Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Bình - 15

thăm quan, đồng thời giúp họ xử lý linh hoạt khi tham gia vận chuyển khách du lịch khi không có hướng dẫn viên đi kèm.

Các DN, đơn vị kinh doanh cần tăng cường khảo sát, lấy ý kiến khách hàng đối với nhân viên lái xe, lái thuyền; thực hiện tốt chính sách biểu dương, khen thưởng những nhân viên lái xe, lái thuyền chu đáo, an toàn, phục vụ nhiệt tình, thân thiện; đồng thời, xử phạt nghiêm những trường hợp gian lận cước phí, hoặc các hành vi làm ảnh hưởng đến du lịch của tỉnh, gây thiệt hại về vật chất và uy tín của DN, các hành vi cắt xén chương trình du lịch, đưa khách vào các điểm bán hàng lưu niệm không có trong chương trình du lịch và khi khách không có nhu cầu.

Thứ tư là, đối với hướng dẫn viên và thuyết minh viên du lịch

Cùng với sự tăng nhanh lượng khách du lịch đến Quảng Bình, nhu cầu thuyết minh viên du lịch cũng tăng lên. Do vậy, vấn đề quan trọng là phải vừa đáp ứng đủ số lượng nhưng phải đảm bảo cả về chất lượng. Từ thực tế đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch, tỉnh Quảng Bình cần có các giải pháp hữu hiệu nhằm tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên và thuyết minh viên du lịch của tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách.

Để làm được điều này, cùng với việc đào tạo, bồi dưỡng hướng dẫn viên, Cơ quan QLNN về du lịch cần thực hiện đúng quy định về cấp thẻ hành nghề nhằm đảm bảo chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên và thuyết minh viên du lịch; từng bước hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng hướng dẫn viên không có thẻ hành nghề. Xây dựng đội hướng dẫn viên, thuyết minh viên thực sự chuyên nghiệp, tinh thông, hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo, thực sự là những đại sứ trong việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh Quảng Bình đến với du khách trong và ngoài nước.

Tiếp tục tổ chức đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hàn Quốc, tiếng Trung, tiếng Nga khi số lượng lớn khách tế đến


104

với Quảng Bình phần lớn là các nước nói sử dụng các ngoại ngữ trên. Ngoài ra, cần quan tâm mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng mở rộng thêm kiến thức về các nền văn hoá, các điểm đến du lịch; bồi dưỡng về cung cách, thái độ phục vụ du khách, các kỹ năng cơ bản đối với hướng dẫn viên trong phục vụ du khách, cũng nhưng bồi dưỡng, trau dồi thêm về kiến thức về trang phục, trang điểm, giao tiếp đối với các hướng dẫn viên nhằm tạo sự lôi cuốn, cảm tình đối với hướng dẫn viên. Cùng với đó, cần có chương trình, kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên kế cận. Tổ chức các đợt sát hạch, kiểm tra trình độ về nghiệp vụ và kỹ năng để có chương trình bồi dưỡng kịp thời, từng bước xây dựng đội ngũ này chuyên nghiệp.

Tổ chức sinh hoạt, hội thảo, khảo sát thực tế các khu, tuyến, điểm du lịch để trao đổi kinh nghiệm, hiểu rõ tình hình và nâng cao tính chuyên nghiệp trong công tác hướng dẫn; vận động tài trợ các dự án liên kết, hợp tác với tổ chức chính phủ và phi chính phủ nước ngoài để cử người tham gia các chương trình liên kết đào tạo hướng dẫn viên du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Có chính sách giữ chân các hướng dẫn viên và thuyết minh viên giỏi để đảm bảo phục vụ du khách. Theo đó, các DN có thể có hỗ trợ thêm về nhà ở, hoặc một số chính sách thu hút, giữ chân đối với các đối tượng này.

Năm là, đối với nhân viên an ninh, bảo vệ các khu điểm du lịch

Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Bình - 15

Các DN, đơn vị du lịch cần quan tâm, chú trọng tổ chức bồi dưỡng, nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên an ninh, nhân viên quản lý, bảo vệ tại các khu, điểm du lịch nhằm làm cho đội ngũ này vừa làm tốt công tác an ninh, bảo vệ, vừa có thể ứng xử nhã nhặn, văn minh lịch sự khi đón tiếp và hướng dẫn du khách. Cần phối hợp với các công ty chuyên nghiệp về bảo vệ để tập huấn, trang bị kiến thức, vừa trang bị võ thuật và nghiệp vụ bảo vệ, an ninh để đội ngũ này hoạt động chuyên nghiệp hơn. Chú trọng tập huấn xử lý tình huống khẩn cấp trong cháy nổ, an ninh trật tự và sơ cấp cứu y tế, bơi lội theo ca kíp và trang bị các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ cho đội ngũ này; tổ chức


105

đào tạo, bồi dưỡng tiếng Anh giao tiếp cho các nhân viên bảo vệ, các khu điểm du lịch, nhất là các khu, điểm thường xuyên đón khách quốc tế.

3.2.4.4. Đa dạng hóa đào tạo nguồn nhân lực du lịch

Thực hiện công tác tự đào tạo tại khách sạn để nâng cao tay nghề. Công tác tự đào tạo có thể thực hiện thông qua việc thuê giảng viên hoặc cán bộ cấp trung hoặc cao cấp tự tổ chức bồi dưỡng, đào tạo. Tổ chức các chương trình tập huấn kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng chăm sóc khách hàng; tổ chức phổ biến và tập huấn những tình huống thường gặp trong quá trình phục vụ để giúp nhân viên nâng cao các kỹ năng nghề nghiệp, chủ động xử lý tình huống nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ của từng doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí cho lao động trong DN được đào tạo chuẩn hoá trình độ và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nhất là trong những mùa vắng khách.

Ngoài các nội dung trên, cần phát huy tốt vai trò của Hiệp hội du lịch Quảng Bình trong công tác đào tạo, bồi dưỡng NNL DL. Hiệp hội cần làm tốt hơn nữa việc phối hợp với các cơ sở đào tạo có khoa du lịch để tổ chức các lớp, khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, trình độ quản lý cho cán bộ và nhân viên các đơn vị; triển khai Chương trình phối hợp hoạt động đã ký kết với các tổ chức có liên quan về công tác đào tạo NNL DL của tỉnh.

3.2.5. Tăng cường kiểm soát việc quản lý, sử dụng nguồn nhân lực du lịch

Một là, thực hiện thường xuyên, nghiêm túc việc thanh tra, kiểm tra

Thanh tra, kiểm tra là một nội dung quan trọng trong hoạt động quản lý. Mục đích của công tác thanh tra, kiểm tra NNL DL vừa để bảo đảm hoạt động đi đúng hướng, đạt hiệu quả và mục tiêu đã đề ra, vừa để kịp thời phát hiện những vấn đề phát sinh, những hạn chế, yếu kém, hoặc khuyết điểm, vi phạm để có biện pháp xử lý, đồng thời, kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân


106

rộng những cách làm hiệu quả, những mô hình tốt, khắc phục khuyết điểm, hạn chế, xử lý nghiêm những sai phạm, tiêu cực trong công tác phát triển NNL DL.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra trong nội dung này cần tuân thủ những yêu cầu sau:

+ Phải tiến hành một cách thường xuyên, liên tục, rộng rãi và triệt để công tác thanh tra, kiểm tra NNL phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnh;

+ Kết hợp hài hòa giữa kiểm tra định kỳ với kiểm tra đột xuất, nhằm đảm bảo sự khách quan, đầy đủ trong nội dung, kết quả thanh, kiểm tra phát triển NNL.

+ Thực hiện nghiêm túc việc thông báo, công khai kết quả thanh, kiểm tra, kiểm tra đảm bảo tính minh bạch, dân chủ, công tâm, khách quan, đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong khi thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nâng cao nhận thức của đôi ngũ cán bộ, công chức, viên chức,, người lao động và nhân dân về vai trò, tầm quan trọng của công tác phát triển NNL du lịch, kịp thời động viên, khen thưởng, nhân rộng những cách làm hiệu quả, sáng tạo trong công tác phát triển NNL DL; kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm, rút kinh nghiệm về hạn chế, khuyết điểm, yếu kém trong công tác QLNN về NNL DL.

Hai là, gắn thanh tra, kiểm tra với thi đua khen thưởng, kỉ luật

Mục đích, yêu cầu của thanh tra, kiểm tra là xem xét quá trình thực hiện để phát hiện những hạn chế, chưa phù hợp để điều chỉnh cho phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác. Nếu có khuyết điểm, sai phạm thì phải kiên quyết xử lý nghiêm minh để răn đe, giáo dục; có thành tích, đóng góp, điển hình thì tuyên dương, khen thưởng, kịp thời động viên để khuyến khích, nhân rộng. Như vậy, hoạt động thanh tra, kiểm tra, cần nêu cao mục đích này để thanh, kiểm tra đúng hướng, đạt được đích, mục tiêu, yêu cầu đề


107

ra. Gắn thanh tra, kiểm tra với việc tuyên dương, động viên, khen thưởng những cá nhân tập thể, cá nhân, điển hình tiêu biểu để nhân rộng. Đồng thời, kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh những hạn chế, thiếu sót, những điểm bất cập, chưa phù hợp; nếu phát hiện có sai phạm thì phải kiên quyết, xử lý theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, làm lành mạnh hóa trong công tác QLNN về NNL DL.

Gắn kết chặt chẽ giữa kết quả thanh tra, kiểm tra với những khâu còn lại của quy trình quản lý, từ lập kế hoạch, đến thực hiện, điều chỉnh để đảm bảo việc thanh tra, kiểm tra đạt được mục đích, yêu cầu đề ra, phát huy tốt tác dụng, góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý, điều hành. Điều này cũng đẩy lùi biểu hiện tính hình thức của hoạt động thanh tra, kiểm tra vốn khá phổ biến hiện nay.

Hướng trọng tâm công tác thanh tra, kiểm tra việc huy động sử dụng các nguồn lực, nhất là nguồn lực tài chính trong công tác quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn lực du lịch; trong đó chủ yếu là việc giải ngân nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ, các nguồn vốn ưu đãi, các chương trình hợp tác đào tạo phát triển NNL DL; các nguồn lực ưu tiên, hỗ trợ đầu tư phát triển NNL DL theo quy định chủ Nhà nước và các cơ chế, chính sách, các nội dung đặc thù của tỉnh - Đây là một trong những nội dung dễ phát trinh tiêu cực, sai phạm, nhất là trong việc thực hiện chính sách, hỗ trợ khuyết khích của tỉnh để phát triển NNL DL.

Tập trung thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, của cấp ủy, chính quyền địa phương vì khi phân cấp mạnh cho địa phương sẽ dễ gây ra tình trạng lạm quyền, sai phạm.

Ba là, tăng cường phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra

Đối với hoạt động QLNN về NNL DL, hoạt động thanh tra, kiểm tra chỉ có thể đạt được hiệu quả cao nhất thì cần phải có sự phối hợp tích cực, hiệu quả giữa trung ương với địa phương, phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban,


108

ngành; phối hợp giữa thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Vì vậy, hoạt động thanh tra, kiểm tra không chỉ có ý nghĩa đối với lĩnh quản lý NNL DL của từng địa phương, đơn vị mà còn mang ý nghĩa của tất các các địa phương, doanh nghiệm trong khu vực và liên vùng.

3.2.6. Mở rộng hợp tác quốc tế trong quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch

Một là, nâng cao nhận thức về yêu cầu hội nhập NNL du lịch

UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo Sở Du lịch phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan và các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về yêu cầu hội nhập NNL DL, về vai trò của NNL DL, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế về lao động. Đối với tỉnh Quảng Bình, xây dựng NNL DL hướng đến chuẩn quốc tế là ưu tiên hàng đầu, là khâu đột phá nhằm đưa du lịch Quảng Bình hội nhập các trung tâm du lịch của cả nước, khu vực và quốc tế. Trong đó, vấn đề đầu tiên là tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong xây dựng và thực hiện chuẩn hóa một bước nhân lực du lịch từ nhà quản lý du lịch (cả nhà nước và DN) đến các vị trí nghiệp vụ du lịch phù hợp với các hệ thống tiêu chuẩn khu vực và quốc tế về lao động.

Hai là, tổ chức lại các cơ sở đào tạo du lịch phù hợp với yêu cầu hội nhập

Tập trung rà soát, đánh giá công tác đào tạo NNL DL của tỉnh thời gian qua, từ đó có phương án sắp xếp lại các cơ sở đào tạo này phù hợp để đáp ứng nhu cầu NNL DL trong xu thế hội nhập quốc tế; học tập kinh nghiệm của một số trường du lịch ở các nước phát triển để xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với các chuẩn mực chung của khu vực và quốc tế. Sớm ban hành Đề án thành lập Trường Cao đẳng Du lịch và Công nghệ số 9; thành lập Khoa Du lịch ở Trường Đại học Quảng Bình để đào tạo NNL DL của tỉnh trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên về du lịch đủ số lượng, cơ cấu hợp lý, đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng để đáp ứng nhu cầu


109

đào tạo nhân lực du lịch cho tỉnh; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ giảng dạy, mời chuyên gia nước ngoài để bồi dưỡng cho giáo viên; nâng cao kỹ năng ứng dụng tin học, ngoại ngữ và phương pháp giảng dạy tiên tiến để giảng viên, giáo viên, đào tạo viên du lịch có đủ khả năng giảng dạy, nghiên cứu, trao đổi chuyên môn trực tiếp với chuyên gia nước ngoài, tham gia hội nghị, hội thảo về du lịch.

Mời các chuyên gia, các giảng viên có kinh nghiệm ở các cơ sở đào tạo du lịch ở các nước có ngành du lịch phát triển sang tham gia giảng dạy. Có cơ chế để thu hút sự tham gia tích cực của nhà quản lý, các doanh nhân có kinh nghiệm, các nghệ nhân, chuyên gia, kỹ thuật viên có kỹ năng nghề cao vào hoạt động đào tạo để nâng cao tính thực tiễn của các chương trình đào tạo du lịch. Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo du lịch theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, phù hợp với thực tiễn và chuẩn của khu vực

Ba là, đẩy mạnh liên kết, hợp tác quốc tế đào tạo du lịch

Tăng cường hoạt động liên kết đào tạo liên thông và liên kết đào tạo, trao đổi kinh nghiệm với cơ sở đào tạo du lịch với các cơ sở đào tạo du lịch có uy tín ở nước ngoài. Chú trọng tạo cơ chế và khuyến khích phát triển mô hình liên kết giữa các cơ sở đào tạo du lịch với các DN du lịch, đặc biệt các DN liên doanh nước ngoài hoặc các DN 100% vốn nước ngoài có uy tín, thương hiệu. Mô hình liên kết này đặc biệt có ý nghĩa đối với các bậc đào tạo trung cấp nghề du lịch bởi các sinh viên sẽ có cơ hội thực tập trong môi trường dịch vụ du lịch đẳng cấp quốc tế.

Thứ tư là, tăng cường vai trò của Hiệp hội Du lịch tỉnh trong giao lưu, hợp tác quốc tế về QLNN về NNL DL

Hiệp hội Du lịch Quảng Bình là tổ chức đại diện của các DN du lịch trên địa bàn tỉnh, với chức năng, nhiệm vụ của mình, Hiệp hội Du lịch Quảng Bình có vai trò “cầu nối” đặc biệt quan trọng giữa cơ quan QLNN và các DN kinh doanh du lịch trong tỉnh, trong nước và quốc tế. Vì vậy, cần phải tăng

cường hơn nữa vai trò của Hiệp hội Du lịch, nhất là trong công tác bảo trợ, làm đầu mối hợp tác quốc tế trong hoạt động nghiệp vụ du lịch, thực sự là nơi cung cấp thông tin, đồng thời là khởi nguồn cho các hoạt động hợp tác quốc tế trong phát triển NNL DL, đáp ứng yêu cầu, nghuyện vọng của các DN du lịch của tỉnh trong quá trình hội nhập.


Tiểu kết Chương 3

Trong chương 3, trên cơ sở các quan điểm của Đảng, Nhà nước về QLNN về NNL, Luận văn đã làm rõ định hướng phát triển NNL DL tỉnh Quảng Bình, xác định mục tiêu và dự báo nhu cầu NNL DL của tỉnh đến năm 2020, định hướng đến 2025. Trên cơ sở đó, Luận văn đã đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN đối với NNL DL trên địa bàn tỉnh. Hệ thống các giải pháp này bám sát chặt chẽ những quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước về NNL ở nước ta. Các giải pháp về xây dựng quy hoạch, chiến lược; về hoàn thiện chính sách quản lý, sử dụng và phát triển NNL DL; hoàn thiện tổ chức bộ máy QLNN là những giải pháp quan trọng hàng đầu để nâng cao hiệu quả QLNN đối với NNL; tiếp đó là hệ giải pháp về đào tạo; kiểm tra, thanh tra; tăng cường hợp tác quốc tế QLNN về NNL DL.

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 15/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí