thể chất, Quốc phòng - An ninh. Các khoa thực hiện tổ chức, đào tạo sinh viên theo đúng chuyên ngành giảng dạy.
- Các phòng chức năng: Phòng Công tác học sinh - sinh viên; Phòng Đào tạo; Phòng Tổ chức - Hành chính quản trị; Phòng Khoa học và đối ngoại; Phòng Kế toán
- tài chính; Phòng Thanh tra và kiểm định chất lượng. Phụ thuộc và chịu quản lý của Ban Giám hiệu, có nhiệm vụ tư vấn, làm nhiệm vụ hành chính cho trường.
- Đơn vị trực thuộc: Trung tâm thông tin và thư viện; Trung tâm liên kết đào tạo và xúc tiến việc làm; các Trung tâm có nhiệm vụ hỗ trợ các hoạt động đào tạo, liên kết, hợp tác Quốc tế, đối ngoại doanh nghiệp và các nhiệm vụ khác của trường.
3.1.3. Đặc điểm cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ đào tạo
Trụ sở chính của Nhà trường có trên 1,77 ha, trong đó có các phòng xưởng thực tập, thực hành là 1.840 m2, giảng đường học lý thuyết là 1.0667 m2, sân vận động 4.500 m2, nhà thi đấu đa năng 712 m2, ký túc xá sinh viên, nhà ăn, hội trường.
Diện tích mặt bằng đã xây dựng phục vụ cho đào tạo gồm: Ba toà nhà 4 tầng với 54 phòng học lý thuyết, diện tích 1.0667 m2; 05 phòng xưởng thực tập thực hành với diện tích 1.840 m2; được trang bị nhiều thiết bị thực tập tiên tiến, hiện đại…phục vụ cho các nghề đào tạo; Khu nội trú gồm 01 tòa nhà 5 tầng, với 45 phòng, có diện tích 2.261 m2, phục vụ cho hơn 350 sinh viên.
3.1.4. Đặc điểm đội ngũ nhân lực
* Về số lượng
Cùng với sự phát triển chung của cán bộ, giáo viên, ngành giáo dục nói chung và cán bộ, giảng viên, nhân viên trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội nói riêng, có đặc điểm là lực lượng dồi dào, có lòng nhiệt huyết với công việc, có năng lực, có chuyên môn nghiệp vụ, quản lý giáo dục, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Trong những năm qua, cán bộ, giảng viên, nhân viên trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội đã có những đóng góp quan trọng vào quá trình xây dựng trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội ngày càng vững mạnh, tạo niềm tin cho phụ huynh, học sinh đối với giáo dục đại học, cao đẳng, xây dựng ngành giáo dục trong sạch, vững mạnh, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế, xã hội thành phố Hà Nội.
Hiện nay, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội có 145 cán bộ, giảng viên, nhân viên trong đó bao gồm: Cán bộ quản lý các phòng ban; Giảng viên; Chuyên viên; nhân viên nghiệp vụ các phòng ban chức năng.
Trong giai đoạn 2012 - 2015, số lượng giảng viên cũng như cán bộ, công nhân viên của Trường có nhiều biến động. Giai đoạn 2012 - 2014 số lượng đội ngũ nhân lực trong nhà trường tăng cao hơn so với các năm trước đó. Lí do thứ nhất là do nhà trường tổ chức thi tuyển viên chức vào tháng 8/2012; thứ hai do quy mô đào tạo của nhà trường tăng lên, do vậy số lượng cán bộ, giảng viên, nhân viên của trường tăng lên. Từ năm 2014 đến nay đội ngũ nhân lực của nhà trường giảm, đặc biệt là đội ngũ giảng viên, là do nhà trường không tuyển sinh được sinh viên vào học theo chỉ tiêu đề ra nên công tác chăm lo đời sống cho giảng viên, nhân viên trong nhà trường bị giảm sút, dẫn tới hàng loạt giảng viên hợp đồng bị thôi việc, một vài giảng viên trong biên chế cũng xin chuyển ngành, làm công việc khác.
Bảng 3.1. Số lượng nhân lực của Trường giai đoạn 2012-2016
Đơn vị: người
2012 - 2013 | 2013 - 2014 | 2014- 2015 | 2015 - 2016 | |
1. Giảng viên cơ hữu Trong đó: | 138 | 130 | 95 | 95 |
Khoa Khoa học cơ bản | 30 | 22 | 19 | 19 |
Khoa Ngoại ngữ | 23 | 23 | 18 | 18 |
Khoa Công nghệ thông tin | 11 | 7 | 6 | 4 |
Khoa Khách sạn du lịch | 14 | 13 | 10 | 11 |
Khoa Công nghệ chế biến | 8 | 8 | 6 | 6 |
Khoa Kinh doanh thương mại | 23 | 22 | 11 | 13 |
Khoa Tài chính kế toán | 22 | 22 | 16 | 15 |
Bộ môn Quốc phòng An ninh | 7 | 7 | 4 | 4 |
Bộ môn Giáo dục thể chất | 0 | 6 | 5 | 5 |
2. Cán bộ, nhân viên | 64 | 65 | 59 | 50 |
Tổng số | 202 | 195 | 154 | 145 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Nhân Lực Trong Cơ Sở Giáo Dục Đại Học,
- Bài Học Kinh Nghiệm Đối Với Trường Cao Đẳng Thương Mại Và Du Lịch Hà Nội
- Đối Với Dữ Liệu Sơ Cấp Thu Thập Từ Bảng Khảo Sát
- Ý Kiến Đánh Giá Của Gv Về Công Tác Xây Dựng Kế Hoạch Nhân Lực
- Ý Kiến Đánh Giá Của Gv Về Công Tác Bố Trí Tuyển Dụng Nhân Lực
- Tổng Hợp Kết Quả Thi Đua Khen Thưởng Đngv Giai Đoạn 2012-2016
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Nguồn: Báo cáo hằng năm của phòng TCHC - QT
Số lượng sinh viên nhập học hằng năm giảm, điều này đặt ra vấn đề về áp lực công việc đối với mỗi người giảng viên. Số lượng sinh viên giảm cũng ảnh hưởng tới mức lương, đời sống của cán bộ, nhân viên nhà trường nói chung, giảng viên nói riêng. Điều này đặt ra vấn đề về chất lượng giáo dục nếu chất lượng ĐNGV của trường không đảm bảo.
Bảng 3.2. Số lượng người học nhập học từ năm 2012- 2016
Đơn vị: người
2012- 2013 | 2013- 2014 | 2014- 2015 | 2015 - 2016 | |
1.Sinh viên hệ cao đẳng | 1406 | 1167 | 487 | 952 |
2.Học sinh TCCN | 645 | 326 | 148 | 54 |
Tổng | 2.051 | 1.493 | 635 | 1.006 |
Nguồn: Báo cáo hằng năm của phòng TCHC - QT
Hiện tại, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội đào tạo hệ Cao đẳng và hệ Trung cấp chuyên nghiệp với 7 khoa chuyên môn chính và 01 bộ môn Giáo dục thể chất, Quốc phòng - an ninh. Nhìn chung, số lượng giảng viên được phân bố tương đối đồng đều ở các khoa, bộ môn cơ bản đáp ứng được công tác giảng dạy theo mục tiêu đào tạo của nhà trường. Trong đó, Khoa Khoa học cơ bản và Khoa Ngoại ngữ là 2 khoa có số lượng giảng viên lớn nhất. Cụ thể:
Hình 3.2. Tình hình ĐNGV của Trường theo các Khoa đào tạo (người)
Nguồn: Báo cáo hằng năm của phòng TCHC - QT
* Về mặt giới tính
Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội có tỷ lệ giảng viên nam và nữ có sự chênh lệch lớn, nhà trường cũng có truyền thống giảng viên nữ đông hơn giảng viên nam, có khoa trong nhà trường không có giảng viên nam như khoa Khách sạn du lịch và cũng có rất nhiều khoa chỉ có một giảng viên là nam giới như Khoa Tài chính kế toán, Khoa Ngoại ngữ, Khoa Công nghệ chế biến (Bảng 3.3). Nguyên nhân, trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội là trường thuộc khối ngành du lịch, dịch vụ có đạo tạo các ngành như Kế toán, Ngoại ngữ, Khách sạn du lịch,… là những ngành có tỉ lệ nữ giới theo học cao. Đặc biệt công tác quản lý đội ngũ nhân lực cần phải chú ý đến những điều kiện về giới để có những biện pháp quan tâm đúng mức đến đối tượng nam giới và nữ giới.
Bảng 3.3. Phân loại giảng viên cơ hữu theo giới tính và độ tuổi (số người) năm học 2015-2016
Tổng cộng | Trong đó nam | Phân loại theo tuổi | |||
Đơn vị | <30 | 30-40 | >40 | ||
Khoa Khoa học cơ bản | 19 | 2 | 0 | 10 | 9 |
Khoa Ngoại ngữ | 18 | 1 | 0 | 10 | 8 |
Khoa Công nghệ thông tin | 4 | 4 | 0 | 2 | 2 |
Khoa Khách sạn Du lịch | 11 | 0 | 0 | 8 | 3 |
Khoa Công nghệ chế biến | 6 | 1 | 0 | 5 | 1 |
Khoa Kinh doanh thương mại | 13 | 2 | 2 | 7 | 4 |
Khoa Tài chính kế toán | 15 | 1 | 4 | 7 | 4 |
Bộ môn Giáo dục thể chất | 5 | 4 | 1 | 3 | 1 |
Bộ môn Giáo dục quốc phòng | 4 | 3 | 1 | 2 | 1 |
Tổng | 95 | 18 | 8 | 54 | 33 |
Nguồn: Báo cáo hằng năm của phòng TCHC - QT
* Về cơ cấu theo nhóm tuổi
Qua Bảng 3.3, ta thấy giảng viên trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội hiện nay có độ tuổi bình quân khá cao. Độ tuổi trung bình này sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo. Nguyên nhân là do:
Giảng viên hiện đã gần đủ về số lượng so với sinh viên hiện có trong trường
Giảng viên về nghỉ chế độ không nhiều
Do vậy hiện tại và trong giai đoạn đến 2025, giảng viên trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội sẽ phải đối mặt với tình trạng “già hóa”. Điều này mâu thuẫn với việc trẻ hóa đội ngũ để thích ứng.
Tình trạng trên cũng nảy sinh một vấn đề nữa là việc điều động, tăng cường đội ngũ giảng viên sẽ rất khó khăn, giảng viên trẻ, được đào tạo chính quy, có bằng cấp trên chuẩn (Đại học, thạc sĩ) sẽ có rất ít cơ hội được tuyển vào biên chế.
* Về trình độ chuyên môn
Bảng 3.4. Trình độ chuyên môn ĐNGV của Trường giai đoạn 2012-2016
Đơn vị: người
2012 - 2013 | 2013 - 2014 | 2014 - 2015 | 2015 - 2016 | |
Tiến sĩ | 1 | 1 | 1 | 1 |
Thạc sĩ | 52 | 56 | 59 | 62 |
Đại học | 85 | 73 | 35 | 32 |
Tổng | 138 | 130 | 95 | 95 |
Nguồn: Báo cáo hằng năm của phòng TCHC - QT
Trình độ của đội ngũ giảng viên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giảng dạy nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung. Vì vậy, muốn nâng cao trình độ cho ĐNGV thì phải quan tâm đến việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên của nhà trường.
Qua số liệu Bảng 3.4 có thể thấy, trình độ chuyên môn của ĐNGV Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội có xu hướng tăng lên qua các năm, đặc biệt là số giảng viên có trình độ Thạc sĩ tăng lên; giảm số giảng viên có trình độ Đại học.
3.1.5. Yêu cầu quản lý nhân lực của Trường
Song song với việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV, lãnh đạo nhà trường cũng đề ra chiến lược hoạch định nguồn nhân lực của nhà trường trong thời gian tới như sau:
Bộ máy quản lý nhân sự gọn nhẹ, hợp lý, hiệu quả, xóa bỏ quan liêu, cửa quyền
Xây dựng một đội ngũ quản lý giỏi, GV có kiến thức chuyên môn cao, kinh nghiệm thực tế tốt và hơn hết có trình độ ngang bằng với các trường Đại học, Cao đẳng có tiếng trong nước.
Thu hút và tuyển chọn lực lượng GV đảm bảo về số lượng, chất lượng, có năng lực, trình độ chuyên môn để hoàn thành tốt công việc được giao cũng như đáp ứng nhu cầu đăng ký tuyển sinh trong những năm tới.
Sử dụng có hiệu quả nhân lực GV nhằm tăng năng xuất và nâng cao tính hiệu quả của nhà trường trong công tác giảng dạy
Các GV được động viên khuyến khích, tạo sự gắn bó với nơi làm việc để yên tâm, trung thành và tâm huyết với nhà trường
Đào tạo và phát triển nhân lực GV có trình độ kỹ thuật chuyên môn hóa ngày càng cao, đáp ứng kịp thời với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để GV được phát huy và phát triển tối đa các năng lực cá nhân của họ.
Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của GV và gắn quyền lợi của GV với hiệu quả hoạt động giảng dạy và quyền lợi của nhà trường
Cải tiến hệ thống lương thưởng theo hướng tăng thu nhập cho GV, tăng cường thưởng sáng kiến nhằm khuyến khích GV sáng tạo trong công việc, phấn đấu nâng cao học hàm, học vị đảm bảo yêu cầu giảng dạy và mục tiêu phát triển của nhà trường
Do đó, công tác thu hút nhân tài cũng như phát triển đội ngũ giảng viên của Nhà trường trong thời gian tới là điều hết sức quan trọng và cần thiết.
Việc quản lý nhân lực của nhà trường đến hiện nay cũng có những thuận lợi và khó khăn nhất định.
Về mặt thuận lợi:
Nhà trường đáp ứng đủ số lượng và chất lượng giảng viên trong công tác tuyển sinh và giảng dạy hàng năm.
Đội ngũ GV có sự yêu thích mong muốn cống hiến đối với nhà trường, luôn sẵn sàng phấn đấu và tham gia các hoạt động của nhà trường
Cơ sở vật chất đảm bảo cho việc giảng dạy và nghiên cứu của GV
Nhà trường có đủ các phần mềm tiện ích trong việc quản lý GV một cách khoa học và đầy đủ
Về mặt khó khăn
Các GV chưa tích cực và hỗ trợ nhà trường trong công tác quản lý nhân lực, nhiều GV còn thiếu ý thức trong việc tham gia đóng góp ý kiến, hoàn thiện quy trình đánh giá năng lực GV.
Chính sách lương thưởng và phúc lợi của nhà trường còn thấp, điều này gây cản trở và tạo sự thiếu động lực phấn đấu của đội ngũ GV trong công tác giảng dạy và nâng cao trình độ.
Hoạt động ngoại khóa, nghiên cứu khoa học của GV còn kém
Hoạt động quản lý nhân lực của nhà trường còn chồng chéo về phân định trách nhiệm, chưa quy định rõ ai phụ trách cụ thể nội dung nào trong khâu quản lý, điều này gây bất lợi cho công tác kiểm tra và đánh giá hoạt động quản lý nhân lực hiện nay.
3.2. Thực trạng quản lý nhân lực tại Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội
3.2.1. Về công tác Xây dựng kế hoạch nhân lực
Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục, đào tạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội luôn xác định mục tiêu xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chuẩn hóa, bảo đảm chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu.