, đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch của Trung ương và tùy thuộc vào khả năng đáp ứng các điều kiện về chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và môi trường đầu tư của địa phương... Chính vì vậy, QLNN về du lịch không thể thiếu sự phối hợp của các cơ quan QLNN về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương.

Theo đó, tập trung chỉ đạo xây dựng và ban hành quy chế phối hợp giữa Phòng VHTT với các Phòng, Ban, Ngành khác trong tỉnh thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho UBND thành phố về QLNN đối với hoạt động du lịch. Cụ thể như sau:

- Quy chế phối hợp với Phòng Kế hoạch – Tài chính, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tài nguyên và Môi trường và UBND các xã, phường trong việc xây dựng quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết, kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, kinh tế cho du lịch tại các khu, điểm du lịch, đầu tư mua sắm phương tiện vận chuyển phục vụ du khách, kiểm tra, giám sát đối với các dự án đầu tư xây dựng các công trình du lịch (khu du lịch, khu vui chơi giải trí, khách sạn...).

- Quy chế phối hợp với Phòng Công thương trong phát triển hệ thống cửa hàng dịch vụ đạt chuẩn để khuyến khích hoạt động mua sắm, tăng chi tiêu của du khách khi đến Đà Lạt.

- Quy chế phối hợp giữa UBND TP. Đà Lạt với Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ đội biên phòng, Cục Hải quan trong việc xây dựng đề án nâng cao chất lượng phục vụ tại các đầu mối tiếp xúc với du khách.

- Quy chế phối hợp với Công an trong việc quy hoạch mở các tuyến du lịch mới, các loại hình du lịch mới; xây dựng các nội quy, chế độ chung cho hoạt động du lịch, các khách sạn, cơ sở phục vụ du lịch và xử lý những vi phạm xảy ra trên địa bàn đối với các tổ chức, cá nhân (kể cả trong nước và ngoài nước) trong hoạt động du lịch...

Ngoài ra, thường xuyên kết hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí ở Trung ương và địa phương, các đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch nhằm nâng cao nhận thức xã hội về du lịch

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ QLNN về du lịch. Từng

bước xây dựng đội ngũ cán bộ QLNN đối với phát triển du lịch tại Đà Lạt về nghề nghiệp, có phẩm chất tốt, có năng lực tổ chức quản lý, điều hành theo mục tiêu đã định. Theo đó, cần thực hiện các biện pháp chủ yếu sau:

- Trên cơ sở định hướng phát triển du lịch các tỉnh miền Trung, tính toán nhu cầu về số lượng cán bộ QLNN về du lịch cho từng thời kỳ, từng cấp để xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng với nhiều hình thức thích hợp, kể cả ngắn hạn và dài hạn, kể cả trong nước và ngoài nước về chuyên môn nghiệp vụ du lịch, kiến thức về luật pháp quốc tế, khả năng sử dụng ngoại ngữ và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hiện đại...

- Cần chú trọng đào tạo các chức danh chủ chốt của bộ máy QLNN về du lịch. Trong đào tạo, cần định hướng đúng nội dung đào tạo, những gì còn hụt hẫng, chưa chuyên sâu thì tổ chức đào tạo lại, hoặc mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn theo từng chuyên đề. Mặt khác, phải từng bước thực hiện "xã hội hóa" công tác đào tạo; thực hiện chế độ Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo, mua tài liệu học tập... Bên cạnh đó, khuyến khích cán bộ tự rèn luyện, học tập để trưởng thành, hạn chế sự trông chờ, ỷ lại, dựa dẫm vào sự bao cấp của Nhà nước.

- Xây dựng và thực hiện cơ chế thi tuyển, tuyển chọn cán bộ và sử dụng cán bộ đúng khả năng và trình độ chuyên môn được đào tạo để phát huy sở trường, kiên quyết thay thế những cán bộ có phẩm chất kém và năng lực yếu. Đổi mới cách thức đánh giá cán bộ. Theo đó, không thể đánh giá cán bộ một cách chung chung mà phải dựa trên tiêu chuẩn đã quy định. Năng lực cán bộ phải được đo bằng chất lượng và hiệu quả công việc được giao.

3.2.3. Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch phù hợp với yêu cầu phát triển

Qua phân tích cụ thể tình hình đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực du lịch tại Đà Lạt cũng như các kinh nghiệm trong quản lý đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực tại các địa phương trong và ngoài nước có thể nhận thấy: mặc dù đã cố gắng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực du lịch tại Đà Lạt nhưng công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực du lịch vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại. Như vậy, để nâng cao hiệu quả

QLNN đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực du lịch của TP. Đà Lạt, UBND thành phố Đà Lạt cần tập trung vào các giải pháp sau:

Thứ nhất, cần sớm ban hành chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực phù hợp.

Hiện nay, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2016 về phát triển du lịch chất lượng cao giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; nội dung Nghị quyết đã đề ra các chính sách hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch nói chung tại Đà Lạt, trong đó có chia ra làm 03 nhóm đối tượng đào tạo: nhóm cán bộ nhân viên QLNN về du lịch; nhóm bộ phận quản lý các doanh nghiệp lưu trú du lịch và nhóm cộng đồng dân cư tham gia phục vụ du lịch. Trong đó, chính sách đãi ngộ đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực du lịch được quy định cụ thể đối với từng đối tượng trong hoạt động du lịch tại Đà Lạt, cụ thể: Đối với người lao động tại các điểm du lịch, lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn phục vụ du lịch: Hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo nghề trong nước cho số lượng nhân lực mới tuyển dụng. Mỗi lao động được hỗ trợ đào tạo một lần, thời gian đào tạo được hỗ trợ không quá 06 tháng và tối đa không quá 10 triệu đồng/học viên. Hàng năm ngân sách hỗ trợ 50% kinh phí tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho nhân lực tại đơn vị theo hình thức hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn, mức hỗ trợ tối đa không quá 02 triệu đồng/người/năm. Hỗ trợ 50% kinh phí tham gia các hội thi du lịch trong khu vực, quốc gia và quốc tế. Hỗ trợ tối đa 70% kinh phí tổ chức các cuộc thi cấp thành phố trong các lĩnh vực: lễ tân khách sạn, phục buồng, bàn; hội thi nấu ăn nhằm tôn vinh và nâng cao chất lượng dịch vụ. Hỗ trợ 100% chi phí tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giám đốc các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo đối với các đội ngũ cán bộ quản lý, giám đốc các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu trú du lịch khi tham gia các lớp đào tạo chuyên sâu do thành phố tổ chức. Có thể nhận thấy đây cũng là một bước tiến thể hiện sự quyết tâm của thành phố Đà Lạt trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về du lịch của thành phố. Tuy

nhiên, để nâng cao chất lượng nhân lực du lịch nói chung và lưu trú du lịch nói riêng cần sớm cụ thể hóa chủ trương của Nghị quyết thành văn bản pháp lý của chính quyền.

Thứ hai, cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực du lịch cụ thể dựa theo tình hình của địa phương.

Hầu hết các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực du lịch tại Đà Lạt đều mang tính thời điểm và chưa có kế hoạch lộ trình cụ thể. Để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực du lịch phù hợp, cơ quan QLNN về du lịch tại Đà Lạt cần tiến hành thống kê, rà soát tình hình nhân lực phục vụ du lịch trên toàn địa bàn thành phố, từ đó sàng lọc và phân loại số lượng nhân lực thực tế cần đào tạo, bồi dưỡng và phát triển dựa theo các tiêu chí về loại, hạng cơ sở du lịch, độ tuổi, bộ phận, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ... để có kế hoạch đào tạo hợp lý tránh lãng phí, mang lại hiệu quả thực sự cho các cơ sở kinh doanh, phục vụ du lịch.

Thứ ba, cần hướng dẫn các cơ sở du lịch tại Đà Lạt đào tạo theo hướng đào tạo các đội ngũ kế cận để tránh tình trạng hụt hẫng khi có biến động về nhân lực.

Thực tế không riêng ở Đà Lạt, nhân lực làm việc tại các cơ sở du lịch nói chung thường có sự biến động lớn do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, vì vậy một trong những giải pháp đối với các cơ sở du lịch tại Đà Lạt là cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực theo hướng đào tạo trù bị đội ngũ kế cận ở các vị trí dễ có sự biến động về nhân sự, tránh bị động về nhân sự gây ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động phục vụ.

Cần có kế hoạch và chính sách đào tạo nâng cao tỷ lệ cán bộ quản lý điều hành du lịch giỏi tại các cơ sở du lịch tại Đà Lạt thông qua việc cử đi đào tạo tại các quốc gia phát triển và có những thành công đặc biệt đối với quản lý về du lịch như: Singgapore; Thái Lan, Nhật Bản...

UBND thành phố Đà Lạt cần thực sự phát huy vai trò của mình trong công tác tổ chức, quản lý, hỗ trợ và hướng dẫn các cơ sở du lịch trong đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực du lịch. Dựa vào chính sách đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực du lịch, UBND thành phố Đà Lạt

thực hiện vai trò của mình trong việc tổ chức, quản lý, hỗ trợ và hướng dẫn các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực như kết hợp mở các lớp đào tạo tập trung hoặc tại chỗ cho các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố.

Thứ tư, nâng cao nhận thức của các cơ sở kinh doanh, phục vụ du lịch về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực.

Bên cạnh những cố gắng từ phía cơ quan QLNN đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch, bản thân các cơ sở kinh doanh du lịch cũng cần chủ động có các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp mình. Chủ động phân bổ ngân sách cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp hàng năm. Bên cạnh đó, chủ động kết hợp với cơ quan QLNN về du lịch để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với thực tế của doanh nghiệp cũng như tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế. Mặt khác, kết hợp với các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong thành phố như trường Đại học Đà Lạt, Đại học Yersin… trong hoạt động đào tạo chuẩn về nhân lực phục vụ du lịch, đào tạo theo đơn đặt hàng để tuyển dụng được nguồn nhân lực phù hợp và có chất lượng tốt, giảm chi phí đào tạo lại. Mặt khác, cần xây dựng kế hoạch và chính sách đào tạo nhằm giữ chân nguồn nhân lực có chất lượng cao, tạo sự gắn kết giữa doanh nghiệp và người lao động, tạo sự ổn định cho chính bản thân người lao động và doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Thứ năm, cần có kế hoạch về nhân lực hợp lý nhằm khắc phục tính mùa vụ trong du lịch.

Cũng giống như các địa phương phát triển du lịch khác, hoạt động du lịch tại Đà Lạt chịu tác động rất lớn của tính mùa vụ. Vào thời điểm mùa hè tại các Cđiểm du lịch thường thiếu người phục vụ, mùa đông lại thừa người phục vụ, đây cũng là nguyên nhân khiến cho lượng lao động mùa vụ tại Đà Lạt tăng, mất cân đối và gây ra sự xáo trộn về nhân lực cho hoạt động du lịch. Chính vì vậy, các cơ sở kinh doanh, phục vụ du lịch tại Đà Lạt cần xây dựng kế hoạch hợp lý, mang tính dài hạn nhằm sử dụng hợp lý nguồn nhân lực và khắc phục tính mùa vụ trong du lịch. Các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/04/2023