Cơ Sở Thực Tiễn Về Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch


lực đến thanh tra kiểm tra xử lý vi phạm... Hơn nữa, xu hướng và tâm lý của du khách luôn muốn tìm đến những nơi có điều kiện an ninh, chính trị, xã hội ổn định nhằm đảm bảo sự an toàn cho chuyến đi của họ. Bên cạnh đó, kinh tế phát triển, đời sống và trình độ dân trí của người dân được nâng cao sẽ giúp họ vừa cung ứng các dịch vụ bởi nguồn lao động có trình độ, vừa chấp hành tốt các chính sách pháp luật của nhà nước về du lịch, từ đó góp phần không nhỏ vào hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch.

1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước về du lịch

1.2.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch của một số địa phương trong nước

1.2.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Cao Bằng

Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở vùng Đông Bắc, phía Bắc và Đông Bắc giáp Quảng Tây (Trung Quốc); phía Tây giáp 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang; phía Nam giáp 2 tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. Cao Bằng là tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch với 214 khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Trong đó có 90 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh; 3 di tích quốc gia đặc biệt là: Khu di tích Pác Bó (Hà Quảng); Rừng Trần Hưng Đạo (Nguyên Bình); Khu di tích lịch sử địa điểm chiến thắng biên giới năm 1950 (Thạch An). Bên cạnh đó, Cao Bằng còn nổi tiếng với các điểm du lịch như: Khu du lịch Thác Bản Giốc - Động Ngườm Ngao, chùa Phật tích Trúc Lâm, Hồ Thang Hen, Vườn quốc gia Phja Oắc...Đáng chú ý, mới đây, UNESCO đã công nhận Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng. Đây được coi là bước đột phá trong phát triển du lịch hướng đến phát triển kinh tế xã hội bền vững, vừa bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đồng thời sử dụng hợp lý tổng thể đa dạng tài nguyên, giá trị di sản.

Thời gian qua, để tăng cường công tác quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh, tỉnh Cao Bằng đã triển khai thực hiện các biện pháp sau:


- Công tác chỉ đạo, điều hành: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu UBND tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 92/NĐ-CP của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch trong tình hình mới; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/11/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; thực hiện hiệu quả Chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2016- 2020. Trình UBND tỉnh dự thảo Đề án phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Cao Bằng đến năm 2020.

- Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch: chỉ đạo các ngành, huyện trồng hoa tạo cảnh quan tươi đẹp ở các khu du lịch trọng điểm và các điểm danh thắng; các sở, ngành, huyện có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp sạch tích cực đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp để sản xuất sản phẩm đặc hữu cho phát triển kinh tế nông nghiệp và sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc sắc riêng có, thu hút du khách, như: đan lát mây tre, dệt thổ cẩm, phát triển các làng nghề sản xuất đặc sản bánh khảo, miến dong, thạch đen, hạt dẻ, tương mạch, chè chất lượng cao, lạp sườn, thịt lợn đen, thịt bò hun khói. Các cơ quan thông tấn, báo chí truyền thông địa phương xây dựng đề án tuyên truyền quảng bá đất và người Cao Bằng, cảnh đẹp, sản vật, lễ hội, dân ca dân vũ, đa dạng sinh thái trên các phương tiện thông tin đại chúng. UBND tỉnh Cao Bằng và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đưa Cổng thông tin điện tử Du lịch thông minh Cao Bằng có tên miền: https://caobangtourism.vn vào hoạt động, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để hình thành hệ sinh thái du lịch, tạo lợi ích tương hỗ giữa 3 đối tượng: du khách, chính quyền, doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

- Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch: Hàng năm phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức các lớp bồi dưỡng Nghiệp vụ lễ tân và Nghiệp vụ buồng tại thành phố Cao Bằng. Phối hợp tổ chức bồi dưỡng kiến thức định kỳ cho Hướng dẫn viên du lịch; kiến thức quản lý nhà nước về du lịch cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác du lịch tại các Phòng văn hóa thể thao các


Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn - 5

huyện, thành phố, xã, phường. Đến năm 2019, nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh có trên 1.400 người, 24 hướng dẫn viên du lịch quốc tế và nội địa.

- Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm: Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch được duyệt mỗi năm; thanh tra, kiểm tra đột xuất và các cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực du lịch. Năm 2019, thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp kiểm tra 11 cuộc tại các lễ hội xuân trên địa bàn toàn tỉnh; tổ chức 8 cuộc kiểm tra tại thành phố và một số huyện về quản lý, sử dụng các thiết chế văn hóa cơ sở và các hoạt động kinh doanh, cơ sở lưu trú du lịch. Kết quả là đã lập 126 biên bản kiểm tra, nhắc nhở các cơ sở tuân thủ các quy định của Nhà nước và pháp luật trong hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch. Lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt 7,5 triệu đồng đối với 4 cơ sở lưu trú du lịch cố tình không chấp hành đúng các quy định của Nhà nước.

- Kết quả hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh: Số lượng khách du lịch và tổng thu từ khách du lịch tăng liên tục qua các năm trong giai đoạn 2017- 2019. Năm 2017, lượng khách du lịch đến với Cao Bằng là 920 lượt người. Năm 2018, lượng khách du lịch đến Cao Bằng đạt 1.200.000 lượt người, tăng 30% so với năm 2017. Doanh thu du lịch đạt 360 tỷ đồng, tăng 90% so với năm 2017. Năm 2019, lượng khách du lịch đến Cao Bằng đạt 1.500.000 lượt,tăng 25% so với năm 2018. Trong đó: khách du lịch quốc tế đạt: 175.000 lượt; khách du lịch nội địa đạt 1.325.000 lượt. Doanh thu đạt 470 tỷ đồng, tăng 30,1% so với năm 2018.

1.2.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Hà Giang

Hà Giang là tỉnh vùng cao, biên giới nằm ở cực Bắc của Việt Nam. Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc giáp Trung Quốc. Hà Giang từ lâu đã nổi tiếng là mảnh đất giàu tiềm năng du lịch với nguồn tài nguyên thiên


nhiên phong phú và các di tích lịch sử văn hoá có giá trị. Là vùng khí hậu ôn đới, quanh năm mát mẻ, không khí trong lành, Hà Giang luôn là địa chỉ du lịch hấp dẫn và bổ ích đối với các du khách. Địa hình hiểm trở nhưng lại rất kỳ vĩ, có núi cao, cao nguyên, và cả thung lũng; địa hình nhiều sông suối, trong đó có nhiều suối nước nóng trữ lượng lớn với hàm lượng khoáng chất cao rất tốt cho sức khỏe. Hà Giang còn là vùng có nhiều rừng tự nhiên với nhiều nhóm động thực vật phong phú, phong cảnh hoang sơ, phù hợp với hoạt động du lịch thể thao, du lịch mạo hiểm. Bên cạnh thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, Hà Giang còn có cả một kho tàng văn hoá phong phú, đa dạng. Với hoạt động du lịch phát triển, để tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch, thời gian qua tỉnh Hà Giang đã thực hiện các biện pháp sau:

- Công tác quy hoạch du lịch: Tỉnh đã xây dựng Quy hoạch tổng thểphát triển du lịch tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030Theo đó, đến năm 2020, du lịch Hà Giang cơ bản trở thành ngành kinh tế cóvị trí quan trọng trong cơ cấu khối dịch vụ, tạo tiền đề đến năm 2030 là ngànhkinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung với hệ thống cơ sở vậtchất kỹ thuật tương đối đồng bộ; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, cóthương hiệu, có sức cạnh tranh; mang bản sắc văn hoá Hà Giang, thân thiệnvới môi trường; đưa Hà Giang trở thành một trong những địa bàn trọng điểmvề du lịch của vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ và của cả nước góp phầnnâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, ổn định trật tự an toànxã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng biên giới.

- Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch:

+ Đối với đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước: Thời gian qua, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước được quan tâm đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ. Định kì, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang đã tổ chức các lớp bồi dưỡng quản lý Nhà nước về Du lịch theo tiêu chuẩn chức danh công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, viên chức. Tham gia lớp tập huấn là


Lãnh đạo các sở, ban, ngành; Phó Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin, lãnh đạo Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Du lịch các huyện, thành phố; lãnh đạo các phòng chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang. Thông qua các lớp bồi dưỡng này, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh sẽ được trang bị các kiến kiến thức về tình hình Du lịch Việt Nam; tình hình Du lịch Hà Giang; chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2035, tầm nhìn 2050; Quy hoạch Du lịch; công tác xúc tiến, quảng bá du lịch; phát triển, đổi mới sản phẩm du lịch; công tác quản lý nhà nước về du lịch.

+ Đối với đội ngũ phục vụ: Để nâng cao chất lượng đội ngũ phục vụ du lịch, tỉnh Hà Giang thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng về hướng dẫn viên du lịch và kỹ năng công tác xã hội. Lớp hướng dẫn viên du lịch trang bị những kiến thức cơ bản về những vấn đề lý luận về lĩnh vực du lịch, nghiệp vụ hướng dẫn du lịch và lữ hành; kỹ năng chuyên sâu về nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch; những yêu cầu nguyên tắc tổ chức, quản lý, khai thác các giá trị văn hoá dân tộc vào hoạt động kinh doanh du lịch; nghiệp vụ xây dựng chương trình du lịch, nghiệp vụ thiết lập quan hệ và hợp tác kinh doanh lữ hành, cách thức tổ chức các hoạt động marketing, phát triển thị trường khách, hệ thống phân phối của các doanh nghiệp lữ hành. Lớp công tác xã hội trang bị cho học viên các kiến thức cơ bản về công tác xã hội; giúp người học có phương pháp tư duy khoa học, có năng lực vận dụng kiến thức đã học vào việc nhận thức và giải quyết những vấn đề thực tiễn xã hội đặt ra; nắm được nguyên tắc tiến hành, tiến trình can thiệp, các đối tượng can thiệp của công tác xã hội, công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm và phát triển cộng đồng cũng như các kỹ năng cần thiết của công tác xã hội.

- Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch: Xác định công tác tuyên truyền, quảng bá là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần phát triển du lịch của tỉnh nên tỉnh Hà Giang rất quan tâm tới hoạt động quảng bá các hoạt động


lễ hội của đồng bào các dân tộc thiểu số diễn ra trong dịp năm mới, cập nhật các thông tin về các điểm du lịch, chương trình du lịch Hà Giang tới du khách trong và ngoài nước trên Website của Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch; Quảng bá hình ảnh mảnh đất con người Hà Giang đến với khách du lịch trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp lữ hành thông qua các tổ chức hội chợ, hội nghị và thông qua các ấn phẩm như Cẩm nang du lịch, Bản đồ - Tập gấp du lịch Hà Giang; Bản tin du lịch Hà Giang; đĩa DVD Hà Giang điểm hẹn nơi cực Bắc. Bên cạnh đó, tăng cường công tác quảng bá các sản phẩm du lịch của tỉnh trên các phương tiện truyền thông như: website của Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch và trang thông tin điện tử 8 tỉnh Tây Bắc, trên cổng thông tin điện tử thông minh, mạng xã hội Facebook.

- Quản lý khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch: Dù tiềm năng để phát triển của Hà Giang còn rất lớn song quan điểm của tỉnh Hà Giang là phải dựa trên cơ sở gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc cũng như địa mạo, sự hùng vĩ thiên nhiên ban tặng cho Hà Giang. Thay vì phát triển nóng, Hà Giang ưu tiên phát triển bền vững. Đặc biệt, trong quá trình phát triển và xây dựng, Hà Giang hướng đến mục tiêu lâu dài, thu hút khách chất lượng cao, không chạy theo số lượng. Hà Giang xác định xây dựng du lịch là trọng điểm nhưng phải bền vững, gắn với đó là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, cũng như bảo vệ giá trị văn hóa của các dân tộc nơi đây.

- Kết quả hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh: Số lượng khách du lịch và tổng thu từ khách du lịch tăng liên tục qua các năm trong giai đoạn 2017- 2019. Năm 2017, tổng lượng khách du lịch đến Hà Giang là 1.023.653 lượt, trong đó khách quốc tế là 169.689 lượt; khách nội địa là 853.964 lượt. Doanh thu từ du lịch đạt 913,6 tỷ đồng. Đến năm 2019, tổng lượng khách du lịch đến Hà Giang là 1.143.635 lượt, trong đó khách quốc tế là 174.689 lượt; khách nội địa là 968.946 lượt. Doanh thu từ du lịch đạt 952,2 tỷ đồng.


1.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Bắc Kạn

- Công tác quy hoạch du lịch: Cần xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn tầm nhìn đến 2030. Đây là định hướng dài hạn, là cơ sở để tỉnh Bắc Kạn có các giải pháp cụ thể, đồng bộ nhằm phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

- Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch: Cần chỉ đạo các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch như: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch phối hợp với Đài Phát thanh - Tuyền hình, các cơ quan thông tấn, báo chí truyền thông địa phương xây dựng các bản tin, phóng sự tuyên truyền quảng bá về mảnh đất và con người Bắc Kạn trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên website, mạng xã hội Facebook.

- Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch: Thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch và đội ngũ nhân lực phục vụ du lịch. Với đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch, tỉnh cần tổ chức các lớp bồi dưỡng quản lý Nhà nước về Du lịch theo tiêu chuẩn chức danh công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, viên chức. Đối với đội ngũ nhân lực phục vụ du lịch, tỉnh cần phối hợp tổ chức bồi dưỡng kiến thức định kỳ cho hướng dẫn viên du lịch, thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng về hướng dẫn viên du lịch và kỹ năng công tác xã hội.

- Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm: Hàng năm, tiến hành các cuộc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch; thanh tra, kiểm tra đột xuất và các cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực du lịch, xử lý nghiêm nếu phát hiện các vi phạm trong lĩnh vực du lịch.

- Quản lý khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch: Xác định xây dựng du lịch là trọng điểm nhưng phải quan tâm đến công tác quản lý khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch.


Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn 2017-2019 đã được thực hiện như thế nào?

- Công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn 2017-2019 đã đạt được những kết quả gì? Còn những hạn chế gì cần khắc phục và nguyên nhân của các hạn chế?

- Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới cần thực hiện những giải pháp chủ yếu nào?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập số liệu thứ cấp

Trong luận văn, tác giả sử dụng các số liệu thứ cấp trong 3 năm từ năm 2017 đến năm 2019 để phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn 2017-2019. Tác giả thu thập số liệu từ các nguồn sau:

+ Báo cáo Tổng kết công tác Văn hoá, Thể thao và Du lịch năm 2017, 2018, 2019 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2018, 2019, 2020 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn.

+ Báo cáo phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015 - 2020 của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Bắc Kạn.

+ Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 của UBND tỉnh Bắc Kạn.

+ Một số website: https://backan.gov.vn (UBND tỉnh Bắc Kạn); https://sovhttdl.backan.gov.vn (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/11/2023