nông nghiệp đều là công nghệ thủ công, cổ truyền. Một số ngành nghề đã ứng dụng chuyển giao đưa các thiết bị, máy móc giản đơn thay thế một số khâu, công đoạn trong quy trình sản xuất. Tuy nhiên, đến nay việc chọn lọc, so sánh hiệu quả để đầu tư khoa học kỹ thuật, cải tiến công nghệ nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm chưa được quan tâm. Do đó, sản phẩm công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp và lang nghề của tỉnh chưa đáp ứng nhu cầu thị hiếu khách hàng, chưa mở rộng thị trường, chưa có thị trường xuất khẩu và sức cạnh tranh kém;
Về bảo vệ môi trường: Hầu hết các cơ sở sản xuất ngành tiểu thủ công nghiệp, thủ công truyền thống nằm xen kẽ trong khu dân cư. Hiện nay, chưa có hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường. Các loại chất thải rắn (trấu, mùn cưa, dăm gỗ, …) được đốt hoặc chuyển cho bộ phận thu gom rác của công ty Môi trường đô thị; các chất thải lỏng (chế biến bánh, bún, …) được một số cơ sở xử lý sơ bộ bằng hệ thống lắng lọc hoặc cho thấm vào đất; các chất thải khí (khói, mùi, …) tuy các cơ sở có xây dựng hệ thống ống khói thải nhưng chưa đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.
Hoạt động Xúc tiến thương mại
Hiện nay, hoạt động xúc tiến thương mại và quảng bá là một trong những hạn chế của ngành thủ công truyền thống tỉnh Sơn La. Việc xúc tiến và quảng bá thương mại các sản phẩm thủ công truyền thống được thực hiện như sau:
- Tham gia một số hội chợ như: “Hội chợ đặc sản vùng miền” tổ chức tại Yên Bái và Sơn La; “Hội chợ thương mại – công nghiệp vùng Tây Bắc” do Sở Công thương phối hợp với Cục Công nghiệp địa phương (Bộ Công thương) tổ chức tại Yên Bái (2013), Hòa Bình (2014), Hà Giang (2015), Ninh Bình (2016), Hội chợ Xuân tổ chức thường kỳ vào đầu năm, “Hội chợ quốc tế vùng Tây Bắc- Sơn La” tại thành phố Sơn La do Trung tâm xúc tiến thương mại – Sở Công thương tỉnh Sơn La tổ chức, “ Hội chợ làng nghề Việt Nam” tại Hà Nội...
Từ năm 2013 – 2015, Sở Công Thương kết nối cung – cầu, quảng bá giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tỉnh Sơn La với tổng kinh phí 687 triệu đồng cụ thể: Bình chọn sản phẩm công nghiệp tiêu biểu năm 2013, 2015 kinh phí 250 triệu đồng; 04 lần đưa hàng công nghiệp, TTCN tỉnh Sơn La tham gia triển lãm, hội chợ giới thiệu hàng công nghiệp, TTCN 28 tỉnh phía bắc tổ chức tại Yên Bái (2013), Hòa Bình (2014), Hà Giang (2015), Ninh Bình (2016) và 02 lần tham gia tuần hàng Sơn La tại nhà khách Thanh Xuân Hà Nội, kinh phí 262 triệu đồng (trung bình 40 triệu đồng/lần tham gia); mỗi lần tham gia 02 gian hàng/hội chợ.
Trong lần tham gia Tuần hàng thực phẩm an toàn Sơn La tại Hà Nội từ ngày 24/8 – 29/8/2016, Trung tâm Khuyến công Sở Công Thương tham gia 02 gian hàng trưng bày 4 ngành hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với 58 mặt hàng như chế biến nông sản củ quả; chế biến lâm sản, chế biến thực phẩm, đồ uống, sản phẩm dệt may. Tổng giá trị hàng hóa tham gia trưng bày giới thiệu tại gian hàng là 150 triệu đồng, Trong đó hàng giới thiệu không bán khoảng 16 triệu đồng như đồ may tre, đồ gỗ mỹ nghệ...Doanh số bán hàng 67 triệu đồng khoảng 50% số lượng hàng tham gia. Trong thời gian diễn ra tuần hàng, Sở Công Thương đại diện một số hộ gia đình, HTX, doanh nghiệp tìm hiểu nhu cầu hợp tác kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của Sơn La...giới thiệu mặt hàng như: chè, sữa, sản phẩm chế biến từ nông sản,. Qua trao đổi và thu thập thông tin phía khách hàng và kết quả sau 6 ngày bán hàng trực tiếp tại một số gian hàng mà khách ưa chuộng là Thịt trâu, bò, cá ướp gia vị hấp, sấy khô, súc sích, lạp sườn, miến dong, hàng tiểu thủ công nghiệp từ mây tre đan, thổ cẩm.
- Thực hiện chương trình phát triển Kinh tế - xã hội hằng năm Sở Công Thương phối hợp với UBND các huyện, thành phố miễn phí thuê gian hàng cho các hộ gia đình có nhu cầu bán hàng dệt thổ cẩm, hàng thủ công truyền
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh Nghiệm Về Quản Lý Phát Triển Làng Nghề Ở Một Số Địa Phương Trong Nước
- Thực Trạng Quản Lý Nhà Nước Về Phát Triển Làng Nghề Trên Địa Bàn Tỉnh Sơn La
- Bảng Tổng Hợp Các Htx Sản Xuất, Kinh Doanh Sản Phẩm Truyền Thống Năm 2016
- Đánh Giá Kết Quả Thực Hiện Các Cơ Chế, Chính Sách Qua Dự Án,
- Giải Pháp Hoàn Thiện Quản Lý Nhà Nước Phát Triển Làng Nghề Truyền Thống Trên Địa Bàn Tỉnh Sơn La
- Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Sơn La - 12
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
thống tại các chợ: Chợ Rặng Tếch, chợ 7/11, chợ Chiềng An tại thành phố Sơn La, Chợ trung tâm thị trấn Mộc Châu tại huyện Mộc Châu.
- Trung tâm khuyến công phối hợp UBND thành phố tổ chức đoàn tham quan cho các cơ sở dệt thổ cẩm trên địa bàn thành phố, HTX Nậm La tham quan học hỏi mô hình sản xuất, kinh doanh thổ cẩm tại Mai Châu tỉnh Hòa Bình, các cơ sở sản xuất thổ cẩm nổi tiếng của Sapa, các sản phẩm được khách hàng ưa chuộng, cách trưng bày, bán hàng tại khách sạn của thị xã Sapa tỉnh Lào Cai; phối hợp Công ty Mường Thanh đưa sản phẩm dệt thổ cẩm vào hệ thống khách sạn Mường Thanh trên toàn quốc; dự kiến sẽ xây dựng hệ thống mã vạch truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm đưa vào các siêu thị của công ty.
- Năm 2015, Sở Công Thương tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Sơn La năm 2015 nhằm lựa chọn và kịp thời tôn vinh những sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, có chất lượng, có giá trị sử dụng cao; có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước. Kết quả: Nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ: 11 sản phẩm tham gia, bình chọn 03 sản phẩm đạt. Nhóm thực phẩm đồ uống gồm: Chè, Cà phê, nước khoáng, nước giải khát, đồ uống có cồn, không cồn, có ga, không có ga: 23 sản phẩm tham gia, bình chọn 09 sản phẩm đạt. Nhóm sản phẩm chế biến từ nông, lâm, thủy sản như tinh bột, miễn dong, đường, mật ong, thịt gia súc, gia cầm, tôm cá chế biến: có 07 sản phẩm tham gia, bình chọn 03 sản phẩm đạt. Nhóm sản phẩm về thiết bị, máy móc, dụng cụ, phụ tùng cơ khí: có 08 sản phẩm tham gia, bình chọn 04 sản phẩm đạt. Nhóm sản phẩm thiết bị máy móc, dụng cụ, phụ tùng cơ khí: có 08 sản phẩm tham gia, bình chọn 05 sản phẩm đạt. Nhóm sản phẩm khác: có 06 sản phẩm tham gia, có 03 đạt giải. Các sản phẩm đạt giải đặc trưng mang tính thủ công, tính văn hóa, thẩm mỹ do các hộ gia đình, hợp tác xã, các doanh nghiệp
nhỏ và vừa ở vùng nông thôn, các bản có nghề truyền thống nơi lưu giữ và thể hiện có cơ hội được giới thiệu, quảng bá, thể hiện những giá trị, những nét riêng biệt của văn hoá và nghệ thuật của một địa phương hay vùng, miền biến được điều đó thành nguồn lợi thực sự.
Sau đó Sở Công Thương đã đề xuất 6 sản phẩm tiêu biểu nhất lập hồ sơ tham gia Bình chọn SPCNNTTB cấp khu vực năm 2016, 2 sản phẩm được bình chọn cấp khu vực đang làm hồ sơ bình chọn cấp quốc gia, qua đó cơ hội quảng bá sản phẩm công nghiệp đặc trưng của tỉnh, kết nối tiêu thụ sản phẩm.
Xây dựng thương hiệu:
Sử dụng nguồn vốn khuyến công, các đối tượng theo Nghị định 45/NĐ- CP, hàng năm Trung tâm khuyến công Sơn La phối hợp UBND huyện, thành phố, đăng ký bảo hộ thương hiệu, xây dựng hệ thống quản lý chất luợng sản phẩm cho các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Mức hỗ trợ 50% chi phí, nhưng mức tối đa không quá 35 triệu đồng/thương hiệu/dự án
Tính đến 2013 – 2016, trên địa bàn đã hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và xây dựng phát triển thương hiệu cho 24 cơ sở với tổng kinh phí 840 triệu đồng.
Công tác đào tạo nghề:
- Từ năm 2008 – 2010: Đào tạo nghề và nâng cao nghề sản xuất mây giang đan xuất khẩu 120, đào tạo nghề và nâng cao nghề dệt khăn xuất khẩu 280 lao động.
- Từ năm 2013 - 2016, Trung tâm khuyến công tỉnh Hỗ trợ cho 210 lao động kinh phí 315 triệu đồng gồm 140 lao động có nghề gò hàn phục vụ đóng, sửa chữa thuyền sắt gắn máy huyện Quỳnh Nhai và 70 lao động sản xuất chổi chít xuất khẩu tại Thành Phố Sơn La; đào tạo cho 120 lao động: sản xuất mây tre đan 70 lao động, chế biến tinh bột sắn 50 lao động kinh phí 256 triệu đồng.
- Năm 2016, thực hiện Chương trình Hợp tác giữa Thành phố Hà Nội và tỉnh Sơn La về việc truyền nghề, nhân cấy nghề, phát triển sản phẩm tiểu thủ công nghiệp năm 2016.
+ Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp Sơn La tổ chức lớp "Truyền nghề, cấy nghề đan lưới, dụng cụ, phương tiện phục vụ nuôi trồng, đánh bắt thủy sản" cho các lao động tại xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai. Lớp truyền nghề đã đào tạo cho 35 lao động. Sản phẩm như rọ tôm mỗi người đan được 50 đến 60 chiếc/ngày, giá bán từ 5.000 đồng đến 6.000 đồng/chiếc; thu nhập bình quân đạt trên 250.000 đồng/ngày. Sản xuất lưới, bẫy, chã tính theo m dài thu nhập có thấp hơn đan rọ tôm và các dụng cụ bằng tre, nứa nhưng cũng đảm bảo thu nhập trên 100.000 đồng/ngày. Đây là yếu tố rất quan trọng để duy trì nghề và mang lại thu nhập thiết thực cho lao động lúc nông nhàn. Các sản phẩm làm ra đã có cơ sở kinh doanh tại địa bàn huyện bao tiêu hết số sản phẩm làm ra đây thực sự là nguồn động viên khích lệ đối với học viên.
+ Tổ chức lớp "Truyền nghề, cấy nghề dệt và sản xuất các sản phẩm từ vải thổ cẩm" cho 35 lao động trên địa bàn tỉnh Sơn La. lớp truyền nghề cho 35 lao động của phường Quyết Thắng và phường Chiềng Cơi thành phố Sơn La.
Hàng năm UBND huyện, thành phố cũng đã tổ chức các lớp dạy nghề nhằm nâng cao tay nghề cho người lao động. Các lao động ở các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp phần lớn là được đào tạo thông qua hình thức truyền nghề trực tiếp.
Công tác hỗ trợ, chuyển giao khoa học kỹ thuật
- Từ năm 2013 – 2016, Trung tâm khuyến công tỉnh Sơn La đã hỗ trợ xây dựng 4 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới kinh phí 1.050 triệu đồng ( 01 mô hình chế biến tinh bột sắn Mai Sơn, 01 mô hình chế biến
gỗ phóc xuất khẩu Sông Mã, 01 mô hình chế biến chè poke xuất khẩu Mộc Châu, 01 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất than sinh học từ lõi ngô và phế phụ phẩm nông, lâm sản khác Mộc Châu)
- Hỗ trợ cho 04 cơ sở ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất, kinh phí 800 triệu đồng chủy yếu cho các cơ sở, HTX chế biến chè gồm 03 cơ sở huyện Mộc Châu và 01 HTX tại Bình Thuận huyện Thuận Châu.
Đa phần hỗ trợ, chuyển giao khoa học kỹ thuật mới được áp dụng ngành công nghiệp. Cuối năm 2016, Trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp Sơn La đang thực hiện dự án hỗ trợ HTX Nậm La khung cửi bán đầu tư máy dệt vải bán công nghiệp. Thay vì sử dụng 01 trục cuốn sợi hệ thóng máy đã thiêt kế được một hệ thống các lô suốt nhỏ lắp cạnh nhau, rất dễ dàng thay thế, thêm sợi mà không ảnh hưởng đến lô suốt khác. Ngoài ra máy có thể lắp ráp được các thiết bị cuốn sợi từ các linh kiện sẵn có, dễ kiếm để chủ động được phương tiện sản xuất. Hệ thống máy này đang được sử dụng tại cơ sở sản xuất kinh doanh hàng thổ cẩm của gia đình chị Lường Thị Nhung ở Bản Pản, xã Chiềng Ly, huyện Thuận Châu phát huy hiệu quả cao.
2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước đối với phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Sơn La
2.3.1. Thực trạng xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động phát triển làng nghề truyền thống
Trong những năm qua, trên cơ sở các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về hỗ trợ phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề đã được tỉnh triển khai thực hiện, cụ thể:
- Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công;
- Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
- Thông tư số 113/2006/TT-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về ngân sách Nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ;
- Thông tư 84/2002/TT-BTC, ngày 26/9/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn về các hình thức khuyến khích tài chính nhằm kích thích sự phát triển của các ngành thủ công.
- Quyết định số 124/2003/QĐ-TTg, ngày 17/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về bảo tồn văn hoá và phát triển các dân tộc thiểu số ở Việt Nam để thúc đẩy các nghề truyền thống.
- Quyết định số 384/QĐ- TTg ngày 9/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 - 2020;
- Nghị quyết số 353/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh về việc thông qua quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020 và triển vọng đến năm 2030;
- Nghị quyết số 348/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh Sơn la về chương trình giải quyết việc làm tỉnh Sơn La năm 2011;
- Nghị quyết số 40/201/NQ-HĐND ngày 12/12/2012 của HĐND tỉnh Sơn La về quy định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho một số nội dung, công việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
- Quyết định số 1601/QĐ-UBND ngày 02/07/2010 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt đề cương và dự toán Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020 và xét triển vọng đến năm 2030;
- Quyết định số 3222/QĐ-UBND ngày 27/11/2009 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020;
- Quyết định số 1032/QĐ-UBND ngày 26/4/2016 của UBND tỉnh về hỗ trợ đào tạo nghề lao động nông thôn;
- Xây dựng đề án phát triển làng nghề Vùng Tái định cư thủy điện Sơn La đến năm 2014; Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Sơn La đã được phê duyệt năm 2010;
- Đối với lĩnh vực khuyến công được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2556/QĐ-UBND ngày 13 tháng 11 năm 2011 của UBND tỉnh phê duyệt Chương trình khuyến công tỉnh Sơn La giai đoạn 2012 -2015;
- Ngày 23/10/2013, UBND tỉnh Sơn La đã ra Quyết định số 2478/QĐ- UBND phê duyệt Đề án “Phát triển sản phẩm văn hóa, nghệ thuật tiêu biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La phục vụ phát triển du lịch” ;
- Quyết định số 3184/QĐ-UBND ngày 31/12/2016 của UBND tỉnh Sơn La về phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2025;
Tỉnh Sơn La chưa có quy hoạch phát triển làng nghề, việc phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống chủ yếu dựa vào nguồn vốn khuyến công quốc gia phân bổ trung tâm khuyến công trực thuộc Sở Công Thương. Ngày 13 tháng 11 năm 2011, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2556/QĐ- UBND phê duyệt Chương trình khuyến công tỉnh Sơn La giai đoạn 2012 - 2015. Trong đó có nhiều nội dung hỗ trợ phát triển nghề truyền thống:
- Hỗ trợ đào tạo nghề và nâng cao nghề cho 10 cơ sở sơ chế, chế biến nguyên liệu (bông, mây, tre, măng tre...) cho ít nhất là 1.000 lao động và hình thành được ít nhất 5 bản nghề gia công, sản xuất, sơ chế nguyên liệu phục vụ nhà máy công nghiệp (bông, mây, tre, măng tre...).
- Hỗ trợ đào tạo nâng cao nghề cho 1.500 lao động về nghề đang làm trong các nhà máy công nghiệp dệt, may, giày da, kéo sợi vải...