Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Bình - 13

tỉnh, các trung tâm giới thiệu việc làm… để người dân nắm và biết được nhu cầu và các yêu cầu, tiêu chí cần phải có của nhân lực du lịch, định hướng trong việc chọn trường, chọn ngành nghề theo học cho con em, phù hợp với khả năng của người học và yêu cầu của đơn vị kinh doanh du lịch. Các cơ sở đào tạo và dạy nghề nắm được nhu cầu lao động để có kế hoạch và định hướng đào cho phù hợp. Thông qua mối liên hệ thường xuyên với các cơ sở đào tạo, các đơn vị, DN lĩnh vực du lịch biết được về NNL của tỉnh, khả năng đào tạo của tỉnh. Đồng thời, tỉnh cần làm cầu nối cho các DN, đơn vị kinh doanh du lịch với các cơ sở đào tạo NNL DL trong cả nước. Từ đó, DN có thể chủ động xây dựng kế hoạch tuyển dụng và phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh, các địa phương và các cơ sở đào tạo tiếp cận dễ dàng, tuyển dụng kịp thời theo nhu cầu lao động của DN, đơn vị kinh doanh du lịch.

Để thực hiện được nội dung trên, UBND tỉnh Quảng Bình cần chỉ đạo Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ sở đào tạo trên địa bàn và các đơn vị có liên quan phối hợp thực hiện. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo định hướng phân luồng học sinh ngay ở bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Thứ tư là, xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển NNL DL vừa phải đảm bảo tính đồng bộ, vừa đảm bảo yếu tố đặc trưng riêng

Trong chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH và quy hoạch vùng đều có xác định đến việc phát triển NNL đáp ứng với mục đích của quy hoạch đó. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển nhanh của ngành du lịch như hiện nay, tỉnh Quảng Bình cần phân định rõ xây dựng chiến lược phát triển NNL DL là một nội dung riêng, có đề án, kế hoạch, chính sách riêng để thực hiện. Trong chiến lược, cần xác định rõ mục tiêu, quan điểm, các nhiệm vụ, giải pháp thật cụ thể nhằm nâng cao chất lượng NNL DL trong bối cảnh hội nhập quốc tế, xác định rõ trách nhiệm của Sở Du lịch, Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ban, ngành liên quan và các cơ sở đào tạo.

Quy hoạch phát triển NLL du lịch phải được xác định là khâu đột phá của ngành du lịch, cũng như mỗi DN, đơn vị kinh doanh du lịch trong tỉnh.

UBND tỉnh Quảng Bình cần phân công Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiên cứu xây dựng Đề án về phát triển NNL DL nhằm đáp ứng yêu cầu của các DN, đơn vị kinh doanh du lịch. Đề án cần xác định rõ dự báo nhu cầu sử dụng lao động cho từng thời kỳ đến năm 2020, định hướng đến 2025 và tầm nhìn xa hơn nữa; xác định rõ các giải pháp để tổ chức thực hiện. Trên cơ sở Đề án phát triển NNL DL để xây dựng kế hoạch thực hiện đề án phát triển NNL DL trên địa bàn tỉnh, hoặc trong từng tổ chức, cơ quan, đơn vị cho từng thời kỳ 3 năm, 5 năm và được cụ thể hóa thành kế hoạch hàng năm.

Thứ năm là, tổ chức thực hiện chiến lược hiệu quả thông qua hệ thống truyền thông, phát triển trung tâm dữ liệu thông tin về nhân lực du lịch

Tỉnh Quảng Bình cần chỉ đạo hình thành Trung tâm thông tin tích hợp về du lịch trong đó có thông tin về NNL DL nhằm hình thành một hệ thống đồng bộ từ thu thập, xử lý, phân tích, dự báo, quản lý và cung cấp thông tin về thị trường NNL DL. Việc cung cấp thông tin về thị trường NNL DL cần kịp thời, đầy đủ theo các cấp trình độ, các ngành nghề, lĩnh vực để đáp ứng yêu cầu về đào tạo, việc làm cho người lao động, phục vụ cho phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đối với từng đơn vị kinh doanh du lịch, DN du lịch cần có trang website riêng để cung cấp đầy đủ các thông tin về du lịch, trong đó có thông tin về NNL DL trong đơn vị.

Tiếp tục tổ chức có hiệu quả sàn giao dịch việc làm của tỉnh để vừa thoả mãn cung - cầu việc làm của người lao động và DN, vừa là nơi kết nối, bổ sung các thông tin dự báo NNL, trong đó có NNL DL của tỉnh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

3.2.2. Xây dựng mới và hoàn thiện các chính sách quản lý, sử dụng, phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Bình

Một là, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện sách phát triển giáo dục đào tạo

Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Bình - 13

Trong các giải pháp để phát triển NNL, nhất là NNL DL, việc ban hành chính sách đặc biệt về giáo dục và đào tạo sẽ là bước đột phá trong phát triển NLL phục vụ sự phát triển du lịch, góp phần phát triển KT-XH của tỉnh, trong đó tập trung vào một số giải pháp chủ yếu sau:

Tiếp tục thực hiện tốt các chương trình, đề án và chính sách về giáo dục, đào tạo và phát triển NNL mà tỉnh Quảng Bình đã ban hành, như: Đề án phổ cập giáo dục Trung họccủa tỉnh Quảng Bình; Quy hoạch chi tiết xây dựng Trường Đại học Quảng Bình; Đề án xã hội hóa dạy nghề tỉnh Quảng Bình; Chương trình hành động phát triển kinh tế xã hội huyện Minh Hóa theo Nghị quyết 30a của Chính phủ; Đề án Đào tạo NNL DL Quảng Bình; Chiến lược phát triển khoa học công nghệ tỉnh Quảng Bình; Đề án đào tạo NNL qua đào tạo nghề tỉnh Quảng Bình; Đề án kiểm soát dân số ven biển; Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Bình; Đề án phát triển Trường THPT Chuyên Quảng Bình, Đề án thành lập trường Cao đẳng nghề Quảng Bình, Đề án nâng cấp Cao đẳng kỹ thuật Công - Nông nghiệp Quảng Bình, Đề án nâng cấp Trường Cao đẳng công nghệ - du lịch số 9, Đề án sáp nhập Trường Trung cấp Kinh tế Quảng Bình...

Quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống mạng lưới cơ sở đào tạo, dạy nghề trên địa bàn tỉnh; ưu tiên đầu tư phát triển các trường cao đẳng nghề hiện tại của tỉnh theo hướng: mở rộng quy mô hợp lý kết hợp đầu tư theo chiều sâu, đa dạng hóa ngành nghề, cấp độ và loại hình đào tạo, trang thiết bị hiện đại, tiếp cận với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ.

Nâng cao chất lượng các các trung tâm Giáo dục thường xuyên và Hướng nghiệp dạy nghề cấp huyện sau khi sắp xếp, sáp nhập nhằm tăng

cường năng lực đào tạo, nâng cao chất lượng dạy nghề cho lao động khu vực nông thôn và đẩy mạnh việc phân luồng học sinh sau THCS.

Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, nhất là đào tạo các lĩnh vực ngành nghề du lịch của Trung tâm Giới thiệu việc làm và hỗ trợ Nông dân thuộc Hội Nông dân tỉnh, Trung tâm Giới thiệu việc làm và Hỗ trọ Phụ nữ thuộc Hội LHPN tỉnh, Trung tâm giới thiệu việc làm của Đoàn Thanh niên.

Có chính sách khuyến khích các trường đại học có uy tín trong nước liên kết đào tạo với các trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề và Trường Đại học Quảng Bình để đào tạo các lĩnh vực, chuyên ngành mà tỉnh còn thiếu, nhất là các chuyên ngành về du lịch.

Nâng cao toàn diện chất lượng và đồng bộ hoá cơ cấu đội ngũ giáo viên đào tạo, dạy nghề; rà soát, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách liên quan đến cơ chế thu hút, tuyển dụng đội ngũ giáo viên giỏi, chuyên gia giỏi; mở rộng và thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ để đạt được các mục tiêu về tỷ lệ giảng viên đạt chuẩn và trên chuẩn.

Đổi mới và đồng bộ nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo gắn với chuẩn đầu ra của mỗi chương trình mà người học cần đạt được; coi trọng kỹ năng thực hành, bám sát nhu cầu của thị trường lao động, gắn đào tạo với giải quyết việc làm; tận dụng năng lực của các DN trong công tác đào tạo; tăng cường giáo dục đạo đức, tác phong lao động, kỷ luật, khả năng tự lập, thích ứng với môi trường học tập, làm việc. Triển khai tích cực việc áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng đào tạo, lấy chất lượng thực là động lực phát triển; chống tiêu cực và bệnh thành tích trong đào tạo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đào tạo và dạy nghề.

Tiếp tục xây dựng, biên soạn chương trình, giáo trình, giáo án theo hướng chuẩn hóa, tiếp cận dần với trình độ tiên tiến khu vực và quốc tế. Đồng

thời, quan tâm nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghề.

Thành lập Quỹ đào tạo nghề của tỉnh để hỗ trợ đối tượng chính sách học nghề. Khuyến khích, tạo điều kiện tốt nhất để thu hút người học các nghề du lịch bằng các chính sách cho vay vốn học nghề, giảm, miễn học phí cho con em gia đình chính sách, người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng cao, vùng bị thiên tai, bão lũ..., đặc biệt là học sinh thuộc đối tượng chính sách, hộ nghèo, bộ đội xuất ngũ, đồng bào dân tộc thiểu số, người tàn tật.

Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho các cơ sở đào tạo nghề đảm bảo năng lực và quy mô đào tạo. Sử dụng hiệu quả dự án tăng cường năng lực dạy nghề. Thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Tăng cường QLNN về đào tạo nghề, triển khai thực hiện QLNN về dạy nghề từ tỉnh đến huyện theo quy định của pháp luật dạy nghề. Đổi mới kiểm định chất lượng đào tạo nghề, đổi mới công tác xây dựng kế hoạch đào tạo nghề theo hướng nhu cầu thị trường lao động.

Đẩy mạnh xã hội hoá và tăng cường huy động các nguồn vốn cho phát triển nhân lực; có cơ chế, chính sách trích từ nguồn vốn đấu thầu quyền sử dụng đất cho xây dựng cơ sở đào tạo nghề du lịch; có cơ chế để ràng buộc trách nhiệm các DN du lịch, cơ sở kinh doanh sử dụng lao động trong việc đóng góp kinh phí cho đào tạo lao động mà DN đang sử dụng. Đồng thời, mở rộng tổ chức các quỹ khuyến học, bảo trợ giáo dục, khuyến khích các cá nhân, tổ chức đóng góp vào sự phát triển giáo dục, đào tạo bằng mọi hình thức.

Để phát triển NNL DL của tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới, các cấp, các ngành, cơ sở đào tạo, nhất là các cơ sở dạy nghề về du lịch cần tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; trong quá trình đào tạo cần tăng thời gian thực hành, tập trung vào những nội dung, kỹ năng người học, DN, xã hội cần; tăng cường

dạy và bồi dưỡng ngoại ngữ, văn hóa, kỹ năng thích ứng với môi trường làm việc. Đồng thời, tăng cường công tác dự báo cung, cầu NNL đảm bảo sát với thực tế; có cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết đào tạo giữa DN và cơ sở dạy nghề du lịch để tăng tính thực tiễn của sinh viên trong quá trình đào tạo, giúp học viên tìm kiếm việc làm dễ dàng sau khi tốt nghiệp ra trường.

Hai là, tiếp tục nghiên cứu, ban hành chính sách về thu hút, nâng cao chất lượng NNL DL

Tổ chức tốt mạng lưới dịch vụ cung ứng, giao dịch, lao động, giới thiệu việc làm. Tỉnh Quảng Bình cần xây dựng ngân hàng dữ liệu về cung và cầu lao động và cung cấp những thông tin cần thiết, kịp thời cho các quận, huyện, xã, phường và nhân dân về thị trường lao động, trong đó có lao động lĩnh vực du lịch; người lao động chủ động tiếp thu và trau dồi kiến thức một cách có hiệu quả, có chất lượng và nhận thức rõ rằng chỉ có tay nghề cao, kỷ luật lao động tốt thì mới có việc làm ổn định, thu nhập cao, đời sống được nâng lên; DN du lịch cần có chiến lược, lộ trình bổ sung, thay thế nguồn lao động du lịch với những tiêu chí cụ thể, chủ động đề xuất, phối hợp kế hoạch đào tạo NNL DL với tỉnh, cơ sở đào tạo.

Các cơ chế, chính sách của tỉnh, của DN đối với NNL DL phải thể hiện được sự mong muốn trọng dụng nhân tài, khai thác phát huy mọi tài năng của người lao động, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của DN trên thị trường. Cần có cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi nhất cả về vật chất và tinh thần để tạo sức lôi cuốn đối với người lao động đóng góp cho sự phát triển của DN.

