Phát Tri N Sản Xuất Hàng Hóa, Nâng Cao Thu Nhập Cho Người

thức như: Tập huấn, mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn và trung hạn cho đội ngũ cán bộ cơ sở thôn, buôn, xã, huyện về kiến thức quản lý kinh tế

- xã hội; xây dựng và quản lý chương trình, dự án, kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch; Khuyến khích cán bộ, công chức tự học, tự đào tạo lại để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Phát động phong trào thi đua thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, góp phần tạo nên đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, đạo đức, năng lực, ngăn ngừa tình trạng tham ô, c a quyền, nhũng nhi u, gây khó d cho người dân trong khi thực thi công vụ.

Bên cạnh đó, cần đổi mới mạnh mẽ, một cách đồng bộ tác phong và tư duy làm việc của các cấp chính quyền, Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình nông thôn mới, cán bộ, công chức phụ trách l nh vực, tăng cường tinh thần phục vụ, bám nắm địa bàn, tăng cường giao tiếp, trực tiếp với nhân dân để kịp thời đề xuất, áp dụng chính sách cho phù hợp. Xây dựng kế hoạch để đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức phụ trách nhằm bồi dưỡng kiến thức, kịp thời nắm bắt những thay đổi về chính sách, phù hợp với từng giai đoạn; hoàn thiện các kỹ năng có thể giúp cải thiện đáng kể công tác tham vấn người dân và sự tham gia của người dân trong công tác ra quyết định; chú trọng công tác tham quan, học tập kinh nghiệm thực hiện chương trình đối với các địa phương khác để áp dụng thực tế.

3.2.3. Phát tri n sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người

dân


Xuất phát từ thực trạng xây dựng nông thôn mới của huyện về tổ

chức sản xuất:

Thu nhập bình quân năm 2020 bình quân toàn huyện đạt trên 30 triệu đồng/người/năm tăng 02 lần so với năm 2015. Nguồn thu của người dân chủ yếu từ l nh vực nông nghiệp.

Trong những năm qua Chính phủ có chính sách ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn cho các địa phương có nền kinh tế chậm phát triển và tỷ lệ hộ nghèo cao; hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các xã còn gặp nhiều khó khăn. Nâng cao nhận thức, ý chí quyết tâm phấn đấu vượt nghèo của các hộ nghèo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tham gia công tác giảm nghèo; tăng cường sự giám sát của các tổ chức chính trị đoàn thể trong công tá xóa đói giảm nghèo. Thực hiện tốt các chính sách an ninh xã hội, chính sách đối với người có công và bảo trợ xã hội, hỗ trợ giúp đỡ các hộ thoát nghèo nhanh. Trong công tác xóa đói giảm nghèo huyện

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Nội dung kinh tế, tổ chức sản xuất là một nội dung quan trọng trong quá trình xây dựng NTM, có ảnh hưởng to lớn đến đời sống kinh tế hàng ngày của người dân nông thôn.

Từ đó, để nâng cao đời sống của nhân dân, huyện Cư Kuin cần triển khai thực hiện tốt đề án đào tạo nghề và giải quyết việc làm giai đoạn 2021- 2025. Tăng cường mở các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo kế hoạch của huyện trong đó tập trung đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, mở rộng các ngành nghề theo nhu cầu, xu hướng của thị trường như: ngành xây dựng, chăm sóc cây nông nghiệp...Cần có sự liên kết giữa các doanh nghiệp nhằm tạo việc làm cho các lớp đào tạo nghề. Tranh thủ tối đa mọi nguồn vốn từ các chương trình, dự án để đầu tư phát triển khu vực nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân.

Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk - 11

Xây dựng các đề án để phát triển các ngành nghề, làng nghề có thế mạnh của huyện như: dệt thổ cẩm, ngành nghề đan mây tre... tạo việc làm cho lao động nông thôn… bên cạnh đó, khuyến khích phát triển các mô

hình sản xuất có hiệu quả như: mô hình sản xuất cà phê bền vững; mô hình tái canh cà phê…

Đồng thời thúc đẩy liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn và áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra sản phẩm có giá trị cao, an toàn. Phát huy những kết quả của chương trình mỗi xã một sản phẩm, tập trung phát triển các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh như: hồ tiêu Cư Kuin, quả nhãn Hương Chi, xã Cư Êwi…

Củng cố và đổi mới hoạt động của các HTX, phát triển đa dạng các hình thức kinh tế hợp tác ở nông thôn. Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tập thể, kinh tế hộ, kinh tế trang trại và doanh nghiệp đầu tư vào l nh vực nông nghiệp phát triển. Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút các dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, ưu tiên các dự án công nghệ cao, các dự án tạo việc làm cho lao động khu vực nông nghiệp, nôngthôn.

3.2.4. Xây dựng cơ sở hạ t ng, phát tri n kinh tế kết hợp với xây dựng đời sống v n hóa ở khu dân cư và bảo vệ môi trường

Hệ thống giao thông và thủy lợi nội đồng được cải tạo và nâng cấp phù hợp với quy hoạch; hệ thống điện lưới được đầu tư nâng cấp và củng cố về cơ bản; hệ thống trường học cơ bản có sự thay đổi nhiều; hệ thống cơ sở văn hóa đều có sự đổi khác sau 5 năm triển khai thực hiện nông thôn mới, các nhà văn hóa tại các thôn, buôn, trung tâm văn hóa xã được quan đầu tư hoặc s a chữa nâng cấp; hệ thống chợ nông thôn theo kế hoạch giai đoạn mới cần tăng cường nhằm đáp ứng hơn nữa nhu cầu của nhân dân địa phương; về nhà ở dân cư song song với quá trình thực hiện chương trình nông thôn mới đã quan tâm đến việc xóa bỏ nhà cũ nát, nhà ở cho hộ nghèo, công tác này địa phương thực hiện tốt.

* Giao thông

Hệ thống giao thông nông thôn có vai trò có ý ngh a quan trọng trong việc kết nối, giao lưu kinh tế giữa các khu vực. Để đáp ứng được yêu cầu của tiêu chí NTM và quá trình phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, toàn huyện có 1.090 km đường giao thông các loại, trong đó:

Đường trục xã, liên xã: Đã thực hiện bê tông hóa được là: 93/104 km, đạt 89%;

Đường trục thôn, liên thôn: Đã thực hiện bê tông hóa được là: 143/221 km, đạt 65 .

Đường nội thôn, buôn đã thực hiện bê tông hóa được là: 293/484 km, đạt 61 .

Đường nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm là 156/240km, đạt 65 .

* Thủy lợi:


Hiện nay hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh, trong giai đoạn đã tiến hành nâng cấp 61 công trình thủy lợi với kinh phí thực hiện hơn 45 tỷ đồng, đảm bảo tưới chủ động cho hơn 85 .

*Điện nông thôn:


Điện là một trong những tiêu chí quan trọng trong quá trình xây dựng NTM mới, là đầu vào của quá trình sản xuất và phục vụ các nhu cầu thiết yếu trong đời sống sinh hoạt của người dân nông thôn. Từ đó, hàng năm huyện đã chỉ đạo rà soát, làm việc với ngành điện để đầu tư, nâng cấp tuyến đường dây, các trạm biến áp…

*Trường học


Việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho giáo dục luôn được ưu tiên hàng đầu, tổng kinh phí đầu tư giai đoạn 2016 – 2020 hơn 45,6 tỷ đồng. Cơ sở vật

chất được luôn được chú trọng nâng cao, hàng năm tiến hành s a chữa nâng cấp phòng chức năng, phòng học, mua sắm trang thiết bị cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học của các trường trên địa bàn.

*Cơ sở vật chất văn hóa:


Công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn huyện được UBND huyện hết sức quan tâm, toàn huyện có 27 buôn đồng bào dân tộc thiểu số, với 157 nhà dài truyền thống, 135 bộ chiêng, với gần 40 nghệ nhân,

Toàn huyện có tỷ lệ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa cao, với tỷ lệ 77 ; cơ quan, đơn vị văn hóa đạt 90 , thôn, buôn văn hóa đạt 62 .

*Chợ nông thôn:


Chợ nông thôn là nơi di n ra hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày ở nông thôn đồng thời phải đảm bảo đúng quy định chuẩn về xây dựng như: khi nhà chợ chính, khu ngoài trời, bãi đỗ xe, lối đi, cây xanh, khu vệ sinh và nơi thu gom rác thải.

Hệ thống chợ nông thôn trong thời gian qua được quan tâm nâng cấp, s a chữa kịp thời để đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa của người dân nông thôn. Tuy nhiên để đáp ứng được nhu cầu phát triển về thương mại ở nông thôn và đạt tiêu chí xây dựng NTM cần nâng cấp, mở rộng các chợ truyền thống ở nông thôn và đầu tư xây dựng mới các chợ, điểm thương mại, dịch vụ theo quy hoạch.

* Bưu điện nông thôn


Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc ứng dụng công nghệ thông tin liên lạc qua mạng vi n thông và hệ thống internet toàn cầu có ý ngh a quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội của nước ta nói chung và sự phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn nói riêng.

Để người dân có được những thông tin kịp thời, nắm bắt được cơ hội để tổ chức sản xuất nông sản hàng hóa đáp ứng được yêu cầu của thị trường thì công nghệ thông tin là yếu tố quan trọng quyết định đến giá trị sản phẩm hàng hóa trên thị trường. Do đó việc đầu tư phát triển hệ thống bưu chính, vi n thông rộng khắp ở khu vực nông thôn là yếu tố quan trọng để nâng cao dân trí, tiếp cận thị trường góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn.

Mạng lưới thông tin truyền thông được phủ kín đến hầu hết cácxãđáp ưnngs kịp thời nhu cầu về nắm bắt thông tin của nhân dân, các trạm truyền thanh xã, kịp thời thông tin các chủ trương, chính sách của địa phương đến nhân dân.

Hiện có 08/8 xã của huyện có đại lý bưu điện, bưu cục hoặc điểm bưu điện văn hóa xã.

*Nhà ở dân cư


Tiếp tục thực hiện lồng ghép các nguồn vốn nhằm đạt được tiêu chí này, tuy nhiên hiện vẫn còn 02 xã chưa đạt tiêu chí này.

Triển khai đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại đòi hỏi nguồn lực đầu tư rất lớn, trong điều kiện nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước dành cho đầu tư không nhiều và trong điều kiện ngân sách của huyện còn khó khăn là một trong những thách thức lớn, đòi hỏi phải linh hoạt, chủ động tranh thủ các nguồn vốn đầu tư ngoài nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Kết quả thực hiện chương trình nông thôn mới trong 10 năm qua trên địa bàn huyện Cư Kuin, hiện nay còn 20 tiêu chí, trong đó các tiêu chí nặng về kinh phí đầu tư như: cơ sở vật chất văn hóa, cơ sở vật chất trường học, đường giao thông…một trong những nguyên nhân triển khai thực hiện chương trình không đạt kế hoạch là do chưa đảm bảo kinh phí thực hiện.

Trong thời gian tới huyện Cư Kuin cần đẩy mạnh việc xã hội hóa đầu tư, thực hiện đa dạng hóa hình thức đầu tư, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia thực hiện chương trình (đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng).

Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn.

Huy động mọi nguồn lực của địa phương từ huyện, đến xã để thực hiện chương trình.

Mặt khác, tăng cường s dụng nguồn thu từ việc đấu giá quyền s dụng đất, giao đất có thu tiền s dụng đất, hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã để thực hiện các nội dung XD NTM.

Đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa đầu tư các l nh vực giáo dục và đào tạo, văn hóa… Trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế, cần có sự hỗ trợ của nhân dân về ngày công, nguyên vật liệu, quyền s dụng đất, các công trình kiến trúc ...để cùng với nguồn lực nhà nước thực hiện chương trình.

- Khuyến khích việc xã hội hóa trong đầu tư thực hiện các dự án về nước sạch, đường giao thông, nhà văn hóa và các công trình phúc lợi xã hội khác;

- Đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục, văn hóa; tăng cường bảo vệ môi truờng khu vực nông thôn;

- Tiếp tục củng cố, đổi mới các hệ thống tổ chức sản xuất;


- Tăng cường công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho nhân

dân;


- Tăng cường mời gọi các dự án đầu tư vào cụm công nghiệp huyện,

trong đó khuyến khích các ngành nghề tiêu thụ, sản xuất hàng nông sản;

Như vậy, quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin thời gian tới cần phải thống nhất các giải pháp phù hợp, đặt chúng trong mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau. Không có giải pháp nào là tối ưu cho mọi vấn đề, quan trọng huyện cần phải biết kết hợp, vận dụng các giải pháp sao cho linh hoạt, hiệu quả trong quá trình thực thi. Trên cơ sở kế thừa các cách làm hay, phương pháp tốt đã có, cần tiếp tục học hỏi và bổ sung những giải pháp mới để ứng dụng vào thực ti n của huyện.

3.2.5. hanh tra, ki m tra và xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước về thực hiện chương tr nh nông thôn mới

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Chính sách đúng là nguồn gốc của thắng lợi. Song từ nguồn gốc đi đến thắng lợi thực sự, còn phải tổ chức, phải đấu tranh. Khi có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách ấy đúng mấy cũng vô ích”. Theo Người: “Có thể nói rằng, chín phần mười khuyết điểm trong công việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra. Nếu tổ chức kiểm tra được chu đáo, thì công việc của chung ta nhất định tiến bộ gấp mười, gấp trăm”.

Trong hoạt động quản lý nhà nước, qua công tác thanh tra, kiểm tra; tổng kết, đánh giá những kết quả đạt được, rút ra được những tồn tại, hạn chế để đảm bảo hoạt động trên đạt hiệu quả trong giai đoạn tiếp theo, tránh chạy theo thành tích trong thực hiện.

Hoạt động đánh giá, kiểm tra không chỉ là hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước mà cần khuyến khích sự tham gia của mọi người dân, tổ chức xã hội. Địa phương phải xây dựng và thực hiện nghiêm túc cơ chế thông tin công khai, minh bạch. Đây là yêu cầu tiên quyết để đảm bảo sự chủ động tham gia của người dân vào thực hiện chương trình.

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 11/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí