không có đầy đủ các nội dung cơ bản theo quy định, không thực hiện việc đề nghị cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch.
+ Hình thức xử lý: lập biên bản nhắc nhở và yêu cầu các cơ sở thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh. Ban hành 34 Quyết định xử lý vi phạm hành chính, trong đó: đình chỉ hoạt động kinh doanh 02 cơ sở; phạt cảnh cáo 14 cơ sở; phạt tiền 18 cơ sở.
Nhìn chung, công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh đã được thực hiện nghiêm túc theo đúng kế hoạch đề ra. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và tiến hành xử lý các vi phạm theo đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số khó khăn, hạn chế. Đội ngũ thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra của đơn vị chưa đảm bảo về số lượng (hiện Sở có 03 công chức làm thanh tra, gồm: 01 thanh tra viên chính; 01 thanh tra viên; 01 công chức thanh tra); kinh phí hàng năm cấp cho hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành còn hạn hẹp; cán bộ thanh tra thường xuyên thay đổi vị trí việc làm, không ổn định. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
3.3.7. Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát về công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Tác giả tiến hành điều tra, khảo sát 46 cán bộ tham gia công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn về công tác quản lý nhà nước về du lịch. Kết quả điều tra, khảo sát được tác giả tổng hợp ở bảng số liệu 3.8.
Bảng 3.8: Kết quả đánh giá về công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Tiêu chí | Điểm BQ | Mức đánh giá | |
1 | Đội ngũ cán bộ quản lý du lịch có năng lực, có trình độ chuyên môn tốt | 3,42 | Đồng ý |
2 | Công tác quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn được thực hiện tốt, bám sát tình hình thực tiễn | 3,87 | Đồng ý |
3 | Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch được thực hiện thường xuyên, có hiệu quả | 3,32 | Phân vân |
4 | Nguồn nhân lực phục vụ du lịch được quan tâm đào tạo, đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch | 3,36 | Phân vân |
5 | Công tác khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường đã được thực hiện một cách có hiệu quả | 3,38 | Phân vân |
6 | Công tác kiểm tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch được thực hiện thường xuyên, có hiệu quả | 3,95 | Đồng ý |
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Du Lịch Tỉnh Bắc Kạn Giai Đoạn 2017-2019
- Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Tỉnh Bắc Kạn Thời Điểm 31/12/2019
- Đào Tạo, Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch
- Quan Điểm, Mục Tiêu Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Bắc Kạn Đến Năm 2025
- Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn - 13
- Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn - 14
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2019)
Trong 06 tiêu chí được khảo sát thì có 03 tiêu chí được đánh giá ở mức “đồng ý” và 03 tiêu chí được đánh giá ở mức “phân vân”. Đối với các tiêu chí được đánh giá ở mức “đồng ý” thì mức điểm bình quân của các tiêu chí được đánh giá là khác nhau. Mức đánh giá của từng tiêu chí cụ thể như sau:
- Tiêu chí “Đội ngũ cán bộ quản lý du lịch có năng lực, có trình độ chuyên môn tốt” được đánh giá 3,42 điểm. Đội ngũ này đều được đào tạo từ bậc đại học trở lên, tuy nhiên tỷ lệ được đào tạo đúng với chuyên ngành du lịch và tỷ lệ có khả năng sử dụng được ngoại ngữ còn thấp.
- Tiêu chí “Công tác quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn được thực hiện tốt, bám sát tình hình thực tiễn” với mức điểm bình quân đạt 3,87. Trên thực tế, từ năm 2016, UBND tỉnh Bắc Kạn đã xây dựng và ban hành Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025, tầm nhìn
đến năm 2030. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng quy hoạch cũng còn có những hạn chế, chưa bao quát hết được tác động của du lịch đến đời sống dân cư và môi trường, tài nguyên du lịch.
- Tiêu chí “Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch được thực hiện thường xuyên, có hiệu quả” với mức điểm bình quân đạt 3,32. Thực tế, tỉnh Bắc Kạn cũng đã triển khai nhiều biện pháp để quảng bá, xúc tiến du lịch như: in, xuất bản bản đồ du lịch, cẩm nang du lịch; phát hành đĩa DVD giới thiệu về du lịch Bắc Kạn; thực hiện nhiều chương trình xúc tiến du lịch; đăng tin, bài trên Đài Truyền thanh - Tuyền hình; đăng tin, bài trên cổng thông tin du lịch; quảng bá du lịch tại các hội chợ; đẩy mạnh liên kết nội vùng, liên vùng trong thực hiện quy hoạch, phát triển các sản phẩm du lịch, tuy nhiên nội dung còn chung chung, thiếu tính chuyên nghiệp, đặc biệt là hiệu quả đem lại còn thấp.
- Tiêu chí “Nguồn nhân lực phục vụ du lịch được quan tâm đào tạo, đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch” được đánh giá 3,36 điểm. Đây là tiêu chí được đánh giá thấp nhất trong các tiêu chí được khảo sát. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch nhìn chung vừa thiếu, vừa yếu. Tỷ lệ lao động phục vụ trong lĩnh vực du lịch chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ cao.
- Tiêu chí “Công tác khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường được quan tâm đúng mức” được đánh giá 3,38 điểm. Nhìn chung, công tác khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường đã được quan tâm, tuy nhiên vẫn còn tình trạng tài nguyên du lịch bị xuống cấp, môi trưởng bị ảnh hưởng.
- Tiêu chí “Công tác kiểm tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch được thực hiện thường xuyên, có hiệu quả” được đánh giá 3,95 điểm. Trong giai đoạn 2017-2019, Đội kiểm tra văn hóa, thể thao và du lịch liên ngành tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện 44 cuộc kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực du lịch. Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh đã được thực hiện nghiêm túc theo đúng kế hoạch đề ra. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và tiến hành xử lý các vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
* Nhóm các yếu tố chủ quan
- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch
Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bắc Kạn được tổ chức từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã gồm: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các phòng, trung tâm, các đơn vị chuyên môn ở cấp huyện và cấp xã. Ở cấp tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan đầu mối, có nhiệm vụ tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng các quy hoạch phát triển du lịch trên địa bản tỉnh. Tổ chức bộ máy du lịch thống nhất từ tỉnh xuống huyện, xã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về du lịch.
- Đội ngũ cán bộ, công chức ngành du lịch
Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đã chú trọng công tác xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Tổ chức tập huấn, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng cho đội ngũ về quản lý nhà nước. 100% cán bộ tham gia công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đều có trình độ đại học. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau mà đội ngũ này hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Đội ngũ cán bộ, công chức tham gia công tác quản lý nhà nước du lịch là 46 người nhưng đa số không được đào tạo chuyên sâu về du lịch; đội ngũ cán bộ quản trị du lịch chủ yếu là cán bộ quản lý kiêm nhiệm; riêng về trình độ ngoại ngữ, nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu, số cán bộ biết sử dụng ngoại ngữ cơ bản còn chiếm tỷ lệ rất thấp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý nhà nước về du lịch.
* Nhóm các yếu tố khách quan
- Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước
Nhà nước đã ban hành luật và nhiều văn bản quy pháp luật liên quan đến công tác quản lý nhà nước về du lịch như: Luật Du lịch, Quyết định số
2473/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2011 về phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22 tháng 1 năm 2020 về phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030…Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để tỉnh Bắc Kạn triển khai xây dựng công tác quy hoạch và thực hiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh.
- Điều kiện tự nhiên
Bắc Kạn là tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch, đặc biệt là tài nguyên du lịch tự nhiên đa dạng, phong phú, có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch. Đây là điều kiện thuận lợi cho công tác phát triển du lịch. Tuy nhiên, bên cạnh đó, các nguồn tài nguyên đang đứng trước nguy cơ bị suy giảm, xuống cấp. Sự phân bố của tài nguyên không tập trung trên một địa bàn rộng, do vậy việc khai thác kết hợp để xây dựng sản phẩm du lịch đa dạng còn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, khoảng cách của các điểm du lịch khá xa nhau nên khó xây dựng các tuyến du lịch một cách hợp lý và hiệu quả, không hấp dẫn sự lựa chọn của khách du lịch. Đây là yếu tố gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về du lịch.
- Điều kiện kinh tế xã hội
Chất lượng phát triển kinh tế tỉnh Bắc Kạn còn thấp so với mặt chung của toàn quốc. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nhìn chung còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội nói chung, cho phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh nói riêng. Đời sống của nhân dân khu vực miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý nhà nước về du lịch. Điều này dẫn đến sự phát triển của ngành du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.
3.5. Đánh giá chung công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
3.5.1. Những kết quả đạt được
- Công tác quản lý nhà nước về du lịch đã được quan tâm với định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh theo tinh
thần tại Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.Trong quá trình triển khai thực hiện, luôn có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp; sự phối hợp triển khai thực hiện của các Sở, ngành, địa phương.
- Công tác quy hoạch phát triển du lịch được chú trọng. Năm 2016, UBND tỉnh Bắc Kạn đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bắc Kạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, đây là cơ sở định hướng để quản lý, đầu tư phát triển du lịch của tỉnh Bắc Kạn trong những năm tiếp theo.
- Trong cơ chế quản lý đa ngành, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn đã không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền để nâng cao nhận thức của xã hội về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Lĩnh vực hoạt động du lịch đã có những chuyển biến tích cực về nhiều mặt, cơ sở hạ tầng du lịch được quan tâm đầu tư, cùng với việc tổ chức nhiều sự kiện du lịch quan trọng, hấp dẫn đã giúp lượng khách du lịch đến với Bắc Kạn gia tăng.
- Công tác quảng bá xúc tiến đầu tư được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức nhằm thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Từ nhận thức đúng về vị trí, vai trò của ngành kinh tế du lịch, các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh cá thể đã mạnh dạn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (các cơ sở lưu trú, hệ thống nhà hàng…) góp phần thúc đẩy du lịch phát triển; công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch đã có những chuyển biến tích cực, đạt hiệu quả tích cực, góp phần phục vụ phát triển du lịch.
- Sản phẩm du lịch được xây dựng để khai thác được tiềm năng, thế mạnh về du lịch của tỉnh, đó là: du lịch sinh thái; du lịch văn hóa lịch sử, du lịch về nguồn; du lịch văn hóa tâm linh; du lịch cộng đồng; du lịch lễ hội gắn
với nghề thủ công truyền thống; du lịch tìm hiểu văn hóa văn nghệ dân gian các dân tộc.
- Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm liên quan đến lĩnh vực du lịch được thực hiện định kì, đột xuất, đảm bảo hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh.
- Lượng khách du lịch và doanh thu từ khách du lịch có xu hướng tăng lên qua các năm trong giai đoạn 2017-2019. Tổng lượt khách du lịch đã tăng từ 450.000 lượt năm 2017 lên 528.241 lượt năm 2019. Tổng doanh thu từ khách du lịch đã tăng từ 315.100 triệu đồng năm 2017 lên 348.639 triệu đồng năm 2019.
3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
3.5.2.1. Một số tồn tại, hạn chế
- Kết quả đạt được của du lịch Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019 chưa tương xứng với tiềm năng; chưa thu hút được các nguồn lực đầu tư để biến tiềm năng thành sản phẩm du lịch có chất lượng phục vụ khách du lịch.
- Thiếu sự gắn kết giữa du lịch với thương mại, chưa xây dựng được các trung tâm thương mại, chợ đầu mối, làng nghề truyền thống, là nơi tham quan và mua sắm hàng hóa của du khách.
- Huy động các nguồn lực phát triển chưa đa dạng, quy hoạch các khu du lịch trọng điểm chưa có.
- Sự gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, cũng như chính quyền và cộng đồng địa phương chưa chặt chẽ.
- Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch hiệu quả thấp, nội dung còn chung chung, thiếu tính chuyên nghiệp; chưa gắn với các khu, điểm và sản phẩm du lịch để thu hút các doanh nghiệp lữ hành lớn trong nước và quốc tế liên doanh liên kết với các doanh nghiệp của tỉnh đưa khách tới Bắc Kạn. Các doanh nghiệp du lịch của tỉnh chưa tích cực tham gia vào công tác xúc tiến du lịch.
- Công tác quản lý nhà nước về du lịch còn nhiều hạn chế; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịch thiếu chặt chẽ, thụ động; đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước khả năng tác nghiệp chưa cao, chưa kịp thời tham mưu cho tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách, chương trình, đề án phát triển du lịch có hiệu quả.
- Công tác khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường đã được quan tâm, tuy nhiên vẫn còn tình trạng tài nguyên du lịch bị xuống cấp, môi trưởng bị ảnh hưởng.
- Nguồn nhân lực du lịch còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng; thiếu đội ngũ doanh nhân giỏi, thiếu hướng dẫn viên và thuyết minh viên du lịch chuyên nghiệp. Trình độ nghiệp vụ, khả năng ngoại ngữ, khả năng ứng xử của đội ngũ nhân viên du lịch tại doanh nghiệp nhìn chung còn yếu; đào tạo nguồn nhân lực của ngành du lịch chưa được quan tâm đúng mức.
3.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
- Bắc Kạn là tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn; hệ thống cơ cơ sở hạ tầng xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn thiếu, chưa đồng bộ, chất lượng thấp. Nội lực của Bắc Kạn chưa đáp ứng được các nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nói chung và hạ tầng du lịch nói riêng. Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho đầu tư hạ tầng du lịch ở Bắc Kạn còn hạn chế, trong khi đó nguồn kinh phí xã hội hóa chưa được nhiều, nguồn đầu tư liên doanh liên kết trong và ngoài nước còn rất hạn chế.
- Trong thời gian qua đầu tư phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn chưa thực sự được quan tâm và qua du lịch tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Chính vì thế chưa có những chiến lược, những cơ chế chính sách ưu đãi, tạo thuận lợi trong thu hút đầu tư; nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân địa phương chưa đầy đủ về vai trò, thế mạnh của du lịch.