UBND tỉnh và các DN, đơn vị kinh doanh du lịch cần có chính sách thu hút, khuyến khích sinh viên mới ra trường, nhất là sinh viên các chuyên ngành du lịch đến làm việc ở các DN du lịch. Thông qua các chính sách cụ thể về tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, thời gian nghỉ phép, chế độ học tập, cũng như các chế độ ưu đãi khác để thu hút NNL DL. Đồng thời, tạo điều kiện cho họ có môi trường làm việc tốt để họ được cống hiến, phát huy tài năng của


93

mình. Tỉnh Quảng Bình cần bổ sung đối tượng NNL DL trình độ cao được đào tạo ở nước ngoài vào đề án thu hút nhân tài của tỉnh.

Tỉnh Quảng Bình cần có chính sách khuyến khích đối với giáo viên dạy nghề du lịch cũng như người học nghề du lịch, có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ sư phạm, bồi dưỡng kỹ năng dạy nghề ở các trường của tỉnh; có chế độ khuyến khích đối với cán bộ giáo viên có nhiều thành tích trong giảng dạy, nghiên cứu, đồng thời hỗ trợ kinh phí để giáo viên mua sắm phương tiện phục vụ giảng dạy. Đối với những người học giỏi cần cấp học bổng, khen thưởng thành tích trong học tập, động viên về tinh thần và ưu tiên trong tiếp nhận, bố trí vào làm việc trong các DN.

Thường xuyên tổ chức các hội thi tay nghề đối với lao động du lịch. Thông qua các hội thi để phát hiện, tuyển chọn những người có trình độ chuyên môn cao, nắm vững kỹ năng, nghiệp vụ để động viên, khuyến khích rèn luyện tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Ba là, chú trọng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ người lao động trong lĩnh vực du lịch

Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho lao động du lịch là một giải pháp quan trọng để thu hút lao động du lịch chất lượng cao vào làm việc trong các DN, đơn vị kinh doanh du lịch, cần tập trung vào một số nội dung sau:

Tỉnh cần tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm của các DN, cơ sở kinh doanh du lịch trong thực hiện các chế độ chính sách về tiền lương và thu nhập của người lao động trong đơn vị kinh doanh du lịch đảm theo đúng quy định của pháp luật; thực hiện công khai một số chế độ cơ bản đối với người lao động trong các DN du lịch theo quy định của Quy chế dân chủ trong DN để người lao động trực tiếp giám sát.

Ngoài ra, các DN, cơ sở kinh doanh du lịch cần có sự vận dụng lương linh hoạt về chính sách tiền lương phù hợp đối với những lao động giỏi, có nhiều đóng góp cho đơn vị.


94

3.2.3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch

Để tăng cường QLNN về NNL DL, giải pháp quan trọng là phải hoàn thiện tổ chức bộ máy QLNN đối với NNL DL. Như đã phân tích ở phần thực trạng, Luật du lịch 2017 quy định chủ thể QLNN về du lịch (trong đó có NNL DL) ở địa phương mới chỉ quy định cấp tỉnh chứ không đề cập đến trách nhiệm QLNN về du lịch ở cấp huyện, cấp xã. Tuy nhiên, Nghị định số 14/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chức năng nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn của cấp huyện thì Phòng Văn hóa và Thông tin là cơ quan chuyên môn tham mưu cho UBND cấp huyện thực hiện chức năng QLNN về du lịch (trong đó có NNL DL) trên địa bàn.

Đối với cấp xã, Thông tư 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường thị trấn thì công chức văn hóa - xã hội có nhiệm vụ tham mưu giúp UBND cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã trong các lĩnh vực văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, thông tin truyền thông, lao động, thương binh xã hội, y tế và giáo dục trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Như vậy, nhiệm vụ tổ chức, theo dõi các hoạt động du lịch và NNL DL trên địa bàn cấp xã thuộc về nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội. Điều đó cho thấy các văn bản hướng dẫn của các cơ quan QLNN về lĩnh vực du lịch và quản lý NNL DL không thống nhất, gây khó khăn, lúng túng trong QLNN ở các cấp trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, cần có sự thống nhất trong hệ thống cơ quan QLNN về du lịch và NNL DL từ cấp tỉnh đến cấp huyện và cấp xã, đảm bảo sự phối hợp có hiệu quả giữa các ngành, các cấp trong QLNN về NNL DL, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng cấp, từng ngành nhằm khắc phục chồng chéo, đùn đẩy trong quản lý, đảm bảo giải quyết nhanh gọn các vấn đề phát sinh trong QLNN về NNL DL.


95

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 15/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí