Hiện Trạng Sử Dụng Đất Tỉnh Bắc Kạn Năm 2019


- Thủy văn: Bắc Kạn có mạng lưới sông, suối tương đối phong phú nhưng do ảnh hưởng của yếu tố địa hình nên đặc điểm chung của sông, suối ở đây là dốc, ngắn, thủy chế thất thường. Đa số sông, suối là các nhánh thượng nguồn của các sông lớn, có 5 sông lớn trong đó tổng chiều dài các tuyến sông 343 km, gồm sông Phó Đáy, sông Năng, sông Bằng Khẩu, sông Bắc Giang, sông Cầu. Sông, suối có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất và đời sống của nhân dân tỉnh Bắc Kạn, là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho nông nghiệp, ngư nghiệp. Với đặc điểm ngắn, dốc hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn tạo nên những cảnh quan đẹp, hùng vĩ (thác, ghềnh) hấp dẫn thu hút khách du lịch và thuận lợi cho việc phát triển thủy điện.

3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bắc Kạn năm 2019


TT

Loại đất

Diện tích

(ha)

Tỷ trọng

(%)

Tổng diện tích đất tự nhiên

485.996

100

1

Đất nông nghiệp

44.116

9,1

2

Đất lâm nghiệp

413.366

85,1

3

Đất khác

28.514

5,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn - 7

(Nguồn: Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Bắc Kạn)


Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn năm 2019 là 485.996 ha. Trong đó: diện tích đất nông nghiệp là 44.116 ha chiếm 9,1% diện tích đất tự nhiên; diện tích đất lâm nghiệp là 413.366 ha, chiếm 85,1% diện tích đất tự nhiên; diện tích đất khác (đất chuyên dùng, đất ở, đất chưa sử dụng…) là

28.514 ha, chiếm 5,8% diện tích đất tự nhiên. Qua phân tích cho thấy, do địa hình tỉnh Bắc Kạn chủ yếu là đồi, núi nên diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, tới 85,1%. Nhìn chung, đất đai tương đối màu mỡ, nhiều nơi tầng


đất dày, đất đồi núi có lượng mùn cao, thích hợp cho sản xuất nông lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả.

- Tài nguyên rừng

Hệ thực vật Bắc Kạn có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất trong các tỉnh vùng Đông Bắc. Tài nguyên rừng của tỉnh khá đa dạng, phong phú. Ngoài khả năng cung cấp gỗ, tre, nứa nguyên liệu, trong rừng còn có nhiều loại thực vật quý hiếm, có giá trị được coi là một trung tâm bảo tồn nguồn gen thực vật của vùng Đông Bắc. Qua điều tra cho thấy tỉnh Bắc Kạn có 148 họ, 537 chi với 826 loài, trong đó có 52 loài được xếp vào sách đỏ Việt Nam như đinh, ngũ gia bì gai, trai lý, nghiến, trò đãi, trầm hương, cầu điệp

- Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn tỉnh hiện có 273 mỏ và điểm khoáng sản với một số loại khoáng sản chính: Sắt (17 mỏ và điểm khoáng sản, tài nguyên dự báo 10 triệu tấn); chì kẽm (77 mỏ và điểm khoáng sản, tài nguyên dự báo khoảng 4,8 triệu tấn, tập trung chủ yếu ở vùng Chợ Điền - Chợ Đồn, Ngân Sơn, Pác Nặm, Na Rì); đá hoa, đá vôi trắng (trữ lượng đã thăm dò đạt 3,088 triệu m3 đá ốp lát, 19,5 triệu tấn đá làm bột carbonat); đá vôi, vật liệu xây dựng thông thường (trữ lượng đã phê duyệt là 26,6 triệu m3). Ngoài ra, còn có một số loại khoáng sản khác như vàng (19 mỏ và điểm quặng); mangan (7 điểm quặng, chủ yếu phân bố tại huyện Chợ Đồn); đồng, nhôm, thủy ngân, thiếc - vonfram; antimon; photphorit; thạch anh; titan; kaolin; si lic…Tài nguyên khoáng sản của Bắc Kạn khá phong phú, đa dạng và giàu tiềm năng. Hiện tỉnh đã xây dựng quy hoạch khai thác và sử dụng khoáng sản phù hợp đến năm 2020.

- Tài nguyên du lịch

Bắc Kạn có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch, với điểm đến lý tưởng nhất chính là Vườn Quốc gia Ba Bể. Ngoài các điểm đến hấp dẫn trong khu vực Vườn Quốc gia Ba Bể, hồ Ba Bể, Bắc Kạn còn có rất nhiều điểm du lịch tự nhiên hấp dẫn như động Nàng Tiên, thác Nà Đăng (huyện Ngân Sơn),


thác Khuổi Đeng (huyện Chợ Mới), thác Nà Khoang (huyện Ngân Sơn), thác Bạc, động Áng Toòng (thành phố Bắc Kạn). Là căn cứ địa cách mạng, nằm trong an toàn khu kháng chiến, Bắc Kạn còn lưu giữ rất nhiều di tích lịch sử mang dấu ấn cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, của quân đội và nhân dân Bắc Kạn như ATK Chợ Đồn, di tích lịch sử Nà Tu, đồn Chiến thắng Phủ Thông… Bắc Kạn hiện có 01 di tích quốc gia đặc biệt, 12 di tích cấp quốc gia, 31 di tích cấp tỉnh.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Đặc điểm về kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế

+ Tổng giá trị gia tăng GRDP (theo giá so sánh năm 2010) đạt 7.040 tỷ đồng, đạt 99,25% kế hoạch, tăng 6,0% so với năm 2018. Trong đó: khu vực nông lâm nghiệp, thủy sản đạt 1.992 tỷ đồng, tăng 2,71%; Khu vực công nghiệp - Xây dựng đạt 1.109 tỷ đồng, tăng 6,75%; Khu vực dịch vụ đạt 3.728 tỷ đồng, tăng 7,56% (UBND tỉnh Bắc Kạn, 2019).

+ Tổng giá trị gia tăng theo giá hiện hành ước đạt 10.747 tỷ đồng, đạt 100,12% kế hoạch. GRDP bình quân đầu người đạt 34,2 triệu đồng, đạt 104,8% kế hoạch, tăng 2,4 triệu đồng so với năm 2018. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ. Năm 2019, ngành nông lâm nghiệp chiếm 29,46%, giảm 0,9%; ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 15,54%, tăng 0,19%; ngành dịch vụ chiếm 52,05%, tăng 0,72% so với năm 2018 (UBND tỉnh Bắc Kạn, 2019).

- Hoạt động thương mại

Tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 6.065 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2018 và đạt 100% kế hoạch. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 6,5 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 2,5 triệu USD (UBND


tỉnh Bắc Kạn, 2019). Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là gỗ dán, mơ đã qua sơ chế của các doanh nghiệp chế biến tại khu công nghiệp Thanh Bình. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị của Công ty TNHH Ngọc Linh, Công ty cổ phần Govina, Công ty Cổ phần Misaki. Bên cạnh đó, Tỉnh đã thực hiện tốt hoạt động tuyên truyền, quảng bá sản phẩm kết hợp với khảo sát, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, đặc biệt là hàng nông sản.

- Phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã

+ Phát triển doanh nghiệp

Tỉnh đã triển khai thực hiện nghiêm túc các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh theo Nghị quyết số 02/NQ- CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ. Năm 2019, toàn tỉnh có 55 doanh nghiệp thành lập mới với tổng vốn đăng kí 498 tỷ đồng (giảm 10 doanh nghiệp so với năm 2018); có 37 doanh nghiệp dừng hoạt động (tăng 04 doanh nghiệp so với năm 2018) và 09 doanh nghiệp giải thể (tăng 05 doanh nghiệp so với năm 2018). Hiện nay đang có 840 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh (UBND tỉnh Bắc Kạn, 2019). Nhìn chung, hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp thiếu việc làm, số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm trong khi số doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể lại tăng lên so với năm 2018.

+ Phát triển hợp tác xã

Các cấp, các ngành đã thực hiện tốt công tác phối hợp tuyên truyền, hỗ trợ và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã. Năm 2019, cả tỉnh thành lập mới 37 hợp tác xã (tăng 02 hợp tác xã so với năm 2018), trong đó có 25 hợp tác xã nông nghiệp, đạt 156% kế hoạch. Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 181 hợp tác xã, bao gồm 137 hợp tác xã nông, lâm nghiệp và 44 hợp tác xã phi nông nghiệp. Nhìn chung, số hợp tác xã hoạt động hiệu quả còn ít. Năm 2019, có 45 hợp tác xã khá, giỏi (chiếm 24,9%); 119 hợp tác xã trung bình


(chiếm 52,4%); 17 hợp tác xã hoạt động chưa hiệu quả và ngừng hoạt động (UBND tỉnh Bắc Kạn, 2019).

