của tỉnh; phát hành, xuất bản các ấn phẩm du lịch (đĩa VCD, tập gấp, bản tin, catalog) để tuyên truyền quảng bá trong và ngoài nước; xây dựng chuyên mục du lịch phát sóng trên đài phát thanh truyền hình Bắc Kạn về các chuyên đề du lịch văn hóa, lễ hội cổ truyền, du lịch làng quê, du lịch về các bản làng dân tộc; đăng tải những thông tin quảng cáo như dựng biển quảng cáo tấm lớn để đưa hình ảnh du lịch Bắc Kạn đến với du khách trong nước và quốc tế tại các cửa ngõ vào tỉnh Bắc Kạn. Tuy nhiên, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch của Bắc Kạn còn nhiều hạn chế do kinh phí đầu tư cho hoạt động này quá ít (mỗi năm khoảng 200 triệu đồng) nên Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chưa xây dựng được chiến lược và kế hoạch thực thi cho công tác tiếp thị về du lịch của tỉnh. Các ấn phẩm quảng bá cho du lịch chung của tỉnh còn ít về số lượng, đơn điệu về nội dung, hình thức, do vậy công tác xúc tiến, quảng bá du lịch chưa thực sự hiệu quả, quy mô còn nhỏ hẹp, nội dung và hình thức còn đơn giản, chưa phù hợp với các thị trường khách khác nhau.
3.3.4. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch
Tính đến 31/12/2019, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có khoảng 1.100 lao động đang làm việc tại các đơn vị kinh doanh du lịch, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh cá thể. Lực lượng lao động chủ yếu làm việc ở các cơ sở lưu trú và ăn uống (lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp), và tại các khu vực vui chơi giải trí, các cơ sở dịch vụ bổ sung khác.
- Cơ cấu lao động theo giới tính: Tỷ lệ lao động nữ luôn chiếm tỷ lệ cao hơn so với lao động nam vì tính chất đặc thù của du lịch là một ngành khá tỉ mỉ, cần những bàn tay khéo léo của phụ nữ trong những công việc buồng, bàn, bar, hướng dẫn viên. Trong tổng số 1.100 lao động thì có 396 lao đông là nam giới, chiếm tỷ lệ 36%; 704 lao đông là nữ giới, chiếm tỷ lệ 64%.
- Cơ cấu lao động theo độ tuổi: Cơ cấu lao động của ngành du lịch tỉnh Bắc Kạn có xu hướng trẻ hóa, nhóm lao động có độ tuổi từ 24 - 40 tuổi chiếm
tỷ trọng lớn nhất với 67,4%; nhóm lao động có độ tuổi từ 41 đến 55 tuổi chiếm 22,5%; nhóm lao động có độ tuổi dưới 24 tuổi chỉ chiếm 7,3%; thấp nhất là nhóm lao động có độ tuổi trên 55 tuổi với 2,8%. Như vậy, có thể nói rằng với cơ cấu lao động như trên là phù hợp, đáp ứng được yêu cầu và đặc điểm kinh doanh của ngành du lịch, góp phần thành công vào quá trình thực hiện trẻ hóa, năng động hóa ngành du lịch tỉnh Bắc Kạn nói riêng và của Việt Nam nói chung.
Bảng 3.6: Nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Bắc Kạn thời điểm 31/12/2019
Số lượng (người) | Tỷ trọng (%) | |
1. Lao động phân theo giới tính | 1.100 | 100 |
- Nam | 396 | 36,0 |
- Nữ | 704 | 64,0 |
2. Lao động phân theo độ tuổi | 1.100 | 100 |
- Dưới 24 tuổi | 80 | 7,3 |
- Từ 24-40 tuổi | 741 | 67,4 |
- Từ 41-55 tuổi | 248 | 22,5 |
- Trên 55 tuổi | 31 | 2,8 |
3. Lao động phân theo trình độ đào tạo | 1.100 | 100 |
- Đã qua đào tạo | 315 | 28,6 |
- Chưa qua đào tạo | 785 | 71,4 |
4. Lao động phân theo ngành nghề | 1.100 | 100 |
- Lĩnh vực lưu trú và ăn uống | 981 | 89,2 |
- Lĩnh vực lữ hành | 76 | 6,9 |
- Lĩnh vực vận chuyển | 43 | 3,9 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hiện Trạng Sử Dụng Đất Tỉnh Bắc Kạn Năm 2019
- Tình Hình Du Lịch Tỉnh Bắc Kạn Giai Đoạn 2017-2019
- Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Tỉnh Bắc Kạn Thời Điểm 31/12/2019
- Tổng Hợp Kết Quả Điều Tra, Khảo Sát Về Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Bắc Kạn
- Quan Điểm, Mục Tiêu Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Bắc Kạn Đến Năm 2025
- Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn - 13
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Kạn, 2020)
- Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo:
Một trong những điều đáng chú ý của du lịch Bắc Kạn trong những năm qua là lượng lao động phổ thông (chưa qua đào tạo) còn chiếm tỷ lệ cao, tập trung chủ yếu tại các bản làng phát triển loại hình du lịch cộng đồng và tại các hộ kinh doanh du lịch nhà nghỉ, nhà hàng tư nhân. Trong số 1.100 lao động hoạt động trong ngành du lịch thì có tới 785 lao động chưa qua đào tạo, chiếm tỷ lệ 71,4%; có 315 lao động đã qua đào tạo, chiếm tỷ lệ 28,6% (20,2% đã qua đào tạo đại học và sau đại học; 8,4% đã qua đào tạo cao đẳng, trung cấp, sơ cấp).
