Mô Hình Nghiên Cứu Các Yếu Tố Của Thương Hiệu Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Nhận Biết Thương Hiệu.


hiệu đang được biết đến nhiều nhất là Co.op Mart, Logo và slogan của Co.op Mart được khách hàng cảm nhận khá cao, khách hàng có thể nhớ được màu sắc, các chi tiết trên logo, Slogan cũng được khách hàng nhớ với tỉ lệ cao nhất trong tất cả các thương hiệu. Kết quả đánh giá Co.op Mart đã làm khá tốt trong công tác quảng bá thương hiệu đến khách hàng. Mức độ hài lòng: Theo kết quả nghiên cứu mô hình hài lòng được thành lập dựa trên 6 nhân tố được rút trích từ các thuộc tính cảm nhận của khách hàng. Các yếu tố rút trích được bao gồm: Chương trình khuyến mãi, Giá trị gia tăng, Thái độ phục vụ, Môi trường mua sắm, Chất lượng dịch vụ, Giá cả sản phẩm. Đối chiếu với nghiên cứu về mức độ nhận biết thương hiệu cửa cuốn Austdoor thì các yếu tố logo, slogan có thể áp dụng vào mô hình nghiên cứu.

Nghiên cứu thứ hai do Nguyễn Thị Thúy Hằng (2013)[8] thực hiện trên thành phố Huế trong đề tài nghiên cứu, tác giả tập trung nghiên cứu về mức độ nhận biết của khách hàng về thương hiệu Hoàng Gia của công ty TNHH Sơn Hoàng Gia trên địa bàn thành Huế. Những yếu tố giúp khách hàng nhận biết thương hiệu Hoàng Gia được đề tài này nghiên cứu bao gồm tên thương hiệu, logo, đồng phục nhân viên, slogan, bao bì sản phẩm, quảng cáo thương hiệu. Đối chiếu với nghiên cứu về mức độ nhận biết thương hiệu cửa cuốn Austdoor thì các yếu tố tên thương hiệu, logo, bao bì sản phẩm, quảng cáo thương hiệu có thể áp dụng vào mô hình nghiên cứu. Tuy nhiên, đề tài còn hạn chế là chưa có mô hình nghiên cứu chuẩn và phương pháp chọn mẫu thực địa còn hạn chế về kích thước mẫu nên mức độ suy rộng kết quả nghiên cứu cho tổng thể đưa ra còn chưa cao.

Tiếp đó, Lê Thị Mộng Kiều (2009)[7] đã nghiên cứu và đưa ra mô hình gồm các nhân tố: Nhận diện thương hiệu như quảng cáo, tiếp thị trực tiếp, khuyến mãi, quan hệ công chúng và truyền miệng, bán hàng trực tiếp và phân biệt thương hiệu qua logo, slogan, đồng phục. Tuy nhiên đề tài còn một vài hạn chế như chưa đánh giá được mức độ nhận biết thông qua hệ thống các yếu tố nhận dạng ứng dụng (đồ dùng văn phòng, ngoại cảnh của ngân hàng, các hình thức tuyên truyền trực tiếp). Đồng thời, đề tài cũng chưa phân tích cụ thể từng hình thức trong các phương tiện truyền thông. Ngoài ra, bảng câu hỏi chưa khai thác được các thông tin về các ngân hàng khác trên


địa bàn, nên không thể phân tích hết các yếu tố tạo tính cạnh tranh cho thương hiệu, địa bàn thành phố Long Xuyên rất rộng lớn gồm 11 phường, cỡ mẫu lựa chọn trong nghiên cứu này bị phân bố nhỏ do đó kết quả chưa mang tính khái quát cao. Đối chiếu với đề tài nghiên cứu đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu cửa cuốn Austdoor thì các yếu tố như quảng cáo thương hiệu, logo, slogan có thể áp dụng trong mô hình nghiên cứu.

Sau cùng là nghiên cứu của Phạm Thị Liên (2016) [11], khảo sát nhận biết thương hiệu Viettel của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố quảng cáo, slogan, logo, giá cả dịch vụ, chất lượng dịch vụ, khả năng chăm sóc khách hàng, uy tín doanh nghiệp có mức độ tương quan chặt chẽ với mức độ nhận biết thương hiệu Viettel. 100% khảo sát biết đến thương hiệu Viettel. Bằng các câu hỏi phân biệt thương hiệu, tỷ lệ người tham gia khảo sát nhận biết đúng về các thành phần thương hiệu luôn đạt mức trên trung bình. Tuy nhiên để giữ vững cũng như phát triển vị thế thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Viettel cần xây dựng chiến lược phát triển các yếu tố nội tại cũng như chiến lược marketing. Đối chiếu với đề tài nghiên cứu đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu cửa cuốn Austdoor thì các yếu tố nhận diện thương hiệu như quảng cáo, slogan, logo có thể áp dụng vào mô hình nghiên cứu.

Nhìn chung, các mô hình nghiên cứu của các tác giả trước đây đã đưa ra được những nhân tố để đánh giá mức độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu của mình và đưa ra các giải pháp khá phù hợp. Tuy nhiên, các giải pháp nhằm nâng cao mức độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu đó chỉ giải quyết được trong ngắn hạn, cần phải đưa ra các giải pháp dài hạn để phù hợp với các chính sách marketing cũng như các chiến lược lâu dài cho công ty đặc biệt là trong bối cạnh thị trường cạnh tranh gay gắt và có nhiều biến động như dich bênh Covid-19, chiến tranh thương mại, ảnh hưởng thời tiết ,..


1.3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất


Hiện tại, vẫn chưa có mô hình nghiên cứu chuẩn được công nhận rộng rãi về mức độ nhận biết thương hiệu. Do đó, đề tài sẽ đi từ việc phân tích và tham khảo các nghiên cứu trên kết hợp với cơ sở lí thuyết Quản trị thương hiệu hàng hóa lý thuyết và thực tiễn của Trương Đình Chiến (2002) [14] cùng với mô hình các cấp độ nhận biết thương hiệu của Nguyễn Quốc Thịnh & Nguyễn Thành Trung (2004)[10], áp dụng đối với tình hình thực tế của công ty TNHH thương mại và kỹ thuật MITRUDOOR, tác giả đề xuất mô hình các yếu tố sau:

Trong yếu tố nhận biết qua triết lí kinh doanh chưa phải là yếu tố có ảnh hưởng đến mức độ nhận biết thương hiệu cửa cuốn Austdoor nên không được lựa chọn để đưa vào mô hình nghiên cứu. Vì cách truyền tải thương hiệu thông qua triết lí kinh doanh có thể xem là khó khăn nhất và mức độ nhận biết của khách hàng thông qua yếu tố này cần phải mất một thời gian dài. Đối với thương hiệu cửa cuốn Austdoor, nếu đưa vào mô hình nghiên cứu mức độ nhận biết và quá trình xây dựng thang đo sẽ khó đánh giá hiệu quả mức độ nhận diện thương hiệu của khách hàng.

Yếu tố nhận diện qua hoạt động của doanh nghiệp chưa phải là yếu tố có ảnh hưởng mạnh đến mức độ nhận biết thương hiệu cửa cuốn Austdoor nên khong không được lựa chọn để đưa vào mô hình nghiên cứu. Vì hoạt động của doanh nghiệp là tập hợp tất cả các hoạt động bên trong và hoạt động bên ngoài của công ty, nó bao gồm rất nhiều hoạt động mà không phải bất cứ khách hàng hay công chúng có thể nhận diện được. Do đó, không phải khách hàng nào cũng có thể cảm nhận, đánh giá một cách khách quan các hoạt động của doanh nghiệp và có thể đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu một cách hiệu quả.

Đối với yếu tố nhận biết qua hoạt động truyền thông thị giác thì logo, câu khẩu hiệu, được lựa chọn vì nó có ảnh hưởng mạnh đến mức độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu cửa cuốn Austdoor.

Cùng với đó, từ việc phân tích và tham khảo trong các đề tài nghiên cứu trước đã trình bày ở trên về đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu, tác giả đưa ra mô hình


nghiên cứu gồm 5 yếu tố bao gồm: Tên thương hiệu, logo, slogan, quảng cáo thương hiệu, bao bì sản phẩm để đánh giá mức độ nhận diện thương hiệu cửa cuốn Austdoor trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.


Tên thương hiệu

Logo

Slogan

Nhận biết thương hiệu của khách hàng

Quảng cáo thương hiệu

Bao bì sản phẩm


Sơ đồ 1.4: Mô hình nghiên cứu các yếu tố của thương hiệu ảnh hưởng đến mức độ nhận biết thương hiệu.

Để thực hiện việc đánh giá mức độ nhân biết thương hiệu cửa cuốn Austdoor trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, nghiên cứu tập trung vào việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc nhận biết thương hiệu cửa cuốn Austdoor được đo lường thông qua 21 biến quan sát và 6 biến đánh giá về mức độ nhận biết thương hiệu. Do đó, mô hình nghiên cứu như sơ đồ 1.4 ở trên. Bảng 1.3 dưới đây tổng hợp các yếu tố nhận biết thương hiệu cho mô hình nghiên cứu đề xuất.


Bảng 1.3: Bảng tổng hợp các yếu tố nhận biết thương hiệu


STT

Yếu tố

Thành phần

Mã hóa

1


Tên thương hiệu (TH)

Dễ đọc

TH1

2

Dễ nhớ

TH2

3

Ngắn gọn

TH3

4

Dễ liên tưởng

TH4

5

Tạo ấn tượng

TH5

6


Logo (LG)

Dễ nhận biết

LG1

7

Logo có sự khác biệt

LG2

8

Ấn tượng

LG3

9

Logo có màu sắc riêng biệt

LG4

10


Slogan (SL)

Dễ nhớ

SL1

11

Dễ đọc

SL2

12

Tạo ấn tượng

SL3

13

Thể hiện được thông điệp của công ty

SL4

14


Quảng cáo

thương hiệu (QC)

Đúng nội dung, dễ hiểu

QC1

15

Đúng thời điểm

QC2

16

Ấn tượng

QC3

17

Thông tin sản phẩm rò ràng

QC4

18


Bao bì sản phẩm (BB)

Nội dung đầy đủ

BB1

19

Nội dung rò ràng

BB2

20

Có tính thẩm mỹ cao

BB3

21

Có tính kỹ thuật cao

BB4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu cửa cuốn Austdoor trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - 8



22


Đánh giá chung


(DG)

Khách hàng dễ dàng nhận biết được thương hiệu cửa cuốn Austdoor thông qua tên thương hiệu.


DG1

23

Khách hàng dễ dàng nhận biết được thương hiệu cửa cuốn Austdoor thông qua logo


DG2

24

Khách hàng dễ dàng nhận biết được thương hiệu cửa cuốn Austdoor thông qua slogan


DG3

25

Khách hàng dễ dàng nhận biết được thương hiệu cửa cuốn Austdoor thông qua quảng cáo thương hiệu


DG4

26

Khách hàng dễ dàng nhận biết được thương hiệu cửa cuốn Austdoor thông qua bao bì sản phẩm.


DG5

27

Khách hàng dễ dàng nhận biết được thương hiệu cửa cuốn Austdoor.

DG6


Tóm tắt chương 1.

Chương này tập trung xây dựng cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nhận biết thương hiệu nhằm tạo tiền đề cho việc phân tích sâu hơn các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nhận biết thương hiệu cửa cuốn Austdoor trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Từ cơ sở thực tiễn cùng với việc tham khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước, đề xuất mô hình nghiên cứu và phát triển các giả thuyết nghiên cứu để đo lường mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu. Chương 2 sẽ tiến hành phân tích thực trạng của vấn đề nghiên cứu.


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


2.1. Tổng quan về công ty Cổ phần Tập đoàn Austdoor và Đại lý ủy quyền – Công ty TNHH thương mại và kỹ thuật MITRUDOOR tại Đà Nẵng

2.1.1.Giới thiệu về Công ty Cổ phần Tập đoàn Austdoor


Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN AUSTDOOR (ADG)

Tên tiếng Anh: AUSTDOOR GROUP., JSC

Trụ sở chính: ADG Tower, 37 Lê Văn Thiêm, P.Nhân Chính, Q.Thanh Xuân,

TP. Hà Nội.

Mã số thuế: 0101306139

Điện thoại: 024 4455 0088

Người đại diện pháp luật: Dương Quốc Tuấn Email: info@austdoor.com

Website: http://austdoorgroup.vn/Năm thành lập: 01/10/2003 Hotline: 1900 6828

Lĩnh vực hoạt động: Năm 2003 đánh dấu sự xuất hiện của cửa cuốn Austdoor trên thị trường Việt Nam. Trải qua gần 2 thập kỷ phát triển, Austdoor ngày càng lớn mạnh và khẳng định vị trí dẫn đầu toàn quốc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cửa cuốn chất lượng cao.

Bao gồm:

Cửa cuốn

Nhôm thanh định hình

Ngói thép và kèo nhẹ

Cửa sổ

Phụ kiện kim khí

Lĩnh vực khác

Quá trình hình thành:


Tháng 10/2003, Thương hiệu Austdoor xuất hiện bằng việc du nhập cửa cuốn tấm liền Công nghệ Úc với những tính năng vượt trội so với các sản phẩm cửa cuốn truyền thống, mở ra một trang mới trong lĩnh vực sản xuất & cung cấp cửa cuốn thông minh tại Việt Nam. Các bộ cửa cuốn Êm – Nhẹ – Bền – Nhanh – An toàn – Thuận tiện đã nhanh chóng chinh phục được người tiêu dùng và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người Việt.

Hơn 17 năm phát triển, với những nỗ lực tập trung vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm, Tập đoàn Austdoor (ADG) hiện trở thành một trong những Tập đoàn hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm cửa và vật liệu xây dựng công nghệ cao.

Với hệ thống 09 công ty thành viên và chi nhánh, 06 nhà máy sản xuất, hơn

1.500 CBCNV và hơn 600 Nhà Phân phối, 2000 điểm bán trên toàn quốc, các sản phẩm của Tập đoàn Austdoor đã và đang góp phần bảo vệ, tôn vinh cho hơn 3 triệu ngôi nhà trên khắp Việt Nam.

Chiến lược của Tập đoàn Austdoor trong thời gian tới là tiếp tục đầu tư và phát triển mạnh mẽ các lĩnh vực kinh doanh cốt lòi, trong đó nổi bật là ngành sản xuất Nhôm công nghiệp, Nhôm xây dựng và Nhôm dân dụng. Với nội lực và vị thế sẵn có, Tập đoàn Austdoor mong muốn kiến tạo và truyền tải các chuẩn mực mới trong ngành nhôm Việt, đưa ngành Nhôm Việt vươn tầm cạnh tranh với các Tập đoàn lớn trong khu vực và trên thế giới.

Mạng lưới hoạt động:

Hệ thống phân phối ủy quyền: ADG thiết lập hệ thống phân phối ủy quyền trên toàn quốc với hơn 600 Nhà Phân phối, 2000 điểm bán trên toàn quốc với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhằm đảm bảo giữ đúng giá trị sản phẩm tới tay người tiêu dùng:

Các đại lý ủy quyền được lựa chọn chặt chẽ theo Bộ tiêu chuẩn Đại lý Ủy quyền ADG.

Các đại lý được chuyển giao công nghệ sản xuất, kiến thức sản phẩm, kỹ thuật sản xuất và lắp đặt đồng bộ nhằm đảm bảo giữ đúng giá trị tới tay người tiêu dùng.

Hệ thống bảo hành/ sửa chữa tại Trung tâm Dịch vụ Austcare.

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 05/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí