Đề Xuất Mô Hình, Giả Thuyết Và Thang Đo Nghiên Cứu


hiện được tíпh đúng đ n hay khôпg? Và, mức độ thực hiện mục tiêu có cao không? Theo nghĩa hẹp, hiệu lực QLNN đối với nợ xấu của các NHTM được đo lường thông qua việc so sánh giữa kết quả của việc thực hiện các nội duпg QLNN đối với nợ xấu của các NHTM với các mục tiêu đã đề ra.

- Thứ hai là tính hiệu quả, thể hiện qua đánh giá về sự tương quan giữa chi phí của hoạt động QLNN với chất lượng QLNN đề ra đối với nợ xấu của NHTM. Ch tiêu này cho biết trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào để tạo ra kết quả tối đa với mức chi phí tối thiểu trong hoạt động quản lý nợ xấu của các NHTM. Hiệu quả của QLNN đối với nợ xấu của NHTM phản ánh năng suất lao động, hiệu suất sử dụng kinh phí của bộ máy QLNN trong việc quản lý nợ xấu của các NHTM. Hiệu quả QLNN đối với nợ xấu của NHTM được đánh giá thông qua các hoạt động QLNN để hoàn thành các mục tiêu quản lý nợ xấu của NHTM với chi phí thấp nhất. Ngoài ra, hiệu quả QLNN đối với nợ xấu của NHTM c n được đo lường thông qua các lợi ích về m t kinh tế - xã hội mà việc quản lý nợ xấu của các NHTM mang lại cho ngân hàng, dân cư và xã hội.

- Thứ ba là hiệu suất hay tính khả thi, thể hiện qua mức độ hoàn thành kế hoạch chiến lược đề ra của hoạt động QLNN đối với nợ xấu của NHTM. Đồng thời, ch tiêu này c ng thể hiện dưới góc độ thực thi g n liền với sự hài lòng của đối tượng điều ch nh là các NHTM về hoạt động QLNN đối với nợ xấu của họ. Hiệu suất của hoạt động QLNN đối với nợ xấu của NHTM là khả năng tránh lãng phí nguồn lực và thời gian để đạt được mục tiêu quản lý hay tạo ra kết quả mong muốn. Nói chung, hiệu suất hay tính khả thi của hoạt động QLNN đối với nợ xấu của NHTM là khả năng làm tốt hoạt động quản lý nợ xấu mà không gây lãng phí. Hiệu suất hay tính khả thi là thước đo mức độ mà các yếu tố đầu vào được dùng cho mục đích, nhiệm vụ, chức năng được yêu cầu liên quan đến QLNN đối với nợ xấu của các NHTM.

- Thứ tư là sự phù hợp: Sự phù hợp của hoạt động QLNN đối với nợ xấu của các NHTM bao gồm sự phù hợp của các mục tiêu định hướng quản lý nợ xấu; sự phù hợp trong quy định của pháp luật liên quan; phù hợp về nội dung và phương pháp điều hành; sự phù hợp về nội dung, phương thức, hình thức kiểm tra, thanh tra,


giám sát và xử lý nợ xấu của các NHTM. Tính phù hợp của QLNN đối với nợ xấu của NHTM được đo lường thông qua sự phù hợp của các yếu tố liên quan đến QLNN đối với nợ xấu của các NHTM như: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về nợ xấu của NHTM, bộ máy QLNN về nợ xấu của NHTM, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực quản lý nợ xấu của các NHTM, mục tiêu QLNN về nợ xấu của các NHTM,... có phù hợp với các yêu cầu quản lý nợ xấu của các NHTM không? Xem xét mục tiêu QLNN đối với nợ xấu của các NHTM có phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hay không?

2.3. Đề xuất mô hình, giả thuyết và thang đo nghiên cứu

2.3.1. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu lý thuyết

Từ cơ sở lý luận đã trình bày trên đây, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết hoạt động QLNN đối với nợ xấu của NHTM như hình 1.1. Theo đó, tác giả đề xuất bốn giả thuyết nghiên cứu như sau:

H1: Môi trường pháp lý đồng ộ và phù hợp được NHTW ác lập và điều tiết đối với hoạt động tín dụng của NHTM có quan hệ cùng chiều tích cực với hiệu quả hoạt động QLNN về nợ ấu của NHTM.

H2: Các chuẩn mực nợ ấu do NHTW quy định và an hành kịp thời và phù hợp đối với NHTM có quan hệ cùng chiều tích cực đối với hiệu quả hoạt động QLNN về nợ ấu của NHTM.

Môi trường pháp lý cho hoạt động tín

dụng của NHTM (X1)

Các quy định về chuẩn mực nợ xấu trong hoạt động tín dụng của NHTM

Tổ chức kiểm tra, giám sát nợ xấu của NHTM (X3)

Hoạt động xử lý các NHTM khi có với

nợ xấu vượt ngưỡng cho phép (X4)

H1

H2 H3

H4

Hiệu quả hoạt động QLNN đối

Nguồn: tác giả

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu lý thuyết hoạt động QLNN đối với nợ xấu của NHTM


H3: Chất lượng tổ chức kiểm tra, giám sát của NHTW đối với nợ ấu của NHTM có quan hệ cùng chiều tích cực đối với hiệu quả hoạt động QLNN đối với nợ

ấu của NHTM.

H4: Hoạt động ử lý nghiêm khắc của NHTW đối với các NHTM có với nợ

ấu vượt ngưỡng cho phép có quan hệ cùng chiều tích cực đối với hiệu quả hoạt động QLNN về nợ ấu của NHTM.

2.3.2. Thang đo nghiên cứu

Trên cơ sở tổng hợp các công trình nghiên cứu đã có, tác giả hoàn thiện mô hình nghiên cứu lý thuyết và chuẩn hóa các biến quan sát c ng như bộ thang đo các biến (Items). Kết quả mô hình chính thức gồm 35 biến quan sát của 4 biến độc lập tương ứng với bốn hoạt động QLNN chủ đạo của NHTW đối với nợ xấu của NHTM, và 3 biến quan sát của biến phụ thuộc về hiệu suất hoạt động QLNN đối với nợ xấu của NHTM.

Bảng 2.1: Bộ thang đo các biến trong mô hình nghiên cứu


1. Môi trường pháp lý do NHTW xác lập và điều tiết đối với hoạt động tín dụng của NHTM (X1), tổng hợp các nghiên cứu của Ghosh (2017), Baudino và Yun (2017), Thakor (2019), Betz và cộng sự (2017), Nguyen Thi Thieu Quang và cộng sự (2019), Phạm Tiên Phong và các cộng sự (2014), gồm 3 biến quan sát, cụ thể:

X11 - Ban hành hệ thống pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM.

X12 - Xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các chương trình phát triển hoạt động liên quan đến hoạt động tín dụng của các NHTM.

X13 - Định hướng và chiến lược điều ch nh cơ cấu các NHTM.

2. Các chuẩn mực nợ xấu do NHTW quy định và ban hành đối với NHTM (X2), tổng hợp các nghiên cứu của Baudino và Yun (2017), BIS (2005), Nguyễn Đức Tú (2012), Trần Trung Tường (2011), gồm 4 biến quan sát, cụ thể:

X21 - Quy định về phân loại nợ tại các NHTM.

X22 - Quy định xếp hạng tín dụng (chấm điểm tín dụng) tại các NHTM.

X23 - Trích lập dự ph ng rủi ro tín dụng của các NHTM.

X24 - Chuẩn mức nợ xấu (đo lường, giới hạn) tại các NHTM.

3. Chất lượng tổ chức kiểm tra, giám sát của NHTW đối với nợ xấu của NHTM (X3), tổng hợp các nghiên cứu của Trueck và Svetlozar (2008), Bülbül, Hakenes và Lambert (2019), Beltratti và Paladino (2016), Beltratti và Paladino (2016), Lê Ngọc Lân (2011), Trịnh Thị Thủy (2015), gồm 9 biến quan sát, cụ thể:

X31 - Kiểm tra và đánh giá các quy định về chuẩn mực nợ xấu của NHTM, mức độ tuân thủ và chất lượng thực hiện đáp ứng các chuẩn mực này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 231 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước đối với nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 1669272396 - 7


X32 - Kiểm tra và đánh giá việc thực hiện cấp tín dụng, quản lý tiền vay và chính sách dự ph ng rủi ro của các NHTM theo các chuẩn mực và quy trình cấp tín dụng.

X33 - Kiểm tra, thanh tra, giám sát và đôn đốc việc thực hiện phân loại nợ, trích

lập dự ph ng và sử dụng tiền dự ph ng vào việc xử lý rủi ro tín dụng của các NHTM.

4. Hoạt động xử lý nghiêm khắc của NHTW đối với các NHTM có với nợ xấu vượt ngưỡng cho phép (X4), tổng hợp các nghiên cứu của Anastasiou (2016), Ghosh, (2017), Lê Thị Huyền Diệu (2010), Lê Ngọc Lân (2011), Trịnh Thị Thủy (2015), gồm 3 biến quan sát, cụ thể:

X41 - Xử phạt hành chính đối với các NHTM có hành vi vi phạm pháp luật về cấp tín dụng và quản lý nợ xấu.

X42 - Tái cơ cấu hệ thống các NHTM.

X43 - Nâng cao năng lực tài chính, quản trị và điều hành của các NHTM.

5. Hiệu quả hoạt động QLNN đối với nợ xấu của NHTM (Y), tổng hợp các nghiên cứu của Boyne (2002), OECD (2005, 2011), Walker và cộng sự (2010), Walker và Andrews (2013), Nguyễn Thị Ngọc Diễm (2018), Trần Đình Th ng (2019); gồm 3 biến quan sát, cụ thể:

Y1 - Tính hiệu lực hay tuân thủ: thể hiện mức độ các quy định pháp luật về nợ xấu được các NHTM tuân thủ và mức độ hiện thực quyền lực ch huy và phục t ng của NHNN.

Y2 - Tính hiệu quả: thể hiện qua đánh giá về sự tương quan giữa chi phí của hoạt động QLNN với chất lượng QLNN đề ra đối với nợ xấu của NHTM.

Y3 - Hiệu suất hay khả thi: thể hiện qua mức độ hoàn thành kế hoạch chiến lược đề ra của hoạt động QLNN đối với nợ xấu của NHTM.

Y4 – Ph hợp: Sự ph hợp của các mục tiêu định hướng, quy định, nội dung pháp luật và phương pháp điều hành, kiểm tra, thanh tra, giám sát của NHNN đối với nợ xấu của các NHTM.


2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước đối với nợ xấu của ngân hàng thương mại

2.4.1. Các yếu tố thuộc về môi trường

Môi trường vĩ mô ổn định thúc đẩy hiệu quả hoạt động và sự tăng trưởng của các NHTM; từ đó hoạt động QLNN đối với nợ xấu của các NHTM được giảm bớt áp lực và khó khăn. Ngược lại, sự bất ổn của môi trường vĩ mô có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tính ổn định và sự phát triển của các NHTM, làm tăng áp lực cho hoạt động QLNN đối với nợ xấu của các NHTM.

Thể chế và chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ

Tính ổn định của thế chế có ý nghĩa quan trọng với hoạt động QLNN đối với


nợ xấu của các NHTM, từ đó tác động đến hiệu quả của hoạt động này, đ c biệt là trong dài hạn (Bhattarai, 2016). Cụ thể, tính ổn định và hiệu quả của thể chế có thể ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất quản lý, đóng góp trực tiếp vào hiệu quả QLNN đối với nợ xấu của các NHTM. M t khác, môi trường thể chế ổn định trực tiếp ảnh hưởng tích cực đến điều kiện hoạt động kinh doanh của các NHTM và các doanh nghiệp trong nền kinh tế, qua đó giảm áp lực cho hoạt động QLNN đối với nợ xấu của các NHTM, giúp hoạt động này trở nên hiệu quả hơn.

Môi trường pháp lý

Hiệu quả QLNN đối với nợ xấu của NHTM chịu tác động mạnh m của môi trường pháp lý liên quan. Nếu môi trường pháp lý phù hợp s tạo thuận lợi cho hoạt động QLNN đối với nợ xấu của NHTM, ngược lại nếu môi trường pháp lý không phù hợp s cản trở, kìm hãm hoạt động này. Do đó, môi trường pháp lý là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến QLNN đối với nợ xấu của NHTM.

Môi trường kinh tế

Tình trạng phát triển của nền kinh tế (còn gọi là tính chu kỳ của nền kinh tế) có ảnh hưởng trực tiếp đến QLNN đối với nợ xấu của NHTM. Các nghiên cứu của Fisher (1933), Minsky (1986), Kiyotaki và Moore (1997) và của Geanakoplos và Zame (2009) ch ra r ng giai đoạn mở rộng của nền kinh tế được đ c trưng bởi một số lượng tương đối ít các khoản nợ xấu, trong đó người tiêu dùng và các doanh nghiệp đi vay phải bảo đảm có một dòng thu nhập đầy đủ cùng các khoản thu khác để trả nợ. Tuy nhiên, trong thời kỳ bùng nổ tiếp theo, tín dụng được mở rộng hơn, kể cả đối với các con nợ chất lượng thấp hơn, k o theo tình trạng nợ xấu gia tăng khi đến giai đoạn suy thoái kinh tế. Từ đó ảnh hưởng đến hoạt động QLNN đối với nợ xấu của NHTM.

Mối liên hệ giữa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tăng trưởng tín dụng là không thể phủ nhận. Theo Viswanadham và Nahid (2015), tăng trưởng GDP có ảnh hưởng mạnh m và trực tiếp đến QLNN đối với nợ xấu của NHTM. Theo Bhattarai (2016), tăng trưởng GDP và nợ xấu có mối quan hệ ngược chiều nhau, trong điều kiện kinh tế tốt, tốc độ tăng trưởng GDP cao thì tỷ lệ nợ xấu


có xu hướng sụt giảm và ngược lại, nhờ vậy công tác QLNN đối với nợ xấu của NHTM c ng giảm bớt áp lực.

Lạm phát c ng là một trong những nhân tố kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu ngân hàng c ng như chất lượng công tác QLNN đối với nợ xấu của NHTM (Nkusu, 2011). Tỷ lệ lạm phát cao dẫn tới việc giảm giá trị thực của các khoản vay nợ, đồng thời có mối quan hệ nghịch đến tỷ lệ thất nghiệp chung, do vậy, tỷ lệ nợ xấu c ng tăng nhanh, gây khó khăn cho công tác QLNN đối với nợ xấu của NHTM.

Tương tự, thất nghiệp tăng s làm suy giảm khả năng trả nợ của người đi vay. Thất nghiệp tăng làm thu nhập quốc dân giảm dẫn đến các khoản chi cho tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ giảm sút, và vì vậy làm giảm lợi nhuận của các hoạt động sản xuất kinh doanh, kéo theo sự suy yếu trong vị thế trả nợ (Nkusu, 2011).

Môi trường cạnh tranh ngành

Mức độ cạnh tranh trong ngành ngân hàng có ảnh hưởng đến nợ xấu của hệ thống NHTM và hoạt động QLNN về nợ xấu. Trong thời gian qua, số lượng ngân hàng ngày càng tăng; trong khi đó, nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư c ng như các tổ chức kinh tế lại có hạn. Thực tế này tác động tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng c ng như QLNN đối với nợ xấu của NHTM.

Nhu cầu tín dụng của thị trường

Các nghiên cứu ch ra r ng các QLNN đối với nợ xấu của NHTM chịu tác động đáng kể của việc tăng trưởng tín dụng một cách nhanh chóng. Tăng trưởng tín dụng nóng quá nhanh s g n liền với rủi ro tín dụng tăng cao. Sinkey và Greenwalt (1991) nghiên cứu các NHTM lớn ở Mỹ và phát hiện ra r ng việc cho vay quá nhiều chính là lý do giải thích tỷ lệ tăng trưởng của các khoản nợ rủi ro cao, gây khó khăn cho QLNN đối với nợ xấu của NHTM. Salas và Saurina (2002), nghiên cứu hệ thống các ngân hàng Tây Ban Nha, c ng khẳng định lại kết luận trên.

Hệ thống tài chính thế giới

Hệ thống tài chính toàn cầu đã phát triển đáng kể từ cuối thế kỷ 19 cho đến những làn sóng đầu tiên của toàn cầu hóa kinh tế, được đánh dấu b ng việc thành


lập các NHTW, các hiệp ước đa phương và các tổ chức liên chính phủ để cải thiện tính minh bạch và hiệu quả của thị trường tài chính quốc tế. Tuy nhiên, do những biến động về thâm hụt thương mại, sụt giảm đầu tư và tiêu d ng làm cho thị trường tài chính không ổn định (thị trường chứng khoán sụt giảm, thị trường vốn khó khăn, thị trường tiền tệ không an toàn). Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, tất cả các quốc gia đề cao nhiệm vụ đảm bảo ổn định hệ thống tài chính thế giới, từ đó làm gia tăng áp lực lên hoạt động QLNN đối với nợ xấu của NHTM.

Xu thế hội nhập toàn cầu của NHTM vào hệ thống tài chính thế giới

Xu thế hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng trên lĩnh vực kinh tế nói chung, trong đó có lĩnh vực tài chính - ngân hàng nói riêng là tất yếu. Xu thế hội nhập của các NHTM vào hệ thống tài chính thế giới c ng có ảnh hưởng lớn đến tình hình tăng giảm nợ xấu c ng như các yêu cầu trong QLNN đối với nợ xấu của các NHTM. Cụ thể, xu thế hội nhập của các NHTM vào hệ thống tài chính thế giới mang đến nhiều cơ hội phát triển cho các NHTM, hoạt động tín dụng của các ngân hàng này có xu hướng trở nên phức tạp hơn. Điều này đ i hỏi hoạt động QLNN đối với nợ xấu của các NHTM cần phải phát triển hơn để phù hợp với những đ i hỏi mới liên quan đến nợ xấu trong điều kiện hội nhập với hệ thống tài chính thế giới của các NHTM.

2.4.2. Các yếu tố thuộc về ngân hàng trung ương

Với mục tiêu đảm bảo an toàn hệ thống tài chính – ngân hàng, các yếu tố thuộc về NHTW có những ảnh hưởng quan trọng đến QLNN đối với nợ xấu của NHTM:

Chính sách tiền tệ của NHTW

Ngoài chức năng là ngân hàng của các ngân hàng, NHTW còn có chức năng quản lý các hoạt động liên quan đến tiền tệ - ngân hàng. Vì vậy, tính độc lập của NHTW trong công tác hoạch định và thực thi các CSTT có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động QLNN về nợ xấu của NHTM. CSTT có tác động rất lớn tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng và hoạt động QLNN đối với nợ xấu của NHTM. Cụ thể nhất là chính sách lãi suất của NHTW, Asfaw và các cộng


sự (2016) ch ra r ng lãi suất cho vay cao s kéo theo sự gia tăng nợ xấu, cụ thể lãi suất cho vay cao đồng nghĩa với việc khách hàng s phải chi trả khoản lãi lớn, dễ rơi vào nguy cơ mất khả năng thanh toán.

Trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng

Trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng có tác động đáng kể đến hoạt động QLNN đối với nợ xấu của NHTM. Hiện trạng phát triển của các NHTM là căn cứ để các cơ quan quản lý có thẩm quyền nói chung, NHTW nói riêng hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên quan đến nợ xấu của NHTM; đây c ng là căn cứ để cơ quan quản lý có thẩm quyền nói chung, NHTW nói riêng đề ra các biện pháp quản lý nợ xấu của các NHTM cho từng thời kỳ nhất định.

Trình độ, năng lực quản lý tín dụng của NHTW

Trong thời gian gần đây, NHTW của các quốc gia ngày càng tăng cường triển khai hiệu quả các hoạt động quản lý và kiểm soát nợ xấu của các NHTM. Trình độ, năng lực quản lý tín dụng của NHTW tác động mạnh m đến hoạt động QLNN đối với nợ xấu của các NHTM. Trong bối cảnh phát triển thị trường tài chính như hiện nay, trình độ và năng lực quản lý tín dụng của NHTW càng cao s càng nâng cao hiệu quả QLNN đối với nợ xấu của NHTM. Chính vì vậy, bên cạnh trình độ chuyên môn, các NHTW cần nỗ lực cải thiện năng lực quản lý tín dụng của đội ng cán bộ chịu trách nhiệm về quản lý nợ xấu của các NHTM.

2.4.3. Các yếu tố thuộc về ngân hàng thương mại

Hoạt động QLNN đối với nợ xấu của NHTM phụ thuộc nhiều vào các yếu tố nội tại của các NHTM, cụ thể như sau:

Cơ chế quản lý tín dụng của NHTM

Cơ chế quản lý tín dụng của NHTM là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động QLNN đối với nợ xấu của NHTM. Cơ chế quản lý tín dụng của ngân hàng liên quan đến quy trình nghiệp vụ ngân hàng, hoạt động thẩm định tín dụng, đánh giá rủi ro; kiểm tra, giám sát trước, trong và sau cho vay; xử lý nợ xấu … Việc chú trọng hoàn thiện cơ chế quản lý tín dụng của các NHTM giúp nâng cao hiệu quả của hoạt động QLNN đối với nợ xấu của NHTM. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nh m

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/11/2022