- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đã được các cấp ủy Đảng, MTTQ, HĐND và các cấp chính quyền quan tâm triển khai. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát đã phát huy những kết quả, chỉ ra những hạn chế, thiếu sót trong thực hiện, để kịp thời lãnh đạo, đề xuất, kiến nghị những giải pháp khắc phục.
2.3.3. Nh ng yếu kém, hạn chế và nguyên nhân
2.3.3.1. Những yếu kém, hạn chế
Trong những năm qua, các cấp các ngành của huyện luôn chú trọng thực hiện các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình nông thôn mới trên địa bàn huyện nhằm cố gắng đạt được mục tiêu ban đầu từ khi triển khai thực hiện chương trình, là đến năm 2020, toàn huyện sẽ đạt được 152 tiêu chí, bằng 100% tiêu chí/08 xã, 8/8 xã về đích nông thôn mới, tuy nhiên, tính đến cuối năm 2020, toàn huyện mới chỉ đạt 132 tiêu chí/152 tiêu chí, đạt 86,84 tiêu chí; mới có 02/8 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 25 ; chưa có xã nào đạt nông thôn mới kiểu mẫu theo Quyết định số 691/QĐ-TTg ngày 05/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018 – 2020.
- Việc ban hành kế hoạch mặc dù đã được chú trọng tuy nhiên vẫn chưa sát thực tế, xuất phát điểm và chưa có sự thống nhất giữa các đơn vị; do đó, khi thực hiện kế hoạch một số mục tiêu trọng tâm của từng giai đoạn đã không đạt được theo kế hoạch đề ra trong đó có số xã đạt chuẩn nông thôn mới.
- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới còn nhiều bất cập, mặc dù thành lập Ban Chỉ đạo, Văn phòng điều phối nông thôn mới nhưng các đơn vị hoạt động còn hạn chế, chủ yếu do phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu (Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Sự phối hợp giữa Văn phòng điều phối nông thôn
mới, phòng Tài chính – Kế hoạch, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan chưa chặt chẽ, dẫn đến việc tham mưu, phân công, theo dõi các tiêu chí còn lỏng lẻo.
- Về đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng NTM: Đội ngũ cán bộ công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng NTM đa số kiêm nhiệm, kiêm nhiều l nh vực. Sự bất cập về trình độ công chức cấp xã phụ trách đa số được đào tạo về công tác quản lý đất đai. Sự quan tâm thực hiện Chương trình của một số bộ phận có lúc còn thiếu sâu sát, chưa thường xuyên và chặt chẽ. Cán bộ chuyên trách nông thôn mới ở cấp huyện, xã không những thiếu mà còn thường xuyên biến động, dẫn đến hoạt động kém hiệu quả, chất lượng xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương chưa cao, thiếu bền vững.
Có thể bạn quan tâm!
- Giới Thiệu Về Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế - Ã Hội Hu Ện Cư Kuin, Tỉnh Đắk Lắk
- Về Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Thực Hiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
- Phân Loại Các Xã Theo Số Lượng Tiêu Chí Đạt Được Trong Giai Đoạn 2016-
- Quan Đi M C A Huyện Cư Kuin Về Thực Hiện Chương Tr Nh Xây Dựng Nông Thôn Mới
- Phát Tri N Sản Xuất Hàng Hóa, Nâng Cao Thu Nhập Cho Người
- Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk - 12
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
- Nguồn lực đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu; một số địa phương còn trông chờ vào nguồn lực của nhà nước. Một số buôn người đồng bào dân tộc thiểu số việc huy động sức dân cũng gặp rất nhiều khó khăn.
- Công tác thanh tra, giám sát tuy được thực hiện nhưng chưa được sâu sát, còn hình thức; việc theo dõi, đôn đốc thực hiện các kết luận sau thanh tra, giám sát chưa được thường xuyên.
2.3.3.2. Nguyên nhân yếu kém, hạn chế
- Khách quan:
Xuất phát điểm của các xã trước khi thực hiện chương trình còn thấp, trong khi nguồn lực của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp còn hạn chế. Kế hoạch triển khai vào thời kỳ suy thoái kinh tế, việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới gặp nhiều khó khăn.
Trong khi đó, do ảnh hưởng thiên tai, hạn hán, mưa lũ dẫn đến các trục giao thông xuống cấp trầm trọng làm ảnh hưởng sản xuất, thu nhập của các người dân, dẫn đến huy động các nguồn vốn đầu tư xã hội cũng trở nên
khó khăn. Giá cả một số mặt hàng nông sản chủ đạo giảm. Biến đổi khí hậu đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Ngoài ra, dịch bệnh ở gia súc, gia cầm xảy ra và di n biến phức tạp,… ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân, làm cho việc xây dựng nông thôn mới có nơi bị ảnh hưởng.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số địa phương chưa thực sự quyết liệt; sự vào cuộc của lãnh đạo chủ chốt ở nhiều địa phương còn hạn chế; chưa phát huy được hết lợi thế về đất sản xuất, việc phát triển du lịch nông thôn còn hạn chế.
- Về chủ quan
Sự lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy, chính quyền thiếu sâu sát, quyết liệt, dẫn đến công tác xây dựng văn bản, chương trình, kế hoạch chưa được chú trọng, chưa xuất phát được từ thực ti n và đánh giá nguồn lực thực hiện; đề ra các giải pháp thiếu tính trọng tâm, thiếu kiên quyết, sáng tạo, linh hoạt; từ đó, kết quả thực hiện các kế hoạch chưa đạt theo phân kỳ.
Một số cơ quan chức năng (Văn phòng điều phối nông thôn mới; Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới) chưa làm tốt vai trò tham mưu cho cấp uỷ, UBND huyện. Sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành, tổ chức chính trị - xã hội chưa chặt chẽ, đồng bộ trong việc triển khai tổ chức thực hiện chương trình
- Một số cán bộ, công chức được bố trí đảm nhiệm thực hiện chương trình không đúng với chuyên môn đào tạo và tinh thần trách nhiệm với công việc chưa cao; chưa thực sự chủ động trong công tác tham mưu, đề xuất triển khai thực hiện Chương trình.
- Nguồn lực đầu tư của nhà nước còn hạn chế, nhất là nguồn vốn xây dựng hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội. Việc huy động nguồn lực xã hội, nhất là nhân dân còn hạn chế.
- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thành phần tham gia các đoàn chưa đảm bảo về chuyên môn, nghiệp vụ, dẫn đến kết quả kiểm tra, thanh tra chưa hiệu quả chưa có đề xuất kiến nghị cụ thể để thực hiện hiệu quả chương trình. việc thanh tra, kiểm tra, giám sát còn nể nang, ngại va chạm.
Tiểu kết chương 2
Chương 2 luận văn đã phân tích làm rõ những nội dung sau:
Luận văn đã chỉ rõ các điều kiện về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của địa phương, chỉ rõ cơ cấu kinh tế của địa phương.
Phân tích những yếu tố điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng của huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk ảnh hưởng đến qua trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; những kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk theo Bộ tiêu chí Quốc gia.
Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk.
Đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua. Nội dung này đã được tác giả phân tích cụ thể những kết quả đạt được, cùng những yếu kém, hạn chế trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin. Từ những kết quả phân tích trên gắn với đặc điểm của điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương là cơ sở để tác giả xây dựng giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk ở Chương 3.
Chương 3.
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ KUIN, TỈNH ĐẮK LẮK
3.1. Quan điểm và mục tiểu về dựng n ng th n mới
3.1.1. Quan đi m
3.1.1.1 Quan đi m c a Đảng về thực hiện chương tr nh xây dựng nông thôn mới
Để đạt được mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Đảng ta đã xây dựng định hướng, phải phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, nhằm nâng cao năng lực sản xuất cũng như đời sống của người dân nông thôn, đặc biệt là trong điều kiện nền nông nghiệp nước ta đang đứng trước nhiều thách thức của quá trình hội nhập quốc tế. Đại hội X của Đảng đã xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới là “Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại”.
Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nông nghiệp, nông thôn nước ta còn là khu vực giàu tiềm năng cần khai thác một cách có hiệu quả. Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ ngh a, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng l nh vực, để giải phóng và s dụng có hiệu quả các nguồn lực. Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn không phải chỉ là nhiệm vụ của
nông dân, ở khu vực nông thôn mà là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Xây dựng nông thôn mới là xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại ở nông thôn; xây dựng cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh; Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hoà giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản l nh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. Quan điểm đó của Đảng là sự kế thừa và phát huy những bài học kinh nghiệm lịch s về phát huy sức mạnh toàn dân, huy động mọi nguồn lực để tạo ra sức mạnh tổng hợp xây dựng nông thôn mới.
Đại hội XII của Đảng ta đã chỉ ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn là “Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu”. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi để sản phẩm nông nghiệp Việt Nam có đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế. Đồng thời “đẩy nhanh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp sinh thái phát triển toàn diện cả về nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh và tổ chức lại sản xuất, thúc đẩy ứng dụng sâu rộng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất, quản lý nông nghiệp và đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, bảo đảm chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc
gia cả trước mắt và lâu dài; nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân. Chú trọng đầu tư vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp. Có chính sách phù hợp để tích tụ, tập trung ruộng đất, thu hút mạnh các nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp; từng bước hình thành các tổ hợp nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ công nghệ cao”…
Tại Đại hội XIII Đảng ta vẫn tiếp tục khẳng định: Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ ngh a, tạo môi trường thuận lợi để huy động, phân bổ và s dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh. Bảo đảm ổn định kinh tế v mô, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị; phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; ưu tiên nguồn lực phát triển hạ tầng nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số; đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, gắn kết hài hoà, hiệu quả thị trường trong nước và quốc tế.
3.1.1.2. Quan đi m c a tỉnh Đắk Lắk về thực hiện chương tr nh nông thôn mới
Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, tỉnh Đắk Lắk đã ban hành nhiều văn bản triển khai thực hiện, xác định mục tiêu, nhiệm vụ rõ ràng, theo định hướng của cấp trên. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và từng bước hiện đại; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa hiệu quả kinh tế cao và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; trong đó, chú trọng các hình thức sản xuất mang tính hợp tác; gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch