triển kinh tế, đời sống khó khăn đã ảnh hưởng đến việc bảo tồn, như hiện tượng chặt phá rừng vẫn còn xảy ra đang đe dọa đến việc bảo toàn đa dạng sinh học; nhiều nét văn hóa truyền thống bị mai một vì sức ép mưu sinh và những ảnh hưởng của lối sống hiện đại.
- Sự phân bố của tài nguyên không tập trung trên một địa bàn rộng, do vậy việc khai thác kết hợp để xây dựng sản phẩm du lịch đa dạng còn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, khoảng cách của các điểm du lịch khá xa nhau nên khó xây dựng các tuyến du lịch một cách hợp lý và hiệu quả, không hấp dẫn sự lựa chọn của khách du lịch.
3.2. Thực trạng ngành du lịch tỉnh Bắc Kạn
3.2.1. Tiềm năng du lịch tỉnh Bắc Kạn
Bắc Kạn có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú có tiềm năng lớn để phát triển du lịch, tiềm năng du lịch tỉnh Bắc Kạn gồm:
- Tiềm năng du lịch sinh thái
Bắc Kạn được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh, hang động, thác nước. Nổi bật là khu du lịch Ba Bể, đây là khu du lịch trọng điểm của tỉnh với nhiều điểm tham quan du lịch độc đáo, là nơi tập trung hầu hết các tài nguyên du lịch quan trọng nhất của Bắc Kạn với các thắng cảnh: Ao Tiên, Đảo Bà Góa, Đền An Mã, Động Puông, thác Đầu Đẳng, thác Tát Mạ, sông Năng; Động Hua Mạ, động Nà Phoòng (căn cứ đầu tiên của Đài tiếng nói Việt Nam), hang Thẳm Kít, hang Thẳm Phầy…Các bản nhà sàn ven hồ với mô hình du lịch Homestay được gìn giữ nét văn hóa truyền thống dân tộc lâu đời, với nhiều loại hình du lịch phong phú như: du lịch thăm quan, nghỉ dưỡng; du lịch văn hóa, lịch sử; du lịch thể thao, leo núi mạo hiểm, bơi thuyền; nghiên cứu khoa học hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Ngoài ra, Bắc Kạn có Động Nàng tiên, Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ (Na Rỳ); sinh vật cảnh Xuân Lạc, Đỉnh Phya Khao (Chợ Đồn); Hồ Bản Chang, thác Nà Khoang (Ngân Sơn); thác Bạc, thác Rọom (thành phố Bắc Kạn).
- Tiềm năng du lịch văn hóa
Bên cạnh nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên hấp dẫn, tỉnh Bắc Kạn còn có nguồn tài nguyên du lịch văn hóa phong phú như: các phong tục tập quán, lễ hội văn hóa, các món ẩm thực ngon, độc đáo của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao...; các bản nhà sàn bên sườn núi, ven sông, hồ; các làn điệu then, shi, lượn... mang đậm bản sắc văn hoá của đồng bào các dân tộc Bắc Kạn, tạo nên sự hấp dẫn đối với du khách, nhất là khách du lịch quốc tế. Một số Lễ hội tiêu biểu, thu hút được đông đảo du khách và người dân tham gia gồm:
+ Lễ hội Lồng tồng xã Hà Vị, Lễ hội Phủ Thông (huyện Bạch Thông); Lễ hội Bằng Vân (huyện Ngân Sơn); Lễ hội Mù Là, xã Cổ Linh (huyện Pác Nặm).
+ Hội xuân Ba Bể (xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể); Hội xuân thành phố Bắc Kạn và Hội chợ Văn hóa Truyền thống Xuân Dương Na Rì (mỗi năm họp một lần vào ngày 25/3 âm lịch).
+ Về các làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc: người Tày có Lượn Cọi, Phong Slư, hát Quan làng (hát đám cưới), hát then, hát pụt, múa bát, múa quạt, múa đàn tính; người Nùng có hát Sli, lượn Nàng ới, hát then, múa Xiêng tâng; người Dao có hát Páo dung, múa chuông, múa bắt Ba Ba, thổi khèn Pí lè, có Lễ cấp sắc; người Mông có múa Khèn, thổi sáo mèo, lễ hội gầu tào…
Bên cạnh đó đồng bào các dân tộc thiểu số Bắc Kạn còn có các phong tục tập quán, nếp sinh hoạt truyền thống, lễ nghi, tiếng nói, chữ viết, tri thức dân gian, trang phục, kiến trúc nhà ở, làng nghề thủ công, văn hóa ẩm thực… rất phong phú, độc đáo và đa dạng.
- Tiềm năng du lịch lịch sử
Các di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu gồm: các di tích lịch sử cách mạng thuộc khu ATK Chợ Đồn, di tích Nà Tu, di tích Đồn Phủ Thông, di tích chiến thắng Đèo Giàng... là những di tích lịch sử mang dấu ấn một thời về cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, nhà nước, của quân đội và nhân dân Bắc Kạn. Ngoài
ra, Bắc Kạn có một số đền, chùa tiêu biểu (Đền Thắm, chùa Thạch Long thuộc huyện Chợ Mới); đền Mẫu, đền Cô, đền Thác Giềng thuộc TP.Bắc Kạn; đền An Mã, chùa Phố Cũ thuộc huyện Ba Bể...) với kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên đẹp, là những điểm du lịch văn hóa tâm linh có thể khai thác thu hút khách du lịch.
3.2.2. Tình hình du lịch tỉnh Bắc Kạn
Trong những năm qua, ngành du lịch Bắc Kạn đã tập trung cho công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa; hình thành các tour, tuyến du lịch trong tỉnh, liên vùng, tập trung khai thác các lợi thế về du lịch sinh thái, du lịch lịch sử, văn hoá bản sắc với sự tham gia của các thành phần kinh tế và cộng đồng dân cư. Với những việc làm đó, du lịch tỉnh Bắc Kạn đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Bảng 3.2: Tình hình du lịch tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019
Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | 2018/2017 | 2019/2018 | |||
± | % | ± | % | ||||
1. Tổng lượt khách du lịch | 450.100 | 484.500 | 528.241 | 34.400 | 7,6 | 43.741 | 9,0 |
- Lượt khách quốc tế (lượt) | 13.778 | 15.500 | 18.957 | 1.722 | 12,5 | 3.457 | 22,3 |
- Lượt khách nội địa (lượt) | 436.322 | 469.000 | 509.284 | 32.678 | 7,5 | 40.284 | 8,6 |
2. Tổng doanh thu từ khách du lịch (triệu đồng) | 315.100 | 321.000 | 348.639 | 5.900 | 1,9 | 27.639 | 8,6 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Thực Tiễn Về Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch
- Phương Pháp Tổng Hợp, Xử Lý Số Liệu
- Hiện Trạng Sử Dụng Đất Tỉnh Bắc Kạn Năm 2019
- Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Tỉnh Bắc Kạn Thời Điểm 31/12/2019
- Đào Tạo, Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch
- Tổng Hợp Kết Quả Điều Tra, Khảo Sát Về Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Bắc Kạn
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Kạn, 2020)
- Lượng khách du lịch
Khách du lịch gồm khách quốc tế và khách nội địa. Tổng lượt khách du lịch đến với Bắc Kạn có xu hướng tăng lên qua các năm trong giai đoạn 2017- 2019, trong đó chủ yếu vẫn là khách nội địa, khách quốc tế chiếm tỷ lệ rất thấp. Kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng số liệu 3.2.
Năm 2017, tổng lượt khách du lịch là 450.000 lượt. Trong đó, khách quốc tế là 13.778 lượt, chiếm tỷ lệ 3,1%; khách nội địa là 436.322 lượt, chiếm tỷ lệ 96,9%. Năm 2018, tổng lượt khách du lịch là 484.500 lượt. Trong đó, khách quốc tế là 15.500 lượt, chiếm tỷ lệ 3,2%; khách nội địa là 469.000 lượt, chiếm tỷ lệ 96,8%. Tổng lượt khách du lịch năm 2018 tăng 34.400 lượt ứng với tăng 7,6% so với năm 2017. Năm 2019, tổng lượt khách du lịch là
528.241 lượt. Trong đó, khách quốc tế là 18.957 lượt, chiếm tỷ lệ 3,6%; khách nội địa là 509.284 lượt, chiếm tỷ lệ 96,4%. Tổng lượt khách du lịch năm 2019 tăng 43.741 lượt ứng với tăng 9,0% so với năm 2018. Như vậy, khách du lịch đến với Bắc Kạn chủ yếu là khách nội địa, chiếm trung bình khoảng 96,7%; khách du lịch quốc tế chỉ chiếm trung bình 3,3%.
Khách du lịch nội địa đến Bắc Kạn thường đi theo nhóm do các công ty du lịch, lữ hành tổ chức, hoặc do các tổ chức công đoàn của các cơ quan, xí nghiệp tổ chức hoặc tự tổ chức theo các nhóm. Ngày lưu trú trung bình của khách nội địa đến Bắc Kạn tuy có cao hơn khách quốc tế, nhưng nhìn chung vẫn còn thấp, chỉ đạt trung bình 1,5 - 1,7 ngày. Khách du lịch quốc tế đến Bắc Kạn chủ yếu là đi bằng đường bộ theo tuyến Quốc lộ 3, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn từ Hà Nội, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh vùng Việt Bắc, hoặc tuyến Quốc lộ 279, Quốc lộ 3B từ các tỉnh duyên hải Đông Bắc, Tây Bắc. Thị trường khách du lịch quốc tế đến Bắc Kạn trong thời gian qua chủ yếu là khách Pháp, Đức, Anh, Italia, Úc. Mục đích của phần lớn khách du lịch quốc tế đến Bắc Kạn là tham quan, nghiên cứu sinh thái, tìm hiểu văn hóa bản địa; còn khách đến với mục đích công vụ, hội nghị, hội thảo còn khá ít. Nguyên nhân du lịch Bắc Kạn chưa hấp dẫn khách du lịch quốc tế đến chủ yếu là do sản phẩm du lịch của tỉnh nghèo nàn, chưa có những sản phẩm du lịch đặc thù, nổi trội hơn so với những tỉnh lân cận; cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ khách du lịch còn yếu kém, toàn tỉnh mới có 2 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao, thiếu các dịch vụ vui chơi giải trí.
- Doanh thu từ khách du lịch
Tổng doanh thu từ khách du lịch đến với Bắc Kạn có xu hướng tăng lên qua các năm trong giai đoạn 2017-2019. Năm 2017, tổng doanh thu từ khách du lịch là 315.100 triệu đồng. Năm 2018, tổng doanh thu từ khách du lịch đạt
321.000 triệu đồng, tăng 5.900 triệu đồng ứng với tăng 1,9% so với năm 2017. Năm 2019, tổng doanh thu từ khách du lịch đạt 348.639 triệu đồng, tăng 27.639 triệu đồng ứng với tăng 8,6% so với năm 2018. Với xu thế hiện nay, cùng với sự gia tăng của số lượng khách, chắc chắn trong những năm tới tổng thu từ khách du lịch của Bắc Kạn sẽ gia tăng, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, do mức chi tiêu bình quân của khách còn thấp và có xu hướng giảm nên tổng thu từ khách du lịch nhìn chung còn hạn chế. Để tăng tổng thu từ khách du lịch thời gian tới, ngành du lịch Bắc Kạn cần có các giải pháp thu hút khách du lịch có khả năng chi tiêu cao và tăng cường các dịch vụ bổ sung, dịch vụ vui chơi giải trí, xây dựng sản phẩm du lịch đặc sắc, nổi trội để kéo dài thời gian lưu trú và tăng khả năng chi tiêu của khách.
3.3. Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
3.3.1. Bộ máy, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch
a. Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch
Như đã phân tích ở phân tích ở nội dung chương 1, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương gồm: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các phòng, trung tâm, các đơn vị chuyên môn ở cấp huyện và cấp xã. Trong luận văn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về du lịch ở cấp tỉnh.
GIÁM ĐỐC
Phòng | Phòng | Phòng | ||||
KH - | Quản lý | Quản lý | Quản lý | |||
Tài | Văn hóa | Du lịch | Thể dục | |||
chính | thể thao |
PHÓ GIÁM ĐỐC
Văn phòng
Phòng Thanh tra
Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức quản lý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn)
Ở cấp tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan đầu mối, có nhiệm vụ tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng các quy hoạch phát triển du lịch trên địa bản tỉnh. Đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn thì phòng chuyên môn được giao nhiệm vụ tham mưu cho Ban Giám đốc trong lĩnh vực quản lý hoạt động du lịch là Phòng Quản lý du lịch. Phòng Quản lý du lịch có các chức năng, nhiệm vụ sau:
- Về chức năng
Phòng Quản lý Du lịch là phòng chuyên môn thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn theo quy định của pháp luật.
- Về nhiệm vụ
+ Tham mưu Giám đốc Sở trình Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo các quyết định; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; đề án; dự án, chương trình phát triển về du lịch; chương trình quản lý và xã hội hóa trong
lĩnh vực du lịch ở các địa phương, cơ sở và phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án thuộc lĩnh du lịch sau khi được phê duyệt.
+ Tham mưu Giám đốc Sở hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, chương trình sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về du lịch.
+ Tham mưu Giám đốc Sở tổ chức thực hiện điều tra đánh giá, phân loại, xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên du lịch của tỉnh theo Quy chế của bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
+ Tham mưu Giám đốc Sở thực hiện các biện pháp để bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử dụng hợp lý và phát triển tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.
+ Tham mưu Giám đốc Sở tổ chức lập hồ sơ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận khu du lịch địa phương, điểm du lịch địa phương, tuyến du lịch địa phương; công bố sau khi có quyết định công nhận.
+ Tham mưu Giám đốc Sở cấp, sửa đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài đặt trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
+ Tham mưu Giám đốc Sở thẩm định hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
+ Tham mưu Giám đốc Sở thẩm định và quyết định xếp hạng 1 sao, 2 sao cho khách sạn, làng du lịch; hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh biệt thự, căn hộ du lịch; hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch đối với bãi cắm trại, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, cơ sở lưu trú du lịch khác;
+ Tham mưu Giám đốc Sở tổ chức cấp, cấp lại, đổi, thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch; cấp, thu hồi giấy chứng nhận thuyết minh viên theo quy định của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
+ Tham mưu Giám đốc xây dựng kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch và tổ chức thực hiện chương trình xúc tiến du lịch, sự kiện, hội chợ, hội thảo, triển lãm du lịch trên địa bàn tỉnh sau khi được phê duyệt.
+ Tham mưu Giám đốc Sở quản lý hoạt động kinh doanh vận chuyển khách du lịch bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.
+ Tham mưu cho Giám đốc Sở phối hợp với các cơ quan, ngành có liên quan tổ chức thực hiện các biên pháp ngăn chặn các hoạt động vi phạm pháp luật về du lịch; tham gia thẩm định các dự án đầu tư, phát triển liên quan đến du lịch trên địa bàn tỉnh;
+ Tham mưu Giám đốc Sở giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động đối với các tổ chức hội và tổ chức phi chính phủ về lĩnh vực du lịch theo quy định của pháp luật;
+ Tham mưu cho Giám đốc Sở hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về du lịch đối với Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố; tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ, xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực du lịch; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức hoạt động trong lĩnh vực du lịch;
b. Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch
Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đã chú trọng công tác xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Tổ chức tập huấn, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng cho đội ngũ về quản lý nhà nước.