- Cơ cấu lao động theo ngành nghề:
Trong cơ cấu lao động theo nghề nghiệp, lĩnh vực lưu trú và ăn uống chiếm tỷ lệ cao nhất với 89,2%; số lao động làm việc trong lữ hành chiếm 6,9% và lĩnh vực vận chuyển chiếm 3,9%.
Việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho người lao động là vấn đề quan trọng để nâng không ngừng cao chất lượng dịch vụ. Trong những năm qua bằng nguồn kinh phí của địa phương, sự hỗ trợ của dự án Phát triển du lịch bền vững tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, dự án Quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển nông lâm tỉnh Bắc Kạn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội và các đơn vị tổ chức hàng chục lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý, buồng bàn, bar, bếp, hướng dẫn viên, thuyết minh viên, lái xuồng... cho hàng trăm lượt cán bộ quản lý các đơn vị, doanh nghiệp, chủ các khách sạn, nhà hàng, chủ tàu xuồng và người lao động trong các khu, điểm du lịch. Tuy nhiên, qua phân tích trên có thể thấy, mặc dù đã được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nhưng số lao động phục vụ trong ngành du lịch tỉnh Bắc Kạn chưa qua đào tạo vẫn còn chiếm tỷ lệ cao.
3.3.5. Công tác khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch
- Xác định việc bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái là nhiệm vụ quan trọng để phát triển du lịch một cách bền vững, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chính quyền các cấp, các đơn vị, tổ chức, các khu du lịch thực hiện tốt việc bảo vệ tài nguyên, giữ gìn vệ sinh môi trường; tổ chức các đợt ra quân làm vệ sinh, thu gom rác thải, trồng cây xanh…tại các khu, điểm du lịch. Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thường xuyên phối hợp với các ngành Lao động, Thương binh - Xã hội; Tài nguyên và Môi trường; Y tế; Giao thông vận tải; Công an và chính quyền các địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiểm tra công tác vệ sinh môi trường, bảo đảm an toàn giao thông, giữ gìn an ninh trật tự tại các khu, điểm du lịch và trong các cơ sở lưu trú.
- Để tăng cường công tác quản lý bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên, môi trường; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh phát triển du lịch, tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện việc ký kết quy chế phối hợp tại các vùng giáp ranh với các tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn trong quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, cảnh quan môi trường.
- Xây dựng và bảo tồn hệ thống tài nguyên du lịch: bao gồm các tài nguyên có tính đa dạng sinh học cao như vườn quốc gia Ba Bể, khu bảo tồn tự nhiên Kim Hỷ, khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc; các di tích đã được xếp hạng; khu vực cảnh quan có tiềm năng khai thác du lịch... dễ bị ảnh hưởng do các hoạt động phát triển du lịch và các hoạt động phát triển kinh tế khác. Tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức theo dõi thường xuyên những biến động để có những giải pháp kịp thời khắc phục sự cố, tình trạng xuống cấp về tài nguyên và môi trường du lịch; quản lý chặt chẽ những hoạt động du lịch và hoạt động kinh tế - xã hội khác có nguy cơ gây ảnh hưởng đến hệ tài nguyên môi trường du lịch.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng và xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. Hiện nay, các quan điểm, chủ trương chưa thật sâu sát với tình hình cụ thể của các hoạt động bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên. Vì vậy, hoạt động bảo vệ môi trường của cộng đồng thường không bền vững, hiệu quả không cao. Trước thực trạng đó, tỉnh Bắc Kạn đã tăng cường giáo dục, đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục công tác điều tra, nghiên cứu và quản lý tài nguyên, môi trường du lịch. Giáo dục, đào tạo về bảo vệ môi trường cho cộng đồng nhằm tăng cường hiểu biết của cộng đồng về mối quan hệ cộng sinh giữa môi trường, du lịch và con người. Bên cạnh đó, giáo dục, đào tạo về môi trường còn giúp cộng đồng hiểu, sử dụng bền vững, khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch góp phần vào sự phát triển bền vững.
3.3.6. Thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm
a. Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra
Thực hiện các quy định về thanh tra, kiểm tra từ năm 2017 đến năm 2019, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1283/QĐ-UBND ngày 12/8/2016 về việc phê duyệt Kế hoạch kiểm tra năm 2017; Quyết định số 1250/QĐ-UBND ngày 25/8/2017 về việc phê duyệt Kế hoạch kiểm tra năm 2018 của Đội kiểm tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch liên ngành tỉnh Bắc Kạn; Quyết định số 2084/QĐ-UBND ngày 05/12/2018 về việc phê duyệt Kế hoạch kiểm tra năm 2019 của Đội Kiểm tra văn hóa, thể thao và du lịch liên ngành tỉnh Bắc Kạn. Trên cơ sở các kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 429/QĐ-SVHTTDL ngày 15/12/2016 về việc phê duyệt Kế hoạch thanh tra năm 2017; Quyết định số 477/QĐ-SVHTTDL ngày 21/12/2017 về việc phê duyệt Kế hoạch thanh tra năm 2018; Quyết định số 343/QĐ-SVHTTDL ngày 20/12/2018 về việc phê duyệt Kế hoạch thanh tra năm 2019. Bên cạnh đó, để tăng cường hiệu quả trong công tác kiểm tra, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan
tham mưu trình UBND tỉnh ban hành Quyết định số 42/QĐ-UBND ngày 13/01/2017; Quyết định số 68/QĐ-UBND ngày 15/01/2018; Quyết định số 82/QĐ-UBND ngày 17/01/2019 của UBND tỉnh về việc kiện toàn Đội kiểm tra văn hóa, thể thao và du lịch liên ngành tỉnh Bắc Kạn.
b. Thực hiện kế hoạch và kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm
Trong giai đoạn 2017-2019, Đội kiểm tra văn hóa, thể thao và du lịch liên ngành tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện 44 cuộc kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực du lịch. Kết quả thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2017-2019 được thể hiện ở bảng 3.7.
Bảng 3.7: Kết quả thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2017-2019
Nội dung kiểm tra | Số cuộc kiểm tra | Kết quả xử lý vi phạm | |
1 | Hoạt động tổ chức Lễ hội | 15 | Lập biên bản, yêu cầu các địa phương thường xuyên duy trì các hoạt động, thực hiện tốt các quy định của pháp luật trong tổ chức Lễ hội |
2 | Cơ sở tín ngưỡng, di tích lịch sử văn hóa | 3 | Lập biên bản, yêu cầu Ban Quản lý các đền, chùa, Thủ nhang và chính quyền địa phương duy trì việc chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật trong hoạt động tín ngưỡng |
3 | Hoạt động cơ sở lưu trú du lịch, doanh nghiệp lữ hành, doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch | 26 | Ban hành 34 Quyết định xử lý vi phạm hành chính, trong đó: đình chỉ hoạt động kinh doanh 02 cơ sở; phạt cảnh cáo 14 cơ sở; phạt tiền 18 cơ sở. |
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Kạn, 2020)
- Kiểm tra hoạt động tổ chức Lễ hội
+ Thực hiện kiểm tra: đã tiến hành 15 cuộc kiểm tra, gồm Lễ hội Mù Là, xã Cổ Linh, huyện Pác Nặm; Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể, huyện Ba Bể; Lễ hội Lồng Tồng Bằng Vân, xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn; Lễ hội Lồng Tồng Phủ Thông; Lễ hội Lồng Tồng thành phố Bắc Kạn.
+ Kết quả kiểm tra: các Lễ hội được kiểm tra đã chấp hành đúng quy định về công tác quản lý và tổ chức lễ hội, cụ thể chính quyền các địa phương đã xây dựng Chương trình, Kế hoạch, ban hành Quyết định thành lập Ban Tổ chức và các Tiểu ban phục vụ Lễ hội; công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy và vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo; công tác tuyên truyền và thực hiện nếp sống văn minh trong Lễ hội được các địa phương thực hiện đúng quy định. Tuy nhiên, trong việc tổ chức Lễ hội còn một số tồn tại, hạn chế như: công tác vệ sinh còn để rác thải bừa bãi, gây phản cảm về cảnh quan, môi trường; việc quản lý bến thuyền tại Lễ hội Lồng tồng Ba Bể chưa đảm bảo chặt chẽ, một số thuyền chở khách tham quan trên hồ Ba Bể vượt quá số người theo quy định; chưa chấp hành việc yêu cầu du khách mặc áo phao khi tham gia giao thông đường thủy.
+ Hình thức xử lý: đội kiểm tra đã lập biên bản, yêu cầu các địa phương thường xuyên duy trì các hoạt động, thực hiện tốt các quy định của pháp luật trong tổ chức Lễ hội, rút kinh nghiệm về những tồn tại, hạn chế để tổ chức Lễ hội trong những năm tiếp theo được tốt hơn.
- Kiểm tra Cơ sở tín ngưỡng, di tích lịch sử văn hóa
+ Thực hiện kiểm tra: đã tiến hành 03 cuộc kiểm tra, gồm Đền Thắm, Chùa Thạch Long, Đền Thác Giềng, huyện Chợ Mới; Đền Cô, Đền Mẫu Thượng, thành phố Bắc Kạn.
+ Kết quả kiểm tra: Qua kiểm tra Ban quản lý di tích, các cơ sở tín ngưỡng đã thực hiện việc xây dựng kế hoạch hoạt động gửi chính quyền địa phương theo quy định; trong khu vực di tích, đền, chùa đã có sơ đồ chỉ dẫn, có nội quy, quy định đối với khách tham quan; bố trí nơi chứa rác thải, nhà vệ
sinh; các hoạt động dịch vụ thuận lợi, đảm bảo vệ sinh môi trường và phòng chống, cháy nổ theo quy định; không có tình trạng lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo để tổ chức các hoạt động chống lại chính quyền, gây mất trật tự, an ninh, tuyên truyền trái pháp luật, các hoạt động mê tín dị đoan, các hình thức cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác; Ban quản lý di tích, cơ sở tín ngưỡng đã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân và du khách đặt tiền lễ, tiền công đức có mệnh giá nhỏ hợp lý, đúng mục đích; tại các đền, chùa không có hiện tượng kinh doanh dịch vụ đổi tiền lẻ; việc quản lý tiền công đức, tiền giọt dầu, tiền cúng tiến dâng lễ đều có có ghi chép công khai, minh bạch và được quản lý thu, chi theo quy định. Tuy nhiên, tại Đền Mẫu Thượng, Đền Cô, thành phố Bắc Kạn thực hiện chưa đúng quy định về trùng tu, nâng cấp các hạng mục trong Đền, chưa có thông tin giới thiệu tóm tắt lịch sử, giá trị kiến trúc, văn hóa theo quy định; công tác quản lý nhà nước đối với Đền Thác Giềng hiện còn bỏ ngỏ.
+ Hình thức xử lý: đội kiểm tra liên ngành đã lập biên bản, yêu cầu Ban quản lý các đền, chùa, Thủ nhang và chính quyền địa phương, thường xuyên duy trì việc chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật trong hoạt động tín ngưỡng.
- Kiểm tra hoạt động cơ sở lưu trú du lịch, doanh nghiệp lữ hành, doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch.
+ Thực hiện kiểm tra: đã thực hiện 26 cuộc, kiểm tra 92 cơ sở lưu trú du lịch, 02 doanh nghiệp lữ hành, 01 doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch.
+ Kết quả kiểm tra: phát hiện 56/95 cơ sở lưu trú du lịch, doanh nghiệp lữ hành, doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh. Lỗi vi phạm chủ yếu là: không thực hiện đúng chế độ báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định, sử dụng hướng dẫn viên du lịch để thực hiện chương trình du lịch mà không có hợp đồng bằng văn bản với hướng dẫn viên du lịch hoặc hợp đồng