liên kết với các trường chuyên nghiệp và dạy nghề ngoài tỉnh, kết hợp đào tạo tại chỗ và đào tạo ngoài tỉnh; đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu của xã hội, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư đào tạo và dạy nghề.
UBND tỉnh đã có quyết định số 2246/QĐ - CT ngày 26/9/2012 về việc phê duyệt Kế hoạch thu hút nhân tài với số lượng 84 vị trí công tác. Bằng những chính sách nói trên, tỉnh Quảng Bình đã thu hút NNL chất lượng cao về làm việc tại địa phương, trong đó có nhóm nhân lực làm việc tại cơ quan QLNN về lĩnh vực văn hóa - du lịch ở cấp tỉnh và cấp huyện.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình đã ban hành Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 13/7/2016 về phát triển du lịch, giai đoạn 2016
- 2020. Đồng thời, để cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số 13-CTr/TU ngày 12/5/2017 về phát triển du lịch, giai đoạn 2016 - 2020 (sửa đổi, bổ sung). UBND tỉnh Quảng Bình đã xây dựng Kế hoạch số 1503/KH-UBND ngày 13/9/2016 về phát triển du lịch, giai đoạn 2016 - 2020, trong đó đã chú trọng rà soát, đánh giá số lượng và chất lượng NNL DL; xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực du lịch giai đoạn 2016 - 2020 với mục tiêu từng bước chuẩn hóa nhân lực du lịch hợp chuẩn với khu vực và quốc tế, đặc biệt chú trọng nhân lực quản lý du lịch và lao động du lịch có tay nghề cao. Ưu tiên bố trí ngân sách và huy động mọi nguồn lực tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn để nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững, ngoại ngữ, trình độ chuyên môn và tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ QLNN về NNL DL, các cơ sở đơn vị kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư. Đã chú trọng cử nhiều lượt cán bộ, chuyên viên tham gia các khóa học về quản lý du lịch trong và ngoài nước. Công tác đào tạo NNL DL của tỉnh đã gắn với nhu cầu của xã hội; từng bước quy định, quy chuẩn các
64
tiêu chuẩn đào tạo nhân viên các cơ sở lưu trú, nhà hàng, công ty lữ hành, khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Cung cấp chi tiết, đầy đủ thông tin lao động, chia sẻ kinh nghiệm tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá NNL cho các DN thông qua nhiều kênh thông tin với hình thức phong phú.
HĐND tỉnh Quảng Bình cũng đã ban hành Nghị quyết số 05/2016/NQ- HĐND ngày 21/7/2016 về Chính sách thu hút, đào tạo người có trình độ chuyên môn cao tỉnh Quảng Bình, giai đoạn 2016 - 2020. UBND tỉnh cũng đã ban hành Quyết định số 626/QĐ-UBND ngày 02/3/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch thu hút người có trình độ chuyên môn cao tỉnh Quảng Bình năm 2017, trong đó số lượng thu hút người có trình độ chuyên môn cao 14 người để bố trí làm việc tại các các cơ sở đào tạo của tỉnh, trong đó có đào tạo lĩnh vực du lịch (Trường Đại học Quảng Bình là 12 người).
Tóm lại, công tác quy hoạch và kế hoạch hóa phát triển NNL DL là hoạt động thường xuyên trong công tác QLNN về NNL DL. Đó là công tác xác định mục tiêu, đối tượng, số lượng, chất lượng, công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng NNL DL để từng bước đưa du lịch Quảng Bình thành ngành kinh tế mũi nhọn. Công tác quy hoạch và kế hoạch hóa các kế hoạch phát triển NNL DL được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng được đặt lên hàng đầu trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Quảng Bình.
Tuy vậy, công tác quy hoạch, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển NNL DL tỉnh Quảng Bình vẫn có một số tồn tại nhất định: xây dựng quy hoạch, chiến lược còn ngắn hạn, một số nội dung còn thiếu cụ thể, chưa thật sát hợp với tình hình thực tế. Một số nội dung trong quy hoạch còn chung chung, định hướng chưa thật rõ; chưa xác định chính xác nhu cầu số lượng nhân lực. Những hạn chế trên đòi hỏi trong thời gian tới cần được khắc phục và thực hiện đồng bộ hơn, chú trọng quy trình tổ chức thực hiện. Quy hoạch và kế hoạch hóa phát triển NNL DL cần bám sát thực tế ở địa phương và có tầm nhìn, chiến lược dài hạn; đồng thời có lộ trình cụ thể cho từng năm.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Bình - 7
- Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Bình - 8
- Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Bình - 9
- Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Bình - 11
- Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Bình - 12
- Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Bình - 13
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
65
Kế hoạch cần đi đôi với chế độ tuyển dụng, sử dụng, bố trí công tác, chính sách đãi ngộ sau khi tuyển dụng.
2.3.2. Thực trạng xây dựng thể chế về phát triển nhân lực du lịch
Tỉnh Quảng Bình đã cụ thể hóa và triển khai thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về phát triển NNL nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Qua triển khai thực hiện các chính sách đào tạo, phát triển, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng NNL DL đã đạt được nhiều kết quả.
Căn cứ Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011
- 2020, Tỉnh ủy Quảng Bình đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về phát triển NNL phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH; UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 12/2005/QĐ-UB ngày 07/3/2005 ban hành Chương trình phát triển NNL phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH tỉnh Quảng Bình đến năm 2020; Quyết định số 1665/QĐ-UBND ngày 15/7/2011 về phát triển NNL tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2015 nhằm xây dựng NNL của tỉnh phát triển cả về số lượng và chất lượng; từng bước hình thành đội ngũ lao động có trình độ cao và có cơ cấu ngành nghề hợp lý; nâng cao trình độ và năng lực cạnh tranh của nhân lực trong hội nhập, phát triển bền vững. Uu tiên cho đào tạo nghề, đào tạo lao động chất lượng cao, coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên gia, quản trị DN giỏi, lao động lành nghề; NNL ở những lĩnh vực quan trọng phát triển kinh tế, xã hội được xác định là trọng tâm, trọng điểm, mũi nhọn. Phát triển NNL của tỉnh theo hướng toàn diện về đạo đức, trí tuệ và thể lực. Có ý chí, có năng lực tự học và tự nghiên cứu; năng động, sáng tạo, có tri thức và kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng thích ứng và chủ động trong môi trường sống và làm việc. Ngoài việc tập trung phát triển nhân lực trình độ cao đáp ứng xu thế hội nhập, tỉnh chú trọng phát triển NNL cho huyện nghèo, miền núi và các địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt
66
khó khăn. Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo động lực cho bước phát triển nhanh trong thời gian tới.
Quyết định số 17/2011/QĐ-UBND ngày 10/11/2011 về việc ban hành chính sách thu hút, đào tạo nhân tài tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2015 và Nghị quyết số 46/2012/NQ-HĐND ngày 12/7/2012 của HĐND tỉnh Quảng Bình về chính sách sử dụng con em Quảng Bình tốt nghiệp đại học giai đoạn 2012 - 2015 và Nghị quyết số 05/2016/NQ-HĐND ngày 21/7/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình về việc ban hành chính sách thu hút, đào tạo người có trình độ chuyên môn cao tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016-2020 nhằm thu hút, đào tạo NNL chất lượng chuyên môn cao về phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.
Có thể nói, việc ban hành các Nghị quyết, chương trình hành động, các quyết định về phát triển NNL của tỉnh Quảng Bình khá kịp thời, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra. Qua triển khai thực hiện các Nghị quyết, quyết định, chương trình về NNL đã mang lại kết quả khả quan, số lượng, chất lượng NNL, nhất là NNL DL đã có bước chuyển biến khá.
Tuy nhiên, so với nhu cầu và thực tiễn đặt ra trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa và bối cảnh phát triển du lịch trở thành nhành kinh tế mũi nhọn, kết quả thực hiện cho thấy còn mức độ, sự chuyển biến chưa thực sự mạnh mẽ, đòi hỏi phải có những cơ chế, chính sách, giải pháp thật sự căn cơ, bài bản đối với NNL DL để tạo động lực làm thay đổi thực sự diện mạo du lịch của tỉnh Quảng Bình.
2.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch và nguồn nhân lực du lịch
Theo Luật Du lịch số 09/2017/QH14, QLNN về du lịch được chia thành 2 cấp: cấp Trung ương và cấp địa phương. Ở cấp địa phương chỉ quy định đến cấp tỉnh.
Hiện nay, tổ chức bộ máy QLNN về NNL DLcủa tỉnh Quảng Bình được thực hiện theo Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/2/2008 của Chính phủ Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể chức trách tiêu chuẩn cụ thể nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường thị trấn. Theo đó, tổ chức bộ máy QLNN về du lịch và NNL DL như sau:
+ Ở cấp tỉnh: trước tháng 6/2016, công tác QLNN về du lịch và NNL DL thuộc về Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch.
Ngày 24 tháng 6 năm 2016, HĐND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Nghị quyết số 01/2016/NQ-HĐND về thành lập Sở Du lịch Quảng Bình trên cơ sở chia tách Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh. UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định số 24/2016/QĐ-UBND ngày 25/8/2016 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình. Sau khi thành lập, Sở Du lịch đã khẩn trương kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng QLNN để đáp ứng với yêu cầu phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Theo Quyết định số 24/2016/QĐ-UBND tỉnh Quảng Bình, Sở Du lịch là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Quảng Bình, có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện QLNN về du lịch và NNL DL, các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy quyền của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.
Sở Du lịch có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định hiện hành của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm
tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trụ sở đặt tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Cơ cấu tổ chức bộ máy Sở Du lịch Quảng Bình gồm: Ban Giám đốc; Văn phòng Sở; Phòng Quản lý du lịch; Phòng Kế hoạch và phát triển du lịch; Thanh tra sở và Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch.
+ Ở cấp huyện: cơ quan QLNN về du lịch ở cấp huyện thuộc về Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện, theo Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT- BVHTTDL-BNV ngày 14/9/2015 của Bộ Văn hóa - Thể thao, Du lịch và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Theo đó, Phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện QLNN về văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch (trong đó có NNL DL) và quảng cáo; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND cấp huyện và theo quy định của pháp luật. Toàn tỉnh có 8 Phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện. Tổ chức bộ máy của Phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện có Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và chuyên viên.
+ Ở cấp xã: chức năng QLNN về du lịch thuộc công chức Văn hóa - xã hội cấp xã, phường, thị trấn (quy định tại Điều 6 - Thông tư số 06/2012/TT- BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ về Hướng dẫn chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn).
Nhìn chung, cơ cấu tổ chức bộ máy QLNN về NNL DL hiện nay đã một phần đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Tuy nhiên, tổ chức bộ máy vẫn còn thiếu rõ ràng. Ở cấp tỉnh, tổ chức bộ máy Sở Du lịch đang từng bước hoàn thiện, đội ngũ CBCC còn thiếu, kinh nghiệm quản lý chưa nhiều nên có nhiều khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ. Đối với cấp huyện, quản lý NNL DL du lịch còn
kết hợp với các lĩnh lực văn hóa, thông tin, thể thao và một số lĩnh vực khác, sự phân công nhiệm vụ còn kiêm nhiệm, chưa có bộ máy chuyên trách nên hiệu quả tham mưu, quản lý NNL DL chưa cao. Đối với cấp xã, chỉ có 01 công chức văn hóa kiêm nhiệm nhiều nội dung thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao, thông tin, du lịch, chính sách xã hội, vì vậy thực hiện nhiệm vụ còn khó khăn; thời gian làm việc chủ yếu xử lý các công việc hành chính, sự vụ, chưa có thời gian để đầu tư chuyên sâu cho QLNN về du lịch và NNL DL. Điều kiện, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc còn rất nhiều khó khăn.
2.3.4. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch
Hiện nay,của tỉnh chỉ có 03 cơ sở có đào tạo NNL DL đó là Trường Đại học Quảng Bình, Trường Trung cấp Du lịch & Công nghệ số 9 và Trường Trung cấp kinh tế Quảng Bình.
Những năm qua, Trường Đại học Quảng Bình đã chú trọng công tác đào tạo NNL DL. Trường đã được Tổng cục Du lịch cấp phép đào tạo Chứng chỉ "Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch”. Hiện nay, nhà trường đã đào tạo, cấp Chứng chỉ cho hơn 500 cử nhân các ngành Tiếng Anh, Quản trị kinh doanh, Kế toán và một số chuyên ngành khác. Trường cũng đã liên kết với các trường thuộc đại học Huế và Hà Nội về đào tạo Cử nhân Quản trị du lịch tại Trường Đại học Quảng Bình. Đồng thời, Nhà trường đang tích cực xây dựng đội ngũ giảng viên để mở ngành “Quản trị kinh doanh dịch vụ du lịch và lữ hành” trình độ Đại học để tuyển sinh vào năm 2019.
Trường Trung cấp Du lịch và công nghệ số 9 (thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), đây là trường có bề dày truyền thống trong đào tạo ngành nghề du lịch, với trình độ đào tạo trung cấp, sơ cấp nghề tập trung và một số ngành, nghề, như: Kỹ thuật chế biến món ăn, Quản trị khách sạn, Nghiệp vụ nhà hàng, Lễ tân, Buồng bàn, Quầy bar và một số lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên… Hàng năm, Nhà trường tuyển sinh đào tạo quy mô từ 800 - 1.500 học sinh. Khi ra trường, có khoảng 80% trở lên học sinh
có việc làm ổn định, bên cạnh đó, nhà trường còn nhận đào tạo theo đơn đặt hàng cho các cơ sở du lịch lớn trong tỉnh và tuyển sinh các lớp vừa học vừa làm cho học sinh phân luồng sau bậc Trung học cơ sở.
Trường Trung cấp Kinh tế Quảng Bình đào tạo các chuyên ngành: Kinh tế, Du lịch (đào tạo ở trình độ trung cấp và sơ cấp), ngoài ra Nhà trường còn liên kết đào tạo chuyên ngành cử nhân ở một số lĩnh vực khác. Hằng năm, Nhà trường đào tạo cho gần 500 học sinh, trong đó có 400 học sinh hệ trung cấp ở các chuyên ngành trên.
Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo NNL DL, trong những năm qua, công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về công tác quản lý, chuyên môn nghiệp vụ các lĩnh vực du lịch đã được tỉnh Quảng Bình chú trọng. Hàng năm, bằng các nguồn kinh phí từ ngân sách của tỉnh, kinh phí của các tổ chức quốc tế hỗ trợ, UBND tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo Sở Du lịch đã phối hợp với Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, Khoa Du lịch Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Viện nghiên cứu phát triển Du lịch và các chuyên gia nước ngoài thông qua các chương trình của các tổ chức GIZ (Tổ chức hợp tác phát triển Đức), SDC (Trung tâm nghiên cứu phát triển bền vững) tổ chức nhiều khóa đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng quản lý du lịch, nâng cao nhận thức về môi trường du lịch, kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành du lịch, lễ tân đối ngoại, quy trình đón khách, kỹ năng ứng xử và giao tiếp, nghiệp vụ hướng dẫn, lễ tân, bàn, buồng, bar, chế biến món ăn... cho lực lượng lao động của ngành và các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2015 đến năm 2018, Sở Du lịch Quảng Bình đã phối hợp với Hiệp hội du lịch tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp tổ chức 53 lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho hơn 2.600 lượt lao động cho các cơ sở khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch... trên địa bàn toàn tỉnh.