Bảng Tổng Hợp Các Htx Sản Xuất, Kinh Doanh Sản Phẩm Truyền Thống Năm 2016


Hiện tại trên địa bàn tỉnh Sơn La chưa có làng nghề đủ tiêu chuẩn, tuy nhiên một số nghề truyền thống đang được các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình duy trì :

- Làng có nghề truyền thống dệt thổ cẩm như Bản Áng – xã Đông Sang huyện Mộc Châu, bản Thèn Luông xã Chiềng Đông huyện Yên Châu; Bản Hìn, Bản Bó, Bản Hụm Chiềng An thành Phố Sơn La. Hiện có khoảng 4 hợp tác xã và 135 hộ tham gia hoạt động nghề với hơn 97 lao động, sản xuất sản phẩm vải thổ cẩm các loại chuyển bán tại các chợ trung tâm hoặc nhu cầu may quần áo của các vùng đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh lân cận.

- Nghề truyền thống làm thịt sấy, hấp khô (thịt bò, thịt trâu, thịt lợn, thịt ngựa khô): hiện có khoảng 150 hộ tham gia hoạt động nghề với hơn 400 lao động. Các sản phẩm truyền thống: thịt hấp sấy khô, súc sích, lạp sườn với giá bán tương đối cao khoảng 700 – 800 nghìn đồng/kg.

- Nghề mây, tre Hua Trai, Ngọc Chiến, Nặm Păm huyện Mường La, Bản Cửu – Phù Yên, Chiềng Khoi, Chiềng Hặc – Yên Châu... hiện có 132 hộ tham gia hoạt động nghề với hơn 119 lao động, sản xuất sản phẩm chiếu các loại phục vụ nhu cầu sử dụng tại địa phương. Sản lượng sản xuất hằng năm khoảng 8.000 - 10.000 sản phẩm.

- Chế biến cá chua (Mẳm của Dân Tộc Thái): tập trung chủ yếu ở những xã ven bờ Sông Đà (Nay là Hồ thủy điện Sơn La) thuộc các huyện Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mường La. Các địa phương này vẫn duy trì hoạt động với xu hướng phát triển từ sản xuất hộ gia đình lên các cơ sở sản xuất có quy mô lớn hơn, sản xuất bán công nghiệp và có những phương án, dự án du nhập nghề sản xuất nước mắm từ vùng ven biển về vùng Hồ thủy điện. Tuy nhiên, sản phẩm Mẳm, nước mắm chưa hình thành các tổ chức để tập trung sản xuất, xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng, xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường tiêu thụ và hình thành phát triển làng nghề;


- Nghề chế biến, sản xuất bánh bún, bánh phở, miến dong : Có 76 cơ sở sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phục vụ nhu cầu sử dụng tại địa phương. Định hướng khôi phục và phát triển nghề truyền thống sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo việc làm và thu nhập ổn định cho lao động địa phương;

- Sản xuất đồ gỗ: Có khoảng 7 doanh nghiệp, 01 HTX và 353 cơ sở sản xuất đồ gỗ, sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ. Tuy gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất nhưng các cơ sở sản xuất đồ gỗ tại thành phố, thị trấn Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Mường La đang duy trì hoạt động từ nguồn nguyên liệu gỗ tận dụng, gỗ vệ sinh rừng trồng, … thị trường tiêu thụ chủ yếu các tỉnh lân cận và thành phố Hà Nội nhằm tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất ổn định cần quy hoạch phát triển vùng đầu tư trồng và khai thác nguyên liệu từ rừng trồng phục vụ sản xuất để hình thành làng nghề sản xuất đồ gỗ tạo việc làm cho lao động địa phương.

- Các ngành nghề được hình thành lâu năm trên địa bàn như: làm đệm bông, đan mây (Ngọc Chiến, Mường Chai, Hua Trai), đan tre (Quỳnh Nhai), đan chài… nhưng hiện nay sản xuất gặp nhiều khó khăn vì sông suối đã bị ngập sâu nước không phù hợp, … nên hoạt động ngày càng bị thu hẹp. Một số sản phẩm nhu khăn Piêu, túi sách, túi da hiện nay, chỉ hoạt động với mục đích chủ yếu sản xuất sản phẩm làm quà tặng và phục vụ nhu cầu một bộ phận nhỏ dân cư trong tỉnh. Riêng các sản phẩm sản xuất nỏ, rượu cần, rượu Hoãng (Mường Chiên) được Ủy ban nhân dân huyện Thuận Châu quan tâm xây dựng đề án và cấp kinh phí hỗ trợ nhằm khôi phục và duy trì sản xuất sản phẩm truyền thống, đang cung cấp sản phẩm ký gửi, giới thiệu tại các nhà hàng thuộc địa bàn huyện phục vụ khách du lịch.

Có thể thấy, Sơn La có nhiều nghề thủ công truyền thống có từ lâu đời như: nghề dệt thổ cẩm, mây tre đan, rèn, gốm, trồng lanh dệt vải...Tuy nhiên, tiềm năng phát triển thủ công truyền thống của tỉnh vẫn chưa được khai thác


hiệu quả, còn thiếu các nguồn lực cho quá trình phát triển. Một trong những vấn đề khó khăn nhất mà ngành thủ công truyền thống Sơn La gặp phải là thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chẳng hạn sản phẩm gốm xã Mường Chanh (Mai Sơn) từng được nhiều người trong vùng biết đến nay cũng đang mai một dần do các sản phẩm gốm trên thị trường ngày càng phong phú, giá rẻ, trong khi sản phẩm khá đơn điệu nên rất khó tiêu thụ. Hiện nay, cả xã Mường Chanh chỉ còn một hộ gia đình sản xuất gốm truyền thống, hộ này cũng sản xuất cầm chừng, sản lượng sản phẩm rất thấp.

Hiện nay việc bảo tồn và phát triển nghề, xây dựng các làng nghề trong tỉnh Sơn La được các cấp, các ngành quan tâm. Bên cạnh đó, phong trào "Mỗi làng một nghề" đang là khao khát của nhiều xã, bản, hộ dân. Đó cũng là nguyện vọng của nhiều nghệ nhân tâm huyết với nghề.

- Tỉnh Sơn La đang tiến hành sắp xếp quy hoạch lại các nghề truyền thống trên địa bàn để lựa chọn ra những nghề có tiềm năng, thế mạnh và phát triển thành các làng nghề sản xuất trên quy mô lớn. Giai đoạn 2011 - 2015 xác định mỗi xã chọn xây dựng và phát triển một nghề phù hợp tiềm năng thế mạnh của địa phương, kết hợp với chương trình nông thôn mới chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phá thế độc canh nông nghiệp. Du nhập nhanh các nghề mới vào nông thôn theo phương châm "Làng có nghề rồi phát triển thành làng nghề" trên cơ sở phù hợp với điều kiện, tiềm năng, lợi thế, khả năng thích ứng với nguyện vọng của người dân và định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương.


Bảng 4: Bảng tổng hợp các HTX sản xuất, kinh doanh sản phẩm truyền thống năm 2016



STT


Tên HTX


Địa chỉ


Ngành nghề

Số thành

viên HTX (thành viên)

Số lao

động (người)

Doanh thu

năm 2016 (triệu đồng)


Ghi chú


Tổng



43

52

3.250


1

HTX Nậm La

Thành phố

Dệt thổ cẩm

10

13

700


2

HTX Huổi Ngà, Chiềng Hặc

Yên Châu

Dệt thổ cẩm

7

10

635


3

HTX dịch vụ sản xuất kinh doanh Thèn Luông

Yên Châu

Dệt thổ cẩm

12

15

650


4

HTX may mặc Thôm Mòn

Thuận

Châu

Dệt thổ cẩm, may

hàng thổ cẩm

7

7

915


5

HTX xây dựng – dịch vụ Đức Minh

Quỳnh

Nhai

Sản xuất đồ gỗ

7

7

350


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Sơn La - 8

(Nguồn: Liên minh HTX tỉnh Sơn La)

Trên địa bàn tỉnh Sơn La hình thức sản xuất sản phẩm tiểu thủ công nghiệp truyền thống chủ yếu là các hộ gia đình, các HTX còn khá ít. Hiện nay có khoảng 5 HTX sản xuất chủ yếu là mặt hàng dệt thổ cẩm: áo, khăn, mũ, túi những sản phẩm phục vụ cho khách du lịch làm quà lưu niệm. Hoạt động của các HTX kém hiệu quả, doanh thu thấp, sản xuất không liên tục mà đa phần chỉ sản xuất khi có đơn đặt hàng, chưa có thị trường xuất khẩu.


Bảng 5: Tổng hợp số lượng, doanh thu các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm truyền thống



STT


Tên doanh nghiệp


Địa chỉ


Ngành nghề

Số lao động (người)

Doanh thu

năm 2016 (triệu đồng)


Ghi chú


Tổng



93

8.928


1

Công ty TNHH Hạn Tuyết Sơn La

Mộc Châu

Sản xuất đồ gỗ

3

153


2

Doanh nghiệp Tư nhân Xuyên Tươi

Phù Yên

Sản xuất đồ gỗ

5

863


3

Công ty cổ phần cơ khí Sơn La

Thành phố

Sản xuất đồ gỗ

3

175


4

Công ty cổ phần sản xuất tre công nghiệp Mộc Châu

Mộc Châu

Sản xuất các sản

phẩm từ tre

26

2.939


5

Doanh nghiệp tư nhân Trung và Giang

Thành phố

Sơn La

Sản xuất đồ gỗ

13

855


6

Công ty cổ phần chế biến lâm sản Sơn La

Thành phố

Sơn La

Sản xuất đồ gỗ

25

2.560


7

Công ty TNHH xuất nhập khẩu nông lâm sản Long Nhàn

Yên Châu

Sản xuất đồ gỗ

18

1.383


(Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Sơn La)


- Giá trị sản xuất


Bảng 6: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành công nghiệp

Đơn vị tính: Tỷ đồng



TT


Nội dung


Năm 2012


Năm 2013


Năm 2014


Năm 2015


Năm 2016


GTSX toàn ngành công nghiệp

5388,63

6565,14

9070,77

7551,63

8138,72

I

Công nghiệp khai khoáng

110,62

353,34

2.196,74

1.470,53

918,87

II

Công nghiệp chế biến, chế tạo

4.239,93

4.329,78

4.675,31

4.433,67

4.748,24

1

Sản xuất, chế biến thực phẩm

3060,85

3187,38

3310,06

3169,76

3457,09

2

Dệt

18,59

19,58

24,36

22,9

24,11

3

Sản xuất đồ uống

52,37

48,22

52

57,44

56,87

4

Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan

0,86

0,88

1,41

1,03

1,07

5

Chế biến gỗ và sản phẩm sản xuất từ tre, nứa (trừ bàn, ghế, tủ, giường

18,05

11,48

11,6

17,9

18,96

6

Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế

86,45

99,36

103,94

91,14

90,68

7

Sản xuất trang phục

64,35

57,36

56,27

37,70

41,49

8

Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại

654,68

566,91

728,11

762,34

785,78

9

Sản xuất sản phẩm từ kim loại

283,73

338,61

387,56

273,56

272,33

III

Sản xuất và phân phối điện, nước

1038,08

1.882,02

2.198,72

1.847,43

2.471,61

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2016)


Năm 2016, giá trị sản xuất các ngành sản xuất sản phẩm truyền thống như ngành dệt, chế biến gỗ, sản xuất giường tủ bàn ghế, sản xuất da so với tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp còn thấp, cụ thể ngành dệt chiếm 0,29%; sản xuất gỗ và sản phẩm từ tre nứa: 0,23%; sản xuất giường, tủ,bàn ghế: 1,11%.

Trình độ quản lý và hình thức tổ chức sản xuất

Hiện nay các nghề truyền thống hoạt động dưới hình thức: Doanh nghiệp, mô hình hợp tác theo nhóm, liên kết nhiều hộ gia đình chung vốn đầu tư làm ăn (Hợp tác xã, tổ hợp tác) hoặc một hộ đứng ra tổ chức (hộ trực tiếp mở xưởng sản xuất kinh doanh, thu hút lao động) rồi thuê từng cá thể, gia đình hợp tác sản xuất.

Số lượng lao động và thu nhập người lao động

Bảng 7: Tổng hợp lao động trong ngành sản xuất thủ công truyền thống năm 2016



TT


Chỉ tiêu


ĐVT


Tổng

Trong đó các huyện


Thành

phố

Quỳnh

Nhai

Thuận

Châu

Mường

La

Bắc

Yên

Phù

Yên

Mộc

Châu

Yên

Châu

Mai

Sơn

Sông

Sốp

Cộp

Vân

Hồ


Tổng

Người

1.732

309

77

116

138

35

284

270

52

253




1

Sản xuất đồ mộc

Người

971,0

121,0

18,0

53,0

57,0

5,0

240,0

160,0

11,0

175,0

89,0

42,0

6

2

Đan lát

Người

119,0

15,0

-

-

19,0

30,0

18,0

2,0

34,0

-

1,0

-

1

3

Nghề dệt

Người

97,0

18,0

-

-

-

-

4,0

30,0

-

15,0

30,0

-

-

4

Nghề rèn

Người

218,0

97,0

-

3,0

23,0

-

6,0

29,0

7,0

33,0

20,0

-

-

5

Sx mì, bún, phở

Người

168,0

43,0

6,0

20,0

5,0

-

11,0

37,0

-

30,0

16,0

-

4

6

Chế biến cá chua

Người

159

15

53

40

34

0

5

12





-

(Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Sơn La)


- Tính ổn định về thời gian và thu nhập: Sản xuất theo thời vụ, thời gian nông nhàn, sản xuất theo hợp đồng dịch vụ có thuê nhân theo thời hạn ký hợp đồng, thuê tháng, thuê theo ngày...

- Về thu nhập: thu nhập từ lao động hoạt động công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp và lang nghề hằng năm cao hơn nhiều so với lao động sản xuất thuần nông, thông thường cao gấp từ 2 - 4 lần. Thu nhập bình quân khoảng từ 1.800.000 – 1.900.000 đồng/người/tháng.

Về sản phẩm và thị trường:

Sản phẩm truyền thống: gốm mỹ nghệ, dệt thổ cẩm, đan lát, thêu ren, gỗ mỹ nghệ, mộc dân dụng, mây, tre, tranh gỗ ghép, đệm bông gạo, thịt khô, mẳm cá… thị trường tiêu thụ chủ yếu phục vụ nhu cầu sử dụng trong tỉnh và các tỉnh lân cận, đặc biệt các tỉnh - thành phố phát triển du lịch. Tuy nhiên, hiện nay các sản phẩm TTCN đang gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ, giá bán thấp vì sản phẩm luôn chịu sức ép với sản phẩm cùng loại sản xuất công nghiệp, sức ép từ phía người tiêu thụ trung gian, sự cạnh tranh giữa các hộ cùng sản xuất sản phẩm tại địa phương, ... Thị trường xuất khẩu đối với các sản phẩm TTCN và làng nghề như: hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm truyền thống, … hầu như chưa có, chỉ hoạt động mang tính chất giới thiệu thông qua tham dự một số hội chợ, triển lãm hoặc các hội thảo quốc tế về nghề thủ công, sản phẩm truyền thống ở trong và ngoài nước;

Về nguyên vật liệu sản xuất: nguyên vật liệu chủ yếu khai thác tại chỗ, từ nguồn tài nguyên thiên nhiên tại địa phương hoặc thu mua từ các tỉnh, thành phố trong nước. Tuy nhiên, đến nay các loại nguyên liệu tại địa phương phục vụ cho sản xuất chưa được quy hoạch, một số nguyên liệu chưa có phương án khai thác để chủ động đáp ứng cho sản xuất như: mây, tre, trúc, gỗ.

Về công nghệ và thiết bị: phần lớn công nghệ và thiết bị áp dụng trong ngành nghề công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề phi

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 27/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí