Phân Loại Các Xã Theo Số Lượng Tiêu Chí Đạt Được Trong Giai Đoạn 2016-


Nhóm 1: xã đạt 19 tiêu chí Nhóm 2: xã đạt 14-18 tiêu chí

Nhóm 3: xã đạt dưới 14 tiêu chí

12.50%



37.50%


50.00%


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.


2020

Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk - 8

Bảng 3: Phân loại các xã theo số lượng tiêu chí đạt được trong giai đoạn 2016-


Nhóm các tiêu chí có số lượng xã đạt chuẩn cao nhất là các tiêu chí:

01, 03, 04, 08, 09, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19. Các tiêu chí này 08/08 xã

đều đã đạt chuẩn và đang tổ chức duy trì, nâng cao chất lượng trong thời gian tới. Đối với nhóm tiêu chí thuộc về cơ sở hạ tầng có số lượng các xã đạt thấp như các tiêu chí: Số 02, 05, 06, 07 là các tiêu chí đòi hỏi kinh phí đầu tư lớn mới có thể đạt chuẩn các tiêu chí này.

Về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội


Giai đoạn 2016 – 2020, Đảng bộ huyện đã hết sức quan tâm và nhanh chóng vào cuộc để tập trung chỉ đạo, cũng như vận động các nguồn lực vào thực hiện chương trình, thu hút đầu tư vào sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Nhờ có sự lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành quyết liệt nhằm đạt được kế hoạch đề ra nên cuối năm 2020 đã có 80,35 số xã có cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới (vượt 10,35% so với kế hoạch) cụ thể:

- Về giao thông


Trên địa bàn huyện có 1.049 km đường giao thông các loại (không tính đường Quốc lộ, Tỉnh lộ). Công tác phát triển giao thông được chú trọng, từ nhiều nguồn vốn Trung ương, tỉnh, huyện và người dân đóng góp,

ban hành các văn bản chỉ đạo về chủ trương s a chữa các công trình giao thông. Đường trục xã, liên xã 2.693,7 km, đã nhựa hóa hoặc bê tông xi măng 100,08 km/104 km, đạt 96,23 (tăng 43,1 so với năm 2015, vượt 2,6% so với kế hoạch của Nghị quyết). Đường trục thôn buôn 4.079,2 km, được cứng hóa 155,5 km/221 km, đạt 70,36 (tăng 35,8 so với năm 2015, vượt 9,2% so với kế hoạch của Nghị quyết). Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa thực hiện 15,2 km, lũy kế đến nay: 308,2/484 km, đạt 63,65 . Đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm thực hiện 7,2 km, lũy kế đến nay: 163,18 km/240 km, đạt 67,99%.

Trên địa bàn huyện số xã đạt tiêu chí Giao thông: 05/08 xã, đạt tỷ lệ 62,5% (tăng 5 so với năm 2015).

- Về thủy lợi


Trên địa bàn huyện có 67 hạng mục công trình thủy lợi vừa và nhỏ với tổng chiều dài hệ thống kênh mương là 123,7 km trong đó có 80,99 km đã được kiên cố hóa, chiếm tỷ lệ 65,47 , đảm bảo tưới chủ động cho 85% diện tích cây trồng có nhu cầu nước tưới của toàn huyện.

Trên địa bàn huyện có 08/08 xã đạt tiêu chí thủy lợi, đạt tỷ lệ 100% (tăng 1 so với năm 2015).

- Về điện


Mạng lưới điện đã được nâng cấp, cải tạo, đầu tư, lưới điện phủ khắp các xã, hiện nay hệ thống lưới điện quốc gia đã được kéo đến các thôn, buôn các xã trên địa bàn huyện, đáp ứng đựơc yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện và phục vụ cho sản xuất, kinh doanh. Các tuyến trung thế, hạ thế đã được cải tạo và được kéo về đến khu vực trung tâm các xã, việc kéo các đường dây trung thế đến các khu dân cư, khu vực sản xuất trên địa bàn đang được triển khai thực hiện. Đồng thời phát triển mạng phụ tải

nhằm đưa điện đến hầu khắp các hộ dân cư. Xây dựng mới và nâng cấp công suất các trạm biến áp chính hiện hữu trên địa bàn huyện. Đến nay 100 thôn, buôn có điện, 100% số hộ được dùng điện và ngành điện đã đáp ứng nhu cầu s dụng điện trên địa bàn

Đến thời điểm này, toàn huyện có 08/08 xã đã đạt tiêu chí Điện, đạt tỷ lệ 100% (tăng 2 so với năm 2015).

- Trường học


Chú trọng chỉ đạo công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, củng cố và duy trì bền vững các kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS và phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 05 tuổi, triển khai xóa mũ chữ cho người lớn tuổi:

Toàn huyện có tổng số trường học đạt tiêu chí chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất là 38/56 trường, đạt tỷ lệ 67,8 ; trong đó tổng số trường đã được công nhận chuẩn quốc gia là 28/56 trường, đạt tỷ lệ 50%.

Đến nay, toàn huyện có 04/08 xã đạt tiêu chí Cơ sở vật chất trường học, đạt tỷ lệ 50% (tăng 2 so với năm 2015).

- Về cơ sở vật chất văn hóa


Toàn huyện có 04 nhà văn hóa xã (Hòa Hiệp, Ea Ktur, Ea Ning và Ea Bhốk), 83 thôn, buôn (trong đó có 24 buôn) có nhà văn hóa; 30 thôn, buôn (trong đó có 03 buôn) chưa có nhà văn hóa. Tuy nhiên 100% thôn, buôn đã có quy hoạch nhà văn hóa, khu thể thao theo Chương trình xây dựng nông thôn mới. Trên địa bàn huyện có khoảng 15 sân vận động; 12 sân bóng đá mini cỏ nhân tạo, 05 sân tennis, 06 sân cầu lông trong nhà, trên 30 sân bóng chuyền, 01 điểm tập yoga, 02 điểm tập thể hình... hoạt động thường xuyên góp phần đáp ứng nhu cầu rèn luyện thể chất, thưởng thức, sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân.

Trong năm 2020 huyện đã nâng cấp và s a chữa một số công trình phục vụ cho sinh hoạt văn hóa của người dân Trên địa bàn huyện có 04/08 xã đạt tiêu chí số 6. Cơ sở vật chất văn hóa, đạt tỷ lệ 50% (tăng 2 so với năm 2015).

- Về thông tin, bưu điện


Hiện nay các xã trên địa bàn huyện đều có từ 01 - 02 điểm bưu điện văn hóa xã đạt chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch. 100% thôn, buôn có dịch vụ internet đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu về nắm bắt thông tin của người dân. Tỷ lệ phủ sóng truyền hình đạt 100%, phủ sóng truyền thanh đạt 100%. Tại các phòng làm việc trong trụ sở UBND xã đã được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ cho công tác điều hành quản lý văn bản như: Máy tính, máy photo, dịch vụ internet... công tác tiếp nhận và giải quyết văn bản thực hiện trên hệ thống quản lý điều hành văn bản (Idesk).

Có 08/08 xã đạt tiêu chí số 08. Thông tin và truyền thông, đạt 100% (đạt 8 xã từ năm 2015)

- Về nhà ở dân cư


Công tác quản lý xây dựng nhà dân cư đã được chú trọng, tình trạng xây dựng nhà trái phép, lấn chiếm đã giảm, người dân đã có ý thức chấp hành các quy định. UBND các xã tiếp tục hướng dẫn và triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn II; hỗ trợ nhà ở cho người có công cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính Phủ. UBND huyện đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn huyện Cư Kuin giai đoạn 2019 -2020 cho 139 hộ nghèo tại các xã, đảm bảo có nhà ở an toàn, ổn

định, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững. Trong năm 2020 đã xây được 32 nhà cụ thể: Xã Ea Tiêu: 12 nhà; xã Ea Bhôk: 03 nhà; xã Ea Hu: 02 nhà; xã Ea Ktur: 03 nhà; xã Hòa Hiệp: 12 nhà.

Đến nay, toàn huyện có 08/08 xã đạt chuẩn tiêu chí số 09. Nhà ở dân cư đạt tỷ lệ 100% (tăng 2 so với năm 2015).

Về thu nhập


Thu nhập bình quân đầu người hàng năm đạt >30 triệu đồng/người/năm tăng 2 lần so với thu nhập bình quân năm 2015; hộ nghèo (vượt kế hoạch).

Về môi trường


Tỷ lệ người dân nông thôn được s dụng nước hợp vệ sinh đạt khoảng 89,5%, tăng 4,5 so với giai đoạn 2010 – 2015, đạt 91,32% so với kế hoạch.

Về hệ thống tổ chức chính trị xã hội và an ninh, trật tự xã hội


- Công tác tổ chức cán bộ được chú trọng, gắn với việc đào tạo, bồi dưỡng với quy hoạch và s dụng cán bộ, từng bước nâng cao trình độ cán bộ, công chức, viên chức phát huy được năng lực trong lãnh đạo, quản lý điều hành.

- UBND huyện quan tâm chỉ đạo thực hiện cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn huyện; qua đó chỉ đạo Thủ trưởng các phòng, ban, ngành, Chủ tịch UBND các xã thực hiện nghiêm Chỉ thị số 18/CT-UBND ngày 28/12/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh; không yêu cầu thêm các giấy tờ ngoài quy định; thiết lập “Sổ theo dõi hồ sơ” để cập nhật quá trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính; Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đối với hồ sơ có hẹn thời gian trả kết quả. Ban hành Kế hoạch rà

soát, đánh giá thủ tục hành chính trên địa bàn; Kế hoạch kiểm tra việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính năm 2019.

- Chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc các phòng, ban, ngành, UBND các xã thực hiện tốt Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 nhằm đảm bảo các văn bản QPPL ban hành đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền và nội dung theo quy định của pháp luật. Công bố danh mục văn bản QPPL của huyện hết hiệu lực toàn bộ, danh mục văn bản QPPL bãi bỏ năm 2016; ban hành kế hoạch kiểm tra, x lý và rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL. Kế hoạch triển khai công tác bồi thường Nhà nước năm 2019.

- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tiếp tục được chú trọng, ban hành kế hoạch thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật và hương ước, quy ước; kế hoạch thực hiện chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021; triển khai cuộc thi “Tìm hiểu Bộ Luật Dân sự năm 2015”. Tổ chức 01 lớp bồi dưỡng về ứng dụng CNTT cho cán bộ công chức cấp huyện xã, tập huấn hướng dẫn s dụng chế độ liên thông một c a, tập huấn xây dựng quy trình ISO cấp xã.

- Toàn huyện có 3/8 xã đạt tiêu chí số 18 (Hòa Hiệp, Ea Ktur, Ea Hu), (đạt 8 xã, tăng 3 so với trước năm 2016).

- An ninh và trật tự xã hội nông thôn: Nhìn chung tình hình an ninh và trật tự (AN&TT) trên địa bàn huyện cơ bản được giữ vững ổn định. Mặc dù tình hình AN&TT nhiều lúc di n biến phức tạp nhưng với sự nổ lực, cố gắng hoàn thành công tác đã đạt được những kết quả khả quan. Không để xảy ra đột biến bất ngờ, giữ vững ổn định chính trị, nắm chắc tình hình tội phạm trên các l nh vực. Tăng cường công tác vận động quần chúng xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Kết quả thực hiện xây dựng thế

trận quốc phòng toàn dân, đảm bảo giữ vững chủ quyền quốc gia, duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu từ cơ quan đến đơn vị cơ sở. Phối hợp chặt chẽ các lực lượng, xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ quân sự quốc phòng xây dựng đơn vị vững mạnh. Xây dựng lực lượng dự bị động viên đầy đủ 100 đầu mối tổ chức, hoàn thành tốt công tác tuyển sinh quân sự, xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ rộng khắp từng bước nâng cao chất lượng và độ tin cậy. Xây dựng lực lượng Dự bị động viên đủ 100 đầu mối tổ chức, hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyển quân, xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ rộng khắp; phối hợp kiện toàn các Ban chỉ huy Quân sự xã.

- Đã hình thành bộ máy chỉ đạo và tham mưu giúp việc đồng bộ từ huyện tới cơ sở, hoạt động ngày càng chuyên nghiệp, là nòng cốt tổ chức thực hiện Chương trình nông thôn mới hiệu quả, chất lượng.

- Đội ngũ cán bộ vận hành Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cơ sở đã có tiến bộ, nhận thức đầy đủ hơn và chỉ đạo có hiệu quả hơn, nhất là trong việc xây dựng dự án, kế hoạch, vận động quần chúng và tổ chức, thực hiện dự án, thực hành dân chủ ở nông thôn. Cơ chế chính sách để thực hiện và động viên khen thưởng kịp thời, phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của huyện. Vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ở các cấp được phát huy, dân chủ ở nông thôn được nâng lên về chất. Ở những nơi xây dựng nông thôn mới thành công, niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước được nâng cao; nhân dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, tình làng ngh a xóm trong cộng đồng dân cư ngày càng gắn bó, sâu sắc hơn.

- Đã huy động được một nguồn lực lớn để tổ chức triển khai chương trình. Thực hiện có hiệu quả việc huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp, lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình MTQG, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn và vốn đóng góp của nhân dân để đầu

tư các dự án phát triển sản xuất, đường GTNT. Từ đó Hệ thống hạ tầng nông thôn phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi bộ mặt nhiều vùng nông thôn. Sản xuất nông nghiệp hàng hóa được coi trọng và có chuyển biến; việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đã được các cơ quan, ban, nghành chỉ đạo thực hiện; nhiều hợp tác xã đã tham gia vào chuỗi liên kết phát triển sản xuất, góp phần tích cực nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của số lượng lớn dân cư nông thôn.

2.3.2.2. Nguyên nhân của kết quả


- Có được kết quả trên là do trong quá trình triển khai, UBND huyện cũng như các cấp, các ngành đã xây dựng kế hoạch kịp thời; chủ động, tích cực trong việc tuyên truyền, triển khai thực hiện Kế hoạch; đề ra các giải pháp và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cấp từng ngành, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

- Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của huyện, Văn phòng điều phối nông thôn mới huyện được thành lập kịp thời và thường xuyên được kiện toàn.

- Công tác tập huấn cho các thành phần tham gia thực hiện chương trình đã được triển khai;

- Ngân sách địa phương (tỉnh, huyện, xã) ưu tiên, tập trung bố trí nguồn lực để thực hiện Kế hoạch. Việc huy động được một lượng vốn lớn trong nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới, điều này đã khẳng định được quan điểm “Chương trình xây dựng nông thôn mới là Chương trình của dân, do dân làm chủ thể, dân thực hiện và dân hưởng thụ; Nhà nước chỉ định hướng bằng cơ chế chính sách và hỗ trợ một phần kinh phí để người dân tự thực hiện”.

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 11/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí