tiêu chuẩn được áp dụng trên toàn quốc, không phân biệt vùng, miền. Điều này gây lúng túng cho địa phương trong việc hướng dẫn cho cộng đồng. Thực tế, một trong những lý do hấp dẫn khách du lịch đến các điểm DLCĐ là văn hoá bản địa, thể hiện qua lối sống, tập quán, kiến trúc nhà ở [49, 50]… Bởi vậy, cần có các quy định về homestay phù hợp với kiến trúc nhà của các dân tộc ở vùng Tây Bắc (nhà của người Thái, người Dao, người Mường, người Mông...); phải cụ thể về trang thiết bị, các tiện nghi, phòng ngủ, nhà tắm, nhà vệ sinh, và các dịch vụ liên quan thích hợp với đặc trưng về lối sống của mỗi dân tộc. Ngoài ra, các tiêu chuẩn về các dịch vụ trải nghiệm homestay, tiêu chuẩn về kỹ năng du lịch… đều chưa có. Do vậy, nhiều điểm DLCĐ đã không giữ được nét độc đáo trong văn hóa bản địa do việc cải tạo, thay đổi để tiếp đón du khách không theo chuẩn mực hoặc hướng dẫn nào [50].
Kết quả từ khảo sát chuyên gia về 5 nội dung “Xây dựng và triển khai những quy định về phát triển du lịch cộng đồng” được chỉ rõ ở bảng 3.5 (xem bảng 3.5).
Bảng 3.5. Kết quả khảo sát về xây dựng các quy định quản lý phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc
Nội dung | Hòa Bình | Sơn La | Điện Biên | ||||
Trung bình | Độ lệch chuẩn | Trung bình | Độ lệch chuẩn | Trung bình | Độ lệch chuẩn | ||
1 | Các quy định về cung cấp các thông tin thống kê, dự báo và các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển DLCĐ cho các đối tượng | 3,13 | 0,622 | 3,03 | 0,615 | 2,97 | 0,638 |
2 | Mức độ đầy đủ và phù hợp của các quy định/ tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế về DLCĐ có thể áp dụng cho địa phương | 3,26 | 0,595 | 3,05 | 0,536 | 3,03 | 0,628 |
3 | Các quy định bảo vệ môi trường tự nhiên (thu gom rác | 3,18 | 0,515 | 3,05 | 0,548 | 3,11 | 0,578 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Ở Một Số Tỉnh Vùng Tây Bắc, Việt Nam
- Biểu Đồ Phân Tích Ipa Các Yếu Tố Liên Quan Đến Du Lịch Cộng Đồng
- Ban Hành Theo Thẩm Quyền Và Tổ Chức Thực Hiện Các Chính Sách Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Của Địa Phương
- Đánh Giá Về Quản Lý Nhà Nước Đối Với Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Ở
- Bối Cảnh, Quan Điểm Và Định Hướng Hoàn Thiện Quản Lý Nhà Nước Đối Với Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Ở Một Số Tỉnh Vùng Tây Bắc, Việt Nam
- Những Định Hướng Và Mục Tiêu Chính Về Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Ở Một Số Tỉnh Vùng Tây Bắc, Việt Nam
Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.
thải, nước thải…) tại các điểm DLCĐ | |||||||
4 | Các quy định về bảo vệ môi trường văn hóa, bảo tồn và phát huy các di tích danh thắng phục vụ PTDLCĐ | 3,32 | 0,744 | 3,19 | 0,745 | 3,27 | 0,634 |
5 | Các quy định đảm bảo an ninh, an toàn tại các điểm DLCĐ | 3,53 | 0,635 | 3,43 | 0,667 | 3,35 | 0,578 |
Ghi chú: thang điểm 5 (trong đó: 1-Rất kém, 5- Rất tốt)
Nguồn: Điều tra xã hội học của nghiên cứu sinh
Kết quả cho thấy, nội dung về “Các quy định đảm bảo an ninh, an toàn tại các điểm DLCĐ” (nội dung 5) được nhận xét tốt nhất đối với cả 3 địa phương. Kết quả đó cũng tương đồng với nhận xét của du khách về an toàn tại những điểm DLCĐ (nội dung A trên hình 3.3. Biểu đồ phân tích IPA các yếu tố liên quan đến DLCĐ ở một số tỉnh vùng Tây Bắc). Điểm thấp nhất thuộc về nội dung “Các quy định về cung cấp các thông tin thống kê, dự báo và những chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng cho những đối tượng tham gia phát triển du lịch cộng đồng” (nội dung 1).
3.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam
Hội đồng nhân dân và UBND là cơ quan cao nhất, thực hiện thống nhất QLNN về du lịch trên địa bàn. Theo phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình, UBND cấp tỉnh cụ thể hóa các chính sách PTDL phù hợp với địa phương [20]. Liên quan đến PTDLCĐ, Luật Du lịch quy định: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức nghiên cứu, khảo sát, lựa chọn địa điểm có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng; có chính sách hỗ trợ về trang thiết bị cần thiết ban đầu và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phục vụ khách du lịch cho cá nhân, hộ gia đình trong cộng đồng dân cư tham gia cung cấp dịch vụ du lịch; hỗ trợ xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch cộng đồng”.
Tổ chức các cơ quan tham mưu, giúp việc cho HĐND và UBND các tỉnh trong bộ máy QLNN về du lịch:
a) Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch
Cũng như những địa phương khác của cả nước, trong vòng 15 năm trở lại đây, bộ máy QLNN về du lịch của những địa phương ở vùng Tây Bắc có nhiều biến động lớn [3]. Năm 2008, các tỉnh trong vùng đã thành lập Sở VHTTDL trên cơ sở hợp nhất Sở Văn hóa Thông tin, Sở Thể dục thể thao, bộ phận QLNN về du lịch thuộc Sở Thương mại-Du lịch, bộ phận Gia đình của Ủy ban Dân số. Sau khi sáp nhập, Sở VHTTDL trở thành một đơn vị quản lý và hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, có tổ chức bộ máy thống nhất từ cấp tỉnh đến cấp quận/huyện, xã/phường/thị trấn. Tới năm 2017, các Sở VHTTDL trong vùng lại tiếp tục được sắp xếp lại, bao gồm cả khối QLNN và đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng thu gọn đầu mối, hợp nhất một số phòng ban, đơn vị. Hiện nay, bộ máy ngành VHTTDL của những tỉnh trong vùng Tây Bắc đang thực hiện theo Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Nhìn chung, giống như nhiều địa phương còn lại của cả nước, sự không ổn định về bộ máy tham mưu quản lý du lịch trong những năm qua đã tác động không tốt đến sự phát triển của ngành Du lịch ở các địa phương vùng Tây Bắc [3, 54, 61].
Về chức năng, tất cả các Sở VHTTDL đều là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Sở tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện QLNN về VHTTDL và gia đình ở địa phương. Ở tất cả các Sở VHTTDL các tỉnh vùng Tây Bắc, bộ phận tham mưu chuyên môn về du lịch là Phòng Quản lý du lịch và bộ phận kiểm tra, thanh tra chuyên ngành du lịch thuộc chức năng của Thanh tra Sở.
Các phòng Quản lý du lịch có chức năng là tham mưu giúp Giám đốc Sở trong quản lý các hoạt động thuộc lĩnh vực du lịch, bao gồm: tham mưu về phổ biến pháp luật về du lịch; xây dựng những văn bản quy phạm pháp luật về quản lý trong lĩnh vực du lịch; quản lý những doanh nghiệp lữ hành, lưu trú của tỉnh... Về nhân lực, phòng Quản lý du lịch của Sở VHTTDL Hòa Bình có 6 cán bộ, của Sở VHTTDL Sơn La là 5 cán bộ và Điện Biên là 5 cán bộ. Tất cả các cán bộ này đều có trình độ đại học trở lên. Tuy nhiên, có nhiều cán bộ không được đào tạo về chuyên ngành du lịch mà từ những lĩnh vực khác chuyển sang [3]. Hiện nay, vùng Tây Bắc đang tiến tới chuẩn hóa cán bộ QLNN, tăng số cán bộ được đào
tạo về chuyên ngành du lịch thông qua việc tiếp nhận những cán bộ được đào tạo đúng chuyên ngành và tăng cường bồi dưỡng những cán bộ hiện đang công tác để đạt chuẩn [3].
Có thể thấy, với chức năng và nhiệm vụ như vậy, nhân lực của các phòng Quản lý du lịch là rất mỏng. Ngoài ra, hầu hết các cán bộ không được đào tạo về chuyên ngành du lịch, còn phải thực hiện nhiều mảng công việc khác nhau nên việc triển khai các nhiệm vụ còn nhiều bất cập. Đồng thời, ở tất cả các Phòng Du lịch ở các tỉnh đều chưa có cán bộ chuyên trách về quản lý DLCĐ [3, 61].
b) Các Sở, Ngành khác
Tổ chức bộ máy QLNN về du lịch ở các tỉnh vùng Tây Bắc không chỉ là sự quản lý của UBND tỉnh giao cho Sở VHTTDL mà còn liên quan tới các sở, ban, ngành khác:
- Sở Giao thông vận tải: quản lý về lĩnh vực giao thông, đi lại, là yếu tố quyết định cho hoạt động di chuyển du lịch.
- Sở Tài chính, Sở Kế hoạch đầu tư: quản lý về việc cấp nguồn kinh phí để duy trì, bảo tồn và xây dựng mới các điểm du lịch địa phương.
- Công an các tỉnh: đảm bảo an toàn và trật tự xã hội phục vụ cho phát triển du lịch.
- Sở Y tế: đảm bảo sức khỏe cho người dân và du khách khi xảy ra sự cố về sức khỏe, tính mạng.
- Các Trung tâm xúc tiến đầu tư: đây là đơn vị trực thuộc UBND cấp tỉnh. Những trung tâm này có chức năng xúc tiến đầu tư vào cả thương mại và du lịch. Trước đây, việc XTQB du lịch ở các tỉnh vùng Tây Bắc được thực hiện bởi Trung tâm XTQB, trực thuộc Sở VHTTDL.
- Các Ban Quản lý KDLQG: cả 3 địa phương đều có Ban Quản lý KDLQG. Các Ban Quản lý này được thành lập sau khi có quy hoạch các KDLQG. Tuy nhiên, mô hình quản lý của các Ban này không giống nhau. Ban Quản lý KDLQG Mộc Châu là đơn vị sự nghiệp, hoạt động chuyên trách còn Ban Quản lý KDLQG Hồ Hòa Bình và Điện Biên Phủ hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
c) Đơn vị thực hiện chức năng QLNN về du lịch cấp huyện
Hội đồng nhân dân và UBND huyện với cơ quan tham mưu, giúp việc là phòng Văn hóa thông tin giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng QLNN về
du lịch, các dịch vụ công liên quan đến PTDL, PTDLCĐ trên địa bàn huyện. Cơ quan chuyên môn này chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở VHTTDL.
Kết quả khảo sát các chuyên gia về tổ chức bộ máy QLNN về du lịch, DLCĐ được chỉ rõ trên bảng 3.6 (xem bảng 3.6).
Bảng 3.6. Kết quả khảo sát các nội dung liên quan đến
tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc
Nội dung | Hòa Bình | Sơn La | Điện Biên | ||||
Trung bình | Độ lệch chuẩn | Trung bình | Độ lệch chuẩn | Trung bình | Độ lệch chuẩn | ||
1 | Sự phù hợp của cơ cấu bộ máy QLNN về du lịch địa phương hiện nay với yêu cầu quản lý phát triển DLCĐ | 3,13 | 0,901 | 2,95 | 0,825 | 2.97 | 0,833 |
2 | Năng lực của bộ máy QLNN về du lịch đáp ứng yêu cầu quản lý phát triển DLCĐ | 3,00 | 0,766 | 2,85 | 0,749 | 2.97 | 0,763 |
3 | Mức độ phối hợp giữa các Sở, Ngành... ở địa phương trong quản lý phát triển DLCĐ | 3,00 | 0,653 | 2,93 | 0,655 | 2.86 | 0,585 |
4 | Mức độ phối hợp giữa các cơ quan QLNN ở địa phương và TW trong quản lý phát triển DLCĐ | 3,21 | 0,736 | 3,11 | 0,777 | 3.05 | 0,705 |
Ghi chú: thang điểm 5 (trong đó: 1-Rất kém, 5- Rất tốt)
Nguồn: Điều tra xã hội học của nghiên cứu sinh
Các kết quả khảo sát trên bảng 3.6 cho thấy, các nội dung được đánh giá là khá thấp và không khác biệt nhiều giữa 3 địa phương, trong đó 2 nội dung được đánh giá thấp nhất là “Năng lực của bộ máy QLNN về du lịch đáp ứng yêu cầu quản lý phát triển DLCĐ” và “Mức độ phối hợp giữa các Sở, Ngành... ở địa phương trong quản lý phát triển DLCĐ” cao nhất là Hoà Bình cũng chỉ được đánh giá ở mức 3,0. Điều đó cho thấy: để PTDL, PTDLCĐ, các tỉnh vùng Tây Bắc cần
nâng cao hơn nữa năng lực của bộ máy tham mưu QLNN về du lịch và cải thiện khả năng phối hợp giữa các Sở, Ngành.
3.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong phát triển du lịch cộng đồng
Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát những hoạt động trong lĩnh vực du lịch nói chung và DLCĐ nói riêng thuộc nhiệm vụ thường xuyên của những cơ quan QLNN. Các nội dung được thanh tra, kiểm tra, kiểm soát về hoạt động DLCĐ bởi UBND tỉnh là việc thực hiện pháp luật đối với những doanh nghiệp, hộ kinh doanh du lịch; thực hiện những chính sách về hỗ trợ phát triển DLCĐ, bảo vệ cảnh quan và môi trường; thực hiện các quy định về thuế, giá cả... [20, 54].
Ở các tỉnh vùng Tây Bắc, Phòng Thanh tra thuộc các Sở VHTTDL thực hiện chức năng kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý sai phạm, khiếu nại về hoạt động DLCĐ một cách trực tiếp. Thanh tra Sở nhận sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp từ Giám đốc Sở VHTTDL, đồng thời nhận sự chỉ đạo về công tác, nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ VHTTDL. Phòng Thanh tra giúp Giám đốc Sở thực hiện thanh tra chuyên ngành và thanh tra hành chính, thực hiện xử lý vi phạm, tố cáo trong hoạt động du lịch nói chung và DLCĐ nói riêng theo quy định của pháp luật. Hoạt động du lịch nói chung và DLCĐ nói riêng liên quan đến nhiều lĩnh vực, nên hoạt động DLCĐ cũng được kiểm tra, thanh tra bởi những đơn vị khác như: Tài nguyên và Môi trường, Công an, Lao động, Y tế, Phòng cháy chữa cháy… Với các nội dung thanh tra cụ thể, Thanh tra Sở sẽ cùng với những đơn vị liên quan tiến hành theo Nghị quyết 35/NQ-CP về phối hợp liên ngành trong thanh tra, kiểm tra. Về nhân lực, phòng Thanh tra ở các Sở thường có 4-5 cán bộ (Hòa Bình: 4, Sơn La: 5 và Điện Biên: 4), bao gồm Chánh thanh tra, phó Chánh thanh tra và 2-3 thanh tra viên.
Trong giai đoạn 2015 đến 2019, các tỉnh vùng Tây Bắc đã tiến hành khoảng hơn 100 đợt thanh, kiểm tra các hoạt động du lịch nói chung và DLCĐ nói riêng [3]. Nội dung thanh tra chủ yếu tập trung vào sự chấp hành những quy định pháp luật trong hoạt động du lịch nói chung và DLCĐ nói riêng, các thủ tục pháp lý liên quan thực hiện theo các quy định pháp luật (trước năm 2017 là Luật Du lịch 2005,
Nghị định 92 và sau năm 2017 là Luật Du lịch 2017, Nghị định 168/2017NĐ-CP, Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL). Trong khi kiểm tra, đại đa số những hộ gia đình, những tổ chức thực hiện tốt các quy định [3]… Tuy nhiên, việc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đối với cơ quan QLNN ở nhiều nơi chưa được chấp hành tốt, chưa thực hiện đầy đủ những quy định với hoạt động kinh doanh ăn uống trong các điểm DLCĐ như: những quy định, nội quy dành cho du khách và người lao động chưa được niêm yết công khai; chưa làm tốt nội quy phòng cháy chữa cháy; việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết chưa được thực hiện tốt, nhất là vào mùa cao điểm. Thông qua thanh tra và kiểm tra, thanh tra các Sở trên địa bàn vùng Tây Bắc đã kịp thời xử lý, chấn chỉnh những trường hợp vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động du lịch, góp phần hướng dẫn, chấn chỉnh việc chấp hành những quy định của pháp luật trong các lĩnh vực du lịch. Đối với những nội dung có liên quan như sử dụng lao động, BVMT, phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự tại các điểm DLCĐ, Sở VHTTDL tham gia với tư cách là đơn vị phối hợp [3].
Những năm qua, hoạt động thanh tra của các Sở thuộc vùng Tây Bắc được tiến hành nghiêm túc và theo đúng hướng dẫn của Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, đó là “Quy định mục tiêu và nguyên tắc về công tác thanh tra, kiểm tra cần đảm bảo mục tiêu ngăn chặn, phát hiện và xử lý vi phạm, đồng thời hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật. Thực hiện thanh tra, kiểm tra theo đúng quy định của pháp luật (không quá 1 lần/năm); kết hợp thanh kiểm tra liên ngành nhiều nội dung trong một đợt thanh tra, kiểm tra, trừ trường hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật rõ ràng như các trường hợp có đơn thư khiếu nại, phát hiện sai phạm, ý kiến phản ánh” [3].
Theo kết quả điều tra cộng đồng, có 90% người được hỏi cho biết chính quyền thỉnh thoảng có thanh kiểm tra hoạt động kinh doanh DLCĐ và hoạt động này được đánh giá là không chồng chéo, sách nhiễu hoặc gây phiền hà (xem mục 6.4, phụ lục 6, phần phụ lục). Theo kết quả điều tra doanh nghiệp cho kết quả tương tự với hơn 92% cho rằng việc thanh, kiểm tra là bình thường (xem mục 6.5, phụ lục 6, phần phụ lục). Nhìn chung, công tác QLNN về thanh tra, giám sát đối
với hoạt động DLCĐ cơ bản đã được các doanh nghiệp, hộ gia đình, tổ hợp tác xã đánh giá tốt.
3.2.5. Công tác phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến và hợp tác trong quản lý
nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng
Định hướng đối với phát triển nguồn nhân lực cho PTDLCĐ được đề cập trong các Nghị quyết, quy hoạch và kế hoạch PTDL… ở tất cả các địa phương vùng Tây Bắc. “Chương trình hành động số 15-CTr/TU ngày 22/9/2017” của Tỉnh ủy Hòa Bình thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã nêu ra những việc cần làm như: đào tạo nâng cao năng lực cho những cán bộ QLNN về du lịch, và bồi dưỡng kỹ năng nghề cho CĐDC. Các nội dung tương tự cũng được thể hiện trong các nội dung về hỗ trợ tập huấn kỹ năng nghề cho những hộ làm DLCĐ của Sơn La ban hành năm 2016 [47].
Xem xét báo cáo hàng năm về PTDL của các tỉnh vùng Tây Bắc [3] cho thấy, các địa phương đã tổ chức nhiều lớp đào tạo cho những hộ kinh doanh DLCĐ. Giai đoạn 2015-2019, trung bình mỗi năm, mỗi tỉnh vùng Tây Bắc tổ chức từ 1-2 lớp tập huấn lớn (70-100 người tham gia) và 2-3 lớp tập huấn nhỏ cho những hộ kinh doanh ở các địa bàn có PTDLCĐ. Thực hiện chính sách hỗ trợ cho PTDLCĐ, trong 3 năm 2016-2019, Sơn La đã tổ chức 5 lớp kỹ năng nghề du lịch cho các bản DLCĐ với tổng số 75 học viên, Hòa Bình tổ chức khoảng 10 lớp và Điện Biên là 5 lớp. Nội dung tập huấn chủ yếu là các kỹ năng nghề về lễ tân, chế biến món ăn, nghiệp vụ buồng… Cán bộ giảng dạy là những giảng viên tại những trường đại học trong vùng Tây Bắc, Hà Nội và các chuyên gia từ các tổ chức khác. Ngoài việc chủ động tổ chức các lớp tập huấn, giai đoạn 2015-2019, các tỉnh vùng Tây Bắc cũng được Tổng cục Du lịch, dự án EU hỗ trợ triển khai nhiều lớp tập huấn cho CĐDC và cả cho cán bộ QLNN [23].
Để nâng cao năng lực cho cán bộ QLNN, các tỉnh vùng Tây Bắc cũng đã chủ động kết hợp nhiều cách thức đào tạo, cả tại chỗ và đào tạo ở nơi khác; tham gia những hội thảo về PTDL và trực tiếp về PTDLCĐ. Ngoài ra, cũng nhờ sự hỗ trợ của dự án EU, nhiều cán bộ QLNN của vùng Tây Bắc đã tham gia các khoá tập huấn ở trong và ngoài nước, góp phần nâng cao được kiến thức về DLCĐ [3, 61].