Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Bình - 12

tục trong quản lý, hiệu lực quản lý chưa cao, nhất là bộ máy ở cấp huyện và cấp xã, chức năng nhiệm vụ chưa rõ ràng và chưa có sự phân cấp cụ thể.

+ Quảng Bình là một tỉnh nghèo so với nhiều tỉnh trong khu vực và cả nước, thu ngân sách hàng năm đạt thấp, không đảm bảo cho đầu tư phát triển, trong khi đó nguồn ngân sách nhà nước dành cho đầu tư phát triển, đào tạo, bồi dưỡng phát triển NNL DL còn hạn chế.

+ Hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật Du lịch và pháp luật liên quan đến đào tạo, phát triển NNL DL chưa đồng bộ, còn nhiều bất cập và chậm sửa đổi; một số văn bản hướng dẫn chưa cụ thể, rõ ràng nên gây lúng túng, khó khăn trong việc triển khai thực hiện.

+ Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. QLNN về NNL DL liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong khi đó, ngành du lịch chịu ảnh hưởng tác động của nhiều ngành, lĩnh vực nên khi có sự thay đổi và biến động ở các ngành lĩnh vực đều có sự ảnh hưởng đến hoạt động quản lý NNL DL.

- Nguyên nhân chủ quan

+ Cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đến NNL DL. Nhận thức về vị trí, vai trò của NNL DL còn hạn chế; còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại sự đầu tư của nhà nước; chưa năng động, sáng tạo, chưa tạo môi trường thuận lợi đầu tư phát triển NNL DL; chưa tập trung thu hút, kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển NNL DL.

+ Xây dựng các nhiệm vụ, giải pháp phát triển NNL DL còn thiếu chủ động, thiếu các giải pháp căn cơ, bài bản; thiếu kinh nghiệm thực tế trong đầu tư phát triển NNL DL. Chủ trương, giải pháp và hệ thống chính sách để phát triển du lịch và NNL DL chưa đồng bộ và thống nhất.

+ Công tác hợp tác, phối hợp, liên kết với các cấp, các ngành, các DN trong và ngoài nước để đào tạo, phát triển NNL DL còn hạn chế, chưa chặt chẽ, hiệu quả của sự phối hợp chưa cao.

+ Cải cách thủ tục hành chính chưa đồng bộ, chưa thật sự là cơ chế "một cửa", tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư và kinh doanh; một số cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển du lịch chưa thực sự hấp dẫn nên chưa thu hút các DN lớn có năng lực tham gia đầu tư phát triển NNL DL.

+ Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ QLNN về du lịch, nhất là cán bộ kế cận còn chưa được quan tâm đúng mức.


Tiểu kết chương 2

Trong Chương 2, trên cơ sở tổng quan về điều kiện tự nhiên, văn hóa - xã hội và tình hình hoạt động du lịch của tỉnh Quảng Bình, Luận văn đã làm rõ thực trạng NNL DL và công tác QLNN về NNL DL, đi sâu vào các nội dung: quy hoạch, kế hoạch NNL DL, việc thực thi các văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức, viên chức QLNN về du lịch; công tác đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, thanh tra, hợp tác quốc tế trong hoạt động QLNN về NNL DL... Từ đó, tìm ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân tác động đến QLNN về NNL DLcủa tỉnh Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu của Chương 2 sẽ là cơ sở để tác giả đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại trong QLNN về NNL DLcủa tỉnh Quảng Bình, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, khai thác, phát huy giá trị du lịch phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Chương 3

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1. Định hướng phát triển nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới

3.1.1. Quan điểm về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Bình

Định hướng, quan điểm chung về phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020, xác định như sau: “Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các loại hình, sản phẩm du lịch. Mở rộng liên kết, hợp tác với các tỉnh Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng để phát triển du lịch. Hình thành 4 trung tâm du lịch: Phong Nha - Kẻ Bàng, Nhật Lệ - Bảo Ninh, Vũng Chùa - Đảo Yến, nghỉ dưỡng Bang và du lịch văn hóa, tâm linh phía Nam của tỉnh. Tăng cường xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch Quảng Bình, xây dựng Quảng Bình trở thành điểm đến du lịch của cả nước và khu vực Đông Nam Á, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Phấn đấu đến năm 2020, lượng khách du lịch đến Quảng Bình đạt 5,5 triệu lượt khách, doanh thu dịch vụ du lịch tăng bình quân 9 - 10%/năm”.

Về định hướng, quan điểm chung về phát triển NNL DL, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 xác định: “Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án đào tạo NNL DL chất lượng cao; chọn cử sinh viên, cán bộ giỏi đi đào tạo trình độ sau đại học ở các lĩnh vực quan trọng, cần thiết mà tỉnh còn thiếu, đặc biệt chú trọng đào tạo NNL DL; sửa đổi chính sách thu hút, đào tạo nhân tài phù hợp với giai đoạn mới, nhằm xây dựng NNL, nhất là NNL DL chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển; có chính sách ưu tiên cho đào tạo nghề, đào tạo lao động lĩnh vực du lịch; coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên gia, quản

trị DN giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ cao. Thực hiện đồng bộ chính sách đào tạo, thu hút, trọng dụng NNL chất lượng cao, chú trọng cơ chế, chính sách, môi trường làm việc để khuyến khích con em Quảng Bình về địa phương công tác”.

3.1.2. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Bình

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (2015 - 2020), Tỉnh ủy Quảng Bình đã ban hành Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 13/7/2016 về phát triển du lịch, giai đoạn 2016 - 2020, UBND tỉnh Quảng Bình ban hành Kế hoạch số 1503/KH-UBND ngày 13/9/2016 về thực hiện Chương trình hành động số 06/CTr-TU ngày 13/7/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển du lịch, giai đoạn 2016 - 2020, trong đó xác định mục tiêu phát triển NNL DL là:

- Từng bước thực hiện chuẩn hóa NNL DL phù hợp chuẩn với khu vực và quốc tế, đặc biệt chú trọng nhân lực quản lý du lịch và lao động có tay nghề cao. Tăng cường đầu tư của nhà nước và huy động mọi nguồn lực tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn để nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm, khả năng ngoại ngữ, trình độ chuyên môn và tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ QLNN về du lịch, các cơ sở đơn vị kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư; cử cán bộ, chuyên viên tham gia các khóa học về quản lý du lịch trong và ngoài nước về công tác đào tạo NNL DL, gắn công tác đào tạo với nhu cầu xã hội.

- Quy định, quy chuẩn các tiêu chuẩn đào tạo nhân viên các cơ sở lưu trú, nhà hàng, công ty lữ hành, khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Cung cấp chi tiết, đầy đủ và rộng rãi thông tin NNL DL và chia sẻ kinh nghiệm tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá NNL cho các DN bằng nhiều hình thức đa dạng như internet, báo chí, ấn phẩm…

- Mở thêm mã ngành đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, trang thiết bị đào tạo về du lịch dịch vụ trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn

tỉnh; đẩy mạnh hợp tác đào tạo với các trường, học viện du lịch nổi tiếng tại Việt Nam và thế giới.

- Hàng năm UBND tỉnh tổ chức cho các cơ sở phục vụ du lịch đi học kinh nghiệm ở các tỉnh thành trong nước và các nước Đông Nam Á.

3.1.3. Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Bình

Báo cáo tổng thể Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025 đã dự báo nhu cầu nhân lực ngành du lịch tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 được thể hiện tại Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Bình đến năm 2025

Đơn vị tính: người


Lao động

Năm

Tăng trưởng bình quân

2020

2025

2011-2015

2016-2020

2021-2025

Lao động trực tiếp

13.300

28.300

27,4%

13,7%

16,3%

Lao động gián tiếp

29.300

62.300

29,4%

13,7%

16,3%

Tổng nhu cầu lao động

42.600

90.600

60,7%

13,7%

16,3%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Bình - 12

Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Với hiện trạng nhân lực ngành du lịch và chủ trương phát triển du lịch Quảng Bình, nhu cầu NNL DL tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 cần phải phát triển toàn diện về quy mô, cơ cấu trên cả hai nhóm nhân lực QLNN và nhân

lực tại các đơn vị kinh doanh về du lịch, phù hợp với tình hình thực tế.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, ban hành kèm theo Quyết định số 1928/QĐ- UBND ngày 12/8/2011 của UBND tỉnh Quảng Bình, dự báo nhu cầu NNL DL đến năm 2020 và 2025 thể hiện tại Bảng 3.2.


Bảng 3.2. Nhu cầu nguồn nhân lực du lịch tỉnh đến năm 2020 - 2020

Đơn vị tính: người


Lao động

Năm 2020

Năm 2025

Lao động trực tiếp

13.100

28.600

Lao động dán tiếp

28.800

62.900

Tổng nhu cầu lao động

41.900

91.500

Nguồn: Quyết định số 1928/QĐ-UBND ngày 12/8/2011 của UBND tỉnh Quảng Bình

Như vậy, nhu cầu NNL DL tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và 2025 là rất lớn, cụ thể: Năm 2020 nhu cầu 13.100 lao động trực tiếp, gấp 2,9 lần so với năm 2018; Năm 2025 nhu cầu 28.600 lao động trực tiếp, gấp 6,3 lần so với năm 2018 và gấp 2,1 lần so với năm 2020. Sở dĩ nhu cầu NNL DL tăng cao là do Quảng Bình đang phấn đấu thực hiện mục tiêu "đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn", là một trong những trung tâm du lịch của cả nước và khu vực; xây dựng hình ảnh, thương hiệu du lịch Quảng Bình trên bản đồ du lịch thế giới. Tỉnh Quảng Bình cũng đang thu hút, kêu gọi và đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình, dự án quy mô lớn về du lịch, dịch vụ để sớm đưa vào sử dụng trong năm 2019 và những năm tiếp theo. Dự báo NNL DL như trên sẽ đáp ứng được nhu cầu phát triển của du lịch Quảng Bình nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch trong thời gian tới.

3.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Bình

3.2.1. Xây dựng, hoàn thiện quy hoạch, chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Bình

Công tác xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển NNL DL có vai trò hết sức quan trọng nhằm xác định nhu cầu, số lượng, chất lượng, định hướng phát triển NNL DL đáp ứng nhu cầu của sự phát triển. Về nguyên tắc, việc

xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển NNL DL phải gắn kết chặt chẽ giữa phát triển du lịch, NNL DL với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh. Để chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển NNL DL có tính đồng bộ, sát thực tiễn, đảm bảo tính khả thi cao, yêu cầu hàng đầu đặt ra là phải khảo sát đúng thực trạng, phân tích NNL DL, trên cơ sở đó xác định nhu cầu số lượng, chất lượng, cơ cấu NNL DL; xác định nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình, phân công cho các tổ chức, cơ quan chủ trì, cơ quan tham mưu phối hợp thực hiện với các giải pháp phù hợp, đồng bộ. Trong khuôn khổ của Luận văn, tác giải đưa ra một số định hướng để đổi mới quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển NNL DLcủa tỉnh Quảng Bình, cụ thể là:

Một là, tập trung tuyên truyền để nâng cao nhận thức về NNL DL của tỉnh.

Để có được NNL DL chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của ngành du lịch, trước hết UBND tỉnh phải chủ động chỉ đạo các cấp, các ngành, các đoàn thể, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức đối với công tác đào tạo, nâng cao chất lượng NNL DL để có được, “đầu vào” có chất lượng và ổn định; đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức, biện pháp tuyên truyền, giáo dục đối với người lao động; chú trọng các hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng.

Hai là, quy hoạch phát triển du lịch gắn với chiến lược phát triển NNL DL, tạo sự hợp lý giữa cung - cầu NNL DL.

Để đáp ứng nhân lực cho các DN du lịch, tỉnh Quảng Bình cần khẩn trương hoàn thành Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050. Trên cơ sở định hướng quy hoạch tổng thể để bổ sung, hoàn thiện các quy hoạch ngành, quy hoạch lĩnh vực, trong đó có quy hoạch ngành du lịch đến năm 2030, định hướng đến 2050. Điều quan trọng là tỉnh phải xây dựng được Quy hoạch phát triển NNL DL của tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030 một cách căn cơ, bài bản, sát hợp với thực tiễn. Cùng với quy hoạch phát triển NNL DL, cần quy hoạch lại mạng lưới các cơ

sở đào tạo, dạy nghề tập trung, bảo đảm cung ứng đủ NNL DL tại chỗ cho các DN, cơ sở kinh doanh du lịch; từng bước khắc phục tình trạng mất cân đối cung - cầu nhân lực du lịch, tình trạng vừa thừa, vừa thiếu NNL DL, giảm sức ép “nhảy việc” giữa các cơ sở kinh doanh du lịch.

Ba là, nghiên cứu sự biến động cung - cầu, phân bố NNL DL để làm căn cứ xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển NNL.

Để có thông tin đầy đủ về NNL DL, cơ quan QLNN về du lịch cần chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan để làm tốt công tác khảo sát, đánh giá sát đúng NNL DL hiện có trong các DN, cơ sở kinh doanh du lịch, các điểm du lịch, nhất là về số lượng, chất lượng, cơ cấu NNL DL. Tổng hợp và dự báo các dự án đầu tư xây dựng các cơ sở kinh doanh du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, các tua, tuyến du lịch mới chuẩn bị đi vào hoạt động. Dự báo nhân lực du lịch mới cần cho các DN, cơ sở kinh doanh du lịch, điểm du lịch, tua, tuyến du lịch mới. Các yêu cầu, tiêu chí đặt ra đối với nhân lực du lịch của các DN, cơ sở về số lượng, chất lượng, trình độ, tiêu chuẩn… theo kế hoạch hàng năm và 5 năm. Phân loại nhu cầu theo chất lượng lao động trong ngành du lịch: phổ thông, nhân lực qua đào tạo, nhân lực chất lượng cao theo cơ cấu ngành nghề, ở từng DN, cơ sở kinh doanh, khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Từ đó giúp cho tỉnh có được thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác về thực trạng nhu NNL DL. Từ đó, giúp cho tỉnh có những chỉ đạo cụ thể đối với các cơ quan chức năng, các địa phương và các trường, cơ sở đào tạo nghề trong việc chuẩn bị NNL cho các DN, cơ sở kinh doanh du lịch. Để tiến hành được nội dung này, UBND tỉnh Quảng Bình cần giao nhiệm vụ cụ thể cho Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Lao động, Thương binh và xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan có liên quan tổng hợp và dự báo nhu cầu NNL DL theo kế hoạch.

Mặt khác, cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền cho người dân, DN, cơ sở kinh doanh du lịch, các cơ sở đào tạo, các địa phương trong


87

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 15/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí