nguồn lực quan trọng khác, tạo thêm được nhiều việc làm, nâng cao dân trí và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Trong bối cảnh đó, nhà quản lý sẽ tiếp thu, chọn lọc những kinh nghiệm, thành tựu mới để áp dụng cho sản xuất nông nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với nông nghiệp và quá trình xây dựng nông thôn mới.
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về dựng n ng th n mới ở một số địa phương trong nước và những bài học rút ra
1.4.1. Kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
Huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình là huyện đầu tiên của cả nước đạt chuẩn huyện NTM theo Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 5/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí huyện NTM.
Kết quả nổi bật về xây dựng NTM của huyện là tốc độ tăng trưởng của huyện khá cao, đạt gần 24 /năm; thu nhập bình quân đầu người đến nay đạt 36,9 triệu đồng/năm, gấp gần 1,5 lần mức thu nhập bình quân ở khu vực nông thôn của cả nước. Bình quân thu nhập/ha canh tác đạt trên 88 triệu đồng. Huyện đã xây dựng được nhiều cánh đồng mẫu lớn có quy mô từ 30-100 ha; lúa chất lượng cao đạt 60% diện tích.
Bên cạnh đó, sản xuất tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh mẽ; đã hình thành 2 cụm công nghiệp là đá mỹ nghệ Ninh Vân và thêu ren Ninh Hải, thu hút hơn 10.000 lao động, thu nhập bình quân đạt 5 triệu đồng/người/tháng. Với tiềm năng to lớn của huyện, du lịch, dịch vụ du lịch trên địa bàn có bước phát triển mạnh mẽ. Trong thời gian qua, tại địa phương đã hình thành thêm các khu du lịch mới, hấp dẫn, thu hút đông khách du lịch như Thạch Bích, Thung Nắng, Linh Cốc, Hải Nham. Các khu du lịch Tam Cốc-Bích Động, khu Cố đô Hoa Lư, khu danh thắng Tràng An ngày càng có nhiều khách đến tham quan, mỗi năm đạt trên 4 triệu lượt
khách, đã tạo việc làm cho gần 12.000 lao động. Các ngành nghề khác như may mặc, vận tải, thương mại, cơ khí s a chữa, sản xuất vật liệu xây dựng tiếp tục phát triển, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, tăng thu nhập cho người dân. Với các bài học kinh nghiệm được rút ra:
Một là, các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và các tổ chức đoàn thể phải tiếp tục tuyên truyền nội dung của Chương trình nông thôn mới; các nội dung liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong nghị quyết đại hội Đảng các cấp, đặc biệt là chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của Chính phủ giai đoạn 2010-2020, định hướng đến 2030 và đề ra những nhiệm vụ cần triển khai thực hiện trong từng giai đoạn. Quan tâm kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, lãnh, chỉ đạo đồng bộ, hiệu quả, tổ chức bộ máy giúp việc đảm bảo đủ năng lực, chuyên môn, phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện từ huyện đến cơ sở.
Hai là, đẩy nhanh việc ban hành và hướng dẫn thực hiện đồng bộ các chính sách. Trong đó, xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Rà soát quy hoạch, phát huy lợi thế từng địa phương; quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn gắn với đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, với cơ chế để nhân dân tham gia đóng góp xây dựng, quản lý, s dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng, trong đó chú trọng hỗ trợ phát triển giao thông nông thôn, thủy lợi, sắp xếp dân cư nông thôn theo hướng kết hợp giữa truyền thống văn hóa cộng đồng và nhu cầu phát triển của đời sống hiện đại.
Ba là, phải công khai, dân chủ để người dân cùng bàn bạc, gắn kết việc phát động phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk - 2
- Khái Niệm Về Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới Khái Niệm Về Nông Thôn
- Xây Dựng Đội Ngũ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
- Giới Thiệu Về Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế - Ã Hội Hu Ện Cư Kuin, Tỉnh Đắk Lắk
- Về Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Thực Hiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
- Phân Loại Các Xã Theo Số Lượng Tiêu Chí Đạt Được Trong Giai Đoạn 2016-
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
khu dân cư với xây dựng nông thôn mới. Phát huy sự đoàn kết, đồng lòng của cư dân nông thôn và để người dân tham gia quy hoạch từ dưới lên.
Bốn là, nâng cao hơn nữa sự phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đảm bảo chặt chẽ, đồng bộ, có hiệu quả. Phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền tăng cường công tác kiểm tra các dự án, nguồn đầu tư cho l nh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đôn đốc các đơn vị cơ sở quan tâm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới, đặc biệt là các xã về đích để đạt chuẩn xã nông thôn mới.
Năm là, phải coi trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.
Sáu là, nông thôn mới đã hình thành trên thực tế, cơ bản đáp ứng nguyện vọng của người dân nông thôn; ngày càng thu hút sự tham gia của người dân, doanh nghiệp, nhờ đó huy động được nguồn lực lớn, góp phần thúc đẩy tiến độ thực hiện các nội dung của chương trình xây dựng nông thôn mới. Huy động tất cả các nguồn lực để thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Bảy là, phải xác định xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các ngành, địa phương, là nhiệm vụ chính trị trọng tâm nhằm đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập của người dân khu vực nông thôn, xóa đói giảm nghèo và thực hiện tốt các mục tiêu, ý ngh a mà chương trình xây dựng nông thôn mới đã đề ra.
Tám là, định kỳ tổ chức đánh giá kết quả thực hiện, rút kinh nghiệm và tìm giải pháp hiệu quả thực hiện Chương trình trong giai đoạn tiếp theo.
Đồng thời, biểu dương, khen thưởng những tấm gương điển hình nhằm tạo động lực trong quá trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
1.4.2. Kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Ea Hleo, tỉnh Đắk Lắk
Huyện Ea Hleo là một huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Đăk Lăk, tổng diện tích tự nhiên hơn 133.400 ha; dân số hơn 135.700 nhân khẩu, với gần 34.890 hộ, gồm 29 dân tộc anh em cùng sinh sống. Năm 2010, có 11 xã trong toàn huyện chỉ đạt 28 tiêu chí, bình quân mỗi xã đạt 2,5 tiêu chí. Huyện ủy Ea H'leo đã có Nghị quyết số 03-NQ/HU, ngày 15/7/2011 về việc XD NTM giai đoạn 2011- 2015 định hướng đến năm 2020. Sau 10 năm tổ chức thực hiện chương trình MTQG XD NTM, đến nay, huyện Ea H’leo đã có 06/11 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Toàn huyện đã hoàn thành 171/209 tiêu chí, bình quân đạt 15,54 tiêu chí/xã, tăng 143 tiêu chí so với thời điểm bắt đầu thực hiện Chương trình năm 2010.
Qua việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Ea H’leo đã rút ra một số kinh nghiệm xây dựng NTM và quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, cụ thể như sau:
- Thứ nhất, huyện Ea H’leo đặc biệt chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, ý ngh a, chủ thể xây dựng NTM bằng nhiều hình thức đa dạng, khác nhau như tổ chức hội họp, phát thanh, cổ động và tuyên truyền trực quan, tạo không khí sôi nổi, đồng thuận trong xây dựng NTM. Hưởng ứng phong trào thi đua “cả nước chung sức xây dựng NTM” phong trào thi đua chung sức xây dựng NTM được phát động rộng khắp trên địa bàn huyện. Thông qua đó đã phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tạo sức lan tỏa nhanh, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng NTM.
- Thứ hai, quan tâm chỉ đạo thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, đây là yếu tố rất quan trọng quyết định tiến trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện. Từ đó, lãnh, chỉ đạo đồng bộ, hiệu quả, tổ chức bộ máy giúp việc đủ năng lực, chuyên môn, sát thực tế, phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện từ huyện đến cơ sở.
- Thứ ba, cách làm phải phù hợp với điều kiện của từng địa phương thông qua lựa chọn, sắp xếp nội dung, nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên, vận dụng sáng tạo cơ chế chính sách.
- Thứ tư, tập trung huy động mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.
- Thứ năm, củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
1.4.3. Kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk
Huyện Ea Kar là một huyện nằm ở phía Đông tỉnh Đăk Lăk, tổng diện tích tự nhiên hơn 103.747 ha; dân số hơn 154.513 nhân khẩu. Thực hiện chương trình nông thôn mới, tính đến cuối năm 2020, toàn huyện đã hoàn thành 236 tiêu chí, bình quân đạt 14,75 tiêu chí/xã, tăng 143 tiêu chí so với thời điểm bắt đầu thực hiện Chương trình năm 2010. Dự kiến đến năm 2021, toàn huyện sẽ đạt thêm 03 xã, phấn đấu đạt 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Qua việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Ea Kar đã rút ra một số kinh nghiệm xây dựng NTM và quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, cụ thể như sau:
Thứ nhất, các Cấp ủy đảng, chính quyền phải quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện triển khai một cách đồng bộ, nghiêm túc, kịp thời với nhiều
biện pháp nội dung phù hợp, sát với thực tế và đáp ứng nguyện vọng của đông đảo nhân dân. Phong trào phải thực sự đi vào đời sống của mọi tầng lớp nhân dân, huy động được sức mạnh của toàn dân.
Thứ hai, công tác hỗ trợ phát triển sản xuất tạo sự chuyển biến tích cực, tập trung hỗ trợ xây dựng các mô hình phát triển cây, con chủ lực, thế mạnh của địa phương, hạn chế tình trạng phân bổ dàn trải, kém hiệu quả.
Thứ ba, triển khai cơ chế, chính sách đồng bộ trong hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, tạo được bước đột phá, thu hút được một lượng lớn nguồn lực của địa phương, nhưng cũng phải tránh việc đóng góp quá sức của người dân trong quá trình xây dựng NTM.
Thứ tư, phải nâng cao nhận thức trong nhân dân về tầm quan trọng của xây dựng NTM, ý thức được vai trò chủ thể của mình trong việc xây dựng NTM. Đó cũng là nền tảng quan trọng để huyện Ea Kar tiếp tục phát huy tính dân chủ, đoàn kết, huy động mọi nguồn lực, tạo tiền đề vững chắc sớm về đích trong công cuộc xây dựng NTM.
1.4.4. Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới cho huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk
Qua nghiên cứu những bài học kinh nghiệm của một số huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới có thể áp dụng ở huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk như sau:
- Thứ nhất, cần có sự tập trung chỉ đạo cụ thể, liên tục, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền các cấp, đồng thời huy động được sự phối hợp tham gia của cả hệ thống chính trị.
- Thứ hai, chú trọng công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của cán bộ đảng viên và nhân dân về ý ngh a, tầm quan trọng của công
tác XDNTM, vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư, nhất là trong việc huy động nguồn lực từ nhân dân.
- Thứ ba, Ban Chỉ đạo XDNTM thường xuyên được quan tâm, kiện toàn; tiến hành xây dựng chương trình và quy chế làm việc, trong đó, phân công nhiệm vụ, địa bàn phụ trách rõ ràng đối với mỗi cá nhân, tập thể, đặc biệt phải phát huy được vai trò của người đứng đầu cấp ủy trong tổ chức triển khai.
- Thứ tư, cần coi trọng công tác đào tạo đội ngũ nòng cốt các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở.
- Thứ năm, mọi quyết định phải dựa trên nguyện vọng chính đáng của người dân, phát huy tốt nhất vai trò cộng đồng và quán triệt sâu sắc nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”.
- Thứ sáu, Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể các cấp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đồng thời kịp thời phát hiện những điển hình tiên tiến để tuyên truyền nhân rộng thành phong trào. Mặt khác, thường xuyên kiểm tra, giám sát, theo dõi để phát hiện những lệch lạc, sai sót và biểu hiện tiêu cực (nếu có) nhằm ngăn chặn, sữa chữa kịp thời.
Tiểu kết chương 1
Tại Chương 1, luận văn đã hệ thống được một số lý luận cơ bản quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trông đó đi sâu, tập trung làm rõ:
Các khái niệm cơ bản về nông thôn, xây dựng nông thôn mới, quản lý, quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới; Bộ tiêu chí đánh giá xây dựng nông thôn mới;
Sự cần thiết quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới; Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới;
Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn
mới;
Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện
Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình và một số huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới có thể áp dụng trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk.
Các kết quả nghiên cứu ở Chương 1 là định hướng, cơ sở về lý luân và thực ti n trong thu phập dự liệu để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk trong Chương 2.