- Thu, chi ngân sách

Kết quả thu ngân sách đạt khá, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2019 đạt 700 tỷ đồng, đạt 103% kế hoạch Trung ương giao, đạt 100% kế hoạch Tỉnh giao, tăng 8,7% so với năm 2018. Trong đó: thu nội địa đạt 687 tỷ đồng, đạt 98,5% kế hoạch, tăng 6,8% so với năm 2018; thu xuất, nhập khẩu đạt 13 tỷ đồng, đạt 433,3% kế hoạch, tăng 744,5%so với năm 2018. Về chi ngân sách, tổng chi ngân sách đạt 5.351 tỷ đồng, đạt 110,3 kế hoạch, trong đó chi thường xuyên là 3.599 tỷ đồng, đạt 117,4% kế hoạch (UBND tỉnh Bắc Kạn, 2019).

- Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

+ Xây dựng nông thôn mới: chương trình xây dựng nông thôn mới được các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện có hiệu quả. Đến hết năm 2019, trên địa bàn toàn tỉnh có 22 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới, bình quân mỗi xã đạt 11,7 tiêu chí. Có 02 xã đạt từ 15-18 tiêu chí; 43 xã đạt từ 10-14 tiêu chí; có 50 xã đạt từ 5-9 tiêu chí (UBND tỉnh Bắc Kạn, 2019).

+ Chương trình giảm nghèo: tỉnh đã chỉ đạo các địa phương xây dựng kế hoạch giảm nghèo với mục tiêu và giải pháp cụ thể. Đến hết năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 19,38%, giảm 2,5% so với năm 2018, đạt kế hoạch đề ra (UBND tỉnh Bắc Kạn, 2019).

3.1.2.2. Đặc điểm về văn hóa - xã hội

- Đơn vị hành chính

Bắc Kạn có 8 đơn vị hành chính, trong đó có 01 thành phố (thành phố Bắc Kạn) và 07 huyện (Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì, Ngân Sơn, Pác Nặm) với 122 xã, phường, thị trấn.

- Dân số, dân tộc

Dân số Bắc Kạn năm 2019 là 313.905 người, đứng thứ 63 trên cả nước. Trong đó, dân tộc Kinh có 37.615 người, chiếm 11,98%; dân tộc Tày có


165.055 người, chiếm 52,58%; dân tộc Nùng có 28.709 người, chiếm 9,15%; dân tộc Dao có 56.063 người, chiếm 17,86%; dân tộc Mông có 22.607 người, chiếm 7,20%, dân tộc Sán Chay là 1.680 người, chiếm 0,54%; còn lại là dân tộc khác có 2.176 người, chiếm 0,69%. Mật độ dân số là 65 người/km2 (UBND tỉnh Bắc Kạn, 2019).

- Lao động, việc làm

Lao động đã qua đào tạo nghề còn thấp, năm 2019 tỷ lệ lao động được đào tạo nghề mới đạt 16,3% trong tổng số lao động, trong đó người dân tộc thiểu số được đào tạo nghề chỉ chiếm khoảng 3,8% số lao động. Lao động có tay nghề cao, kỹ thuật giỏi và có trình độ cơ bản từ trung cấp đến đại học được tập trung chủ yếu trong các cơ quan nhà nước cấp tỉnh và ở thành phố Bắc Kạn, các đơn vị quốc doanh. Trong năm 2019, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 5.455 lao động, đạt 109% kế hoạch, trong đó số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là 420 người, đạt 105% kế hoạch (UBND tỉnh Bắc Kạn, 2019).

- Giáo dục, đào tạo

100% xã phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu tiểu học cấp độ 3 và phổ cập giáo dục THCS mức độ 1 trở lên. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2019 đạt 88,8%. Tính đến hết năm 2019, cả tỉnh có 96 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 30,2% tổng số trường học trên địa bàn tỉnh (UBND tỉnh Bắc Kạn, 2019).

- Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân

Công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được duy trì, thực hiện tốt. Công suất sử dụng giường bệnh đạt trên 110%. Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập từng bước được nâng lên. Đến hết năm 2019, cả tỉnh có thêm 4 xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã, nâng tổng số xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã lên 108 xã (UBND tỉnh Bắc Kạn, 2019).


- Văn hóa - Thể thao và Du lịch

Hoạt động văn hóa thông tin, thể thao du lịch diễn ra sôi nổi ở các địa phương với nhiều nội dung phong phú. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được triển khai rộng khắp. Hoạt động thể dục, thể thao được duy trì thường xuyên. Trong năm 2019, tỉnh đã tổ chức 9 giải thể thao cấp tỉnh, tham gia thi đấu 6 giải thể thao cấp khu vực và toàn quốc, đăng cai tổ chức thành công vòng bảng giải bóng chuyền hạng A toàn quốc và đăng cai tổ chức Hội thi thể thao các dân tộc thiểu số toàn quốc lần thứ XI, khu vực I, năm 2019 (UBND tỉnh Bắc Kạn, 2019).

3.1.3. Đánh giá chung về tỉnh Bắc Kạn

3.1.3.1. Những thuận lợi

- Được sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và sự phối hợp của các cấp, các ngành và các địa phương, kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn đã có những bước phát triển đáng ghi nhận, có sự chuyển biến căn bản, góp phần quan trọng vào mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng tưởng kinh tế, tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

- Bắc Kạn là tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch, đặc biệt là tài nguyên du lịch tự nhiên đa dạng, phong phú, có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch, trong đó nổi bật là vườn quốc gia Ba Bể mà trung tâm là hồ Ba Bể, danh lam thắng cảnh đẹp nổi tiếng được công nhận di tích lịch sử văn hóa quốc gia (năm 1996), được công nhận là di tích danh thắng quốc gia đặc biệt (năm 2012). Bên cạnh nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên hấp dẫn, Bắc Kạn còn có nguồn tài nguyên du lịch văn hóa đa dạng, phong phú, mà điển hình là các phong tục tập quán, lễ hội của đồng bào các dân tộc mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc vùng cao. Ngoài ra, Bắc Kạn còn có những di tích lịch sử mang dấu ấn một thời về cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, của quân đội và nhân dân Bắc Kạn trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân và đế quốc xâm lược.


- Đa số các nguồn tài nguyên du lịch còn được bảo tồn tương đối tốt; hiện nay, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi những hoạt động phát triển kinh tế - xã hội đang ngày càng mở rộng (khai thác khoáng sản, thủy điện), song nhìn chung, các nguồn tài nguyên du lịch Bắc Kạn còn chưa bị ảnh hưởng nhiều.

- Tài nguyên du lịch tương đối dễ tiếp cận: Cách Hà Nội không xa, nằm trên các trục đường giao thông quan trọng chính của vùng Đông Bắc (Quốc lộ 3, 3B, 3C; Quốc lộ 279; đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên - Chợ Mới - Bắc Kạn; đường Hồ Chí Minh), đây là điểm mạnh của Bắc Kạn trong tổ chức khai thác tài nguyên du lịch của mình.

3.1.3.2. Những khó khăn, hạn chế

- Chất lượng phát triển kinh tế còn thấp so với mặt chung của toàn quốc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Thu nhập bình quân đầu người vẫn thấp so với khu vực và bình quân cả nước.

- Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nhìn chung còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội nói chung, cho phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh nói riêng.

- Đời sống của nhân dân khu vực miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn. Tăng trưởng chưa đủ mạnh để tạo ra những đột phá trong cải thiện thu nhập của người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc. Tỷ lệ giảm nghèo chưa bền vững, số hộ thoát nghèo lên cận nghèo còn lớn.

- Sự phát triển của ngành du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Với những lợi thế nhất định về tiềm năng du lịch nhưng trong thời gian qua việc khai thác các lợi thế đó để phát triển du lịch ở Bắc Kạn còn rất hạn chế, số lượt khách du lịch đến Bắc Kạn, đặc biệt là khách quốc tế còn ít, tổng thu từ du lịch còn thấp, chưa có những đóng góp lớn cho kinh tế - xã hội của địa phương.

- Các nguồn tài nguyên đang đứng trước nguy cơ bị suy giảm, xuống cấp, mặc dù chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi các hoạt động hiện tại của con người, nhưng nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân phát

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/11/2023