Quan Đi M C A Huyện Cư Kuin Về Thực Hiện Chương Tr Nh Xây Dựng Nông Thôn Mới

vụ; gắn xây dựng nông thôn mới với phát triển đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được chú trọng bảo vệ; an ninh chính trị được giữ vững; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao; xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk theo hướng chuyển dịch nhanh và bền vững cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

3.1.1.3. Quan đi m c a huyện Cư Kuin về thực hiện chương tr nh xây dựng nông thôn mới

Xác định việc xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn, là nhiệm vụ then chốt, trọng tâm, xuyên suốt của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn, hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh. Là cuộc vận động rộng rãi, thu hút các nguồn lực trong toàn xã hội cùng tham gia. Trong đó, cấp ủy Đảng và chính quyền cơ sở giữ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thực hiện tuyên truyền, vận động, giám sát; nông dân là chủ thể đồng thời là đối tượng thụ hưởng thành quả đạt được.

Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ lâu dài và cần được tiến hành đồng bộ. Lựa chọn các tiêu chí có sức lan tỏa lớn, các tiêu chí sắp hoàn thành để tập trung đẩy nhanh thực hiện trước. Với phương châm dựa vào nội lực cộng đồng dân cư là chính, phát huy vai trò chủ thể của người dân, bên cạnh có sự hỗ trợ một phần từ ngân sách Nhà nước; đồng thời, khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia; đảm bảo nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ”. Xây dựng nông thôn mới trên cơ sở bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nông thôn mới phải mang tính kế thừa và phát triển bền vững.

3.1.2. Mục tiêu của hu ện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk về quản lý nhà nước về thực hiện chương trình dựng n ng th n mới

3.1.2.1. Mục tiêu chung


Xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, đồng thời thu hẹp khoảng cách giữa các vùng trên địa bàn toàn huyện; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và an ninh, trật tự được giữ vững.

Xác định xây dựng nông thôn mới “có điểm khởi đầu, nhưng không có điểm kết thúc” nên việc tiếp tục ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu ở khu vực nông thôn là hết sức cần thiết. Đặc biệt là trong bối cảnh nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu ở khu vực nông thôn vẫn còn rất lớn (đường giao thông liên xã, thôn buôn, ngõ xóm, nội đồng; kênh mương nội đồng; trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nước sạch, x lý môi trường…). Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện các mục tiêu của Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện.

3.1.2.2. Mục tiêu cụ th

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.


- Phấn đấu đến cuối năm 2025 huyện Cư Kuin đạt:

Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk - 10


+ Toàn huyện đạt 152/152 tiêu chí.


+ 08/08 xã đạt chuẩn nông thôn mới.


+ 01/08 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.


- Phấn đấu đến năm 2030 huyện Cư Kuin đạt:


+ 04/08 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

+ Duy trì kết quả đã đạt được của các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới phấn đấu có ít nhất 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

- Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn, phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm đạt 1,8%;

- 100 người nông dân thôn, buôn được s dụng nước hợp vệ sinh.


- Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về dựng

dựng nông thôn mới trên địa bàn hu ện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk


Để khắc phục những hạn chế trong quá trình quản lý nhà nước về xây dựng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016 – 2020, để tiếp tục hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 đã đề ra, đồng thời duy trì, nâng cao hơn chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

3.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phát huy vai trò làm ch c a nhân dân trong chương tr nh xây dựng nông thôn mới

Để thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới chính quyền địa phương huyện Cư Kuin cần truyền tải và phổ biến đầy đủ thông tin về quan điểm, chủ trương của Đảng, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, nâng cao nhận thức của các tổ chức và người dân; giúp người dân nhận ra điều gì cần thay đổi, điều gì cần thực hiện, giúp người dân lựa chọn được nội dung khả thi nhất để đi đến đích của xây dựng nông thôn mới. Công tác tuyên truyền phải được triển khai đồng bộ, bằng nhiều hình thức phong phú, phù hợp với từng vùng, từng đối tượng. Ủy ban nhân dân huyện cần chủ động

phối hợp với ngành Tuyên giáo nhằm đẩy mạnh công tác chỉ đạo, định hướng và tổ chức các hoạt động tuyên truyền. Qua đó, phối hợp ban hành các văn bản chỉ đạo, định hướng và thường xuyên lồng ghép trong định hướng tuyên truyền cho các cơ quan tư tưởng - văn hóa và hệ thống tuyên giáo các cấp; xác định rõ nội dung, hình thức tuyên truyền. Trong đó, nội dung tập trung tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các mục tiêu, tiêu chí, lộ trình, các bước triển khai xây dựng nông thôn mới; tuyên truyền, cổ vũ các phong trào thi đua, các cuộc vận động lớn, như: Phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới”, phát huy sức mạnh của nhân dân. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, văn minh”...; nhân rộng những nhân tố mới, điển hình tiên tiến với cách làm hay, sáng tạo trong thực hiện xây dựng nông thôn mới.

Đồng thời, Ủy ban nhân dân huyện cần chỉ đạo gắn với tăng cường nắm tình hình tư tưởng, dư luận xã hội trong nhân dân các dân tộc trên địa bàn trong việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, kế hoạch, mục tiêu của Chương trình; vận động mọi tầng lớp nhân dân tham gia, làm cho người dân hiểu rõ vai trò chủ thể của mình trong xây dựng nông thôn mới, lấy nội lực làm căn bản, tự giác tham gia, sáng tạo trong tổ chức thực hiện; lấy phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ” làm mục tiêu định hướng cho các nội dung tuyên truyền vận động nhân dân xây dựng nông thôn mới. Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh để người dân nhận thức rằng, không phải chỉ xây dựng cho đạt danh hiệu nông thôn mới là thôi mà phong trào chung tay, góp sức xây dựng nông thôn mới cần tiếp tục phát triển lên tầm cao mới, với những mục tiêu và biện pháp cao hơn. Tuyên truyền về vai trò giám sát cộng đồng; công khai, dân chủ, minh bạch các khoản đóng góp trong xây dựng nông thôn mới. Vận động thuyết phục nhân dân đóng góp, kịp thời biểu dương các tổ

chức, cá nhân điển hình, tiêu biểu có nhiều đóng góp trong xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh phong trào đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, chăm lo công tác an sinh xã hội, uống nước nhớ nguồn, tương thân tương ái, phát huy dân chủ, xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc...

Tiếp tục công bố quy hoạch, đề án, kế hoạch tiến độ thực hiện đến nhân dân, tăng thời lượng tuyên truyền của đài truyền thanh huyện và đài truyền thanh xã. Mở rộng các hình thức tuyên truyền xây dựng nông thôn mới bằng băng rôn, khẩu hiệu trên tường…

Quá trình thực hiện các hoạt động xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả cao hay thấp phụ thuộc vào năng lực của tổ chức phát triển ở cơ sở mà nòng cốt là người dân. Sự tham gia của người dân trong việc thành lập Ban phát triển thôn là tổ chức có nhiệm vụ giúp Ban chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã triển khai các nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới ở thôn. Thông qua các hoạt động của Ban phát triển thôn theo kế hoạch, người dân được nắm bắt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nội dung chương trình xây dựng nông thôn mới để từng bước thay đổi nhận thức và trách nhiệm của mình về xây dựng nông thôn mới; tham gia xây dựng quy chế, lập kế hoạch xây dựng nông thôn mới ở thôn, xóm nhằm xác định các vấn đề ưu tiên, trình tự giải quyết và phương án thực hiện phù hợp với điều kiện của cơ sở; tham gia ý kiến vào dự thảo đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.

Người dân là chủ thể của chương trình xây dựng nông thôn mới nhưng họ chưa được phát huy vai trò của mình trong quá trình chương trình được thực hiện. Họ chưa được tham gia tìm hiểu để nắm rõ về chương trình đang được triển khai ra sao, có những nội dung triển khai nào. Họ chỉ mới được tiếp cận ở mức hiểu chung chung về chương trình dẫn đến bản thân

mỗi hộ dân không nhận thức được tầm quan trọng của chương trình và không quan tâm đến chương trình tác động đến bản than và gia đình họ và địa phương họ như thế nào.

Người dân được coi là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công của quá trình xây dựng nông thôn mới. Khi tham gia xây dựng nông thôn mới với sự hỗ trợ của Nhà nước theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý và dân hưởng lợi” phù hợp với quan điểm của Đảng ta “lấy dân làm gốc”. Qua đó người dân sẽ được tăng cường kỹ năng, năng lực trong quản lý, vì vậy nhận thức của người dân về chương trình có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thực hiện.

Vai trò của người dân còn được thể hiện thông qua công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn của Ban giám sát cộng đồng, Ban thanh tra nhân dân mà thành viên là những người có uy tín, năng lực, trình độ ở thôn, xóm do chính những người dân trong thôn bầu ra. Các thành viên có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở cơ sở đảm bảo đúng quy định, hiệu quả, bền vững. Thực hiện nhiệm vụ giám sát đầu tư và kiểm tra sau đầu tư xây dựng đối với các công trình tại địa phương góp phần làm giảm thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng ở cơ sở. Thông qua giám sát cộng đồng các công trình xây dựng được thi công đảm bải đúng tiến độ, chất lượng theo quy định; phát hiện ra những sai phạm, kịp thời x lý những sự cố trong quá trình thi công góp phần giảm bớt thiệt hại, lãng phí trong đầu tư.

Triển khai xây dựng nông thôn mới liên quan tới nhiều công việc, nhiều danh mục công trình cần có sự tham gia của người dân, ở khía cạnh này qua điều tra cho thấy rằng người dân tham gia chủ yếu dưới một số hình thức như : Đóng góp công lao động, một số thành viên được bầu giám

sát việc thi công các công trình công cộng.Người dân tham gia giám sát các công trình là do được c , bầu vào ban giám sát hoặc họ góp công lao động vào thực hiện công trình và thực hiện việc giám sát đồng thời, Ban giám sát ở thôn do dân bầu. Ban Giám sát cộng đồng do những người ở thôn bầu lên cùng với giám sát của xã để giám sát. Do đó cần tạo điều kiện cho người dân tham gia giám sát quá trình xây dựng nông thôn mới của huyện.

Để tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2025 huyện Cư Kuin có 100 số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

3.2.2 Xây dựng và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước; tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về kỹ n ng quản lý và chuyên môn nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ tham gia thực hiện chương tr nh

Từ phân tích thực trạng Chương 2 cho thấy, bộ máy quản lý nhà nước và nguồn lực thực hiện là nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu lực, hiệu quả của thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đảm bảo việc thực hiện chương trình hiệu quả một cách khoa học, thống nhất. Để đảm bảo hiệu quả hoạt động, huyện cần khắc phục những tồn tại, hạn chế đã chỉ ra. Thực hiện việc kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện, Ban quản lý cấp xã, bộ máy giúp việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới cấp huyện, ngoài các thành viên “cứng” theo quy định, chúng ta sẽ lựa chọn các thành viên, cán bộ có năng lực, trình độ, tâm huyết, trách nhiệm để đưa vào vào thành viên tham gia. Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung và triển khai có hiệu quả quy chế làm việc. Phân công, phân nhiệm rõ ràng, gắn trách nhiệm người đứng đầu là thành viên với các tiêu chí của chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Ban Chỉ đạo, văn phòng điều phối đảm bảo thường xuyên hoạt động, tổ chức đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch đã đề ra để kịp thời x lý các

vướng mắc, quan tâm giải quyết chế độ đối với thành viên Ban chỉ đạo. Bên cạnh đó, ngoài phát huy bộ máy quản lý nhà nước cần thúc đẩy sự tham gia của các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và người dân: Nghị quyết 26 nhấn mạnh: “giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội”; Thông tư liên tịch số 26 cũng đã nêu rõ” xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp ủy Đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới”. Do vậy, để thực hiện xây dựng nông thôn mới có hiệu quả thì cần phải có sự tham gia, phối hợp giữa các ban ngành, các tổ chức chính trị xã hội và toàn thể nhân dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói, cán bộ là dây chuyền của bộ máy nối Đảng, Chính phủ với nhân dân, nối nhân dân với Đảng và Chính phủ. Nhiệm vụ của cán bộ là đem đường lối của Đảng và Nhà nước giải thích cho nhân dân hiểu để thi hành, đồng thời lãnh đạo, tổ chức việc thực hiện tốt. Cán bộ là người “đem tình hình, nguyện vọng của dân chúng” báo cáo với Đảng và Chính phủ để Đảng và Chính phủ đề ra chủ trương, chính sách phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nhân dân. Vì vậy, “cán bộ là cái gốc của mọi công việc” và “huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”. Trước tiên, để làm tốt nhiệm vụ, người cán bộ, công chức phải có trình độ năng lực, đạo đức nghề nghiệp, có kinh nghiệm và tâm huyết. Thực ti n cho thấy đội ngũ cán bộ thực hành là hết sức quan trọng, là nhân tố quyết định sự thành công của chương trình. Chỉ có cán bộ, công chức có trình độ năng lực, có kinh nghiệm và có tâm huyết mới chủ động đề xuất, tổ chức triển khai theo chương trình kế hoạch đúng mục tiêu và đảm bảo tiến độ thời gian. Việc đào tạo, bồi dưỡng có thể tiến hành bằng nhiều hình

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 11/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí