Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ KUIN, TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Giới thiệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - ã hội hu ện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Cư Kuin nằm ở phía Nam trung tâm tỉnh Đắk Lắk, trung tâm cách thành phố Buôn Ma Thuột 22 km theo Quốc lộ 27. Là một huyện được thành lập theo Nghị định số 137/2007/NĐ-CP, ngày 27 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Krông Ana, có tổng diện tích 28.830 ha, 103.389 nhân khẩu, với 8 đơn vị hành chính, trung tâm huyện được quy hoạch ở cạnh Quốc lộ 27 trên địa bàn xã Dray Bhăng [32].
Toàn huyện gồm có 08 đơn vị hành chính cấp xã là xã: Ea Tiêu, Ea Ktur, Ea Bhốk, Hòa Hiệp, Dray Bhăng, Ea Ning, Ea Hu và Cư Êwi.
Độ cao trung bình 400 - 500m so với mặt nước biển; độ dốc trung bình từ 0 - 80. Đây là vùng địa hình cho ưu thế phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, tiêu có năng suất cao. Trên địa bàn huyện có con sông Krông Ana chảy dọc theo ranh giới phía Nam với dòng chảy bình quân 125 m3/s, đổ vào sông Sêrêpốk, tạo nên vùng bồi đắp có thể khai thác cát xây dựng. Ngoài ra còn có hệ thống suối, ao hồ, kênh phong phú với 42 hồ đập như: hồ Ea Bông, Ea Ktur, Ea Bhôk, Ea Hu, Ea Sim… cung cấp nguồn nước lớn cho huyện.
- Tài nguyên đất: Huyện Cư Kuin có diện tích 28.830 ha, trong đó: Đất nông nghiệp có diện tích là 24.122,7 ha, chiếm 83,67% tổng diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp là 4.005,5 ha, chiếm 13,89% tổng diện tích tự nhiên; đất chưa s dụng 701,9 ha, chiếm 2,43%.
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Về Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới Khái Niệm Về Nông Thôn
- Xây Dựng Đội Ngũ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
- Kinh Nghiệm Quản Lý Nhà Nước Về Dựng N Ng Th N Mới Ở Một Số Địa Phương Trong Nước Và Những Bài Học Rút Ra
- Về Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Thực Hiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
- Phân Loại Các Xã Theo Số Lượng Tiêu Chí Đạt Được Trong Giai Đoạn 2016-
- Quan Đi M C A Đảng Về Thực Hiện Chương Tr Nh Xây Dựng Nông Thôn Mới
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
- Tài nguyên nước: địa bàn huyện Cư Kuin có hệ thống sông suối dày đặc, là nguồn nước mặt với trữ lượng lớn, đảm bảo cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp như: hồ Ea Bông, Ea Ktur, Ea Bhôk, Ea Hu, Ea Sim… hầu hết các suối đều đổ nước về sông Krông Ana. Ngoài ra, còn có hệ thống hồ nhân tạo khá phong phú, diện tích mặt hồ 382,6 ha. Nước ngầm ở huyện cũng khá phong phú, chất lượng nước rất tốt với độ khoáng hóa đặc trưng từ 0,03 - 0,27 g/l, pH 5,7 - 6,8, có thể khai thác, x lý và cung cấp cho các nhu cầu dân sinh, kinh tế.
- Lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp còn 865,10 ha, chiếm 3,0% diện tích tự nhiên; chủ yếu tập trung ở 3 xã Hoà Hiệp 318,2 ha, Ea Tiêu 169,7 ha, Dray Bhăng 272,8 ha, còn lại các xã khác Cư Êwi 37,30 ha, Ea Bhốk 62,10 ha, Ea Hu 5 ha. Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn chủ yếu là rừng trồng và đất chưa có rừng (rừng trồng 566,70 ha, đất chưa có rừng 298,40 ha).
- Tài nguyên khoáng sản: cấu trúc địa chất đơn giản, khoáng sản trong vùng chủ yếu là cát xây dựng, đá xây dựng và sét của huyện có trữ lượng khá và được các tổ chức, cá nhân đầu tư khai thác, sản xuất phục vụ cho cả tỉnh; góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
- Tài nguyên phát triển du lịch: Trên địa bàn có nhiều ao hồ, sông suối ngoài việc cung cấp nước tưới cho cây công nghiệp, còn tạo nên cảnh quan và cải thiện điều kiện môi trường cho địa bàn, như hồ Ea Bông, hồ Ea Ning, thác Dray HJe, các Bến nước... Bên cạnh đó, các cộng đồng dân cư là vùng đồng bào dân tộc tại chỗ cùng với nền văn hoá phi vật thể không gian văn hoá Cồng chiêng đã được UNESCO công nhận, còn lưu giữ được khá nhiều những di sản văn hoá như: Cồng Chiêng, nhà dài, di tích nhà Bảo đại, nhà văn hoá cộng đồng, dệt thổ cẩm truyền thống, L hội cầu mưa, L
hội cúng Bến nước… Từ những điều kiện trên, huyện có những tiềm năng về phát triển du lịch.
- Tài nguyên du lịch nhân văn: Huyện Cư Kuin là nơi hội tụ của nhiều dân tộc anh em cùng chung sống. Toàn huyện có 16 dân tộc anh em, chiếm 32% dân số, mỗi dân tộc có tiếng nói, phong tục tập quán riêng. Từ mỗi thành phần dân tộc tạo nên bản sắc và truyền thống văn hóa nói riêng.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2016 – 2020 đạt 9,07 . Năm 2020, giá trị sản xuất đạt 5.136 tỷ đồng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, giảm tỷ trọng ngành nông lâm thủy sản, tăng giá trị ngành xây dựng, dịch vụ; tính theo giá trị hiện hành tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản chiếm 46,57%; công nghiệp - xây dựng 28,70 ; thương mại, dịch vụ 24,74% [34, tr.7].
Ngành nông lâm nghiệp sản xuất ổn định và từng bước chuyển dần sang sản xuất hàng hóa; hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất ngày càng hoàn thiện, hệ thống thủy lợi tiếp tục được nâng cấp và đầu tư mới, nâng diện tích tưới chủ động từ 78,8 năm 2015 lên 85 năm 2020. Chú trọng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng; ngành chăn nuôi có bước phát triển khá, khuyến khích kinh tế trang trại phát triển, hiện nay toàn huyện có 92 trang trại; diện tích rừng trồng được tăng lên hàng năm và được chăm sóc, quản lý bảo vệ tốt; đã nâng độ che phủ từ 11,5 năm 2015, lên 16 năm 2020.
L nh vực Giáo dục – Đào tạo được chú trọng. Duy trì bền vững phổ cập GDTHCS, PCGDTH, PC GDMN cho trẻ 5 tuổi; tỷ lệ thôn, buôn có trường, lớp mẫu giáo 6 0 năm 2015 lên 61,6 năm 2020; kiên cố hóa trường lớp học đạt 74 năm 2015 lên 85 năm 2020.
Phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được phát triển sâu rộng trong cộng đồng dân cư, tỷ lệ gia đình văn hóa được
công nhận từ 76 năm 2015 lên 82 năm 2020; số thôn buôn văn hóa được công nhận từ 56 năm 2015 lên 75,22 năm 2020; cơ quan, đơn vị văn hóa được công nhận từ 84 năm 2015 lên 97,46 năm 2020.
Toàn huyện đã có 100 xã đạt Chuẩn Quốc gia về y tế. Thực hiện có hiệu quả công tác kế hoạch hóa gia đình, tỷ suất sinh giảm bình quân hàng năm 0,01 ; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân 1,04%; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng từ 16,79 năm 2015 xuống còn 13,79 năm 2020.
Công tác quốc phòng được triển khai tích cực; chú trọng xây dựng tiềm lực khu vực phòng thủ, tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân; triển khai xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ đạt 1,36% so với dân số.
Thực hiện chương trình quốc gia phòng chống tội phạm có hiệu quả, phối hợp tốt các lực lượng triển khai nhiều biện pháp đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn [34, tr.10-11].
2.1.3. Ảnh hưởng điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội c a địa phương đến thực hiện chương tr nh nông thôn mới
Từ vị trí địa lý đã nêu trên, cho thấy điều kiện về tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương so sánh với điều kiện về tự nhiên, kinh tế xã hội của nhưng huyện khác trong tỉnh, huyện Cư Kuin có điều kiện để phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá, khoa học công nghệ so các địa phương, vùng khác. Diện tích đất nông nghiệp chiếm phần lớn, với độ phì nhiêu của đất đai màu mỡ thuận lợi cho triển khai, phát triển ngành nông nghiệp, triển khai các mô hình nông nghiệp; nhiều loại cây công nghiệp, cây ăn quả trồng được trồng với năng suất, sản lượng cao như cây: cà phê, cao su, tiêu, cây sầu riêng...; đất nông nghiệp trồng cây hàng năm như: lúa, ngô, khoai lang. Hạ tầng cơ sở, bao gồm giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa đã cơ bản được đầu tư. Công trình đường giao thông trên địa bàn huyện được chú trọng. Nhân dân trên địa bàn huyện có sự đoàn kết,
hăng hái tham gia phát triển sản xuất, xây dựng và phát triển nông thôn mới.
Tuy nhiên, bên cạnh đó về kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều ảnh hưởng, khó khăn đến thực hiện chương trình như: Hệ thống công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp còn tương đối yếu kém, đa số được đầu tư vào giai đoạn từ 1990 – 2000, nay đã xuống cấp và cần được cải tạo, s a chữa. Công trình đường giao thông trên địa bàn huyện nhìn chung còn thiếu đồng bộ; khi thực hiện chương trình, có 02 xã chưa được nhựa hóa đường giao thông từ huyện về đến trung tâm xã (Cư Êwi và Ea Hu), ảnh hưởng đến việc giao lưu, trao đổi hàng hóa của người dân nơi đây, cũng như việc trao đổi thông tin, tiếp cận thị trường. Hệ thống lưới điện nông thôn nhiều nơi cần được đầu tư nâng cấp, cải tạo; các trạm Khuyến nông, chăn nuôi thú ý hoạt động còn cầm chừng và thiếu hiệu quả; thiết bị và công nghệ chế biến, bảo quản thu hoạch nông sản còn lạc hậu, kém kém,. Điều naỳ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, giá trị sản phẩm và quy mô sản xuất. Hạ tầng các vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng ảnh hưởng lớn đến kết quả thực hiện chương trình, vì nhiều nơi còn yếu và thiếu, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu của bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Xuất phát điểm để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện còn mức thấp. Thu nhập của người dân thời điểm thực hiện mới đạt thấp, việc huy động nguồn vốn thực hiện là rất khó khăn và có ảnh hưởng đến sản xuất.
Trên địa bàn huyện có 08 doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước (các Công ty TNHH MTV cà phê) hoạt động cầm chừng, kém hiệu quả. Tổng diện tích đất nông nghiệp các công ty quản lý chiếm trên 25.028 ha, chiếm tỷ lệ hơn 86,81 diện tích toàn huyện. Hiện nay, tranh chấp đất đai giữa các hộ nhận khoán với các công ty đang di n biến hết sức phức tạp, ảnh
hưởng đến việc đầu tư vào vườn cây của các Công ty, từ đó hiệu quả sản xuất trên diện tích trồng trọt bị ảnh hưởng.
2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về dựng n ng th n mới trên địa bàn hu ện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk
2.2.1. Xây dựng và thực hiện các kế hoạch, chương tr nh thực hiện chương tr nh xây dựng nông thôn mới
Thực hiện các chủ trương, nghị quyết, kế hoạch từ Trung ương, tỉnh về xây dựng nông thôn mới như: Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về S a đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc s a đổi nguyên tắc, cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2011 - 2020; Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, huyện đã xác định thực hiện chương trình nông thôn mới là một một nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân.
Để triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đó, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành Quyết định số 2214/QĐ-UBND ngày 17/10/2017 về việc ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Cư Kuin, giai đoạn 2016 - 2020;
- Kế hoạch số 1316/KH-UBND ngày 03/08/2017 về kế hoạch thực hiện chương trình nông thôn mới năm 2018;
- Kế hoạch số 1760/KH-UBND ngày ngày 15/10/2018 về kế hoạch thực hiện chương trình nông thôn mới năm 2019;
- Kế hoạch số 3751/KH-UBND ngày 26/11/2019 về kế hoạch thực hiện chương trình nông thôn mới năm 2020…
Ngay từ khi kế hoạch được triển khai các cơ quan, ban, ngành của huyện đã tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện quyết liệt, chủ động rà soát, ban hành cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ việc thực hiện Chương trình như: Nghị quyết số 01/2015/NQ-HĐND về cơ cấu nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn huyện Cư Kuin, từ đó quy định cụ thể về cơ cấu nguồn vốn đối ứng, huy động mọi nguồn lực thực hiện chương trình. Tạo nên phong trào mang tính đột phá, có sức lan tỏa lớn và làm thay đổi nhận thức, quan niệm của cả hệ thống chính trị và người dân khi tham gia thực hiện Chương trình. Việc ban hành các kế hoạch, chương trình và các văn bản hướng dẫn thực hiện đã được thực hiện đồng bộ và tạo cơ sở và căn cứ pháp lý cho địa phương thực hiện các nội dung Chương trình xây dựng NTM. Đồng thời, qua đó đã phát huy được vai trò đòn bẫy trong việc huy động các nguồn lực để thực hiện Chương trình tại địa phương, góp phần huy động tích cực các thành phần kinh tế tham gia vào phát triển kinh tế của huyện.
Ủy ban nhân dân huyện hết sức chú trọng đến công tác tuyên truyền về chương trình, nhất là các kế hoạch, các phong trào trong thực hiện chương trình như: Đắk Lắk chung tay xây dựng nông thôn mới và các chương trình lồng ghép với Hội liên Hiệp Phụ nữ, Huyện đoan... đã tạo ra sức lan tỏa, sự đồng tình ủng hộ trong nhân dân, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của cán bộ và các tầng lớp nhân dân về xây dựng NTM. Các phòng, ban đơn vị liên quan đã chủ động lồng ghép các hoạt động tuyên truyền về NTM trong các hoạt động sinh hoạt của cộng
đồng thôn, buôn hoặc bằng các tranh cổ động, panô, áp phích, khẩu hiệu…; kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu, phổ biến các cách làm hay, mô hình hiệu quả trong xây dựng NTM thông qua các cuộc họp, băng rôn, khẩu hiệu, các chuyên mục tuyên truyền, bản tin chuyên đề trên hệ thống truyền thanh huyện, xã. Thông qua các hoạt động tuyên truyền về công tác xây dựng NTM, nhận thức của nhân dân từ chổ chưa hiểu được về công tác xây dựng NTM, đến nay đại đa số người dân cơ bản đã hiểu được mục tiêu của Chương trình xây dựng NTM và đối tượng hướng đến trong xây dựng NTM; từ đó người dân đã tích cực hưởng ứng và thực hiện phong trào xây dựng NTM. Đã đóng góp được hàng nghìn ngày công lao động, tiền của và vật chất để triển khai xây dựng một số công trình hạ tầng nông thôn; qua đó một số công trình hạ tầng được đầu tư xây dựng từ nguồn kinh phí đóng góp của người dân và hỗ trợ từ các tổ chức, đơn vị khác.
2.2.2. ổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn
mới
Trong quá trình thực hiện Chương trình NTM, UBND huyện đã hình
thành và hoàn thiện bộ máy tổ chức xây dựng NTM từ cấp huyện đến cấp xã.
Thực hiện Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình MTQG của Thủ tướng Chính phủ, trong năm 2017, UBND huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) do đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng Ban, đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm Phó trưởng ban; các Thành viên là Trưởng các phòng, ban chuyên môn; lãnh đạo Công an huyện và mời tham gia là lãnh đạo các đoàn thể trên địa bàn. Thành lập Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo. Ban Chỉ đạo giúp UBND huyện điều hành và tổ chức triển khai và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Nghiên cứu, đề xuất UBND huyện ban hành cơ chế,